What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Nhà máy thông minh

thinktank.vn

Administrator
Nhà máy thông minh có thể tạo ra 2.200 tỷ USD năm 2023

Khi công nghệ phát triển, cách mà ngành công nghiệp sản xuất cũng thay đổi nhanh chóng. Trên khắp thế giới, nhiều công ty đang áp dụng các công nghệ số hóa và tự động hóa vào hoạt động sản xuất để nâng cao năng suất, hứa hẹn đóng góp thêm cho nền kinh tế toàn cầu 2.200 tỉ đô la Mỹ vào năm 2023

4ac47_nha_may.jpg

Một nhà máy thông minh của Schneider Electric ở TP. Batam, Indonesia

Nhiều doanh nghiệp lớn rục rịch đầu tư

Mới đây, Viện Nghiên cứu Capgemini (Pháp), công bố một báo cáo nghiên cứu với nhận định các nhà máy thông minh có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm 1.500-2.200 tỉ đô la vào năm 2023. Con số này có được nhờ năng suất tăng cao, chất lượng và thị phần cũng như dịch vụ khách hàng được cải thiện

Đây là báo cáo dựa vào kết quả khảo sát với hơn 1.000 lãnh đạo của các công ty sản xuất ở 13 nước trên thế giới đang có những sáng kiến về nhà máy thông minh. Qua đó, mô tả nhà máy thông minh là những nhà máy tận dụng sức mạnh của “các công nghệ và nền tảng số hóa” để cải thiện mạnh mẽ năng suất, chất lượng, tính linh động và dịch vụ

Báo cáo cũng chỉ ra những thay đổi đáng chú ý trong ngành công nghiệp sản xuất mới xuất hiện trong những năm gần đây. Chẳng hạn, trong năm 2019, có 68% trong số các công ty được khảo sát cho biết họ đang triển khai các dự án nhà máy thông minh so với tỷ lệ 43% trong năm 2017

Theo dự báo, các công ty trong cuộc cuộc khảo sát sẽ gia tăng số lượng nhà máy thông minh thêm 40% trong 5 năm tới. Đồng thời mức tăng đầu tư hàng năm cho các nhà máy này lên gấp 1,7 lần so với 3 năm qua

Một trong những công ty đang đầu tư lớn cho các dự án nhà máy thông minh là Công ty sản xuất thiết bị điện và điện tử Schneider Electric (Pháp) nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất toàn cầu do tạp chí Fortune bình chọn

Schneider Electric đang tập trung phát triển các công cụ số hóa để tích hợp vào các nhà máy thông minh của công ty này ở Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Mexico

Mourad Tamoud, Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng toàn cầu của, Schneider Electric, nói: “Chúng tôi khởi động chỉ một dự án thí điểm lớn cách đây vài năm nhưng đến cuối năm 2019, chúng tôi sẽ có 70 nhà máy thông minh được chứng nhận bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)”

Vẫn còn nhiều khó khăn khi triển khai

Tầm quan trọng của mạng 5G, thế hệ thứ 5 của mạng di động, cũng được nhắc đến trong báo cáo. Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Capgemini cho rằng mạng 5G sẽ đóng vai trò then chốt để giúp hiện thực hóa các sáng kiến nhà máy thông minh. Bởi lẽ, các tính năng ưu việt của mạng 5G cho phép các nhà sản xuất triển khai hoặc nâng cao các ứng dụng theo thời gian thực và có độ tin cao

Song báo cáo cũng cho biết trong số các công ty đang áp dụng sáng kiến nhà máy thông minh, chỉ có 14% nói rằng sáng kiến của họ đang thành công. Nhưng có đến 60% cho biết họ gặp khó khăn khi mở rộng các dự án nhà máy thông minh

Họ chỉ ra 3 thách thức đang cản trở sự phát triển của các nhà máy thông minh bao gồm: năng lực triển khai và tích hợp các công nghệ và nền tảng số hóa; mức độ sẵn sàng dữ liệu và an ninh mạng; năng lực phát triển các kỹ năng mềm (kỹ năng hợp tác và giải quyết vấn đề) và “kỹ năng lai” (hybrid skills), tức sự kết hợp giữa kỹ năng kỹ thuật và phi kỹ thuật

Theo báo cáo, các nước dẫn đầu về năng lực phổ cập nhà máy thông minh lần lượt là Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Các nước Hàn Quốc, Mỹ và Pháp xếp ở các vị trí tiếp theo

Jean-Pierre Petit, Giám đốc bộ phận nghiên cứu giải pháp sản xuất số hóa của Capgemini, nói: “Một nhà máy thông minh là một hệ sinh thái phức tạp và sống động, nơi tính hiệu quả của các hệ thống sản xuất là mục tiêu tiếp theo chứ không phải năng suất của người lao động. Để khai phá tiềm năng của nhà máy thông minh, các công ty cần thiết kế và thực hiện một chương trình quản trị mạnh mẽ đồng thời phát triển văn hóa vận hành sản xuất dựa trên dữ liệu

Hôm 13-11, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết Hàn Quốc sẽ xây dựng 30.000 nhà máy thông minh và 10 khu công nghiệp thông minh vào năm 2022 như là một phần của nỗ lực ứng phó với sự suy giảm của lực lượng dân số trong độ tuổi lao động. Hãng tin Yonhap đưa tin ông Hong Nam-ki nói rằng số lao động làm việc ở các nhà máy và khu công nghiệp thông minh này sẽ vào khoảng 100.000 người

Dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) của Hàn Quốc sẽ giảm mạnh trong những thập niên tới. Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc dự báo dân số của Hàn Quốc sẽ rơi về mức 39 triệu người vào năm 2067 so với mức 51,9 triệu người hiện nay. Vào thời điểm đó, số người trên 65 tuổi có thể chiếm đến 46,5% dân số Hàn Quốc. Dân số già hóa nhanh chóng sẽ gây gánh nặng cho xã hội và kìm hãm tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc
 
Last edited:
Thời điểm tốt để kích thích sáng tạo

Thực tế đang thúc đẩy các doanh nghiệp tính đến việc tự động hóa. Việc thích nghi này chắc chắn sẽ tốn kém, nhưng về lâu dài, nếu gặp những biến cố như Covid-19 thì sẽ rất phát huy hiệu quả

Ông Nguyễn Việt Quang - Tổng giám đốc Vingroup nhắc lại, dịch Covid-19 tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế. Không như nhiều hãng ô tô tại Việt Nam tuyên bố tạm dừng sản xuất như Ford, Honda, Toyata, TC Motor… thương hiệu ô tô VinFast thuộc Tập đoàn Vingroup lại vừa quyết định tận dụng nhà máy đang dừng hoạt động để triển khai sản xuất máy thở các loại (xâm nhập, không xâm nhập) và máy đo thân nhiệt cung ứng cho thị trường Việt Nam, phục vụ mục tiêu chung của đất nước

Tập đoàn dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y tế Việt Nam chỉ với giá thành linh kiện và không tính chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch. Với công suất của mình, Vingroup có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng. Được biết, trước đó, Vingroup đã tài trợ 20 tỷ đồng cho nghiên cứu chống virus corona, 100 tỷ đồng mua trang thiết bị y tế, trong đó có 100 máy thở cao cấp và 20 máy xét nghiệm, thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


2143_image001_Copy.jpg
Các phòng nghiên cứu của Nhà máy VinSmart đang nghiên cứu, sản xuất các thiết bị y tế

Trong khi đó, là một trong những ngành tiên phong trong ứng dụng công nghệ, NHTMCP Nam Á cũng đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng một loại robot phục vụ khách hàng. Theo đó, robot OPBA có khả năng nhận diện khuôn mặt khách hàng bằng tính năng Face ID, chủ động chào hỏi, hỗ trợ khách hàng đến giao dịch. Đặc biệt, khi cần trao đổi trực tiếp với nhân viên ngân hàng, robot sẽ đưa ra lựa chọn và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch theo đúng nhu cầu của khách. Robot này là một trong những sản phẩm của không gian giao dịch số tích hợp hệ sinh thái thiết bị hiện đại, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của Nam A Bank với tên gọi VTM OPBA

Ở một diễn biến khác, trong những ngày gần đây, sản phẩm “robot khử khuẩn phòng cách ly” đã bắt đầu hoạt động tại khu cách ly dã chiến Củ Chi. Đây là sản phẩm được Sở Y tế TP.HCM đặt hàng với các chuyên gia công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa của "Vườn ươm sáng tạo" thuộc Bệnh viện Quân dân y miền Đông (TP.HCM). Robot không chỉ thực hiện khử khuẩn và lau sàn, robot còn biết tự khử khuẩn mình trước khi ra khỏi phòng cách ly. Đây là một tính năng mới, đảm bảo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, trong khi nhân viên y tế ngồi ở khu hành chính hoặc đứng từ xa để điều khiển robot qua mạng internet, có tác dụng làm giảm nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh cho nhân viên. Trong thời gian tới, robot khử khuẩn sẽ được trang bị cho tất cả bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị người nhiễm Covid-19

Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã đưa robot "Tâm An" vào phục vụ người bệnh, vừa để hỗ trợ người bệnh vừa giúp giảm áp lực cũng như đảm bảo sức khỏe cho những nhân viên y tế. Nhỏ gọn, dễ sử dụng, có thể điều khiển từ xa bằng giọng nói, trao đổi thông tin giữa người bệnh và hướng dẫn viên bên ngoài, từ khi robot "Tâm An" hoạt động, đã đồng thời phát huy được nhiều thế mạnh: trở thành một nhân viên y tế đặc biệt, giảm thiểu lượng công việc cho đội ngũ nhân viên áo trắng nơi đây, quan trọng nhất vẫn là nguy cơ lây nhiễm bệnh được hạn chế; khiến không khí chữa bệnh nơi đây đỡ tẻ nhạt, giải tỏa tâm lý lo âu nơi người bệnh…

Thực tế đang thúc đẩy các doanh nghiệp tính đến việc tự động hóa. Việc thích nghi này chắc chắn sẽ tốn kém, nhưng về lâu dài, nếu gặp những biến cố như Covid-19 thì sẽ rất phát huy hiệu quả. Việc áp dụng tự động hóa trong những năm qua đang thể hiện rõ rệt trong mùa dịch này. Nhờ tự động hóa mà các đơn hàng phần nào được đáp ứng, thậm chí có thể gia tăng sản xuất nữa

Khủng hoảng từ dịch bệnh, ở một góc nhìn khác, lại được coi như một phép thử cho khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh nhạy điều chỉnh kế hoạch, chiến lược để tăng chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất, tăng xuất khẩu, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định
 
Top