What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam ThinkTank Technology

thinktank.vn

Administrator
Vietnam Thinktank Technology
Sứ mệnh "Xây dựng Vietnam trở thành cường quốc về công nghệ"

Tầm nhìn "Năm 2040 lĩnh vực công nghệ sẽ đóng góp trên 60% GDP của Vietnam"

Elon Musk “Tư duy Vật Lý” là cách quan sát thế giới dưới cái nhìn vật lý học… nghĩa là bạn đưa mọi thứ về những căn nguyên cơ bản nhất, rồi tạo dựng lý luận từ đó… và quá trình này đòi hỏi rất nhiều năng lượng tư duy”

Khi chúng ta áp dụng tư duy Vật Lý, chúng ta sẽ tập hợp được những hiểu biết sâu hơn về những vấn đề phức tạp. Những hiểu biết đó sẽ giúp cho chúng ta có được những suy nghĩ sáng tạo hơn. Nó còn cho phép ta có được cái nhìn từ nhiều góc độ và chi tiết hơn về vấn đề

Sứ giả công nghệ "Đi học trong giấc mơ"

Nikola Tesla là nhà khoa học, nhà Vật lý khi còn sống Tesla được gọi là nhà khoa học điên, ông có những phát minh, những dự báo về tương lai công nghệ vượt quá xa với hiểu biết của con người những năm đầu thế kỷ 20. Ông đã phát triển ý tưởng về công nghệ Smartphone và Internet vào năm 1901

Trong 1 thời gian ngắn ông đã có số lượng phát minh, số lượng thiết kế các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vô cùng lớn, người đương thời gọi ông là thiên tài, là siêu nhân…ông có những năng lực không thể giải thích được. Ông Tesla đã chia sẻ “Tôi không phải là tác giả của những ý tưởng đó, bộ não của tôi là một trạm thu sóng, tôi đã thu nhận được tri thức, công nghệ từ không gian khác và đưa các tri thức đó về trái đất...không gian mà tôi đang sống”

Ông nói rằng trong vũ trụ có những không gian có nền khoa học tiến bộ hơn nền khoa học trên trái đất rất nhiều, ông là sứ giả có năng lực đặc biệt đi được từ không gian này sang không gian kia, có năng lực học hỏi và mang tri thức công nghệ tiến bộ từ không gian khác về trái đất, ông truyền đạt lại tri thức này dưới dạng các phát minh mới cho con người trên trái đất…
 
Last edited:
Linh địa công nghệ
Trong lịch sử ghi nhận nhiều vùng đất linh địa được đã được nhà Vua, người anh hùng dân tộc chọn làm nơi sinh sống và làm việc. Phật Hoàng Trần Nhân Tông về Yên Tử tu luyện, vùng đất Chí Linh được các cụ như cụ Chu Văn An, cụ Trần Hưng Đạo và nhiều anh hùng dân tộc...chọn làm nơi sinh sống, tu luyện và làm việc giúp nước…Ở mỗi tỉnh cũng có những vùng đất được coi là linh địa, được quan lại, nhà giàu trong vùng chọn là nơi sinh sống và làm việc

Được sống ở vùng đất địa linh mang lại rất nhiều điều tốt cho con người đặc biệt là những người tu luyện. Có sức khỏe tốt, làm việc sáng tạo và có tư duy, tầm nhìn chiến lược của quốc gia, dân tộc

Trong một thời gian dài tôi suy nghĩ hiện nay có bao nhiêu % người đang sống và làm việc ở Việt Nam hiểu được sức mạnh các vùng đất địa linh của đất nước. Trong suy nghĩ của nhiều người vùng đất địa linh có các khu chùa, khu đền thờ, nhân dân đến đó để thắp hương, để cầu xin…Tôi suy nghĩ rằng các vùng đất địa linh là một phần sức mạnh tiềm ẩn của quốc gia, nếu được người lãnh đạo quốc gia hiểu và quy hoạch đúng sẽ có đóng góp to lớn cho sự phát triển về kinh tế của đất nước

Từ tư duy đó tôi suy nghĩ về “Vùng đất linh địa cho những người làm trong lĩnh vực công nghệ”, vùng đất mà các kỹ sư giỏi, những nhà làm chính sách giỏi, nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực công nghệ sẽ sinh sống và làm việc. Khi được sống và làm việc ở vùng đất này chắc chắn sẽ tạo ra những thành phố công nghệ sáng tạo, từ đây có những ý tưởng, phát minh đột phá giải quyết các bài toán công nghệ của Việt Nam và các bài toán công nghệ của nhân loại. Thành phố công nghệ như thế có quy mô diện tích nhỏ nhưng tạo ra giá trị kinh tế lớn, tạo ra GDP lớn cho đất nước

Trên thế giới chỉ có một mô hình thung lung công nghệ được coi là thành công nhất, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng nhất trên thế giới đều đặt trụ sở ở đây…đó là thung lũng Silicon của Mỹ

Mô hình thung lũng Silicon là “Sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh phát triển mạnh, vốn đầu tư dồi dào, các trường đại học mạnh và một nền văn hóa mạo hiểm đã khiến mô hình Thung lũng không thể sao chép được”

Tôi tin rằng ngoài các yếu tố trần tục, chắc chắn thung lũng Silicon của Mỹ phải là nơi linh địa của nước Mỹ, nơi hội tụ các mạch khí tốt, nơi có thể hội tụ nhân tài toàn thế giới về đây sinh sống và xây dựng sự nghiệp

Đi tìm linh địa công nghệ của Việt Nam

Trong thời gian gần đây lãnh đạo đất nước đã xây dựng tầm nhìn “Xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ” đi kèm theo đó là cách chính sách ủng hộ lĩnh vực công nghệ phát triển…những doanh nghiệp công nghệ, người làm trong lĩnh vực công nghệ sẽ được nhiều sự ủng hộ

Thời gian gần đây hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam tuyên bố chiến lược dài hạn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Các tập đoàn kinh tế lớn muốn chọn lĩnh vực công nghệ là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, là động lực tăng trưởng. Công nghệ sẽ làm lĩnh vực giúp cho các tập đoàn kinh tế Việt Nam đạt tầm quy mô kinh doanh ở khu vực và thế giới

Để thực hiện chiến lược trở thành cường quốc công nghệ thì Việt Nam phải chọn được những vùng đất phù hợp để xây dựng các đặc khu công nghệ, thành phố công nghệ. Quy hoạch và thiết kế một vùng đất với mô hình và chính sách riêng cho doanh nghiệp công nghệ và các kỹ sư công nghệ làm việc. Chỉ như thế thì mới tạo ra được các ý tưởng sáng tạo đột phá, là nền tảng tạo dựng ra các doanh nghiệp khổng lồ về công nghệ

Nhìn đi, nhìn lại chính phủ đã từng chọn 1 số vùng đất với một mục tiêu xây dựng vùng đất đó trở thành đặc khu công nghệ nhưng 20, 30 năm rồi vẫn không phát triển, nhiều nơi vẫn là vùng đất hoang…

Tại sao thung lũng Silicon của Mỹ thành công ? Lịch sử ghi nhận khi người tài cứ đến Silicon Valley làm việc thường phát minh ra công nghệ đột phá và tạo dựng được các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ từ vùng đất này

Linh địa công nghệ của Việt Nam phải là vùng đất mà người tài đến đây sống và làm phải phát minh ra các công nghệ đột phá…khi có những ví dụ thành công như thế thì người tài sẽ tự tìm đến vùng đất linh địa để sống và làm việc

Theo tôi sẽ có những nơi được quy hoạch làm khu linh địa công nghệ có ảnh hưởng tầm quốc gia, có những nơi quy hoạch làm khu linh địa công nghệ có ảnh hưởng cấp tỉnh. Ở cấp tỉnh thì người tài trong tỉnh sẽ tập trung về linh địa sống và làm việc trong lĩnh vực công nghệ, ở khu linh địa cấp quốc gia thì sẽ có nhiều người xuất sắc nhất trong cả nước sẽ về linh địa sống và làm việc

Có nhiều nơi sẽ trở thành thành phố công nghệ quốc tế…nơi là người tài khắp thế giới đến sinh sống và xây dựng sự nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam

Linh địa công nghệ là nơi người kỹ sư giỏi có cơ hội phát huy tài năng, đóng góp cho xã hội, được xã hội ghi nhận. Đất nước chỉ có thể phát triển được khi xã hội và người lãnh đạo quốc gia biết hợp tác với người tài khi họ còn đang sống…

Đi tìm linh địa trong lĩnh vực công nghệ cho Việt Nam là một trong những sứ mệnh Thinktank.vn sẽ thực hiện...
 
Last edited:
Startup Việt Nam "Đôi cánh tài chính và chiếc sừng chính sách"

Một lần nữa, Việt Nam lại lỗi hẹn với các kỳ lân công nghệ (các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa niêm yết có định giá 1 tỉ USD trở lên) nhưng cơ hội mới vẫn đang mở cửa. Cách đây không lâu, một quỹ đầu tư Hàn Quốc đến Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Sẽ không có gì bất ngờ nếu đây là một quỹ chưa bao giờ đầu tư vào Đông Nam Á và thị trường họ tìm kiếm đầu tiên chính là Việt Nam

Theo Hiệp hội Vốn mạo hiểm của Singapore (Singapore Venture Capital Association - SVCA), có khoảng 8 tỉ USD vốn đầu tư mạo hiểm và vốn tư nhân đổ vào thị trường Đông Nam Á trong năm 2017. Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 5% trong tổng số vốn này (đầu tư vào Việt Nam khoảng 300 triệu USD, theo báo cáo Topica Founder Institute 2017). Nhưng đây chính là điểm hấp dẫn của thị trường startup tại Việt Nam. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, chi phí thu hút người sử dụng còn thấp so với các thị trường khác là điểm hấp dẫn của Việt Nam”, đại diện quỹ này cho biết

Thiếu nhà kết nối, ít quỹ hạt giống

Tuy nhiên, đó chỉ là phần đầu của câu chuyện, chỉ vài tháng sau khi tìm hiểu, quỹ đầu tư này đã phải tạm dừng ý định đầu tư vào Việt Nam. “Chưa có nhiều startup tại Việt Nam có thể tạo được sự kết nối chặt chẽ với nhà đầu tư nước ngoài”, bà Lê Hoàng Uyên Vy, người hiện đang giữ vị trí Giám đốc Điều hành của Quỹ ESP Capital, nhận định

Trong thời gian qua, Việt Nam là điểm thu hút nhiều quỹ đầu tư có chất lượng. Tuy nhiên, đây là các quỹ đầu tư từ vòng A trở lên, tức đòi hỏi các doanh nghiệp được đầu tư đã có mô hình kinh doanh tương đối rõ ràng, bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ

Theo bà Vy, đa phần các công ty khởi nghiệp mà các quỹ đến từ nước ngoài tiếp xúc chưa từng được đầu tư. Do đó, các quỹ này sẽ không tham gia vì họ không phải là những người “cầm tay chỉ việc” như các quỹ chuyên đầu tư vòng hạt giống. Hay nói các khác, họ chỉ mạnh dạn đầu tư khi các công ty này đã có các quỹ hạt giống tham gia

Trong khi đó, số lượng các nhà đầu tư vòng hạt giống ở Việt Nam là không nhiều. Nếu như năm 2017, có gần 100 thương vụ đầu tư, đa phần là các thương vụ nhỏ thì cả Việt Nam chỉ có chưa đến 10 quỹ vòng hạt giống tham gia. Có thể kể đến các cái tên như ESP Capital, SVF, Expara (Singapore), VIISA (FPT, Dragon Capital), 500 Startups Việt Nam (Mỹ), Innovatube, VIC Partners, Velocity… “Số lượng này là quá ít so với thị trường tiềm năng như Việt Nam”, bà Vy nói

Như vậy, việc nhiều quỹ đầu tư vòng A hoặc vòng sau quan tâm Việt Nam nhưng chưa tìm được công ty phù hợp là một điều đáng tiếc và điều này đang tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước. Để khắc phục, trong thời gian tới sẽ thấy rõ hai xu hướng diễn ra song song tại Việt Nam. Một là sẽ xuất hiện nhiều quỹ đầu tư tham gia ở vòng hạt giống nhiều hơn và hai là các quỹ hạt giống hiện tại sẽ tăng cường mở rộng danh mục đầu tư

Đồng quan điểm, ông Eddie Thái, người đứng đầu thị quỹ 500 Startups Việt Nam, cho biết, với thị trường áp đảo bởi các thương vụ hạt giống nhỏ như Việt Nam, quỹ này cũng quyết định tăng tốc trong thời gian tới. Việc gọi thành công 14 triệu USD sẽ giúp quỹ đẩy mạnh đầu tư vào các công ty khởi nghiệp

Hiện 500 Startups Việt Nam đã đầu tư 36 doanh nghiệp sau 2 năm hoạt động. Trước đó, ông Eddie Thái cho biết đang đặt mục tiêu đạt con số 100 trước năm 2020. “Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới từ năm 1990 đến nay. Đây là tiền đề thuận lợi để tìm kiếm những công ty công nghệ xuất sắc”, ông Eddie Thái cho biết

Tuy nhiên, trong khi các quỹ đầu tư khá hăng hái với những nhóm khởi nghiệp thì các nhà đầu tư nội vẫn khá trầm lắng. Một chương trình khởi khiệp khá thu hút dư luận trong thời gian qua là Shark Tank, nhưng cho đến nay, chưa có con số chính thức về tổng số vốn giải ngân từ chương trình. “Chúng tôi nhận ra là hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam đang chạm đến giai đoạn phát triển nhanh. Nhưng điểm khó khăn lớn nhất chính là thiếu các hình mẫu startup thành công và cộng đồng còn chưa hiểu về khởi nghiệp”, ông Andrew, Công tước xứ York, chia sẻ trong dịp ghé qua Việt Nam tìm đại diện tham gia vòng chung kết tại London của chương trình Pitch@Palace

Đơn cử là thị trường thương mại điện tử, một trong những mảng lớn không thể thiếu của nền kinh tế internet. Nếu Amazon thừa hưởng một nền văn hóa tiêu dùng nhanh nội địa làm nền tảng, thì Tiki lại phải đầu tư và chờ đợi sự phát triển của nền văn hóa tiêu dùng

Những kỳ lân thương mại điện tử như Lazada cũng thuộc những nước có nền văn hóa tiêu dùng phát triển như Singapore. Sự thiếu nhận thức về khởi nghiệp của cộng đồng và các đối tác địa phương cũng chính là rào cản lớn. Đó là lý do các nhà đầu tư nội chưa mặn mà tham gia. Và dù được khá nhiều quỹ ngoại quan tâm nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn chịu thiệt thòi vì các quy định đầu tư chưa thật sự thông thoáng

Trên thực tế, khá nhiều startup Việt Nam có dự định đăng ký tại Singapore vì khung pháp luật ưu đãi cho các công ty công nghệ. Thêm vào đó, báo cáo của Google và Temasek cũng cho biết phần lớn các thương vụ đầu tư tại Đông Nam Á trong thời gian qua tập trung vào Singapore (58%) và Indonesia (34%)

Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực cho giới khởi nghiệp và các nhà đầu tư là mới đây tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp (tổ chức ở Đà Nẵng), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận rằng Việt Nam cần một khung pháp lý để có giải pháp thiết thực hơn cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Các chính sách cần phải thông thoáng, thuận lợi và nhanh chóng hơn

Tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết Chính phủ sẽ quyết tâm tạo mọi điều kiện để hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam lớn mạnh, hoàn thiện hơn nữa trong những năm tới

Muốn có kỳ lân, phải ra khu vực

Việc bỏ qua làn sóng các quỹ đầu tư vừa qua đồng nghĩa với câu chuyện kỳ lân công nghệ của Việt Nam xuất hiện sẽ khó xảy ra trong vòng 2 năm tới. Cho đến nay, VNG (tiền thân là Vinagame) là kỳ lân không chính thức của Việt Nam và gần 10 năm qua, chưa một công ty khởi nghiệp nào của Việt Nam được vinh danh như vậy

Nếu tính luôn “ông hoàng không ngai” này thì Việt Nam vẫn mới có một kỳ lân nội địa trong nền kinh tế internet trị giá 50 tỉ USD của Đông Nam Á. Nếu so với trong khu vực thì Việt Nam vẫn đứng sau Indonesia (4 kỳ lân) và Singapore (3 kỳ lân). Báo cáo của Google phối hợp với Temasek dự báo là nền kinh tế internet của Đông Nam Á sẽ chạm mức 200 tỉ USD vào năm 2025, với CARG ở mức 27%

Gần đây, Topica Edtech Group, đơn vị cung cấp nền tảng giáo dục trực tuyến, công bố nhận 50 triệu USD đầu tư vòng D của Quỹ Northstar Group. Rất khó để xác định được khoản đầu tư cụ thể trong thương vụ này, nhưng rõ ràng Topica Edtech Group đang sở hữu các yếu tố để có thể tạo ra kỳ lân của Việt Nam

Công thức để tạo ra kỳ lân rất đơn giản: startup phải có doanh thu từ 100 triệu USD trở lên, sở hữu vài triệu người sử dụng trả phí. Việt Nam dù có tỉ lệ người sử dụng internet hơn một nửa dân số nhưng con số chịu trả phí lại không cao, do đó để đạt doanh thu trên, các công ty Việt Nam buộc phải mở rộng quy mô ra khu vực

Dĩ nhiên, vẫn có một số ngành chỉ nhu cầu nội địa cũng đủ sức tạo ra kỳ lân như y tế hay giáo dục, nhưng đây là các ngành cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Đơn cử, Imprint là một ứng dụng quản lý hồ sơ bệnh án được xây dựng trên nề tảng phi tập trung blockchain. Ứng dụng này có thể giúp bệnh nhân không cần xếp hàng dài trước các bệnh viện công từ 4 giờ sáng, bỏ qua việc chen chúc khi xếp hàng phải thanh toán tiền mặt sau mỗi khâu khám bệnh, tránh tình trạng nhầm lẫn hồ sơ bệnh án

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Công, nhà sáng lập Imprint cho rằng, vấn đề khó khăn nhất không phải là kỹ thuật mà làm sao thuyết phục được các hệ thống bệnh viện cùng đồng bộ ứng dụng. Con đường khả thi nhất hiện nay là tạo ra các sản phẩm đi ra khu vực. Có thể thấy các kỳ lân hiện nay như Grab, Sea hay Go-jek đều là các công ty đa quốc gia. Bà Vy của ESP Capital lưu ý rằng các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ dễ dàng mở rộng hơn so với nhóm khác

Lấy ví dụ đơn giản, các sản phẩm như Uiza, công ty cung cấp nền tảng điện toán đám mây cho video và dịch vụ livestream sẽ có thể nhanh chóng mở rộng ra quốc gia khác hơn so với các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa như Lozi, Clingme chẳng hạn

Mặt khác việc mở rộng nhanh cũng là cách phòng vệ trước cơn lốc “ngoại xâm”. Đông Nam Á là nơi đầu tư rất hấp dẫn với trong mắt các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc. Alibaba và Tencent có một cuộc đua so kè từng chút một tại khu vực này. Phần lớn trong 13 tỉ USD được đổ vào Đông Nam Á từ năm 2015 đến nay là thuộc về các nhà đầu tư Trung Quốc. Các nhà đầu tư của các quỹ mạo hiểm Mỹ cũng đã bắt đầu chủ động đầu tư vào khu vực này. Một nghiên cứu bởi Kroll and Mergermarket ước tính các nhà đầu tư Mỹ chiếm khoảng 25% vốn rót vào Đông Nam Á

Điển hình như ClassPass, mô hình chia sẻ phòng tập tiên phong của Mỹ, ngay khi gọi thêm 85 triệu USD hồi tháng 7 vừa qua đã đánh tiếng tấn công thị trường Đông Nam Á. Ở Việt Nam, WeFit (công ty nằm trong danh mục đầu tư của ESP Capital, có mô hình như ClassPass) hiện dẫn đầu thị trường cũng cho biết sẽ mở rộng sang Đông Nam Á. Theo bà Vy, Công ty sẽ tìm kiếm các quỹ đầu tư hoặc đối tác am hiểu thị trường ở các quốc gia mà WeFit hướng đến để kêu gọi hợp tác. “Đây là cách nhanh nhất để gia nhập một thị trường mới”, bà chia sẻ

Trên thực tế, thời gian qua đã chứng kiến khá nhiều doanh nghiệp công nghệ mở rộng quy mô như Topica Edtech Group, ANT, Nova Group (nền tảng quảng cáo), WisePass (ứng dụng ẩm thực)… Gần nhất, Haravan, đơn vị cung cấp các giải pháp kinh doanh trực tuyến, cũng chuẩn bị thâm nhập thị trường Thái Lan. “Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị tinh thần vượt biên giới. Với mạng lưới 770 doanh nghiệp tại 57 nước, chúng tôi thậm chí sẽ đưa họ đến cả châu Phi nếu nhìn thấy tiềm năng”, Công tước Andrew chia sẻ

Công Sang- Bảo Ngọc
 
Last edited:
Khởi nghiệp với khoa học viễn tưởng

- Thời buổi này, khởi nghiệp là phải có ý tưởng. Ngày xưa khởi nghiệp là tìm vốn nhưng ngày nay nếu có ý tưởng, vốn sẽ tự chạy đến. Một điều đáng ngạc nhiên, rất nhiều ý tưởng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay xuất phát từ… truyện khoa học viễn tưởng

Theo tờ Medium, bộ phim Minority Report là điển hình của gắn kết giữa viễn tưởng và thực tế. Đạo diễn Steven Spielberg làm Minority Report dựa vào một truyện ngắn cùng tên của Philip K. Dick viết từ năm 1956 nhưng trước khi khởi quay ông mời 15 chuyên gia ngồi lại trong suốt ba ngày để động não, vẽ nên một xã hội tương lai vào năm 2054 cùng những sản phẩm sẽ phổ biến vào lúc đó

Tương tự như thế, các nhà văn khoa học viễn tưởng tự mình cũng phải dựa vào những xu hướng mà khoa học và công nghệ đang hướng đến, để trí tưởng tượng của họ bay bổng rồi vẽ nên những sản phẩm chỉ có trong tương lai. Các thế hệ sau đó, lớn lên cùng tương lai đầy mê hoặc này đã dựa vào đó để thiết kế, chỉnh sửa, chế tạo những sản phẩm mà chính truyện viễn tưởng hình dung. Tàu ngầm, điện thoại di động, máy tính bảng, sách điện tử đều ra đời theo vòng xoáy đó

Chính vì thế, theo Medium, bộ phim Minority Report có Tom Cruise thủ vai chính đã giúp sản sinh cả trăm bằng sáng chế, đặc biệt là giúp biến thành hiện thực công nghệ máy tính dùng tay để vuốt, từ iPhone đến máy tính bảng ngay cả máy chơi game Wii, điều khiển bằng cử động cánh tay. Những cảnh trông rất “viễn tưởng” vào năm 2002 như quảng cáo nhắm đúng từng người, máy bay không người lái do thám, xe tự lái... lại rất thật vào năm 2018 này

Cứ thế, giới kinh doanh cứ trở về thế giới khoa học viễn tưởng để tìm... ý tưởng tỉ đô cho mình. Năm 2017, PricewaterhouseCoopers, công ty tư vấn toàn cầu, xuất bản một bài viết bày cách sử dụng khoa học viễn tưởng để khám phá cách thức cách tân doanh nghiệp. Lập luận của bài viết này cho rằng khoa học viễn tưởng thường đoán trúng các đột phá công nghệ cũng như các hiện tượng xã hội, vì vậy doanh nghiệp có thể dựa vào cách thức triển khai câu chuyện như thế để làm nảy sinh các ý tưởng cách tân

Những ví dụ cho thấy khoa học viễn tưởng đi trước thời đại là không thiếu: Jules Verne viết về chuyến du hành lên mặt trăng hơn 100 năm trước khi con người đặt chân lên đó; Arthur C Clarke tả chính xác máy tính bảng dùng để đọc báo điện tử từ năm 1968; phim Blade Runner có cảnh gọi điện video y như đang dùng Skype... Trong thực tế chính máy truyền tin nắp gập trong phim Star Trek đã gợi cảm hứng cho việc thiết kế chiếc điện thoại di động nắp gập sau này bởi sự tiện dụng của nó đối với nhân vật trong phim. Phim Star Trek cũng tạo cảm hứng để dịch tự động, nhận biết giọng nói ra đời

Đội ngũ thiết kế chiếc máy đọc sách Kindle của Amazon đã lấy nguyên ý tưởng từ cuốn The Diamond Age của nhà văn Neal Stephenson. Đây là một tiểu thuyết viễn tưởng về một kỹ sư đánh cắp một cuốn sách tương tác, đọc mãi không hết để làm quà tặng cho con gái ham mê kiến thức

Thậm chí tờ Harvard Business Review có hẳn một bài, khuyên doanh nhân nên đọc truyện khoa học viễn tưởng để bắt kịp thời đại. Bài viết cho rằng khoa học viễn tưởng có ích không phải vì chúng tiên đoán đúng tương lai; chúng có ích vì chúng chỉnh lại tầm nhìn của chúng ta về thế giới quanh ta, tạo ra một không gian ở đó chúng ta có thể chất vấn lại những giả định thường có về cuộc sống. Nếu ai nấy đều giả định Kodak trường tồn vì loài người không bao giờ hết nhu cầu chụp ảnh bằng phim tráng nhựa, coi như thế giới sẽ đứng yên mãi mãi. Chỉ cần một chớp lóe ý tưởng chụp ảnh không cần phim, cả một nền công nghệ ảnh kỹ thuật số ra đời

Một số công ty đã ra đời nhằm kết nối doanh nghiệp với khoa học viễn tưởng, theo kiểu xây dựng những thế giới trong tương lai cho những khách hàng cụ thể. Chi phí không hề rẻ; nỗ lực xây dựng thế giới viễn tưởng như thế đòi hỏi sự tham gia của những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp khách hàng. Thế nhưng kết quả thường gây kinh ngạc cho chính khách hàng. Ford cho ra đời “Thành phố tương lai” trong đó xe thông minh, xe tự lái không chiếm một vị trí quan trọng so với các tiện ích dành cho khách bộ hành. Có thể viễn cảnh này sẽ giúp Ford hoạch định một chính sách phát triển khác với cách chúng ta hình dung về tương lai toàn xe tự lái chạy ngoài đường

Nguyễn Vũ
 
Last edited:
Việt Nam lần đầu vào top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới
Việt Nam, Ấn Độ, Mexico và Arab Saudi là những cái tên lần đầu xuất hiện trong nhóm 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới theo đánh giá của Bloomberg
Cụm từ “nền kinh tế sáng tạo” hiện nay đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác cho cụm từ này

Nền kinh tế sáng tạo giúp ích được rất nhiều cho sự phát triển kinh tế và làm giàu cho một quốc gia. Đặc biệt là ở các đất nước đang phát triển và muốn tình trạng gia công, lắp ráp và xuất khẩu thô

Chỉ số Đổi mới Bloomberg là một chỉ số quốc tế uy tín đánh giá hiệu quả chính sách của Chính phủ và tác động của đổi mới với nền kinh tế. Sau những nỗ lực, bất ngờ bảng danh sách được công bố năm nay đã có tên Việt Nam

Cùng với Việt Nam, Ấn Độ, Mexico và Arab Saudi là những nền kinh tế lần đầu tiên nằm trong nhóm này, trong đó Việt Nam xếp thứ 60. Hàn Quốc vẫn giữ vị trí số 1, Đức vươn lên vị trí số 2

Đây là lần thứ 7 chỉ số này ra mắt xếp hạng hơn 200 nền kinh tế khác nhau dựa trên 7 chỉ số có trọng lượng tương đương gồm: Cường độ nghiên cứu và phát triển, sản xuất giá trị gia tăng, năng suất, hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả đại học - cao đẳng, tập trung nghiên cứu, hoạt động sáng chế

Các nền kinh tế không công bố thông tin trong ít nhất 6 lĩnh vực bị loại, giảm số lượng được đánh giá còn 95. Bloomberg ước tính và đưa ra danh sách 60 vị trí cao nhất. Việt Nam, Ấn Độ, Mexico và Arab Saudi là những nền kinh tế lần đầu tiên nằm trong nhóm này, trong đó Việt Nam xếp thứ 60 với tổng điểm 45,92. Nam Phi là quốc gia cận Sahara duy nhất góp mặt

Hàn Quốc vẫn ở vị trí số 1 trong năm nay. Nhờ cải thiện trong nghiên cứu và giáo dục, Đức vươn lên vị trí số 2. Mỹ nằm ở vị trí số 8 sau khi rời khỏi nhóm 10 lần đầu tiên trong năm ngoái

“Cuộc chiến kiểm soát kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 sẽ được định đoạt bởi sáng tạo công nghệ. Vị trí số 1 của Hàn Quốc và Trung Quóc tăng hạng là lời nhắc nhở rằng chiến tranh thương mại có thể làm chậm chứ không thể ngăn cản sự trỗi dậy công nghệ của châu Á”, theo Tom Orlik, Bloomberg Economics

Thái Bình
 
Last edited:
Phải nghĩ lớn để Việt Nam trở thành cường quốc
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng muốn giải được bài toán Việt Nam, muốn đưa Việt Nam trở thành cường quốc thì chúng ta phải dám nghĩ lớn và có ước mơ lớn

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị BCH Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) mở rộng đầu Xuân 2019. Tại cuộc gặp mặt này, người đứng đầu ngành TT&TT Việt Nam đã có những chia sẻ thẳng thắn, thú vị với góc nhìn mới. Theo đó, Bộ trưởng cho rằng muốn giải được bài toán Việt Nam, muốn đưa Việt Nam trở thành cường quốc thì chúng ta phải dám nghĩ lớn và có ước mơ lớn

Từ ý chí, quyết tâm của người đứng đầu…

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, muốn trở thành cường quốc, chủ yếu cần đến sức mạnh tinh thần. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phát biểu nói đến một “Việt Nam hùng cường”, viết tiếp “khúc khải hoàn Việt Nam”. Báo chí gần đây có tuyên ngôn “Báo chí phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận, tạo niềm tin xã hội và tạo nên khát vọng về Việt Nam hùng cường”. Câu chuyện tinh thần Việt Nam, khát vọng Việt Nam đã được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ và toàn hệ thống nói đến. Đó chính là sức mạnh

Và khái niệm “Điểm kỳ dị”

“Điểm kỳ dị” xảy ra khi nào? Nó chỉ xảy ra khi có cuộc cách mạng công nghiệp. Các quốc gia tận dụng được "điểm kỳ dị" sẽ nâng cao được thứ hạng, lọt vào “top” các nước phát triển. Nếu không tận dụng cơ hội, khi cuộc cách mạng công nghiệp đi qua, mọi người vẫn đứng nguyên tại vị trí của mình, không bứt lên được. Trong mỗi cuộc cách mạng công nghiệp chỉ cho phép 5 đến 6 quốc gia vượt lên thành nước phát triển, “hóa rồng”. Đặc biệt đây là cơ hội cho những nước đang phát triển


Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, cái mới sẽ thay thế cái cũ, doanh nghiệp, quốc gia có nhiều cái cũ, có nhiều thành công thì đây lại trở thành gánh nặng của họ khi cách mạng xảy ra vì khó thay đổi. Ở cuộc CMCN 2.0, 3.0 đã đầu tư cả ngàn tỷ USD đâu dễ vứt đi. Còn những nước kém phát triển công nghệ, gánh nặng của các cuộc cách mạng công nghiệp trước là nhỏ, nên dễ bước tiếp. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam và thế giới được thiết kế để tạo ra bình đẳng cho loài người chính là ở đây

Cách tiếp cận khả thi đối với “điểm kỳ dị” là hãy dám chấp nhập cái mới, chấp nhận thử nghiệm trong một thời gian, không gian nhất định. Đây là chính sách tốt nhất xét trên bình diện quốc gia và được gọi là sandbox

Ý tưởng này sẽ được đưa vào Quyết định của Thủ tướng về việc xử lý các "điểm kỳ dị" và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhất trí với ý tưởng này tại một cuộc họp mới đây liên quan đến Đề án chia sẻ nền kinh tế quốc gia

Ở góc độ doanh nghiệp thì tiếp cận "điểm kỳ dị" còn dễ hơn nhiều, không có bất cứ hạn chế nào vì nguồn lực và nhân lực trong tay mình

Từ câu chuyện của một thành phố nghèo tại Thụy Sỹ…

Bộ trưởng nhớ lại một câu chuyện được nghe tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sỹ) vừa qua. Có một thành phố của Thụy Sỹ rất nghèo và đã từ nhiều năm chính quyền băn khoăn tìm cách thoát nghèo. Khi cuộc CMCN 4.0 và blockchain xuất hiện, chính quyền đã nhất trí đi đến quyết định tạo mọi điều kiện cho blockchain được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, tất cả các doanh nghiệp chưa có đất để ứng dụng blockchain đã đồng loạt kéo đến thành phố này thử nghiệm. Sau 3 năm thành phố trở thành thành phố công nghệ blockchain số 1 thế giới

Đến cơ hội cho doanh nghiệp Việt giải bài toán đất nước

Người đứng đầu ngành TT&TT Việt Nam phân tích, nước ta là một nước còn nghèo, thu nhập trung bình thấp, có nhiều vấn đề cần giải quyết. Nơi nào có vấn đề thì cần phải có công nghệ để giải quyết và đó là cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ

Từ câu chuyện ở Thụy Sỹ cho thấy nơi phát triển công nghệ dễ nhất, được tạo điều kiện nhất không phải Hà Nội hay TP.HCM mà là một tỉnh còn nghèo như Hà Giang chẳng hạn. Doanh nghiệp đến đây chắc chắn được chào đón, được tạo điều kiện

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ : “Ai muốn trưởng thành đều phải xuất phát từ cái nôi”. Cái nôi đó không gì tốt hơn là nhà mình, là nước mình. Do đó, sản phẩm công nghệ Việt cần phải giải được bài toán của Việt Nam, lấy đó làm cái nôi để đi ra thế giới. Đầu tiên, từ cái nôi Việt Nam chúng ta đi tiếp sang Singapore, sang Nhật vì dễ dàng hơn sang Mỹ. Cần tìm cái dễ để làm trước. Nhưng 20-30 năm mà vẫn tiếp tục làm cái dễ thì không còn đúng. Tương tự, FPT đã trưởng thành rồi mà vẫn tiếp tục gia công phần mềm là không đúng. FPT hãy mang toàn bộ tri thức 20 năm vừa qua tích lũy được quay về Việt Nam, giải bài toán Việt Nam. Ra đi là để quay về. Đó là cách chúng ta giải bài toán trưởng thành, bài toán thương hiệu”

“What to do” và “How to do” để trở thành cường quốc

Đối với một doanh nghiệp phần mềm, để giải quyết câu chuyện “what to do” mà chỉ nghĩ đến coding, gia công phần mềm để xuất khẩu thì dễ bằng lòng với những gì mình đã đạt được. Nhưng giờ là lúc phải nghĩ đến sản xuất ra các sản phẩm của Việt Nam, dùng để giải quyết vấn đề của Việt Nam, coi Việt Nam là cái nôi để từ đó đưa sản phẩm Việt Nam ra quốc tế. Chúng ta phải tập trung phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ nghĩa là dùng công nghệ để giải các bài toán, công nghệ ở đây là công nghệ số, trong đó có CMCN4.0. Việt Nam ở đây nghĩa là sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam để đưa ra quốc tế. Một ví dụ cụ thể, khi chuyển hướng từ gia công phần mềm lên phát triển sản phẩm Việt Nam thì doanh thu trên mỗi một lập trình viên sẽ tăng vọt từ 25.000 USD lên 57.000 USD

Muốn vậy chúng ta cần có những suy nghĩ khác và cách làm khác mang tính cách mạng về công nghệ để làm sao hội tụ tinh hoa thế giới về đây, đưa Việt Nam trở thành hub kết nối, làm sao để công nghệ số hội tụ về với Việt Nam. Nếu Việt Nam tạo ra việc có giá trị cao, tạo cảm hứng và trả lương cao thì Việt Nam sẽ trở thành trung tâm của thế giới

Người đứng đầu Ngành TT&TT cũng chia sẻ, ai cũng cho rằng doanh nghiệp phần mềm là những doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo nhưng trên thực tế lại không bằng doanh nghiệp bất động sản. Doanh nghiệp bất động sản đó (Vingroup - PV) khi chuyển sang làm công nghệ có cách tiếp cận khác hẳn, rất cách mạng về công nghệ. Mấy chục năm làm phần mềm mà vẫn đi xin cơ chế giảm thuế, không đánh thuế. Do đó vẫn tiếp tục làm gia công phần mềm, làm những việc có giá trị thấp vì xin được thuế thấp. Đã đến lúc không làm như vậy nữa, hãy sẵn sàng đóng thuế như các doanh nghiệp khác. FPT lớn thế mà vẫn xin đóng thuế thấp thì không nên. Hãy nghĩ đến những việc có giá trị cao thì sẽ có năng suất lao động cao

Trao đổi ý kiến với các doanh nghiệp về việc Việt Nam không có đủ nhân lực để đạt được con số 1 triệu lập trình viên tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng chỉ rõ, thay vì ngồi đợi họ được đào tạo ở bậc đại học 3-5 năm thì các doanh nghiệp hãy chủ động đào tạo. Hãy đào tạo những người vừa tốt nghiệp phổ thông trong vòng 3-6 tháng hoặc 1 năm để làm phần mềm, làm AI. Tại Trung Quốc, AI đang được thực hiện bởi những người ở nông thôn nước này, được làm tại những nhà kho hay ở những khu bất động sản không có ai thuê. Doanh nghiệp hãy chủ động đào tạo nguồn lực của mình, không chờ đợi. Trong cuộc CMCN 4.0, từ khóa quan trọng nhất là đào tạo lại (reskill), chứ không phải là đào tạo mới (training)

Nhân dịp năm mới 2019, năm của bứt phá như phương châm hành động của Chính phủ cũng như của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước đây, chúng ta thường nghĩ công nghiệp phần mềm là một bộ phận của ngành ICT và ngành ICT là một bộ phận của nền kinh tế. Hãy nghĩ khác. Công nghiệp phần mềm phải là hạt nhân của nền kinh tế số, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế số. Phần mềm giờ không phải là phần mềm quản trị nhân sự mà chính là con chip, là bộ não của bất cứ thiết bị công nghệ nào

Do đó, với nguồn lực sẵn có, các doanh nghiệp luôn nghĩ mình có thể thay đổi đất nước, có sứ mạng thay đổi đất nước và đưa Việt Nam trở thành cường quốc. Hãy nghĩ đến những sứ mạng lớn lao với đất nước, giảm bớt kêu ca để mơ những giấc mơ lớn

Thi Nga - Đức Huy
 
Việt Nam sẽ ra tuyên bố phát triển doanh nghiệp công nghệ
Sắp tới, tại diễn đàn về “Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam”, Việt Nam sẽ tuyên bố phát triển doanh nghiệp công nghệ. Theo đó, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ ứng dụng công nghệ của mình để giải các bài toán Việt Nam

Bộ TT&TT cho biết đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đề xuất tổ chức diễn đàn về “Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam” và Thủ tướng đã đồng ý giao cho Bộ TT&TT đại diện cho Việt Nam đứng ra tổ chức diễn đàn này. Bộ TT&TT cho rằng, muốn phát triển công nghệ thì phải phát triển doanh nghiệp công nghệ, trong các doanh nghiệp công nghệ thì doanh nghiệp công nghệ ICT là chủ đạo. Bộ TT&TT đã yêu cầu các đơn vị và doanh nghiệp tham gia diễn đàn này sẽ thảo luận các vấn đề rõ ràng, cụ thể. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tuyên bố phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, trong đó phát triển doanh nghiệp công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ để giải các bài toán Việt Nam. Bên cạnh đó, để phát triển công nghiệp ICT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý nên chọn một số tỉnh có điều kiện để làm thí điểm trước, ủng hộ việc phát triển doanh nghiệp công nghệ theo hướng ứng dụng nhằm giải quyết bài toán của tỉnh…

Hiện nay, trong lĩnh vực ICT ở Việt Nam có khoảng gần 50.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động với doanh thu cỡ khoảng 100 tỷ USD. Mục tiêu sắp tới của Bộ TT&TT là muốn có khoảng 100.000 doanh nghiệp và thay vì lắp ráp, gia công thì chuyển hướng mới với những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm Việt Nam, giải quyết bài toán Việt Nam và từ đó đi ra nước ngoài

Tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước đầu tháng 8/2018, Bộ TT&TT cho biết sẽ xúc tiến thành lập Cục Công nghiệp ICT với nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng lưới made in Việt Nam, đẩy mạnh ngành công nghiệp điện tử, trong đó có công nghiệp quốc phòng và phát triển IoT, công nghệ 4.0. Tại Hội nghị này, lãnh đạo Bộ TT&TT yêu cầu Tập đoàn Viettel từ nay tổ chức đấu thầu thiết bị viễn thông tại thị trường Việt Nam cũng như các thị trường quốc tế phải mời VNPT tham gia đấu thầu và ngược lại VNPT cũng phải mời Viettel tham gia đấu thầu vào các dự án của VNPT. VNPT, Viettel - hai doanh nghiệp đã sản xuất được các thiết bị viễn thông, CNTT cần cung cấp cho các nhà mạng còn lại dùng thử. Nếu chất lượng tương đương, giá cả tương đương phải ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước. MobiFone cần đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua việc thành lập Viện nghiên cứu phát triển và sản xuất

Hiện một số doanh nghiệp như Viettel, VinGroup, VNPT, Bkav… đã tạo ra nhiều sản phẩm rất ấn tượng, thậm chí không nhiều quốc gia trên thế giới có thể làm được và nuôi khát vọng đưa sản phẩm của Việt Nam cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên toàn cầu

Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc VinGroup cho rằng, trong những năm vừa qua, nhờ những chính sách ưu đãi cho hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử và CNTT của Nhà nước. Việt Nam trở thành điểm đến của các doanh nghiệp công nghệ lớn như LG, Samsung, Nokia, Foxconn… kéo theo đó dần hình thành những chuỗi sản xuất, cung ứng phụ trợ cho các thiết bị điện tử toàn cầu tại Việt Nam

Ông Võ Quang Huệ cho biết, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng, nghiên cứu phát triển và sản xuất các thiết bị điện tử tại Việt Nam. Cơ hội hiện tại mở ra cho tất cả doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam, tuy nhiên, để đạt được quy mô lớn, làm chủ được các khâu quan trọng nhất và tham gia vào cuộc chơi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần vượt qua nhiều khó khăn. Trước tiên khó khăn trực tiếp là sự cạnh tranh khốc liệt khi các doanh nghiệp đến từ các nước tương đồng tìm mọi cách để tranh thủ cơ hội của chiến tranh thương mại. Thêm vào đó, khó khăn đến từ chính năng lực, quy mô và tốc độ triển khai của bản thân từng doanh nghiệp

Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc Viettel tin tưởng rằng người Việt Nam có đủ khả năng tự chủ nghiên cứu sản xuất thành công thiết bị hạ tầng viễn thông để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia và sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. “Viettel đặt mục tiêu và tin tưởng sẽ làm chủ nghiên cứu sản xuất thành công toàn bộ thiết bị hạ tầng mạng viễn thông theo xu thế công nghệ mới, trong đó sẽ làm chủ thiết bị BTS 5G trước năm 2021. Sự tin tưởng này của Viettel xuất phát từ năng lực và kinh nghiệm tích lũy của Tập đoàn, năng lực sáng tạo và tính cần cù của con người Việt Nam, bối cảnh trong nước và quốc tế cũng như sự đồng hành của Chính phủ cùng với các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Đình Chiến nói

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cho rằng, câu chuyện quan trọng nhất đối với việc sản xuất các sản phẩm công nghệ đó là làm chủ công nghệ. CEO Bkav đưa ra ví dụ chuyện làm chủ công nghệ của các hãng smartphone Trung Quốc tại chính thị trường này. Năm 2012 Samsung đang có thị phần số một tại Trung Quốc, nhưng đến năm 2018 thì Samsung chỉ còn chiếm chưa đến 1% ở thị trường này. Sở dĩ như vậy bởi những công ty nội địa của Trung Quốc đã có thể làm chủ công nghệ, sở hữu công nghệ để làm ra những sản phẩm có thể cạnh tranh. Câu chuyện này cũng có thể lặp lại với nhà sản xuất khác

Với góc nhìn của một doanh nhân, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bkav đã nói về đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị điện thoại di động, với nhận định tại Việt Nam, chỉ cần 5 doanh nghiệp công nghệ mũi nhọn đóng vai trò đầu tàu, từ đó kéo theo hàng ngàn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất để có thể thay thế các doanh nghiệp ngoại
 
Doanh nghiệp công nghệ cần được cổ xúy bằng chính sách
- Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có thêm 50.000 doanh nghiệp công nghệ nữa, bằng với số lượng doanh nghiệp lĩnh vực này đã được thành lập từ trước tới nay. Nhiều ý kiến cho rằng để đạt được mục tiêu trên Chính phủ cần sớm ban hành các chính sách phù hợp, bên cạnh việc khích lệ
Thay đổi những chính sách bất cập

Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc tập đoàn VCCorp, một doanh nghiệp nội dung số có doanh thu chỉ sau Google và Facebook tại Việt Nam, nói: “Khi người dùng đăng thông tin vi phạm trên Facebook, chỉ người đăng bị xử phạt. Trong khi đó cũng thông tin tương tự mà đăng trên mạng xã hội của Việt Nam thì doanh nghiệp đầu tư mạng xã hội đó lại bị xử phạt, chịu trách nhiệm”

Ông Tân nêu trường hợp trên để nói chính sách quản lý hiện không công bằng giữa doanh nghiệp nội dung số trong nước và nước ngoài. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc tập đoàn Công nghệ NextTech, cho rằng các doanh nghiệp công nghệ nội đang bị quản không khác gì bị trói chân tay mà phải đi “đánh nhau” với doanh nghiệp ngoại khổng lồ không bị trói là bất hợp lý

Theo ông Nguyễn Thế Tân, nếu chính sách được cởi trói thì doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ phát triển không kém nước ngoài. Ông hy vọng những chính sách bất cập trong thời gian tới sẽ được tháo gỡ

Tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được tổ chức hồi tuần trước, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết sẽ không để kéo dài tình trạng bảo hộ ngược; phải tiến tới việc bất kỳ doanh nghiệp nào đến Việt Nam làm ăn cũng phải tuân thủ luật pháp

Bên cạnh đó, ông Hùng đồng tình với đề xuất nên ưu tiên các doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Ông nhận định ngành nội dung số ở Việt Nam đang gặp vấn đề là tỷ lệ phân chia oanh thu quá thấp, chỉ bằng một phần ba hoặc một phần tư so với các nước trong khu vực

Theo ông, con số này đáng lẽ phải đạt khoảng 4 tỉ đô la Mỹ chứ không phải 1 tỉ đô la như hiện nay mà lý do là chính sách ăn chia giữa các nhà mạng và công ty nội dung số. Ở những nước nội dung số phát triển, tỷ lệ ăn chia thường là 30% doanh thu thuộc về nhà mạng và 70% thuộc về nhà cung cấp nội dung. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ này thường là 60% dành cho các nhà mạng

Đại diện một doanh nghiệp không muốn nêu tên cho rằng Chính phủ muốn thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ phát triển thì một trong những giải pháp là thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp. Nếu chỉ khích lệ mà không cổ xúy bằng chính sách thì rất khó. Và khi đã nhìn ra những bất cập của chính sách thì cần nhanh chóng sửa đổi, ban hành chính sách mới

Mạnh dạn với những chính sách mới

Ông Nguyễn Thế Tân cho rằng, so với các nước hiện chính sách dành cho công ty công nghệ Việt Nam đang ở mức kém nhất. Tại Trung Quốc, doanh nghiệp công nghệ đang được hưởng ưu đãi thuế; tại Mỹ, Amazon lợi nhuận hàng tỉ đô la Mỹ nhưng không phải đóng thuế. Trong khi đó ở Việt Nam, mức thuế mà những doanh nghiệp công nghệ như VCCorp phải đóng dao động từ 15-20% doanh thu, chứ không phải là 15-20% tính trên lợi nhuận như các nước

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam, chính sách ưu đãi thuế có thể đã được ban hành nhưng doanh nghiệp cho biết việc họ đi xin cho đủ giấy tờ chứng minh mình thuộc diện được hưởng ưu đãi cũng rất mệt mỏi, tốn kém. Trong khi đó, các chính sách ưu đãi thuế mà Việt Nam đang dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại đang làm rất tốt, rất nhanh

Ông Nguyễn Thế Tân đề xuất Chính phủ cần ban hành cơ chế sandbox (khu vực riêng thử nghiệm những chính sách mới cho mô hình kinh doanh mới); cần cho phép áp dụng chính sách đặc khu ảo cho những vấn đề quá hóc búa, cần kiểm soát, hoặc có rủi ro lớn

Ông Hùng Trần, Giám đốc điều hành của Got It, công ty công nghệ Việt Nam khởi nghiệp và thành công tại thung lũng Silicon của Mỹ, nhận định, nếu cơ chế sandbox được thực hiện để hỗ trợ các doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẽ giúp rất nhiều cho sự phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam

Trước đề xuất này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết việc cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận sandbox và những đặc khu ảo sẽ được Chính phủ xem xét. Song, ông Hùng cho rằng sẽ rất khó để có luôn một quy định, chính sách về vấn đề sandbox. Bởi lẽ đây là một vấn đề mới, các doanh nghiệp nên thử nghiệm trước để lộ ra các vấn đề, sau đó mới đúc kết, và khi mọi thứ đã rõ hơn mới đưa ra một chính sách cho sandbox

“Hiện nhận thức về việc cái gì mới thì cho thử nghiệm đã được Chính phủ gần như nhất quán. Các doanh nghiệp khi muốn thử nghiệm một sản phẩm hay mô hình kinh doanh nào đó có thể tiếp cận bộ quản lý vấn đề đó để đề nghị được hỗ trợ. Tôi tin bộ trưởng bộ đó nếu thấy sản phẩm, mô hình tốt, sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp nhận”, ông Hùng nói

Bên cạnh việc đề xuất các chính sách mới, vấn đề xây dựng nguồn nhân lực giỏi cũng là điều trăn trở đối với các doanh nghiệp lĩnh vực này. Ông Hùng Trần, Giám đốc điều hành của Got It, nhận xét, tại Việt Nam trình độ kỹ sư công nghệ vẫn còn có khoảng cách lớn so với nước ngoài

Nhiều nhân sự tham gia lĩnh vực công nghệ nhưng chủ yếu là gia công phần mềm; còn hạn chế ở nhiều yếu tố như năng lực sáng tạo, các kỹ năng mềm... Theo ông, để các doanh nghiệp công nghệ thành công thì yếu tố nhân sự giỏi luôn mang tính quyết định. Việt Nam cần chú trọng đào tạo nhân sự chất lượng cao

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để có nguồn nhân lực tốt trong nước, không thể ngồi chờ giáo dục đổi mới với quãng thời gian có thể kéo dài đến 20 năm. Với kinh nghiệm đã từng làm Tổng giám đốc Viettel nhiều năm trước khi đảm nhiệm chức bộ trưởng, ông Hùng cho rằng doanh nghiệp có thể tìm người giỏi bằng cách mời gọi người Việt ở nước ngoài là trí thức, kỹ sư trong ngành công nghệ về làm việc hoặc hợp tác

Kết thúc Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hôm 9-5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam để trình trong tháng 6 tới. Trong đó, sẽ cụ thể hóa lộ trình, bước đi và những chính sách kèm theo để phát triển các doanh nghiệp công nghệ

Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ có liên quan cần sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia nhằm tạo thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ. Bởi muốn có doanh nghiệp công nghệ thì cần tạo ra thị trường; sau đó là hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thủ tướng đồng ý với chủ trương thí điểm xây dựng khu công nghiệp, công nghệ sáng tạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

Chính phủ sẽ có văn bản giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đổi mới đào tạo công nghệ và ngoại ngữ bắt buộc từ cấp tiểu học, nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin

Cùng với đó, Chính phủ sẽ đưa các vấn đề cụ thể như liên kết, kêu gọi các doanh nghiệp hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm, nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút nhân lực nước ngoài…

Vân Oanh
 
Last edited:
Phát triển doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright là diễn giả tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam – “Make in Vietnam” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 9/5 vừa qua

Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ đầu tiên này đặt vấn đề thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ trong nước trở thành một động lực để tạo đột phá trong phát triển kinh tế, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước phát triển. Các doanh nghiệp công nghệ ở đây bao gồm những công ty khởi nghiệp sáng tạo (start-up), các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ và nhóm các doanh nghiệp truyền thống nhưng có nhiều nguồn lực và muốn chuyển hướng phát triển sang lĩnh vực công nghệ

Cơ hội với nền kinh tế thu nhập trung bình

Trong bài trình bày tại phiên thảo luận có chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho hay, tăng trưởng nhanh trong dài hạn là chìa khoá để thoát nghèo và bẫy thu nhập trung bình

1-11.jpg

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Xuân Thành

Trong 30 năm qua từ 1987 đến 2017, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai ở châu Á (chỉ sau Trung Quốc) với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,7%/năm. Các nền kinh tế thoát bẫy thu nhập trung bình đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong khoảng thời gian từ 30 năm trở lên

Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của mình, Hàn Quốc (1965-1995) và Singapore (1964-1994) có tốc độ tăng GDP lần lượt là 9,5% và 9,2%/năm, còn Trung Quốc (1981-2011) là 10,2%. Thái Lan cũng đã từng tăng trưởng 7,8%/năm trong giai đoạn 1965-1995 còn Malaysia Indonesia là cùng 7,4%/năm từ 1967 đến 1997. Vậy, con số 6,7%/năm của Việt Nam trong 30 năm từ 1987 đến 2017 lại là kém ấn tượng

Con đường phát triển của các nước từ thu nhập thấp đến trung bình đến cao là chuyển kinh tế từ việc dựa vào nhân tố (tài nguyên, lao động rẻ và ổn định chính trị, ổn định vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản) tới dựa vào hiệu quả (giáo dục đại học, thị trường hàng hoá – lao động – tài chính) rồi tới công nghệ và đổi mới với quãng thời gian đến 50 năm. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển dịch nền kinh tế từ cạnh tranh dựa vào nhân tố hướng tới cạnh tranh dựa vào hiệu quả

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, các nước đang phát triển hiện nay không nhất thiết phải theo trình tự trên. Trung Quốc và Ấn Độ đang trở thành các nền kinh tế dựa vào công nghệ và đổi mới bằng việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ của mình. Nếu theo trình tự truyền thống thì Việt Nam có thể mất thêm 50 năm nữa nhưng nếu tập trung vào doanh nghiệp công nghệ, quá trình này chỉ kéo dài trong khoảng 20 năm

Ông Thành cho hay, xu hướng toàn cầu hiện nay đó là sự đi lên và chiếm ưu thế của các doanh nghiệp công nghệ. Có thể xem đây là cơ hội đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình khi tự động hoá và trí tuệ nhân tạo có thể giúp tăng năng suất lao động ở các nền kinh tế thu nhập trung bình lên 0,8-1,4%/năm từ nay cho đến 2030

“Trong 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp công nghệ đã đóng góp từ 10 – 15% trong cơ cấu GDP. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghệ thường gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân. Các doanh nghiệp công nghệ có thể giúp các nước thu nhập trung bình gia tăng năng suất lao động từ 0,8 – 1,4% cũng như gia tăng đáng kể tốc độ phát triển kinh tế” – ông Thành dẫn các số liệu tính toán gần đây

Hơn nữa, các doanh nghiệp công nghệ đã chiếm vị trí chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng, quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế

“Nếu có được các doanh nghiệp công nghệ, ta sẽ có một nền kinh tế hướng vào đổi mới”, chuyên gia Fulbright cũng lưu ý xu hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới hiện nay không phải là sự trỗi dậy của các doanh nghiệp đơn lẻ mà là sự đi lên của cả một cụm ngành đổi mới, ở đó có sự tập trung về mặt địa lý của nhiều doanh nghiệp công nghệ cùng với những tổ chức hỗ trợ và liên quan, được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ nhắm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Một chi tiết thú vị mà ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ tại phiên thảo luận đó là doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã trở thành điểm ngắm của các nhà đầu tư quốc tế. Dẫn nguồn khảo sát từ Bain&Company (2018) điều tra các quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư cổ phần tư nhân, chuyên gia cho biết, trong năm 2018-2019, Singapore vẫn là trung tâm nhưng những cụm ngành đổi mới đang hình thành trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Indonesia và Việt Nam là điểm ngắm của các nhà đầu tư quốc tế (Việt Nam chiếm 39%, Indonesia chiếm 49%)

4 nhân tố thúc đẩy

Tuy nhiên, thách thức để phát triển được các doanh nghiệp công nghệ là chính sách của các quốc gia, làm sao thu hút được sự hội tụ của các doanh nghiệp trở thành một cụm ngành (cluster), tập trung tại một vị trí địa lý và không phải là chỉ trong một lĩnh vực, một ngành hẹp

Chuyên gia từ Fulbright Việt Nam cho rằng cần chú ý tới 4 nhân tố gồm: nhân lực, cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghệ, thị trường tài chính và khung chính sách điều tiết các hoạt động công nghệ mới

Điều kiện cầu (thị trường nội địa từ sức cầu cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước, thị trường nước ngoài mở rộng nhờ các hiệp định thương mại thế hệ mới), Bối cảnh cạnh tranh (môi trường kinh doanh cạnh tranh với ít rào cản, doanh nghiệp công nghệ start-up tạo công nghệ mới, doanh nghiệp đã phát triển thâu tóm công nghệ mới và mở rộng quy mô ứng dụng) và Thể chế hỗ trợ

“Chúng ta nói nhiều đến nhân lực trong đó làm thế nào để đổi mới về kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng IT, ICT từ trường đại học. Kinh nghiệm trong thời gian gần đây cho thấy những người có kỹ năng ngôn ngữ, IT, công nghệ lại không có được từ trường học mà lại là học được từ trên mạng, qua các chương trình của những doanh nghiệp tư nhân và startup tạo ra. Trong khi đó, nguồn lực của nhà nước để xây dựng những chương trình cho cả trường phổ thông đến đại học lại không thành công”, ông Nguyễn Xuân Thành nêu ví dụ
Làm sao nguồn lực của nhà nước có thể lập ra quỹ để đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ mà trong thời gian dài là lỗ ?

Hệ thống giáo dục – đào tạo cần mang tính mở để cho phép từng cá nhân, sinh viên, phổ thông tự tìm kiếm, tự đăng ký học ở các chương trình trên mạng, đăng ký những chương trình đào tạo của các công ty startup về giáo dục. Những chứng chỉ này được các trường phổ thông, đại học công nhận.
Rào cản hiện nay là các trường bị ràng buộc bởi chương trình cứng nhắc, áp đặt từ trên xuống mà chưa được tự do để họ liên kết với các doanh nghiệp công nghệ hay thậm chí cho phép học sinh, sinh viên học ở bên ngoài rồi được trường công nhận. Cơ chế hiện nay bắt học sinh sinh viên học theo chương trình cứng nhắc của trường rồi để có kỹ năng thực sự lại phải ra ngoài học


“Do đó chính sách nên để cho sinh viên tự học và việc tự học đấy của họ được công nhận và các trường cũng tự chủ động”, ông khuyến nghị

Về cơ sở hạ tầng, việc đầu tư các khu công nghệ cao có thể khả thi và sẽ kích hoạt sự phát triển các doanh nghiệp công nghệ theo hướng cụm ngành đổi mới, nhưng nhà nước chỉ nên đóng phải cho là người làm quy hoạch mang tính chiến lược, còn nhà đầu tư cơ sở hạ tầng rồi đúng ra thu hút doanh nghiệp công nghệ nên để cho khu vực tư nhân

Chuyên gia Fulbright cũng lưu ý một đặc điểm của doanh nghiệp startup công nghệ đó là lỗ triền miên trong thời gian dài, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp đã thành công ngay từ đầu với quy mô lớn

“Như vậy làm sao nguồn lực của nhà nước có thể lập ra quỹ để đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ mà trong thời gian dài là lỗ? Doanh nghiệp công nghệ startup được tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư vốn cổ phần”, ông phân tích

Vì vậy, trong nỗ lực phát triển thị trường vốn, Việt Nam cần có khung chính sách thông thoáng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư vốn cổ phần. Về quản lý doanh nghiệp, chính sách cũng cần theo hướng tự do hóa cao hơn để thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp công nghệ

“Doanh nghiệp Việt Nam cũng có ý tưởng nhưng không lớn lên được một phần là không nhận được tài trợ. Do đó, anh không chịu được khả năng trong giai đoạn đầu là đốt tiền để giành được thị phần, chứng tỏ công nghệ”, chuyên gia phân tích thực trạng doanh nghiệp công nghệ start up của Việt Nam hiện nay

Những rào cản chính sách hiện nay về quản lý doanh nghiệp và thị trường vốn buộc rất nhiều các doanh nghiệp công nghệ startup của Việt Nam tìm đường sang Singapore

Hiện nay, doanh nghiệp công nghệ gồm hai nhóm: các doanh doanh nghiệp công nghệ mang tính startup, đi lên từ nhỏ bé và các doanh nghiệp lớn hoặc thành công trong lĩnh vực khác bây giờ chuyển sang công nghệ. Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Nhà nước phải thiết kế chính sách dành cho cả hai nhóm này

“Với những nhóm startup có quy mô nhỏ, rủi ro cao, theo tôi, Nhà nước không trực tiếp đầu tư nguồn lực mà khuyến khích bằng chính sách thuế”, ông gợi ý. Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư cho R&D có thể được khấu trừ thuế nhưng để được hưởng thì chi phí làm thủ tục và đi xin tính ra không đáng để làm.
Doanh nghiệp công nghệ cần nguồn nhân lực trình độ cao. Nhân lực này có mức lương cao, nhưng với mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân quá lũy tiến hiện nay thì làm triệt tiêu khả năng tuyển dụng họ hay tuyển dụng họ những đăng ký lao động ở Singapore


Ông Thành cho rằng: “doanh nghiệp công nghệ (technology company) là một doanh nghiệp tạo ra công nghệ mới rồi hoặc sử dụng công nghệ mới này làm nền tảng chính yếu cho hoạt động kinh doanh của mình hay bán công nghệ mới này cho các doanh nghiệp khác”

Bởi vậy, việc chúng ta cố đưa ra một khung pháp lý để gán những doanh nghiệp mới này vào mô hình kinh doanh cũ là không thể khả thi. Cần phải coi các doanh nghiệp này là một hoạt động kinh tế mới và nhà nước nên xây dựng một khung pháp lý để điều chỉnh loại hình mới này

Đại học Fulbright Việt Nam
 
Kỳ lân từ những thành phố nhỏ
Thông thường, địa điểm tốt nhất để khởi nghiệp là một thành phố lớn mang tính toàn cầu. Các địa điểm như London, New York và Berlin đứng đầu danh sách các điểm nóng startup, nhờ sự kếp hợp của nhiều yếu tố gồm nhân tài, khả năng tiếp cận nguồn vốn và cơ sở hạ tầng để trở thành vườn ươm cho các doanh nghiệp. Nhưng nhiều nhà khởi nghiệp đang tránh né cách làm thường thấy này

Sự phát triển của internet có nghĩa là các doanh nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả ở các thành phố nhỏ hơn, thường với chi phí thấp hơn và được hưởng các tiện ích như có thể nhìn ra phong cảnh vùng quê ngay trước cửa văn phòng. Anh em nhà Issa là Mohsin and Zuber Issa, các ông chủ sở hữu EG Group, chưa bao giờ có ý định rời khỏi quê nhà Blackburn ở miền Bắc England, vốn có dân số chỉ 150.000 người

Điểm xuất phát của 2 anh em nhà Issa chỉ là một trạm xăng nhỏ ra đời vào năm 2001, nhưng giờ EG Group đã là một trong những tập đoàn điều hành các chuỗi trạm xăng lớn nhất thế giới sau khi thực hiện hơn 10 cuộc thâu tóm và sáp nhập. Hiện tại, EG Group có hơn 5.000 điểm bán xăng và 35.000 nhân viên tại 8 quốc gia. Trong đó có 300 nhân viên làm việc tại trụ sở Blackburn

Doanh thu hằng năm của EG Group, tính cả các cuộc thâu tóm gần đây, lên tới 20 tỉ USD. Tập đoàn này vận hành các franchise với chuỗi siêu thị Spar và Carrefour, hãng cà phê Starbucks và các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như Subway và KFC

Mohsin Issa cho biết việc đặt trụ sở ở Blackburn, cách Manchester 50km về hướng Bắc, chưa bao giờ kiềm hãm bước chân của tập đoàn này mà ngược lại. “Chúng tôi có được lực lượng lao động hùng hậu vì lao động nơi đây rất dễ tiếp cận. Nhiều người đi lại thường xuyên từ Manchester. Chúng tôi thực sự có được những nhân viên giỏi”, ông nói. Những dãy đồi xanh rì uốn lượn lại là một nét hấp dẫn khác, cùng với Quận Hồ (The Lake District), một di sản thế giới nổi tiếng với các nghệ sĩ và nhà văn. “Người dân ở nước Mỹ rất thích đến Blackburn. Nơi đây có phong cảnh rất đẹp và bạn đang ngồi ngay cửa ngỏ vào Quận Hồ”, ông Mohsin Issa nói thêm

Không chỉ vậy, sân bay Manchester có thể kết nối với hơn 200 điểm đến. Và mặc dù sở hữu khối tài sản hàng tỉ USD nhưng anh em nhà Issa vẫn thích sống ở quê nhà Blackburn. Damian Harrington, đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Âu, Trung Đông và châu Phi thuộc công ty tư vấn bất động sản Colliers, cho rằng nhiều doanh nghiệp phần mềm đã khởi nghiệp ở các thành phố, thị trấn nhỏ hơn, cho phép họ có thể mở rộng quy mô với chi phí thấp hơn

Công nghệ phát triển Skype, ứng dụng nhắn tin và gọi video qua internet, đã được ra đời ở Estonia. Mặc dù được sở hữu bởi Microsoft, nhưng công việc hiện vẫn được triển khai ở Tallinn và Tartu, một thành phố chỉ 95.000 dân. Hay Teamwork.com của Ireland, một công ty 10 tuổi đang tăng trưởng nhanh chuyên cung cấp nền tảng phần mềm cho các nhóm hợp tác theo dự án, đến nay vẫn đóng đô tại Cảng Cork phía Nam hơn là di chuyển về thủ đô Dublin. Teamwork.com đã thu hút 22.000 khách hàng trong đó có Disney, Netflix và Spotify

Harrington, thuộc Colliers, cho biết: “Hầu hết các quyết định startup được đưa ra bất kể địa điểm. Cơ hội hay các ý tưởng có thể được triển khai ở bất cứ đâu miễn đó là một ý tưởng hay, có quyết tâm đi đến thành công và có nguồn vốn cần thiết để hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Điều đó có nghĩa là một số thành phố có khả năng hỗ trợ cho các startup tốt hơn so với các thành phố khác dựa trên những điều kiện mà thành phố đó cung cấp cho startup”

Startup Heatmap Europe, một báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận European Startup Initiative về sức hút của các trung tâm startup tại châu Âu, cho thấy London và Berlin đang chiếm lĩnh danh sách các điểm nóng startup, theo sau là Paris và Barcelona. Nhưng các trung tâm startup nhỏ hơn như Lisbon, Tallinn và Toulouse cũng nằm trong top các thành phố được các startup lựa chọn

Một số doanh nhân khởi nghiệp vẫn đóng đô ở quê nhà do ý thức xã hội, mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của quê hương mình. Thực tế là nhiều thành phố nhỏ chỉ phụ thuộc vào 1 hoặc 2 công ty lớn. Nếu các chủ sử dụng lao động này rời khỏi thì kinh tế ở các thành phố đó sẽ gặp nguy. František Fabičovic đã thành lập Alca Plast trong garage của ông ở Břeclav, một thị trấn chỉ 25.000 dân ở Cộng Hòa Séc, vào năm 1998. Břeclav là nơi đặt nhà máy duy nhất của Công ty với chỉ 600 công nhân, chuyên sản xuất thiết bị vệ sinh như bồn cầu

Một chủ doanh nghiệp lớn duy nhất khác ở Břeclav là Gumotex, một nhà sản xuất thuyền cao su và phụ tùng ô tô. Radka Prokopová, đồng sáng lập Alca Plast, đã rời thủ đô Prague, nơi bà có một công ty chuyên tổ chức tiệc tùng, về sinh sống ở Břeclav và kết hôn với Fabičovic. “Chúng tôi nghĩ rằng việc cống hiến cho sự phát triển của các thành phố khác, không chỉ là thủ đô, cũng rất quan trọng”, bà nói

Văn Quốc
 
Last edited:
Giới đầu tư quốc tế
Việt Nam là quốc gia giỏi công nghệ, không thể bỏ qua

Giới đầu tư quốc tế phải khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia giỏi về công nghệ trong khu vực không thể bỏ qua...



startup-02-15602173136482099997063-crop-15602173179791266731992.jpg


Hội nghị Việt Nam Venture Summit 2019 diễn ra sáng 10/6 thu hút hơn 100 quỹ đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có nhiều quỹ lớn trên thế giới như: Softbank Vision Fund, CyberAgent Ventures, Mekong Capital, 500 Startups Vietnam, DT&I, IDG Ventures Vietnam, VinaCapital Ventures ... tham dự​
Các quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã cam kết sẽ dành 425 triệu USD, tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng đầu tư cho các Startup tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới

Muốn đầu tư vào Việt Nam vì nhân lực giỏi

Ông Vinnie Lauria, sáng lập quỹ Golden Gate Ventures, khẳng định muốn đầu tư vào Việt Nam từ 10 năm trước bởi nhìn thấy ở Việt Nam có nhiều cơ hội mà các quốc gia khác không có được

Vinnie Lauria kể rằng, khi đi qua công viên tại Tp.HCM, ông thấy nhiều người học tiếng Anh ngay tại công viên và họ sẵn sàng trao đổi với ai đi ngang qua để thực hành. Điều này chứng tỏ rằng người dân Việt Nam có khát vọng đam mê học tập rất lớn

"Startup tốt nhất đều ở quốc gia có nền giáo dục toán học và khoa học rất tốt. Mà kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy toán và khoa học ở Việt Nam lại rất khác biệt. Có rất nhiều kỹ sư làm việc tại Mỹ là người Việt Nam", ông Vinnie Lauria nêu ví dụ

Bên cạnh đó, chính là sự mạnh mẽ của nội lực. Nhiều người tốt nghiệp đại học có thể có lộ trình bắt đầu kinh doanh ngay nhưng giới trẻ Việt Nam có đam mê mạnh mẽ muốn xây dựng tương lai cho mình

"Tại sao chúng tôi muốn đầu tư vào Việt Nam ? Vì Việt Nam có tốc độ phát triển GDP 7%, là 1 trong 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Dân số trẻ với 40% dân số dưới 25 tuổi nghĩa là Việt Nam có nguồn lao động tràn đầy năng lượng. Việt Nam là một trong những quốc gia giỏi về công nghệ trong khu vực không thể bỏ qua. 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài họ đã và đang vận hành giá trị tài sản cao hơn nhiều các quốc gia lớn khác. Tôi cho rằng có rất ít quốc gia có nguồn nhân lực cạnh tranh như ở Việt Nam và chúng tôi muốn đầu tư vào đây", sáng lập quỹ Golden Gate Ventures nói

Về kinh nghiệm khởi nghiệp, theo Lauria, tinh thần như một chiến binh là điểm đầu tiên mà bất cứ startup nào cũng phải có. Thậm chí, ngay cả ý tưởng sáng tạo phải "khùng" một chút. Cá nhân ông khi làm việc năm 2000 tại thung lũng Silicon cũng rất khùng. Tuy nhiên, những người khùng này nhìn nhận thế giới một cách khác biệt với 99% số còn lại. Họ sẵn sàng nhận thấy cơ hội mà gần như tất cả mọi người không nhận ra, có người bị cười vào mặt, bị gia đình phản đối, song vẫn kiên trì, quyết tâm làm ra những điều tuyệt vời

Mặc dù thừa nhận có nhiều vấn đề trong nguồn nhân lực Việt Nam, song ông Phạm Minh Tuấn - CEO Topica Edtech Group nói: "Ta có nhiều nhân tài và các bạn cần phải đào tạo lại. Ở Silicon Valley khi tuyển người chúng tôi xem họ có cùng đam mê không, ham học hỏi không, tham vọng không,... sau đó chúng tôi cũng đầu tư đào tạo lại. So với 4,5 năm về trước giờ chúng tôi khá hài lòng với chất lượng nguồn nhân lực"

Ở góc độ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực ra thị trường, ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết, rằng ngày càng phải làm việc với rất nhiều các bạn trẻ tài năng. Các bạn có tham vọng thành công và khao khát chứng tỏ bản thân. Giới trẻ ngày nay thực sự mong muốn đứng lên chứng tỏ bản thân mình. Ví dụ như CEO Zalo Vương Quang Khải, Nguyễn Hà Đông Flappy Bird hay anh Nguyễn Tử Quảng Bphone cũng từ trường Bách khoa mà ra

Tư nhân và Chính phủ cùng nghĩ về tương lai dài hạn

Từ góc nhìn của một quỹ đầu tư được sở hữu bởi chính phủ, ông Steve Leonard - Nhà sáng lập kiêm CEO của quỹ đầu tư SGInnovate cho biết đang cố gắng tư duy và hành động theo cả hai hướng: Tư nhân và chính phủ

"Đối với Việt Nam cũng vậy, cần phải kết hợp cân bằng hai yếu tố. Đôi khi hai bên tư nhân và chính phủ có mục tiêu mâu thuẫn với nhau, nhưng khi phát triển thì phải nghĩ về tương lai dài hạn", Steve Leonard nói và cho biết kinh nghiệm của Singapore luôn đề cao nhân lực giáo dục khoa học công nghệ. Các nhà khoa học cần được đầu tư dài hạn hơn để tiến hành nghiên cứu. SGInnovate muốn tạo cơ hội đầu tư cho đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học ở các lĩnh vực mới mà các nhà đầu tư khác chưa dám đầu tư

"Các bạn có nhân tài, vấn đề chỉ là các bạn có tự tin mạnh dạn để theo đuổi cách làm mới hay không. Khi bạn có tầm nhìn tham vọng, khả năng bạn gặp phải rủi ro thất bại là không tránh khỏi. Nếu có người bảo hộ cho bạn về cả nguồn vốn và chính sách để bạn tiến về phía trước thì bạn sẽ tự tin trên con đường mình chọn hơn, đó chính là điều mà chúng tôi hướng tới", nhà sáng lập kiêm CEO của quỹ đầu tư SGInnovate khẳng định

Ông Steve cũng cho rằng, ông không quan tâm nhiều vào khái niệm startup kỳ lân, mà quan trọng là khởi nghiệp phải là khả thi về mặt tài chính cho tất cả mọi người. Còn công ty được định giá bao nhiêu, CEO này cho rằng điều đó không quan trọng

"Điều quan trọng hơn cả là như 2 Bộ trưởng và Phó thủ tướng đã nói và tôi xin nhắc lại: "Tôi tin Việt Nam nghiêm túc mong muốn xây dựng doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt cho thế giới. Việt Nam năng lực có, chỉ chờ thời!", vị này khẳng định

Kiều Linh
 
Đối thoại ở thung lũng Silicon
Trong bữa tối với những người bạn ở Thung lũng Silicon, bạn tôi Vikash nói “Phần lớn công ty khởi nghiệp công nghệ ở đây được tạo nên bởi các kỹ sư Ấn Độ”

Bốn mươi năm trước, khi những người di cư Ấn Độ bắt đầu tới Mỹ, họ không bao giờ nghĩ mình có thể thành công như người đi trước - Trung Quốc hay Nhật Bản. Nhưng trong hai mươi năm qua, rất nhiều người Ấn Độ đã làm việc và thành công ở đây hơn những nhóm người di cư khác. Chẳng hạn, Sundar Pichai - CEO của Google, Satya Nadella - CEO của Microsoft, Santana Narayen - CEO của Adobe, và nhiều nghìn người nắm những vị trí quản lý cấp cao. "Chúng tôi thậm chí còn vươn tới các ngành công nghiệp khác, các bạn có thể thấy Indira Nooyi - CEO của Pepsi Cola, Vikram Pandit - CEO của Citi group, và nhiều người nữa", Vikash tiếp

Tôi ngạc nhiên: "Đó là thông tin thú vị đây, nhưng tôi tự hỏi cái gì đã xảy ra cho những nhóm khác như người Trung Quốc và Nhật Bản?". Vikash giải thích, rằng phần lớn người di cư Trung Quốc đều hội tụ vào kinh doanh nhỏ, như thương mại, nhập khẩu, xuất khẩu hay nhà hàng; đa số người Nhật Bản đã quan tâm tới việc làm trong chính phủ, nhưng ít người chú ý tới khu vực công nghệ. Người Ấn Độ nắm lấy cơ hội này và trở nên thành công nhất trong số những người di cư trong công nghiệp công nghệ

Vikash lý giải tiếp cho câu hỏi tại sao sau đó của tôi. Một trong những thành công then chốt của người Ấn là họ có nhiều thông tin về thị trường việc làm. Chẳng hạn, phần lớn người di cư Trung Quốc đều lấy thông tin từ gia đình và họ hàng. Truyền thống gia đình vẫn ảnh hưởng tới quyết định của họ. Nếu bố mẹ sở hữu nhà hàng, con cái đi theo bằng việc mở nhà hàng. Còn người Ấn đều đi theo cái mới một cách cẩn thận. Họ đọc nhiều về thị trường việc làm và xu hướng xã hội, và họ chia sẻ thông tin về công nghệ và cơ hội việc làm rộng rãi bằng hàng nghìn blogs, tài khoản mạng xã hội

Khi thị trường công nghệ Mỹ đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt, nhiều người Ấn biết điều đó, nhanh chóng để học những kỹ năng này. Mơ ước của thanh niên Ấn Độ là thoát khỏi nghèo nàn bằng cách làm việc ở Mỹ. Và việc thiếu hụt kỹ năng ở Mỹ mở ra cánh cửa cho họ

Ramesh, một người bạn khác, nói thêm: "Một trong những ưu thế là chúng tôi nói tiếng Anh rất tốt khi so sánh với những người di cư khác". Vì ưu thế này, sinh viên Ấn Độ học tốt ở đại học cũng như làm tốt ở công ty vì có kỹ năng giao tiếp. Nếu nhìn xa hơn, ta sẽ thấy người Ấn không chỉ thành công ở Mỹ mà còn ở các nước khác như Singapore, Anh, Đức, Australia, và Scandinavia

Tôi không chịu: "Nhưng ngày nay nhiều người Trung Quốc và người Nhật Bản cũng nói tiếng Anh tốt nữa. Cái gì ngăn cản họ đạt tới thành công mà người Ấn có được?". Vikash trả lời ngay: "Đó là khía cạnh văn hoá. Bởi lý do nào đó, nhiều người không chia sẻ thông tin với người khác mà giữ nó cho bản thân họ. Chẳng hạn, khi Google đi tìm những kỹ năng nào đó, trong vòng vài phút, phần lớn các blogs và trang Facebook ở Ấn Độ đều đăng tin này nhưng anh không thấy điều đó ở các nước khác"

Có nhiều blogs cung cấp lời khuyên và hỗ trợ kỹ năng trên khắp Ấn Độ. Những người khác nắm bắt và tìm cách đáp ứng. "Chúng tôi tin cách tốt nhất để khuyến khích thanh niên học là cung cấp nhiều thông tin hơn, nhiều tin tức công nghệ hơn về các cơ hội việc làm và điều công nghiệp cần - không chỉ ở Mỹ mà mọi nơi khác", Vikash nói

Như lời anh nói, ngày nay internet là công cụ mạnh kết nối những người Ấn Độ làm việc ở hải ngoại và sống ở nước nhà. Ta có thể thấy rằng ở bất kì nước nào có công nghiệp công nghệ mạnh sẽ có các kĩ sư Ấn Độ ở đó. Anh tiếp: "Công nghệ càng tiến bộ, càng tốt hơn cho người Ấn vì tất cả chúng tôi đều biết cách nắm lấy cơ hội để tạo ra việc sống trong thế kỉ 21"

Báo cáo Công nghiệp năm 2019 toàn cầu dùng từ "nóng" cho thị trường kỹ sư phần mềm ở Mỹ do thiếu hụt người có kỹ năng và cạnh tranh trong các công ty hàng đầu như Google, Facebook, Microsoft và Apple. Năm năm qua, số sinh viên ghi danh vào ngành Khoa học máy tính, Kỹ nghệ phần mềm đã tăng trên 30% nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Điều được dự báo là việc thiếu hụt này sẽ tiếp tục trong ít nhất bảy năm nữa

Phải học cái gì để có nghề nghiệp thành công trong một thế giới nơi công nghệ đang dẫn lái mọi thứ? Điều gì xảy ra nếu tôi không thể vào được đại học? Cách tốt nhất là gì để sống còn trong thị trường thay đổi thường xuyên này? Đó là những câu hỏi tôi đã nhận được mọi tuần từ nhiều người trên khắp thế giới kể từ khi blog của tôi được dịch sang nhiều thứ tiếng. Nhiều bố mẹ đã hỏi tôi: "Thầy sẽ khuyên con tôi học khoa học máy tính hay công nghệ thông tin chứ? Thầy sẽ khuyên chúng vào đại học nào đó như thầy đã vào chứ?". Câu trả lời của tôi là: "Điều đó phải tuỳ vào con bạn sau khi chúng nghiên cứu về trường và môn học chúng muốn"

Phần lớn các bố mẹ đều muốn con họ vào đại học và có bằng cấp. Nhưng đại học không dành cho mọi người, một số người sẽ học tốt nhưng những người khác có thể không học tốt và bị phí thời gian ở đó. Ngày nay, bằng cấp không đảm bảo cái gì nhưng nhiều bố mẹ vẫn muốn con họ vào đại học vì đó là niềm tự hào của gia đình và là một phần của văn hoá đã tồn tại trong nhiều thế kỷ

Tuy nhiên, có nhiều phương án khác như trường trực tuyến, các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) và các chương trình đào tạo được thiết kế cho một lĩnh vực đặc thù nhưng giúp người học phát triển những kỹ năng cần thiết để họ có việc làm tốt. Phần lớn các môn học trực tuyến tại edX, Coursera, Udemy đều hội tụ vào kết quả vì chúng ngắn và thực tế. Và phần lớn các môn học trực tuyến trên mạng mở cho bất kỳ ai, không tính tiền (nếu bạn cần chứng chỉ thì mới phải nộp 20 tới 50 USD). Nhưng bằng việc đi qua các môn này, người học sẽ có kết quả ngay lập tức và hiểu ra điều họ muốn và có thể không muốn. Tôi cho rằng, rất đáng dành ra vài tháng học các môn này trước khi quyết định rằng vào đại học có thể tốt hơn cho bạn hay không

Người học ngày nay cần chủ động hơn vì học để thành người độc lập và để xác định tương lai, điều mình muốn làm với cuộc đời, để nhận biết bản thân cũng như thị trường việc làm. Người có giáo dục không phải là người có tri thức chuyên môn hay bằng cấp mà là người hiểu biết bản thân mình và phát triển một tâm trí mạnh để có thể học bất kì cái gì muốn học. Người có giáo dục cũng thường đọc nhiều sách hữu dụng để giáo dục bản thân mình vì việc đọc có thể ảnh hưởng tới tâm trí và thái độ của họ trong cuộc sống. Vấn đề là ngày nay, nhiều người không đọc gì thêm mà để các phương tiện khác kiểm soát họ. Xem thụ động video trên YouTube, đọc mọi thứ trên Facebook, Twitter có thể làm lãng phí nhiều thời gian

Hiện tượng người Ấn Độ thành công ở Thung lũng Silicon cho thấy, trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, có kỹ năng tốt là chưa đủ. Bạn phải có tính dự ứng bằng việc liên tục chia sẻ, tìm hiểu và tự học nếu bạn muốn giữ việc làm tốt

Giáo dục chính thức (tại trường học) kết thúc và bạn có bằng cấp. Nhưng nó chỉ là bắt đầu. Bạn phải liên tục tự học khi mọi thứ thay đổi quá nhanh, bạn cần giữ cho mình bắt kịp thế giới và sẽ được đánh giá bởi điều bạn biết. Khi ở trong trường, bạn dành vài tuần để học trước kì thi và đỗ nó, quan trọng để được điểm tốt và bằng cấp. Nhưng sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ khám phá ra rằng "giáo dục thực" bắt đầu sau giáo dục chính thức khi bạn học về việc làm, về trách nhiệm, về tương tác với người khác và các kỹ năng mềm mà bạn đã không được học trong trường. Khi đó, bạn bắt đầu cuộc sống độc lập riêng của bạn. Không có điểm số, không bằng cấp, không đánh giá, không đỗ hay trượt nhưng bạn phải tạo ra qui tắc riêng của bạn, việc học riêng của bạn, và cuộc sống riêng của bạn

Bạn sống thế nào, bạn làm việc thế nào, bạn phản ứng thế nào, bạn hỗ trợ gia đình, xã hội và bạn giáo dục bản thân thế nào để đối diện với "cuộc sống thực" - điều đó sẽ định vị hạnh phúc và thành công của bạn

John Vũ
 
Last edited:
Bộ Chính trị ra Nghị quyết về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, xã hội

Bộ Chính trị đưa ra một số quan điểm chỉ đạo, trong đó nêu rõ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội; xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp

Bộ Chính trị cũng lưu ý, cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí

Đồng thời, phát huy tối đa các nguồn lực, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội

Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu tổng quát là tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước

Cùng với đó là phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái

8 Chủ trương, chính sách

Bộ Chính trị đưa ra 8 chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thứ 1, đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội

Thứ 2, hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó chú trọng đến vấn đề khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, Chính phủ điện tử, phát triển đô thị thông minh…

Đồng thời, bổ sung một số ngành nghề kinh doanh mới được ưu đãi đầu tư để thúc đẩy tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Có cơ chế cho DN nhà nước thực hiện đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Khuyến khích các công ty đa quốc gia đặt các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam

Thứ 3, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc; quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới; đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng…

Thứ 4, chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia, trong đó xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo.

Trên cơ sở các khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng và TP.HCM, phát triển các khu đô thị sáng tạo đạt đẳng cấp quốc tế

Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, trước mắt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM

Thứ 5, chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu; đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao…

Thứ 6, chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên, trong đó tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; an toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hoá số; y tế; giáo dục và đào tạo…

Thứ 7, chính sách hội nhập quốc tế, trong đó phải chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu; hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài, về đầu tư mạo hiểm có vốn nước ngoài…

Thứ 8, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tiên phong thực hiện, đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ

Xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước

Cùng với đó, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chuẩn hoá và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp; cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp

Mục tiêu đến năm 2025

- Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN

Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã

- Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

- Thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung

Mục tiêu đến năm 2030

- Duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới

- Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp

- Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm

Hoàn thành xây dựng Chính phủ số

- Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới

Tầm nhìn đến năm 2045

Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh

Xem toàn văn Nghị quyết TẠI ĐÂY

Thu Hằng
 
Facebook đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam
Khẳng định sự hỗ trợ từ Đảng, Chính phủ Việt Nam là lý do


Facebook đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, khẳng định sự hỗ trợ từ Đảng, Chính phủ Việt Nam là lý do

"Những hợp tác, hỗ trợ chặt chẽ của từ phía Đảng và cơ quan Chính phủ là thành tố quan trọng để Facebook lựa chọn Việt Nam là nơi đẩy mạnh đầu tư", ông Simon Milner, Phó Chủ tịch phụ trách Chính sách công Facebook khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói

Một ngày sau tuyên bố Facebook đã chính thức mở rộng sản xuất sang Việt Nam với sản phẩm kính thực tế ảo Oculus Rift S thế hệ mới, chiều ngày 5/11, ông Simon Milner, Phó Chủ tịch phụ trách Chính sách công Facebook khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có cuộc trao đổi với báo chí. Ông khẳng định Việt Nam là thị trường quan trọng và tập đoàn cam kết sẽ đầu tư lâu dài

Ông có thể cho biết chiến lược của Facebook với thị trường Việt Nam là gì ?

Giống như chiến lược với nhiều quốc gia khác, Facebook luôn mong muốn trở thành đối tác tốt, tuyệt vời với Việt Nam. Chúng tôi hướng đến việc giúp hàng triệu người dùng Facebook ở Việt Nam có được trải nghiệp tốt khi sử dụng dịch vụ, có môi trường mạng an toàn. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào cuộc cách mạng 4.0, Facebook cũng hi vọng được cùng đồng hành

Ngoài điểm chung với những đất nước khác, Việt Nam có những điểm riêng biệt, ví dụ dân số trẻ, năng động, sử dụng, ứng dụng công nghệ mạnh mẽ. Facebook muốn rằng sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế này trong tương lai

Nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0, như ông nói là Facebook muốn đồng hành cùng Việt Nam, vậy, những hành động cụ thể nào có thể chứng minh cam kết này ?

Chúng tôi hỗ trợ cách mạng 4.0 ở Việt Nam thông qua 3 hoạt động cụ thể. Thứ nhất là đầu tư vào băng thông quốc tế cho người dùng. Facebook đã hợp tác với các nhà viễn thông tại Việt Nam để thực hiện điều này. Trong tổng số 63 Terabit thì Facebook hỗ trợ 5 Terabit

Thứ hai là hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam. Hiện cộng đồng mà chúng tôi đang hỗ trợ đạt con số 300 startups mà ví dụ có thể nhắc đến là Tiki. Tiki là 1 trong số 14 công ty nhận được sự tư vấn, hỗ trợ 1:1


Facebook đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, khẳng định sự hỗ trợ từ Đảng, Chính phủ Việt Nam là lý do - Ảnh 1.
Simon Milner, Phó Chủ tịch phụ trách Chính sách công Facebook khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Chúng tôi đồng hành cùng Tiki trong 1 chương trình tăng tốc trong 5 tháng, bao gồm cả việc đưa founder của doanh nghiệp sang thăm và làm việc cùng với những lãnh đạo cao nhất của Facebook

Thứ ba là hỗ trợ cộng đồng các nhà phát triển phần mềm. Chương trình này được bắt đầu từ năm 2017 và đến tháng 5 năm nay, Facebook đã tổ chức một cuộc thi trong cộng đồng các nhà lập trình Việt Nam. Đây là chương trình lớn, bắt đầu từ TP. Hồ Chí Minh và đến năm 2020 sẽ mở rộng ra Hà Nội

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam đang kinh doanh trên nền tảng của Facebook. Các ông có chính sách gì cho họ hay không ?

DNNVV có tiềm lực tài chính rất hạn chế do vậy các hoạt động quảng cáo truyền thống kiểu như pano ngoài trời, xuất hiện trên truyền hình sẽ nằm ngoài ngân sách của họ. Nhưng với giải pháp quảng cáo trên Facebook, họ có thể chi trả được. Như vậy, hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt được hưởng lợi từ nền tảng Facebook trong việc tiếp cận khách hàng

Ngoài ra, Facebook còn 2 chương trình nữa cho DNNVV là Bệ phóng doanh nghiệp cùng Facebook và Phụ nữ là doanh nhân

Nguyên nhân nào khiến Facebook quyết định đẩy mạnh đầu tư ở Việt Nam ?

Quy mô của nền kinh tế Việt Nam rất hấp dẫn. Chính phủ cũng có tinh thần cởi mở trong thu hút, tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đến làm ăn. Rồi thì sự năng động của người dân, sự phát triển nhanh của nền kinh tế... những yếu tố đấy khiến Việt Nam trở thành nơi có sức hút

Tất nhiên, các quốc gia khác thì cũng đông dân, dân số trẻ... nhưng điểm khác biệt ở Việt Nam là tinh thần quyết tâm của lãnh đạo Chính phủ trong việc hỗ trợ những chương trình này phát triển

Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp lãnh đạo cao cấp của Facebook ở Davos. Tháng 4 năm nay, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cũng có tiếp xúc với Sheryl Sandberg, COO Facebook

Trong cuộc gặp với bà Sheryl, ông Bình đề nghị chúng tôi hợp tác trong 3 lĩnh vực: an ninh mạng, nghiên cứu phát triển và đầu tư. Trong năm nay, 3 lĩnh vực này cũng có nhiều tiến triển

Chiều 4/11, khi gặp ông Bình, chúng tôi đã thông báo về kế hoạch đầu tư ở Việt Nam. Những hợp tác, hỗ trợ chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể như Ban Kinh tế Trung ương, cùng các cơ quan Chính phủ là thành tố quan trọng để Facebook chọn lựa Việt Nam

Vậy cụ thể Chính phủ Việt Nam đã có những động thái gì để Facebook dễ dàng thoạt động ?

Nếu bạn là tôi và tham gia vào những cuộc họp đó thì mới thấy Chính phủ các bạn rất cởi mở. Như tôi nói, họ rất chào đón các doanh nghiệp nước ngoài có định hướng phát triển cách mạng 4.0, công nghệ đến Việt Nam. Những hỗ trợ của Chính phủ dành cho Facebook rất tích cực

Mặt khác, Facebook cũng có mối quan hệ tốt với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đó là thế kiềng ba chân giữa Facebook – Chính phủ Việt Nam – Đại sứ quán Mỹ. Với mối quan hệ tốt đẹp như thế thì kể cả khi nảy sinh các vấn đề tạm gọi là bất đồng thì các bên cũng có thể cởi mở trao đổi với nhau

Những điều tốt đẹp này đã được chứng tỏ xuyên suốt qua các năm từ 2017 đến nay. Tôi hi vọng khi ở tương lai xa hơn, mọi thứ vẫn tốt đẹp

Quay trở lại với câu chuyện đầu tư sản xuất tại Việt Nam, ông có thể cho biết tại sao lại lựa chọn kính thực tế ảo Oculus Rift S thế hệ mới để là thứ bắt đầu và tiêu chí nào để doanh nghiệp Việt có thể tham gia cùng? Mặt khác, với cam kết đầu tư dài hơi như thế, liệu Facebook đã có kế hoạch cho một văn phòng đại diện ở đây ?

Cả hai câu hỏi này tôi xin phép chưa trả lời một cách cụ thể được. Với câu hỏi thứ nhất về tại sao lựa chọn kính thực tế ảo để sản xuất và doanh nghiệp nào có thể tham gia, khi có thông tin chính thức, chúng tôi sẽ công bố cập nhật

Với câu thứ hai liên quan đến cam kết đầu tư dài hạn ở Việt Nam, đây là cam kết rất mạnh mẽ của Facebook được thể hiện qua rất nhiều tuyên bố trước đó. Tôi hi vọng thông qua những công bố như vậy, Chính phủ và người dân luôn coi Facebook là đối tác tốt của Việt Nam

Cảm ơn ông !

Đức Minh
 
Nền kinh tế tài sản vô hình

Đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy nhanh hơn sự chuyển dịch sang nền kinh tế nhẹ (light asset economy), nơi các doanh nghiệp được định giá dựa vào với các tài sản vô hình như thương hiệu, dữ liệu, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, mạng lưới khách hàng trực tuyến, thay vì các tài sản hữu hình như máy móc sản xuất, cửa hàng trực tiếp

87659_anh_bai_1.jpg

Đại dịch Covid-19 tăng tốc sự chuyển dịch sang nền kinh tế ‘tài sản nhẹ’, vốn đã thể hiện từ lâu qua sự tăng trưởng của các nền tảng công lớn như Amazon

Doanh nghiệp ‘tài sản nhẹ’ được định giá cao

Nếu giới đầu tư muốn đặt cược vào sự phục hồi của thị trường buôn bán xe cũ trong năm nay, Công ty CarMax dường như là sự lựa chọn hợp lý vì đây là hãng kinh doanh xe cũ lớn nhất Mỹ với 200 cửa hàng với lịch sử lợi nhuận đáng tin cậy

Thế nhưng thị trường chứng khoán lại có ý tưởng khác. Công ty Carvana, có trụ sở ở bang Arizona, chuyên buôn buôn bán xe đã qua sử dụng trên nền tảng trực tuyến, chỉ bán số xe bằng phân nửa do với doanh số của CarMax. Hơn nữa, công ty này vẫn đang thua lỗ. Tuy nhiên, giá trị thị trường của Carvana chỉ kém hơn một chút so với CarMax vào cuối năm 2019 và giờ đây đã tăng lên mức 37 tỉ đô la Mỹ, cao hơn gấp đôi so với đối thủ

Mức tăng trưởng thần kỳ đó phản ánh một sự chuyển đổi rộng lớn hơn trong nền kinh tế Mỹ. Giá trị của các doanh nghiệp ngày càng được tạo ra nhiều hơn từ các nền tảng số hóa, phần mềm và các khoản đầu tư vô hình khác hơn là tài sản hữu hình và các mối quan hệ truyền thống

Xu hướng này, vốn đã thể hiện từ lâu ở sự tăng trưởng của nền tảng công nghệ lớn như Google, Facebook và Amazon, tăng tốc trong năm nay khi dịch bệnh Covid-19 chuyển dịch các tương tác của con người từ trực diện sang không gian ảo

Carvana đang đi theo bước chân của Amazon. Trang web của công ty này xử lý phần lớn quy trình giao dịch và bán xe. Mike Montani, nhà phân tích ở Công ty tư vấn đầu tư Evercore ISI, cho rằng Carvana sở hữu một trong nền tảng kinh doanh trực tuyến tốt nhất hiện nay

Nền tảng này cung cấp thêm sự minh bạch, tiện lợi và tính an toàn trong thời kỳ dịch bệnh. Khách hàng có thể chọn hình thức được giao xe đến tận nhà hoặc đến nhận xe ở một ‘máy bán xe’ (một tòa tháp gương chứa xe nhiều tầng) của Carvana

Sức hấp dẫn của mô hình tài sản nhẹ cũng giải thích phần nào mức định giá cao ngất ngưỡng của hãng xe điện Tesla. Phần lớn giá trị của Tesla nằm ở phần mềm hỗ trợ lái tự động. Phần mềm này ngốn rất nhiều ngân sách để phát triển nhưng chi phí cài đặt rất thấp, giúp tạo ra mức biên lợi nhuận béo bở

Trong một báo cáo hồi tháng 5, các nhà phân tích ở Ngân hàng Morgan Stanley cho biết gói cài đặt công nghệ lái tự động đầy đủ của Tesla (một tùy chọn mua thêm có trị giá 8.000 đô la khi mua xe của Tesla), có thể đóng góp 6% tổng doanh thu của Tesla nhưng gần 25% lợi nhuận gộp của công ty này vào năm 2025

Giá trị tài sản vô hình lên ngôi

Trong một báo cáo nghiên cứu gần đây, nhà kinh tế trưởng Jason Thomas ở Công ty quản lý tài sản Carlyle Group, cho biết công nghệ đã chắp cánh cho nhiều mô hình kinh doanh mới trong nhiều thập kỷ qua. Chẳng hạn, nhờ tận dụng sức mạnh của công nghệ, các ty kinh doanh dịch vụ taxi như Uber, Grab không cần sở hữu taxi và các công ty đặt phòng như Oyo Rooms, Airbnb không cần sở hữu khách sạn

“Sự xuất hiện và tăng trưởng của các doanh nghiệp hoạt động dựa vào nền tảng trực tuyến cung cấp một bằng chứng rõ ràng rằng, trong thời đại số, giá trị doanh nghiệp đổ dồn vào các ý tưởng, hoạt động nghiên cứu và phát triển, nội dung, dữ liệu và vốn con người, hay còn gọi là tài sản vô hình, thay vì máy móc công nghiệp, nhà máy hay các tài sản hữu hữu khác”, Thomas viết

Trong kỷ nguyên công nghiệp, nhà đầu tư thường tìm kiếm những công ty có cổ phiếu giao dịch với mức giá thấp hơn giá trị sổ sách của chúng (tổng tài sản trong bảng cân đối kế toán trừ đi nợ vay và các khoản nợ phải trả khác)

Ngày nay, phần lớn giá trị của các công ty đến từ các tài sản vô hình, thường không xuất hiện trong giá trị sổ sách của họ, chẳng hạn như tài sản sở hữu trí tuệ (bản quyền sáng chế, phần mềm, thương hiệu và mạng lưới người dùng)

Trong giai đoạn 1995-2018, tài sản vô hình tăng từ 68% lên 84% trong giá trị doanh nghiệp (bao gồm vốn cổ phần và nợ) của các công ty trong chỉ số S&P 500 ở Mỹ, theo ước tính của Thomas. Ông ước tính rằng trong 10 năm qua, 10% của các số công ty có chỉ số P/B (tỷ lệ giá cổ phiếu/giá trị sổ sách) mang lại mức sinh lời cho giới đầu tư trung bình 18% mỗi năm, trong khi đó, 10% trong số công ty có chỉ số P/B thấp nhất chỉ mang lại mức sinh lời chưa đến 5%

Thomas cho rằng các cơn suy thoái gây cú sốc cho các doanh nghiệp, buộc họ phải tái định hình mô hình kinh doanh. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm đóng băng thị trường tín dụng đối với bất động sản, hàng tồn kho và tiền lương của các công ty. Điều này thúc đẩy sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh dựa vào ‘tài sản nhẹ’, chẳng hạn như các công ty gọi xe

2f21c_anh_bai_2.jpg

Mức định giá của Carvana cao hơn gấp đôi so với đối thủ CarMax, công ty buôn bán xe cũ lớn nhất Mỹ với 200 cửa hàng, cho thấy giới đầu tư đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Carvana nhờ vào mô hình ‘tài sản nhẹ’

‘Tài sản nhẹ’ giúp Walt Disney giảm tổn thương trong mùa dịch

Đại dịch Covid-19 đã ‘dạy’ cho các doanh nghiệp biết hoạt động mà không cần văn phòng và tiếp xúc với khách hàng trên không gian ảo thay vì trực diện. Vì vậy, họ có khả năng sẽ tiếp tục giảm chú trọng các tài sản hữu hình để ưu tiên cho hoạt động nghiên cứu, thâu tóm khách hàng và quản lý dữ liệu, theo dự đoán của Thomas

Sự phụ thuộc của hãng truyền thông giải trí Walt Disney vào các tài sản như khu nghỉ dưỡng, du thuyền, rạp phim...đã khiến doanh thu của hãng này bị sụt giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch. Nhưng giờ đây, Walt Disney đã có sự bù đắp từ một danh mục tài sản nhẹ, đó là sự tăng trưởng của mảng kinh doanh phát sóng trực tiếp (streaming) qua nền tảng trực tuyến bao gồm các dịch vụ Disney +, Hulu và ESPN + với 100 triệu dùng đã đăng ký thuê bao

Mảng kinh doanh phát sóng trực tiếp giúp Walt Disney giảm sự phụ thuộc vào rạp phim, các giấy phép phát sóng và truyền hình cáp để truyền phát các nội dung đến khán giả

Nó cũng cho phép Walt Disney cung cấp phim bom tấn mới ra mắt Mulan (Hoa Mộc Lan) cho khán giả thông qua dịch vụ Disney + khi nhiều rạp phim ở Mỹ đóng cửa trong thời kỳ dịch bệnh. Hồi tháng 1, thị trường định giá mảnh kinh doanh phát sóng trực tiếp của Walt Disney khoảng 108 tỉ đô la, theo các nhà phân tích của Ngân hàng Barclays

Con số này bằng phân nửa vốn hóa thị trường hiện tại của Netflix, một nền tảng chỉ chuyên dịch vụ phát sóng trực tiếp. Thị trường chứng khoán có thể đúng khi đánh giá cao triển vọng trong tương lai của các doanh nghiệp tài sản nhẹ nhưng điều này không có nghĩa là thị trường đã chọn đúng ai sẽ là người chiến thắng

Mảng kinh doanh phát sóng trực tiếp của Walt Disney vẫn đang thua lỗ. Và Tesla, có mức định giá cao hơn mức định giá của Toyota và Volkswagen gộp lại, đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh một thị trường xe điện với quy mô còn nhỏ

Carvana cũng đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt. CarMax đang phát triển mảng bán xe trực tuyến để bổ sung cho hoạt động kinh doanh ở các cửa hàng

Nhà phân tích Mike Montani cho rằng mức định giá hiện nay của Carvana cho thấy giới đầu tư kỳ vọng công ty này sẽ trở thành doanh nghiệp buôn bán xe cũ lớn nhất Mỹ vào năm 2030. Nhưng Montani cho rằng để đạt được ngôi vị đó, Carvana cần phải đầu tư nhiều hơn cho các tài sản hữu hình, bao gồm các cửa hàng chăm sóc những vị khách vẫn muốn đến xem xe trực tiếp rồi mới quyết định mua. Ông nhận định rốt cục, các mô hình kinh doanh của Carvana và CarMax sẽ hội tụ lại với nhau
 
Kinh tế số đóng góp 30% GDP vào 2030

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 52-NQ/TW. Một trong những mục tiêu đặt ra là Kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm

2aa88_kinhte_so.jpg

Nguồn nhận lực chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 duy trì xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của WIPO thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; Chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; Chỉ số Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; hoàn thành xây dựng Chính phủ số

Bên cạnh đó, một mục tiêu quan trọng khác là hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới

Theo đó, định hướng của Chiến lược là nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ rô-bốt, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ trong y học, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối...; mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong đó, Chiến lược sẽ đẩy mạnh phát triển internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu lớn; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực; đầu tư, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước (GovTech) và cung cấp dịch vụ công. Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội thời gian thực phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
 
Nếu công nghiệp ICT là Make in Vietnam, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghệ


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Nếu công nghiệp ICT là Make in Vietnam, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghệ'

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu lĩnh vực công nghiệp ICT vẫn là gia công, làm thuê, thì lĩnh vực này vẫn như cũ. Nhưng nếu công nghiệp ICT là "Make in Vietnam", là phát triển các công nghiệp công nghệ số Việt Nam, là làm chủ công nghệ, thiết kế, sáng tạo và làm ra tại Việt Nam, là giải bài toán Việt Nam, giúp đất nước phát triển và từ đây, đi ra chinh phục thế giới, là biến Việt Nam thành quốc gia công nghệ

Sự di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số là sự di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử

Ngày 12/1, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bô Thông tin và Truyền thông. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Chúng ta đang sống trong một giai đoạn rất đặc biệt của nhân loại, thế giới đang thay đổi nhanh, khó đoán định, phức tạp và mơ hồ"

"Bởi vì nhân loại đang bước vào một không gian sống hoàn toàn mới. Sự di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số là sự di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Trong cuộc di chuyển này, thách thức lớn và cơ hội lớn luôn đi song hành", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói thêm

Theo đó, công nghệ số, chuyển đổi số và báo chí truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chuyển đổi này. Ngành thông tin và truyền thông chưa bao giờ có sứ mệnh lớn lao như bây giờ. "Đây cũng là cơ may hiếm có để ngành thông tin và truyền thông định vị lại mình, nhìn rõ các thách thức và xác định đúng không gian sống mới, đóng vai trò quyết định cho mọi sự phát triển"

Đột phá của chuyển đổi số: Càng dùng càng rẻ, càng dùng càng giỏi !

Theo Bộ trưởng Hùng, nếu bưu chính là chuyển phát thư và bưu kiện, thì bưu chính vẫn sẽ là bưu chính. Nhưng, nếu bưu chính là đảm bảo dòng chảy vật chất, bên cạnh dòng chảy dữ liệu, nếu bưu chính là nền tảng để hỗ trợ mọi cá nhân, mọi hộ gia đình có thể kinh doanh, có thể tiếp cận thị trường toàn quốc và toàn cầu thì bưu chính là nền tảng giúp người dân kinh doanh và làm giàu, thoát nghèo

"Do vậy, không gian sống, sứ mệnh mới của bưu chính là vô cùng lớn lao", Bộ trưởng khẳng định

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho hay: "Nếu viễn thông vẫn tiếp tục là hạ tầng thông tin liên lạc, thì viễn thông vẫn sẽ là viễn thông. Nhưng, nếu viễn thông là hạ tầng của nền kinh tế số, nếu viễn thông là hạ tầng của lưu trữ và xử lý dữ liệu, nếu viễn thông là hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ tới mọi người, mọi doanh nghiệp, để giúp họ sáng tạo sản phẩm, thì viễn thông đã trở thành hạ tầng sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế số"

Như vậy, không gian mới, sứ mệnh mới của viễn thông đã và đang dần hình thành

Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu ứng dụng công nghệ thông tin vẫn tiếp tục là tự động hóa các hoạt động cũ, thì sẽ vẫn là ứng dụng công nghệ thông tin. Nhưng nếu ứng dụng công nghệ thông tin là sử dụng công nghệ số để chuyển đổi số, để thay đổi mô hình vận hành, thì công nghệ thông tin thực sự là một cuộc cách mạng giúp nhân loại di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số

Chuyển đổi số là sự phát triển tiếp theo của ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng là sự phát triển mang tính đột phá. Lý giải về điều này, Bộ trưởng chỉ rõ: "Đột phá ở chỗ, nó đưa mọi hoạt động lên môi trường số, toàn dân và toàn diện. Đột phá ở chỗ thay đổi cách chúng ta vận hành cuộc sống. Đột phá ở chỗ, càng dùng thì càng rẻ, càng dùng thì càng giỏi lên, công nghệ càng phát triển..."

Đó là tương lai của ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số

Bất kì quốc gia nào đã "hoá rồng", "hoá hổ" thì đều dựa vào sức mạnh tinh thần

Nếu an toàn thông tin vẫn đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin thì sẽ vẫn như vậy. Nhưng nếu an toàn thông tin đảm bảo sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, xây dựng nền công nghiệp an toàn an ninh mạng giống như công nghiệp dự phòng, là làm chủ hệ thống an toàn an ninh mạng Việt Nam, là trở thành cường quốc về an toàn an ninh mạng để bảo vệ đất nước trên không gian mạng thì an ninh mạng, an toàn thông tin sẽ thực sự có một không gian và sứ mệnh mới vô cùng lớn lao

Nếu lĩnh vực công nghiệp ICT vẫn là gia công, làm thuê, thì lĩnh vực này vẫn như cũ. Nhưng nếu công nghiệp ICT là "Make in Vietnam", là phát triển các công nghiệp công nghệ số Việt Nam, là làm chủ công nghệ, thiết kế, sáng tạo và làm ra tại Việt Nam, là giải bài toán Việt Nam, giúp đất nước phát triển và từ đây, đi ra chinh phục thế giới, là biến Việt Nam thành quốc gia công nghệ, là tăng trưởng gấp 2 đến 4 lần tăng trưởng GDP của cả nước, là động lực đưa Việt Nam thành hùng cường thịnh vượng, trở thành nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045 thì lĩnh vực công nghiệp ICT đã nhận về mình một sứ mệnh hoàn toàn mới

Nếu báo chí tiếp tục đưa tin ai, ở đâu, làm gì, khi nào thì báo chí vẫn như cách đây hàng trăm năm. Nhưng nếu báo chí là phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, thì báo chí đã nhận về mình một sứ mệnh mới

"Bất kì quốc gia nào đã hóa rồng, hóa hổ thì đều dựa vào sức mạnh tinh thần là chính. Mà sức mạnh này chỉ được kích hoạt khi quốc gia có một giấc mơ lớn, một khát vọng lớn", Bộ trưởng nhận định

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kết luận: "Dự thảo đại hội 13 của Đảng đã đặt ra khát vọng này, nhiệm vụ của báo chí là khơi dậy khát vọng này và tất cả mọi người dân Việt Nam, và từ khát vọng này thành sức mạnh tinh thần, và từ sức mạnh tinh thần này thành hành động phát triển đất nước"
 
Xây dựng thể chế vượt trội, chấp nhận rủi ro để phát triển công nghệ

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết sắp tới sẽ chú trọng xây dựng thể chế vượt trội, chấp nhận rủi ro để khuyến khích phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo

Trong bài tham luận của mình tại Đại hội Đảng XIII sáng 28/1, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt dành nhiều thời gian để nói đến tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc thay đổi mô hình tăng trưởng

Ông nhấn mạnh Việt Nam không thể dựa vào lao động giá rẻ, mà cần phát triển kinh tế dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

85% vũ khí được nghiên cứu trong nước

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, 5 năm qua, khoa học và công nghệ Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP - giai đoạn 2016-2020 đã tăng lên 45,2% so với mức 33,58% của giai đoạn 2011-2015 là 33,6%

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 đã tăng lên 5,8%/năm so với giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020

phat trien khoa hoc cong nghe doi moi sang tao anh 1

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt

Trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2020, Việt Nam xếp hạng 42/131 nền kinh tế. Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đầu trong nhóm 29 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được xếp hạng GII năm 2020. Trong 10 nước khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3, sau Singapore và Malaysia

Trong nông nghiệp, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng vượt trội so với khu vực và thế giới. Khoa học và công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% sản xuất giống cây trồng, vật nuôi

Trong công nghiệp và dịch vụ, các chuyên gia công nghệ trong nước đã đủ năng lực thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng, giàn khoan dầu khí tự nâng ở vùng nước sâu. Việt Nam có thể thiết kế, thi công các loại cầu vượt sông khẩu độ lớn, hầm đường bộ, nhà cao tầng, nhà máy nhiệt điện, thủy điện quy mô lớn

Công nghệ thông tin và truyền thông thế hệ mới, công nghệ số được ứng dụng rộng trong các ngành dịch vụ ngân hàng, hàng không, bưu chính viễn thông. Nhiều công nghệ cao như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, mạng di động 5G đã và đang được phát triển

Trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhiều công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị, giúp nâng cao rõ rệt chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, giảm chi phí cho người dân và xã hội. Việt Nam nằm trong top 3 nước ASEAN và 43 nước trên thế giới tự sản xuất được vaccine, rất thành công trong công tác phòng ngừa và thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm…

Trong quốc phòng và an ninh quốc gia, đã thiết kế, chế tạo mới và cải tiến được nhiều loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao; xây dựng được các hệ thống giám sát và kiểm soát an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng. Theo Bộ trưởng, 85% vũ khí trang bị kỹ thuật của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là kết quả nghiên cứu trong nước, đáp ứng các yêu cầu tác chiến

Cần phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhắc lại khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được khẳng định là động lực phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều văn kiện quan trọng như Cương lĩnh phát triển đất nước, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các đạo luật

Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao

Với mục tiêu này thì việc tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng dựa vào vốn và lao động như trước đây sẽ không còn phù hợp bởi mô hình này còn rất ít dư địa, có xu hướng chững lại và có nguy cơ đưa nước ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các quốc gia trên thế giới

Bởi vậy, trong giai đoạn tới, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã trở thành một trong những xu hướng phát triển của thời đại, ông cho rằng Việt Nam cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện nay sang mô hình dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Qua đó mới có thể nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để phát triển nhanh

Xây dựng thể chế cho khoa học, công nghệ

Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới, ngành khoa học và công nghệ sẽ làm tốt một số việc

Đó là thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo như là cầu nối để khoa học - công nghệ phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội, qua đó tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc này cũng góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh

Ngành cũng sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng đến việc xây dựng thể chế vượt trội và chấp nhận rủi ro trong hoạt động này. Bộ trưởng nhắc lại cần có nỗ lực toàn diện và đồng bộ để tháo gỡ các rào cản trong hệ thống luật pháp và chính sách

Người đứng đầu ngành khoa học và công nghệ cũng nhấn mạnh sẽ thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm

“Sẽ ưu tiên phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng lực đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp”, ông nói
 
Lập Đại dự án phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo

Để phát triển bứt phá, chúng ta cần dồn lực phát triển đội ngũ nhân tài chuyển đổi số cốt cán, tiến thẳng vào những công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật…

Thay vì cứ tiếp tục tiến hành theo cách truyền thống với các dự án nhỏ lẻ, chúng ta tập trung lập Đại dự án phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhanh chóng bắt kịp và vượt lên trong cuộc đua tranh đầy khốc liệt nhằm khai thông các điểm nghẽn, tạo động lực tăng trưởng, giúp Việt Nam bứt phá, nhảy vọt trong bản đồ công nghệ toàn cầu.

Tầm nhìn và lộ trình

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm đầu ASEAN về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đến năm 2045 thuộc nhóm 20 nước hàng đầu thế giới. Để thực hiện sứ mệnh này, Đại dự án tập trung vào thực hiện 3 nhiệm vụ chính và với lộ trình 3 giai đoạn.

Lập Đại dự án phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo

Để phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cần không ngừng gia tăng phát minh, sáng chế

+ Nghiên cứu, hoạch định chiến lược để Việt Nam tiến thẳng, làm chủ và tiên phong trong phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải các bài toán quốc gia và toàn cầu;

+ Kết nối và xây dựng mạng lưới trí tuệ nhân tạo toàn cầu vì một Việt Nam hùng cường trong thời đại 4.0; Thu thập, cập nhật thông tin mới nhất về sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo; Thu hút, đào tạo và nuôi dưỡng các chuyên gia, kỹ sư công nghệ trí tuệ nhân tạo;

+ Giai đoạn 1 - Thiết lập mạng lưới và tiếp cận công nghệ: Liên kết và thu hút nguồn nhân tài trí tuệ nhân tạo toàn cầu. Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài về công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo giải các bài toán ưu tiên quốc gia.

+ Giai đoạn 2 - Phát triển mạng lưới và cải tiến công nghệ: Dựa trên những kiến thức và nền tảng để phát triển những nền tảng mới của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Mở rộng mạng lưới liên kết, “trạm” nghiên cứu và trung tâm công nghệ sáng tạo. Thu hút thêm nguồn tài chính từ doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế...

+ Giai đoạn 3 - Sáng tạo công nghệ và tiên phong: Không ngừng gia tăng phát minh, sáng chế. Đưa ra những ứng dụng công nghệ mới để tương thích, hiệu quả hơn, giải quyết các bài toán toàn cầu

Tuyển chọn nhân sự cốt cán

Nhân sự cốt cán, đặc biệt là tổng tư lệnh Đại dự án, tư lệnh của các đội đặc nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của Đại dự án nên phải tuyển chọn thật kỹ lưỡng. Cũng bởi vậy, cần tìm kiếm từ mọi nguồn trên phạm vi toàn cầu. Tùy theo mỗi vị trí mà có các tiêu chuẩn tuyển chọn khác nhau song tối thiểu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới đây

Năng lực và kinh nghiệm

+ Giỏi lãnh đạo, có tầm nhìn và năng lực hoạt động ở toàn cầu; Am hiểu sâu sắc về công nghệ và có bề dày kinh nghiệm, từng quản lý thành công các dự án công nghệ, khoa học lớn; bậc thầy về dùng trí tuệ toàn cầu trong phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo giải quyết các bài toán đất nước và toàn cầu


+ Đã có những thành tựu lớn trên thực tế được đồng nghiệp đánh giá là xuất chúng, có năng lực lãnh đạo, quản lý xuất sắc, được công chúng, xã hội, đặc biệt là cộng đồng các nhà khoa học quốc tế biết đến và thừa nhận…

Phẩm chất

+ Nhìn nhận việc đảm nhận vị trí quyền cao chức trọng trong Đại dự án không phải là một nghề kiếm sống, làm giàu, có quyền lực hay để kiếm danh mà để đem cái tài, sở trường của mình góp phần đưa đất nước cất cánh, làm nên kỳ tích sông Hồng trong thời đại 4.0…

+ Tinh thần đổi mới sáng tạo, đau đáu trong suy nghĩ, quyết đoán trong hành động, cháy bỏng khát vọng dân tộc, dám nghĩ dám làm, dám hành động đột phá, quả cảm tiên phong theo dòng chảy thời đại…

Nguồn tài chính

Nguồn tài chính ban đầu cho Đại dự án khoảng 10 tỷ USD do Nhà nước bố trí, các tập đoàn công nghệ tham gia góp vốn và huy động từ các nguồn khác, từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước và một số tập đoàn công nghệ trong nước cùng hợp lực để thực hiện Đại dự án này

Đại dự án lập 3 đội đặc nhiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Đội 1 đặt ở Hà Nội, đội 2 đặt ở thung lũng Silicon (Mỹ), đội 3 ở London (Anh). Qua đây chúng ta sẽ tạo cầu nối và mạng lưới để khai thác trí tuệ toàn cầu vì một Việt Nam hùng cường trong thời đại 4.0

Đứng đầu là một tổng tư lệnh toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Đại dự án, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước nhân dân và số phận của dân tộc. Mỗi đội có 1 tư lệnh đứng đầu, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của đội. Các đội hoạt động theo nguyên tắc độc lập, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau

Tóm lại, để làm cách mạng chuyển đổi số thành công, tiến quân vào thời đại 4.0 bắt kịp các nước phát triển, số đông nhân lực cần được trang bị kỹ năng phù hợp, nhất là phải có các tư lệnh chuyển đổi số tài năng cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư công nghệ số tinh nhuệ với tinh thần đổi mới sáng tạo, quả cảm tiên phong, đau đáu trong suy nghĩ, quyết đoán trong hành động, biết dùng trí tuệ toàn cầu trong phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải quyết các bài toán đất nước và toàn cầu

Chúng ta chỉ có thể có được đội ngũ tinh hoa cốt cán này khi thực tâm trọng dụng hiền tài, tạo môi trường thuận lợi cho hiền tài xuất hiện, phát huy tài năng, giao cho họ trọng trách và nhiệm vụ xứng tầm, cho họ không gian đủ rộng để phát huy hết tài năng, toàn tâm toàn ý vì một Việt Nam hùng cường trong thời đại 4.0, bằng không chúng ta sẽ bị kéo lê theo thời đại 4.0. Bởi lẽ, thủy thủ giỏi không lớn lên trong bồn tắm, mà là trong bão tố. Chiến binh giỏi không sinh ra trên quân hàm, họ sinh ra trên chiến trường

Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm chúng ta cần chung tay đánh thức tiềm lực để làm cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo nên một kỳ tích sông Hồng trong thời đại 4.0. Các nước và lãnh thổ chịu ảnh hưởng Nho giáo đều đã hóa rồng, bắt đầu từ Nhật Bản rồi đến 4 con rồng châu Á, Trung Quốc thì đã soán ngôi cường quốc kinh tế số 2 thế giới của Nhật Bản vào năm 2010 và đang trên hành trình hiện thực hóa giấc mộng Trung Hoa vào năm 2049

Dân tộc Việt Nam vốn tiềm ẩn sức mạnh và ý chí phi thường, có bản lĩnh và trí tuệ không kém ai, khi được khơi nguồn sức mạnh sẽ trỗi dậy mãnh liệt

TS Phạm Mạnh Hùng - TS Bùi Khắc Linh
Viện Kinh tế và chính trị thế giới
 
Việt Nam thành trung tâm R&D của nhiều 'ông lớn' công nghệ

Samsung xây dựng trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD, trong khi Qualcomm chọn Việt Nam là nơi đặt trung tâm R&D đầu tiên ở Đông Nam Á

Samsung lần đầu công bố bức tranh toàn cảnh về hiện trạng phát triển R&D của họ tại Việt Nam, trong đó nổi bật là dự án Trung tâm R&D 220 triệu USD đang trong quá trình xây dựng tại Tây Hồ (Hà Nội). Trung tâm này dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và là nơi làm việc của ba nghìn kỹ sư

Trước khi xây dựng trung tâm mới, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc này đã đặt trụ sở cho bốn mảng R&D tại Việt Nam, nghiên cứu về thiết bị di động, điện tử gia dụng, AI và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, họ còn có SDV - một trung tâm chuyên nghiên cứu màn hình kiêm phát triển nhân tài cho hãng

Những năm gần đây, ngoài Samsung, nhiều doanh nghiệp công nghệ khác đã chọn Việt Nam làm điểm đầu tư R&D. Trước đó, Grab mở trung tâm R&D tại TP HCM. LG được cho là sẽ mở trung tâm thứ hai tại Đà Nẵng. Panasonic, Toshiba, cũng đã có các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Mới đây nhất, Qualcomm đã công bố phòng thí nghiệm duy nhất của mình ở Đông Nam Á, tại Hà Nội

Trung tâm của Qualcomm mở vào tháng 6 năm ngoái với quy mô 4 phòng lab, tập trung vào các công nghệ có vai trò quan trọng hàng đầu hiện nay, như sóng radio 4G/5G, camera, một phòng chuyên nghiên cứu cải thiện hiệu năng và pin cho thiết bị di động và một phòng giả lập môi trường mạng để phục vụ thị trường Mỹ, châu Âu. Đến tháng 4 năm nay, trung tâm có khoảng 50 kỹ sư, toàn bộ là người Việt Nam

Các trung tâm R&D tại Việt Nam của Qualcomm và Samsung đều là nơi nghiên cứu và phát triển lớn nhất của họ tại Đông Nam Á, nghiên cứu công nghệ cho các dự án trên toàn cầu

"Trung tâm tại Hà Nội nằm trong hệ thống R&D toàn cầu của Qualcomm, tham gia các dự án lớn của tập đoàn chứ không chỉ phát triển sản phẩm riêng cho Việt Nam", ông Thiều Phương Nam, CEO Qualcomm khu vực Đông Dương chia sẻ

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động của Samsung (SVMC) tại Hà Nội đảm nhận việc nghiên cứu và phát triển dòng điện thoại A tại thị trường Đông Nam Á và nhiều sản phẩm cho thị trường Australia, New Zealand, châu Âu. Đây cũng là nơi kiểm chứng các thiết bị mạng 5G

Cạnh tranh thu hút nhân lực

Khi ngày càng nhiều dự án R&D có mặt tại Việt Nam, nhân lực chất lượng cao trở thành mục tiêu "săn lùng" của các ông lớn công nghệ

Dù đánh giá việc xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam "không có gì khó khăn", ông Thiều Phương Nam cũng nhận định "tương lai khi Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ mới và có nhiều tập đoàn công nghệ lớn đầu tư vào, các công ty sẽ cạnh tranh với nhau về nguồn nhân lực"

Các trường đại học có chất lượng đào tạo ngày càng tốt, bổ sung nguồn kỹ sư tốt cho các trung tâm nghiên cứu. Tuy nhiên để thu hút được người phù hợp, các "ông lớn" công nghệ không chỉ cạnh tranh bằng chế độ làm việc, mà còn chính các "tài sản" công nghệ của mình

"Để thu hút kỹ sư giỏi, chúng tôi giúp họ tiếp cận với các công nghệ mới nhất của thế giới. Chẳng hạn, nếu kỹ sư đó muốn phát triển các kỹ năng liên quan đến mạng 5G, họ sẽ đến với Qualcomm", ông Nam nói

Trong khi đó, Samsung lại phát triển nhân lực từ việc đào tạo. Đại diện Samsung Việt Nam cho biết, công tác đào tạo được triển khai từ năm 2012. 11 phòng lab tại các trường đại học, nhiều chương trình hợp tác đào tạo được mở ra, giúp sinh viên có nghiên cứu về di động theo tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu. Nhiều sinh viên sau khi thực tập đã trở thành nhân sự chính thức trong các dự án R&D của doanh nghiệp này

Thách thức với công ty trong nước

Đánh giá về việc các tên tuổi lớn trên thế giới đang chọn Việt Nam để mở các trung tâm R&D, ông Vũ Thanh Thắng, Phó Chủ tịch Tập đoàn Bkav, cho rằng "đây là dấu hiệu tốt", nhưng cũng sẽ mang đến nhiều thách thức cho các công ty trong nước

"Điều này minh chứng rằng người Việt Nam đủ năng lực để tham gia vào các mảng có giá trị cao nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu", ông Thắng nói. Theo đại diện Bkav, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn lực trẻ dồi dào với năng lực nghiên cứu tốt, nên sẽ là điểm hấp dẫn với các công ty nước ngoài

Thực tế này cũng thể hiện thuận lợi với các doanh nghiệp Việt Nam là luôn có sẵn nguồn lực phục vụ R&D ngay trong nước. Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng thách thức lớn nhất với các công ty công nghệ trong nước là phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài đã có nhiều tiềm lực

Kinh nghiệm được đại diện Bkav chia sẻ là "hãy định hướng trở thành công ty công nghệ toàn cầu và xác định từ trước các thách thức này". R&D là yếu tố sống còn của các công ty công nghệ, vì vậy, các công ty cũng nên chủ động đào tạo nguồn nhân lực R&D cho chính mình

Thực tế, các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước vừa là đối thủ nhưng cũng vừa là đối tác của nhau. Sự phát triển của các công ty công nghệ trong nước như Bkav, cũng là yếu tố giúp thu hút các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đầu tư R&D. Qualcomm cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trung tâm R&D tại Hà Nội là hỗ trợ các đối tác trong nước phát triển sản phẩm. Nhiều sản phẩm công nghệ của Việt Nam, như smartphone VinSmart, camera AI của Bkav, thiết bị mạng VNPT, sử dụng các linh kiện từ Qualcomm

Theo đại diện Samsung Việt Nam, với việc đầu tư lớn vào các hoạt động R&D, hãng hi vọng sẽ đóng góp và tạo tiền đề để Việt Nam đi trước đón đầu những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư

Lưu Quý
 
Top