What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

China ThinkTank

thinktank.vn

Administrator
Trung Quốc coi trọng phát triển hệ thống ThinkTank
Tháng 1/2004 Trung ương Đảng Trung Quốc chỉ thị: Phải làm cho giới khoa học xã hội trở thành “Kho tư tưởng” và Think Tank của Đảng và Chính phủ. Hàng nghìn cơ quan nghiên cứu bắt đầu tổ chức nghiên cứu phản biện. Một số đoàn thể tư vấn kiểu Think Tank xuất hiện tuy còn rất khó hoạt động

Quá trình phát triển

Trung Quốc bắt đầu làm quen với khái niệm Think Tank từ sau cải cách mở cửa. Trước đó, quá trình hoạch định chính sách chủ yếu do một số cá nhân lãnh đạo quyết định, hầu như không sử dụng trí tuệ của bộ máy tư vấn và của dân chúng; vì thế từng phạm những sai lầm khó tưởng tượng

Thí dụ, một câu nói của lãnh tụ Người đông (thì) sức lớn dẫn tới hậu quả không thực thi sinh đẻ có kế hoạch, số dân tăng thêm mấy trăm triệu, để lại bao nhiêu di họa: thất nghiệp, chưa giàu đã già. Việc hủy chế độ khám sức khỏe trước khi cưới đã làm tăng số người tàn tật lên tới mức đáng lo…

Do cách quyết sách tùy tiện ấy, Trung Quốc đã bỏ lỡ hai cơ hội chiến lược để phát triển đất nước. Cơ hội thứ nhất: sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, môi trường an ninh của Trung Quốc được cải thiện rõ rệt, nhưng chỉ tận dụng thuận lợi này được 4 năm thì các chủ trương Chỉnh phong, Chống phái hữu, Đại Nhảy Vọt, Công xã nhân dân đã hủy hoại tất cả

Sức người sức của bị lãng phí không sao kể xiết, hàng chục triệu dân bị chết đói, bỏ lỡ cơ hội vàng phát triển sau chiến tranh (trong khi Nhật tận dụng được cơ hội này). Cơ hội thứ hai: sau khi nối lại quan hệ với Mỹ, hoàn cảnh chiến lược của Trung Quốc trong thời gian 1971-1976 được cải thiện rất nhiều. Thế nhưng 10 năm đại loạn “Cách mạng Văn hoá” đã phá hỏng cơ hội đó

Nhiều người thấy rõ những sai lầm ấy nhưng không ai dám nói. Nguyên soái Bành Đức Hoài mới dè dặt nêu ra vài ý kiến về Đại Nhảy vọt đã bị cách hết mọi chức vụ

Xảy ra tình hình trên không phải vì người Trung Quốc kém thông minh. Nhưng trí tuệ của họ bị bỏ xó; hơn tỷ dân chỉ có một người được quyền suy nghĩ và phát ngôn. Tư tưởng “Đại nhất thống” của Khổng giáo tuy tạo ra sự nhất trí cao độ trong toàn dân song đồng thời cũng bóp chết mọi sáng tạo, mọi ý tưởng đúng đắn

Đến thập kỷ 80, nhằm ngăn chặn các quyết sách tùy tiện chưa qua sự nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, Đặng Tiểu Bình đề xuất Khoa học hóa quyết sách, cho phép nêu các ý kiến trái chiều. Một số chuyên viên cấp cao rời cơ quan nhà nước lập cơ quan nghiên cứu của mình. Năm 2003 Ủy ban Phát triển Cải cách công khai tổ chức mời thầu đề tài nghiên cứu Quy hoạch 5 năm lần thứ X

Tháng 1/2004 Trung ương Đảng chỉ thị: Phải làm cho giới khoa học xã hội trở thành “Kho tư tưởng” và Think Tank của Đảng và chính phủ. Hàng nghìn cơ quan nghiên cứu bắt đầu tổ chức nghiên cứu phản biện. Một số đoàn thể tư vấn kiểu Think Tank xuất hiện tuy còn rất khó hoạt động

Giới học giả Trung Quốc nhận xét nước họ xuất siêu hàng hóa nhưng lại nhập siêu về tư tưởng. Đó là do thể chế chính trị hiện hành không tạo điều kiện sinh ra những nhà tư tưởng, nhà chính trị học có thể đề xuất các ý tưởng, lý thuyết mới lạ làm cả thế giới quan tâm như Huntington, Toffler, Paul Kennedy, Joseph Nye…

Một học giả viết: sau Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc chưa có nhà tư tưởng nào. Trung tướng Lưu Á Châu chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc nói thẳng: “Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel nói Trung Quốc không có triết học. Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào”

Kiều Lương, tác giả sách “Siêu hạn chiến”, nêu thí dụ: khi Anh Quốc dự định trả lại Hồng Công cho Trung Quốc, nhiều chính khách phương Tây lo nước này thống nhất sẽ lớn mạnh tới mức đe dọa thế giới. Bà Thủ tướng Thatcher an ủi: “Các bạn chẳng cần e ngại Trung Quốc, vì trong vài chục năm tới, thậm chí cả trăm năm, nước này không thể mang lại cho thế giới bất cứ một tư tưởng mới nào cả”

Trung Quốc hơn phương Tây ở chỗ có ưu thế “tập trung lực lượng làm việc lớn” nhưng nếu quyết sách không khoa học hóa thì sự “tập trung lực lượng” sẽ chỉ mang lại thiệt hại rất lớn; bởi vậy cần có các cơ quan nghiên cứu chính sách có năng lực chuyên môn cao, dám nêu ra “chính sách dự bị” cho nhà nước. Vì thế Think Tank còn được gọi là “chính phủ trong bóng tối”

Do không tận dụng được trí tuệ xã hội, tỷ lệ sai lầm quyết sách của Trung Quốc cao gấp 6 lần các nước phát triển, giá thành chế tạo hàng hóa cao gấp 8 lần ở Nhật, nghĩa là Trung Quốc đang khai thác tài nguyên tổ tiên để lại với tốc độ tàn phá thiên nhiên

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này khiến lãnh đạo Trung Quốc càng không hài lòng với hoạt động của hệ thống cơ quan nghiên cứu chính sách. Hệ thống này thiếu cả 3 tiêu chuẩn chính của Think Tank: tính độc lập tư tưởng, tính sáng tạo và sức quảng bá ảnh hưởng của mình

Trong tình hình đó, Think Tank – nơi nghiên cứu đề xuất các chủ trương chính sách chiến lược lớn nhỏ của quốc gia, lò ấp các nhà chiến lược, nhà tư tưởng – bắt đầu được đặc biệt coi trọng

Hệ thống Think Tank hiện có

Trung Quốc hiện nay đã hình thành một hệ thống Think Tank quy mô lớn, chủ yếu gồm

1. Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc (China Center for International Economic Exchanges, CCIEE): cơ quan dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và giao lưu kinh tế quốc tế, do chính phủ duyệt thành lập, nơi tập hợp các nhân tài cấp cao về lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và có quan hệ rộng trong lĩnh vực kinh tế

CCIEE do Ủy ban Phát triển và cải cách Nhà nước chủ trì, đăng ký tại Bộ Dân chính Trung Quốc. CCIEE được gọi là “Siêu Think Tank”, vì được ưu tiên cấp kinh phí và tập hợp toàn các “siêu” chuyên gia

2. Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: cơ quan học thuật cao nhất nghiên cứu về triết học và khoa học xã hội; là Think Tank có quy mô lớn nhất Trung Quốc

3. Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuộc chính phủ Trung Quốc: cơ quan nghiên cứu và tư vấn chính sách, trực thuộc chính phủ Trung Quốc

4. Viện Khoa học Trung Quốc: cơ quan học thuật hàn lâm cao nhất về KHKT của nhà nước

5. Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc: cơ quan nghiên cứu cấp cao lý luận quân sự, trung tâm nghiên cứu học thuật quân sự

6. Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc: nghiên cứu tổng hợp các vấn đề quan hệ quốc tế

7. Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại: nghiên cứu các vấn đề quốc tế tổng hợp

8. Ủy ban Toàn quốc Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương của Trung Quốc

9. Hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc

10. Hội Chiến lược quốc tế Trung Quốc: đoàn thể học thuật dân lập nghiên cứu vấn đề chiến lược có tính toàn quốc

11. Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Thượng Hải: một trong các Think Tank chủ yếu nghiên cứu chiến lược và chính sách ngoại giao

Ngoài ra tại Đài Loan thuộc Trung Quốc còn có

1. Think Tank Quốc Dân Đảng: chính thức thành lập 7/2000, gốc là Quỹ Nghiên cứu chính sách quốc gia pháp nhân tài đoàn; đương kim Chủ tịch Quốc dân đảng Liên Chiến làm chủ tịch Hội đồng quản trị; thành phần gồm nhiều quan chức chính quyền đã nghỉ hưu, các chuyên viên, học giả

2. Trung tâm Đài Loan: thành lập 12/2001, gồm các đại gia giới học thuật và kinh doanh, các học giả ở nước ngoài về Đài Loan làm việc và quan chức chính quyền

Nội địa Trung Quốc hiện có hơn 2.500 cơ quan nghiên cứu chính sách, với 35 nghìn cán bộ chuyên trách, 270 nghìn nhân viên làm việc. Trong đó có 2.000 cơ quan “kiểu Think Tank”, chủ yếu nghiên cứu chính sách, trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ chính phủ

Trong số này Trường Đảng Trung ương, Viện Khoa học xã hội, Trung tâm Nghiên cứu phát triển, Học viện Hành chính nhà nước thường được gọi là các Think Tank nhà nước

Viện Khoa học xã hội có 50 viện nghiên cứu, 260 phòng nghiên cứu, 4.000 cán bộ chuyên trách. Quy mô như vậy vượt xa các Think Tank ở phương Tây (toàn bộ Think Tank cả nước Anh có 1.000 cán bộ, cả châu Âu có chưa tới 5.000 người)

Một số vấn đề của hệ thống Think Tank ở Trung Quốc

Nhà kinh tế nổi tiếng Lưu Tôn Nghĩa, phó Tổng thư ký CCIEE, nguyên Hiệu trưởng ĐH Trung văn, Hồng Công, nhận xét: Trung Quốc có hơn 2.000 Think Tank nhưng uy tín và ảnh hưởng chưa tương xứng với sức mạnh kinh tế đất nước, lực lượng chưa bằng một Think Tank lớn ở Mỹ như Công ty Rand hoặc Viện Brookings

Doanh nhân nổi tiếng Ninh Cao Ninh nói: bao giờ các văn phòng luật, văn phòng kế toán, công ty tư vấn và Think Tank của Trung Quốc có thể ra nước ngoài kiếm tiền thì Trung Quốc mới trở thành nước lớn; hiện nay chúng ta vẫn phải dựa vào các Think Tank nước ngoài

Tôn Triết, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Trung Quốc-Mỹ thuộc ĐH Thanh Hoa, nhận xét: tác dụng của các Think Tank ngoại giao Trung Quốc là “lạc hậu”, chưa phối hợp ăn ý giữa cán bộ nhà nước với giới học giả, điều này có phần do chưa xây dựng được chế độ tư vấn chính quy

Một số học giả Trung Quốc nhận định nước họ chưa có Think Tank với ý nghĩa thực sự. Trung Quốc có hơn 2.000 Think Tank (Mỹ có 1.777), nhưng báo cáo của ĐH Pennsylvania chỉ thừa nhận có 74; nghĩa là phần lớn bị người Mỹ bỏ qua. Bắc Kinh, Thượng Hải không có tên trên bản đồ Think Tank thế giới

Mặt khác, các Think Tank Trung Quốc chỉ lo nghiên cứu phát hiện và giải quyết vấn đề trước mắt, chưa có nghiên cứu nhìn xa trông rộng, dự kiến xu hướng phát triển thời đại, chưa sánh được với các Think Tank hàng đầu trên thế giới, họ nghiên cứu cả những vấn đề sau đây 30-50 thậm chí 100 năm

Số lượng Think Tank nhiều nhưng 95% ăn lương nhà nước, cán bộ do nhà nước bổ nhiệm; chỉ có 5% thuộc diện dân lập, quy mô rất nhỏ. Think Tank dân lập lớn nhất chỉ có 20 cán bộ, kinh phí hàng năm chừng 2 triệu RMB (Nhân Dân Tệ; 1 RMB tương đương 0,147 USD)

Các cơ quan nghiên cứu chính sách hiện nay thường bị dư luận chê trách là hay đưa ra dự báo sai (thí dụ dự báo giá dầu, chỉ số CPI …) và không có tiếng nói trước các vụ việc lớn (như vụ sữa Tam Lộc…) do đó họ không có ảnh hưởng trong dư luận

Vì phần lớn Think Tank là cơ quan nhà nước nên họ không đại diện cho trí tuệ công chúng, chỉ là cơ quan tuyên truyền và giải thích chính sách nhà nước, rất khó đề ra các ý kiến có tính phản biện đích thực; trong khi tính trung lập và độc lập mới là các yếu tố chủ yếu quyết định sức sống và do đó quyết định nguồn lực của các Think Tank

Vương Thông Tấn Phó Hội trưởng Hội Nghiên cứu nhân tài Trung Quốc nói: “Rất nhiều Think Tank của chúng ta chỉ có tác dụng chứng minh tính đúng đắn của chính sách”

Khó khăn lớn nhất của các Think Tank là thiếu nguồn vốn hoạt động, nhất là loại dân lập. Một giám đốc Think Tank dân lập nói: “Nghiên cứu làm cái quạt điện còn có thể bán lấy chút tiền. Chúng tôi nghiên cứu sửa hiến pháp, sửa chính sách nhà nước thì ai bỏ tiền cho chúng tôi? Nhất là việc nghiên cứu các vấn đề vĩ mô, chính quyền chưa chắc đã thích anh làm chuyện ấy.” Rốt cuộc Think Tank của ông này 20 năm qua phải kiếm kế sinh nhai bằng việc tư vấn cho các doanh nghiệp cần xin phá sản

Think Tank “sang trọng nhất” là CCIEE cũng gặp khó khăn về vốn, tuy mục tiêu hùn vốn chỉ có 500 triệu RMB. Trong khi đó các Think Tank tại phương Tây đều nhận được tài trợ của nhiều doanh nghiệp, cá nhân, quan chức, và cả của nhà nước; bởi lẽ họ thấy các Think Tank rất hữu ích với họ. Thí dụ ở Mỹ, riêng một Quỹ Rockefeller mỗi năm tài trợ hơn 60 triệu USD cho Viện Brookings

Tôn Triết cho biết nguồn tài chính của các Think Tank nghiên cứu ngoại giao chưa đa dạng, phần lớn dựa ngân sách của cơ quan chủ quản, mà các cơ quan này thường coi nghiên cứu là “nghề phụ”, Think Tank bị coi nhẹ nên chưa được rót đủ kinh phí, thậm chí có Think Tank vì thế phải nghỉ việc

Ngay cả Quỹ Nghiên cứu vấn đề quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc thành lập đã hơn 10 năm, tuy có tài trợ từ bên ngoài mà năm nào cũng thiếu kinh phí. Do đó các Think Tank thiếu sức thu hút học giả trẻ. Người trẻ nhất của một cơ quan nghiên cứu nổi tiếng nọ đã 35 tuổi, trong khi cơ quan cần lớp thanh niên tuổi 20 tuổi vừa ra trường đang tràn đầy nhiệt tình nghiên cứu, khám phá

Xã hội Trung Quốc chưa có văn hóa quyên tặng cho Think Tank, qua đó bảo đảm tính độc lập trong nghiên cứu. Các doanh nghiệp khi làm hoạt động công ích thường chỉ quyên tặng phần cứng (như xây dựng nhà làm việc) mà chưa quyên tặng kinh phí cho việc nghiên cứu chính sách công

Đặng Duật Văn phó Tổng biên tập Thời báo Học tập của Trường Đảng Trung ương nói: “Trung Quốc có nhiều Think Tank nhưng do các vấn đề về cơ chế, nguồn vốn và hệ thống đánh giá nên chưa có thành tích nổi bật trên sân khấu quốc tế, khó có thể đối thoại với các Think Tank hàng đầu thế giới”

Dư luận Trung Quốc cho rằng nước này rất cần các Think Tank đa nguyên và nhiều loại hình. Vương Thông Tấn nói: “Think Tank dùng đầu óc để làm ra lợi ích có hiệu quả; một xã hội càng phát triển thì càng cần nhiều Think Tank….

Khi các vấn đề càng phức tạp thì càng cần các Think Tank có lập trường khách quan. Mỗi Think Tank phải có lập trường riêng nhưng có thể “hòa mà bất đồng”, được bảo lưu quan điểm của mình, nêu ra các số liệu và kiến nghị khác nhau”

Khác với phương Tây, ở Trung Quốc các đại biểu quốc hội và đại biểu Chính Hiệp (tương đương Trung ương Mặt trận Tổ quốc ở Việt Nam) đều không là người chuyên trách và không do dân bầu, vì thế Trung Quốc càng đặc biệt cần có một bên thứ 3 cótính độc lập, tính dân gian và tính trung lập về lợi ích – đó là các Think Tank dân lập, nhờ thế có thể tạo ra được sự phát triển thực sự cho đất nước. Các nước phát triển coi Think Tank là thế lực (quyền lực) lớn thứ tư sau các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

Khoa học hóa quyết sách không chỉ là nghe ý kiến dân, vả lại không phải ý kiến đa số là đúng, mà phải nghe ý kiến của các Kho trí tuệ độc lập với nhà nước tiến hành nghiên cứu, phản biện chính sách theo một quy trình có logic chặt chẽ

Nói theo ngôn từ Trung Quốc thì Think Tank phải trở thành “Lãnh tụ ý kiến” của công chúng, phản ánh lên lãnh đạo các ý kiến, chính sách đã qua nghiên cứu công phu nhằm đạt mục tiêu tác động tới quyết sách của chính phủ, tới dư luận công chúng

Muốn phát triển hệ thống Think Tank cần có 2 điều kiện khách quan: – từ trên xuống dưới hình thành bầu không khí tôn trọng các quyết sách có tính độc lập về chuyên nghiệp; – toàn xã hội phải có một không gian công cộng (tức dư luận) tương đối cởi mở khuyến khích nhiều người tham dự quyết sách

Hiện nay môi trường xã hội Trung Quốc chưa thuận lợi cho việc phát triển các Think Tank dân lập. Thí dụ, các Think Tank này vốn là tổ chức phi lợi nhuận, nhưng chính sách nhà nước lại yêu cầu họ phải đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp kiếm lời, hoặc “núp bóng” một cơ quan nhà nước nào đó. Các Think Tank hoạt động trong môi trường chưa thuận lợi. Thói quen hàng nghìn năm vẫn áp đảo, cái gì cấp trên đã quyết, dù sai đi nữa, cũng rất khó góp ý sửa đổi, phản bác

Vương Lợi Lệ, nghiên cứu viên của CCIEE nhận định: nhiệm vụ chủ yếu của Think Tank là nghiên cứu chính sách; mục tiêu của Think Tank là phải tác động tới quyết sách của chính phủ và tới dư luận; nói cách khác, sức cạnh tranh chính của Think Tank là ở năng lực sáng tạo và sức ảnh hưởng dư luận, chứ không phải là ở quy mô và cấp bậc

Để Think Tank thực sự phát triển trở thành một ngành nghề, cần phải hình thành các cơ chế, môi trường và văn hóa có lợi. Nên khuyến khích lập nhiều kênh góp vốn nhằm bảo đảm các Think Tank giữ được tính độc lập, dân lập và đa nguyên. Các Think Tank cần phát huy ảnh hưởng quốc tế, giành quyền ăn nói trên sân khấu quốc tế.

Xu hướng phát triển hệ thống Think Tank ở Trung Quốc

Trung Quốc đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Think Tank toàn cầu (Global Think Tank Summit, 2- 4/7/2009 tại Bắc Kinh) có mặt lãnh đạo 30 Think Tank và nhiều học giả trên toàn thế giới. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới dự

Việc này chứng tỏ Trung Quốc bắt đầu đặc biệt coi trọng Think Tank. 30 năm qua Trung Quốc mới chỉ tập trung phát triển sức mạnh cứng mà chưa coi trọng sức mạnh mềm – sự đột phá về quan niệm tư tưởng, văn hóa giáo dục, then chốt là sự khoa học hóa, hợp lý hóa các quyết sách

Đây là một thiếu sót đáng tiếc. Nếu có nhiều Think Tank dân lập thực sự độc lập và chất lượng cao, thì chính phủ sẽ tập trung được trí tuệ của nhiều bên, nhiều người, nâng cao được tính khoa học, tính hữu hiệu và tính dân chủ của quyết sách

Cần thực thi quy trình mỗi khi nhà nước cần quyết định một chính sách lớn, đầu tiên các Think Tank phải nghiên cứu và nêu ra, sau đó dư luận tiến hành bàn thảo, Quốc Hội xem xét, nghe báo cáo và chất vấn, cuối cùng chính phủ tiếp thu

Gần đây đã xuất hiện những tín hiệu khả quan: nhiều cơ quan nhà nước tăng kinh phí nghiên cứu, một số quan chức khi nghỉ hưu lại đến nhận công việc ở trường đại học hoặc viện nghiên cứu, việc này giúp thắt chặt mối quan hệ giữa chính quyền với Think Tank; nhiều Think Tank độc lập đã tiếp nhận nguồn tài trợ của xã hội và doanh nghiệp, qua đó tiến theo hướng trở thành Think Tank hiện đại có ảnh hưởng lớn

Bước phát triển đáng kể là tháng 3/2009 Thủ tướng Ôn Gia Bảo duyệt thành lập Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE), gồm toàn các nhân vật cấp cao. Chủ tịch Ban Chấp hành (BCH) CCIEE là nguyên phó Thủ tướng Tăng Viêm Bồi, ủy viên BCH gồm toàn cán bộ cấp bộ thứ trưởng đương chức hoặc đã nghỉ hưu, giám đốc ngân hàng lớn

Trước mắt đây là một Think Tank cấp cao kiểu mới nửa nhà nước nửa dân lập; sau này sẽ trở thành một Think Tank dân lập, tập hợp đội ngũ chuyên viên cấp cao, tiến hành các nghiên cứu dài hạn, chiến lược, toàn cục, nhằm cung cấp trợ giúp về trí tuệ cho các chính sách công, cung cấp dịch vụ tư vấn cho các vụ kinh doanh xuyên quốc gia

Nhà nước chỉ cấp cho CCIEE kinh phí thành lập 5 triệu RMB; còn kinh phí hoạt động phải tự lo. CCIEE đã lập quỹ riêng để tạo nguồn vốn đa nguyên, nhằm mục tiêu tạo vốn 500 triệu RMB; hiện quỹ đã tập hợp được 30 doanh nghiệp trung ương, sau này sẽ thu hút doanh nghiệp tư doanh. CCIEE sẽ áp dụng cơ chế vận hành kiểu thị trường như các Think Tank nước ngoài, không dùng tiền nhà nước, như vậy có lợi cho việc duy trì tính độc lập trong nghiên cứu

CCIEE sẽ dẫn đầu phong trào lập các Think Tank dân lập trong cả nước. Dĩ nhiên quá trình này sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng đã được khởi động với quyết tâm từ cấp lãnh đạo cao nhất

Trịnh Tân Lập Phó Tổng thư ký CCIEE nói ban lãnh đạo CCIEE quyết tâm xây dựng CCIEE sao cho có được uy tín và tác động lớn như các Think Tank hàng đầu phương Tây, tức là có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết sách của chính phủ và dư luận công chúng

Thành lập CCIEE là một sự kiện lớn chứng tỏ Trung Quốc quyết đẩy mạnh tiến trình tăng cường vai trò của các tổ chức dân lập trong việc tham dự quyết định mọi chủ trương chính sách của nhà nước, nhằm thực hiện phương châm Khoa học hóa quyết sách

Nguyễn Hải Hoành
 
Alibaba và Tencent chuyển hướng Đông Nam Á


Kể từ đầu năm đến nay, Alibaba và Tencent đã đầu tư 3,8 tỷ USD vào thị trường châu Á, cao gấp nhiều lần so với các hoạt động đầu tư tại Mỹ. Đông Nam Á được coi là mục tiêu đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp này nhờ vị trí gần với Trung Quốc và lượng người dùng Internet đang tăng chóng mặt, dự báo sẽ đạt 350 triệu người vào cuối năm nay

Cả Alibaba và Tencent đều đang mạnh tay đầu tư vào thương mại điện tử tại Đông Nam Á để tiếp cận nhóm người dùng Internet với toàn thị trường được dự báo đạt giá trị 40 tỷ USD trong 2 năm tới

Tuyên bố của Jack Ma được đưa ra trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc có những động thái nhắm vào nhau. Đầu tuần này, Wasington chính thức áp thuế lên thêm 200 tỷ USD hàng hoá từ Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đáp trả bằng việc đánh thuế lên 60 tỷ USD hàng hoá Mỹ nhập khẩu vào nước này. Hôm thứ 2, Bắc Kinh công bố sách trắng về xung đột thương mại song phương đang diễn ra với Mỹ, trong đó cáo buộc chính quyền Tổng thống Donald Trump "bắt nạt" về thương mại và đe dọa kinh tế

Brock Silvers, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn đầu tư Kaiyuan Capital, có trụ sở tại Thượng Hải, cho rằng Alibaba sẽ không có nhiều thương vụ đầu tư vào Mỹ trong tương lai gần. "Alibaba có thể sẽ quyết định tập trung hơn vào đầu tư tại châu Á cho đến khi thấy được những cải tiến đột phá trong chiến tranh thương mại", Silvers nhận định

Đối với cả Alibaba và Tencent, Đông Nam Á là thị trường đặc biệt hấp dẫn để đầu tư, nhờ vị trí gần với Trung Quốc và lượng người dùng internet đang tăng chóng mặt

Số người dùng internet tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được dự báo sẽ cán mốc 350 triệu người vào cuối năm nay, trở thành khu vực có lượng người dùng internet lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, theo Jefferies Group. Mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở thành một kênh quan trọng để tiếp cận nhóm người này, với toàn thị trường được dự báo đạt giá trị 40 tỷ USD trong 2 năm tới

Cả Alibaba và Tencent đều đang tăng dần đầu tư tại khu vực này. Hồi tháng 3, Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada, nền tảng thương mại điện tử của Singapore. Cuối năm 2017, hãng này cũng đầu tư 1,1 tỷ USD vào trang thương mại điện tử Tokopedia của Indonesia

Đối với cả Alibaba và Tencent, Đông Nam Á là thị trường đặc biệt hấp dẫn để đầu tư, nhờ vị trí gần với Trung Quốc và lượng người dùng internet đang tăng chóng mặt

Trong khi đó, Tencent, hiện sở hữu 36% cổ phần tại Sea, công ty thường được gọi là "Tencent Đông Nam Á". Có trụ sở tại Singapore, Sea cung cấp dịch vụ giải trí số, game cùng nền tảng thương mại điện tử Shopee. Tencent cũng đầu tư vào startup gọi xe Indonesia Go-Jek, công ty cung cấp nền tảng GoPay cho phép khách hàng thanh toán cước, mua sắm, mạng xã hội...

"Tencent đang phát triển năng lực thanh toán xuyên biên giới và các mối quan hệ xã hội cho người dùng", nhà phân tích Danny Mu của Forrester cho biết. "Các kết nối xã hội là trọng tâm trong chiến lược đầu tư của Tencent"

Tuy nhiên, để giành thị phần, nhiều công ty đang phải chấp nhận lỗ. Tại Indonesia, nơi thị trường thương mại điện tử được dự báo sẽ bắt kịp Ấn Độ vào năm tới, Lazada, Tokopedia, Shopee và JD.com của Trung Quốc đều đang chịu lỗ sau khi chi đậm vào khuyến mại cho khách hàng và giảm chiết khấu để thu hút nhà cung cấp, theo nhà phân tích Paul McKenzie của CLSA

Minh Đức
 
Last edited:
Trung Quốc đang phát triển vô vàn xưởng trí tuệ nhân tạo như thế nào ?
Trí tuệ nhân tạo cần phải được dậy dỗ khối lượng dữ liệu lớn trong thời gian cực ngắn, đây chính là mảnh đất màu mỡ cho Trung Quốc bởi Trung Quốc quá thừa người

Một trong những công việc quan trọng nhất trong mục tiêu phát triển ngành công nghệ của Trung Quốc đang diễn ra tại một khu vực trước đây từng là một nhà máy xi măng nằm ở khu vực trung tâm của Trung Quốc, cách rất xa thung lũng Silicon Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh và Thâm Quyến. Một máy trộn xi măng giờ vẫn còn đang nắm bất động giữa sân vườn

Bên trong nhà máy, Hou Xiamend điều hành công ty trí tuệ nhân tạo. Khoảng hơn 24 người ngồi tập trung nhìn vào những hình ảnh và video lướt qua trên màn hình và gọi tên tất cả những gì họ nhìn thấy. Đó là chiếc ô tô, đó là đèn giao thông, đó là bánh mì, đó là sữa, đó là socola. Các hình ảnh lướt qua giống như khi người ta đang đi bộ

Kỹ sư Hou năm nay 24 tuổi, anh cho biết anh từng tin rằng máy móc như thiên tài, thế nhưng nay anh đã biết lý do đằng sau tài năng của chúng

Trung Quốc bao nhiêu lâu nay vẫn được biết đến là công xưởng của thế giới, nơi thế hệ những người công nhân được trả lương thấp đang lắp đặt nên nền móng của tương lai. Nếu Trung Quốc được ví như Saudi Arabia của dữ liệu, các doanh nghiệp mới của Trung Quốc có thể coi như những nhà máy lọc dầu, biến số liệu thô thành nhiên liệu giúp tiếp thêm sức mạnh cho tham vọng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc, theo nội dung của bài báo mới được New York Times đăng tải

Người ta thường tin rằng Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh nhau để giành sự vượt trội về trí tuệ nhân tạo và rằng Trung Quốc có những lợi thế nhất định. Chính phủ Trung Quốc trợ cấp mạnh mẽ cho các công ty trí tuệ nhân tạo, kể cả về mặt tài chính cũng như chính trị. Trong tuyên bố chính sách quan trọng công bố vào tháng trước, Trung Quốc tuyên bố nước này muốn trở nên đứng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo trước năm 2030

Cũng theo quan điểm đó, chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi vô cùng nhiều từ nguồn dữ liệu khủng khiếp bởi luật bảo vệ quyền riêng tư cũng như sự thực thi nó vô cùng lỏng lẻo. Hơn cả Facebook, Google và Amazon, các công ty Internet Trung Quốc thu thập được nhiều dữ liệu hơn bởi người Trung Quốc sử dụng điện thoại di động cho vô cùng nhiều hoạt động trong cuộc sống của họ, từ đi mua sắm điện thoại di động, trả tiền ăn uống hay mua vé xem phim

Dù các cỗ máy trí tuệ nhân tạo học rất nhanh và giải quyết được nhiều vấn đề tính toán phức tạp, khả năng nhận thức của máy móc thậm chí còn kém hơn một đứa trẻ 5 tuổi. Trẻ con có thể phân biệt được chó lông xù anh hay chó Great Dane to lớn đều là chó. Trẻ em có thể biết một chiếc xe ô tô bán tải khác với mẫu xe Beetle của Volkswagen khác nhau thế nào dù chúng đều gọi là ô tô

Trí tuệ nhân tạo cần phải được dạy dỗ. Nó cần phải tiếp thụ được lượng lớn hình ảnh và video trước khi chúng có khả năng phân biệt được rằng mèo trắng hay mèo đen đều là mèo. Chính chức năng này mang đến việc làm cho những xưởng dữ liệu và người lao động làm việc trong đó

Đối tượng nhận diện giúp cho AInnovation, một công ty trí tuệ nhân tạo trụ sở tại Bắc Kinh, sửa chữa hệ thống thanh toán tự động cho một chuỗi cửa hàng bánh ngọt Trung Quốc. Người dùng sẽ có thể đặt bánh dưới máy quét và trả tiền mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên. Thế nhưng trước đây trong khoảng 30% số lần quét, hệ thống không phân biệt được bánh donut khác với bánh bao nhân thịt lợn bởi hệ thống đèn sáng và hoạt động của con người khiến cho ảnh khó nhận diện hơn. Khi kết hợp với hệ thống ảnh từ bên trong của nhà hàng, cuối cùng máy cho ra kết quả chính xác đến 99%

Khối lượng công việc nhiều khi lớn đến nỗi mà anh Liang cần nhận diện khoảng 20.000 bức ảnh trong siêu thị trong 3 ngày. Những người được tuyển dụng đã hoàn thành được việc đó trong thời gian cần thiết, chi phí mà công ty bỏ ra chỉ vài nghìn USD

Các công xưởng dữ liệu kiểu như thế này đang phát triển tại khắp các vùng quê của Trung Quốc, nơi chi phí lao động rẻ, chi phí thuê văn phòng thấp

Phần lớn những người lao động vào làm tại đây là người từng làm việc trong các dây chuyền sản xuất cũng như công trường xây dựng tại các thành phố lớn. Thế nhưng sau này, công việc không còn thuận lợi nữa khi mức lương thấp và nhiều người Trung Quốc muốn làm việc gần quê nhà

Trung Mến
 
Trung Quốc vẫn cần Thung lũng Silicon bất chấp căng thẳng với Mỹ

Trung Quốc có thể đang đứng giữa cuộc chiến công nghệ với Mỹ, song điều này không ngăn một số doanh nghiệp lớn nhất nước này mở rộng sự hiện diện ở Thung lũng Silicon

Theo CNN, Tencent và ByteDance có trung tâm nghiên cứu cách Đại học Stanford chỉ vài bước. Không xa về phía đông, trên đường cao tốc 101 là trụ sở của Alibaba, Baidu và Didi Chuxing

Các hãng internet kể trên lớn mạnh tại Đại lục, đất nước đang thúc đẩy đổi mới trong mảng mạng xã hội, thương mại điện tử và ô tô tự hành. Song sự hiện diện ở Thung lũng Silicon cho thấy những cái tên công nghệ lớn nhất Trung Quốc vẫn cần bí quyết từ Mỹ để duy trì tính cạnh tranh

“Giới doanh nghiệp công nghệ Mỹ vẫn đi trước Trung Quốc. Nhận định này không phải nói rằng các công ty Trung Quốc không giỏi đổi mới, song nếu họ muốn thứ tốt nhất thì vẫn phải đến Mỹ”, James Lewis, giám đốc Chương trình Chính sách Công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho hay

Trung Quốc có kế hoạch đầy tham vọng là trở thành nước đi đầu công nghệ toàn cầu trong thập niên tới, cam kết đầu tư hàng trăm tỉ USD vào nhiều công nghệ đổi mới như trí tuệ nhân tạo (AI), xe tự lái và siêu máy tính. Song nhóm tài năng công nghệ hàng đầu Trung Quốc nhỏ hơn ở Mỹ, nơi vẫn còn thu hút kỹ sư lẫn doanh nhân công nghệ thế giới đổ về

Bằng cách lập văn phòng, trụ sở ở Thung lũng Silicon, công ty internet Trung Quôc dễ dàng tiếp cận sinh viên tốt nghiệp và các nhà nghiên cứu hàng top từ nhiều trường như Stanford, Viện Công nghệ California. Họ cũng có vị trí tốt để cạnh tranh với nhiều đối thủ Mỹ như Google, Facebook và Uber, các hãng cũng cố gắng thuê tuyển nhân tài. “Đó là cuộc săn nhân tài toàn cầu. Một hãng công nghệ tốt là nơi có nhân tài”, ông Lewis nhận định. Dưới đây là sơ lược những gì các hãng công nghệ lớn Đại lục đang làm ở thung lũng Silicon

a_cpqj.png

Vị trí văn phòng, trụ sở ở Thung lũng Silicon của các hãng công nghệ Trung Quốc

Alibaba

Hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc thuê khoảng 350 người, làm việc tại nhiều văn phòng ở Thung lũng Silicon. Hãng mở văn phòng đầu tiên tại Santa Clara năm 2000. Văn phòng tập trung vào việc thuyết phục giới doanh nghiệp Mỹ bán hàng trên nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến của Alibaba. Một trung tâm ở San Meteo thì phát triển kinh doanh, kỹ thuật cho mảng điện toán đám mây của Alibaba và Alipay, nền tảng thanh toán trực tuyến lớn do Ant Financial, công ty con của Alibaba quản lý

Alipay đang được chấp nhận một cách chậm chạp tại nhiều khách sạn, hãng bán lẻ ở Mỹ và hưởng lợi từ số khách du lịch đến Mỹ mỗi năm. Dù vậy, nỗ lực phát triển nhanh hơn nhờ thâu tóm dịch vụ chuyển tiền Mỹ MoneyGram không thành công khi bị giới chức Mỹ bác bỏ năm 2017. Năm nay, Alibaba mở rộng dấu ấn tại khu Bay Area với phòng thí nghiệm tập trung vào công nghệ chip và AI. Đây là một phần trong cam kết 15 tỉ USD mà Alibaba đưa ra năm ngoái, nhằm thành lập nhiều cơ sở nghiên cứu công nghệ mới nổi ở nhiều thành phố trên thế giới

Baidu

Doanh nghiệp đứng sau công cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc đầu tư mạnh vào AI. Hãng mở văn phòng đầu tiên ở Sunnyvale hồi năm 2011, mở thêm một trung tâm nghiên cứu, phát triển lớn vào năm ngoái. Công ty có khoảng 200 nhân viên ở Thung lũng Silicon. Họ làm việc với ứng dụng AI như dịch thuật đồng thời, robot và xe tự hành​

Baidu là một trong các doanh nghiệp đầu tiên xin giấy phép thử nghiệm xe không người lái ở California, được chấp thuận vào tháng 9.2016. Hãng còn có phòng thí nghiệm chuyên về AI với nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu khám phá các lĩnh vực như khai thác dữ liệu, học máy và thị giác máy tính

ByteDance
getty_satv.jpg

Ứng dụng TikTok của ByteDance có sức hút cả bên ngoài Trung Quốc

ByteDance là một trong các hãng internet lớn nhất, bận rộn nhất ở Trung Quốc lúc này. Bộ ứng dụng tin tức và video ngắn gây nghiện được điều khiển bởi thuật toán AI là yếu tố đưa ByteDance trở thành một trong các startup giá trị nhất thế giới. Hãng được định giá 75 tỉ USD trong vòng gọi vốn tháng 11, theo CB Insights

Không như các hãng công nghệ Trung Quốc khác, ByteDance có nền tảng truyền thông xã hội thu hút được người dùng Mỹ. TikTok, ứng dụng video ngắn của ByteDance đang đứng top nhiều bảng xếp hạng gần đây, đạt hạng 1 trong danh sách ứng dụng miễn phí của US App Store hồi tháng 10. Đầu năm 2018, công ty mở văn phòng tại Menlo Park, khu có trụ sở Facebook, và tuyển dụng 50 người

Didi Chuxing

Đây là hãng gọi xe số một Trung Quốc, đẩy Uber ra khỏi thị trường quốc nội năm 2016 sau cuộc chiến giành khách tốn kém. Với định giá 56 tỉ USD, Didi đang thách thức hoạt động của Uber tại nhiều thị trường khác. Phát ngôn viên của Didi cho hay đội ngũ ở Thung lũng Silicon của Didi phát triển sản phẩm và công nghệ an ninh cho hoạt động ở Brazil, Mexico, Úc và Nhật Bản

Cũng như Baidu, Didi có giấy phép thử nghiệm xe tự lái ở bang California từ tháng 5. Didi Labs khai trương năm ngoái tại Mountain View, gần khuôn viên của Google, với 100 nhân viên

Tencent

Hãng trò chơi và mạng xã hội này là một trong các công ty internet đầu tiên của Trung Quốc đến Thung lũng Silicon, lập cửa hàng vào năm 2007. Văn phòng ở Palo Alto của Tencent gần Facebook, hãng công nghệ Mỹ mà Tencent hay bị so sánh. Tencent là nhà đầu tư lớn vào nhiều gương mặt công nghệ khác của Mỹ như Tesla, Snap

Mới đây, có thông tin cho hay Tencent sẽ xây dựng thêm cơ sở mới ở Palo Alto với sức chứa 250 nhân viên. Bên cạnh mảng game di động, AI và dịch vụ đám mây, đội ngũ ở California của Tencent còn chuẩn bị phát triển xe tự lái

Thu Thủy
 
Trung Quốc tham vọng lập đặc khu kinh tế “trái đất – mặt trăng”
- Trái đất dường như quá nhỏ bé đối với tham vọng kinh tế của Trung Quốc. Quốc gia này đang xem xét lập ra một đặc khu kinh tế trong quỹ đạo không gian nối trái đất với mặt trăng vào năm 2050

Đặc khu này sẽ bao gồm các khu vực không gian gần trái đất, mặt trăng và ở khoảng giữa

Ông Bao Weimin, người đứng đầu Ủy ban Khoa học và Công nghệ tại Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CAST), tiết lộ vào tuần trước. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, CAST là nhà thầu chính cho chương trình kinh tế không gian này

Nhật báo Khoa học và Công nghệ trích dẫn ý kiến các chuyên gia trong ngành cho biết dự án có thể mang lại khoảng 10.000 tỉ USD cho Trung Quốc


Trung Quốc tham vọng lập đặc khu kinh tế “trái đất – mặt trăng” 10.000 tỉ USD - Ảnh 1.

Đặc khu kinh tế trái đất- mặt trăng được hi vọng sẽ đem lại 10 ngàn tỉ USD cho Trung Quốc

Trong một báo cáo về sự phát triển của quỹ đạo không gian trái đất - mặt trăng, ông Bao cũng nói lĩnh vực này có tiềm năng kinh tế rất lớn và do đó nên nghiên cứu các hệ thống vận chuyển hàng không vũ trụ chi phí thấp, đáng tin cậy giữa hành tinh của chúng ta và mặt trăng

Cơ sở hạ tầng dự kiến hoàn thành vào năm 2030, trong khi mốc thời gian cho công nghệ vận tải chủ chốt là năm 2040. Đến giữa thế kỷ, Trung Quốc có thể thiết lập thành công đặc khu kinh tế vũ trụ, theo quan chức này

Trung Quốc phát triển lĩnh vực vũ trụ và nghiên cứu mặt trăng trong những năm gần đây. Vào tháng 7, công ty tư nhân i-Space (còn gọi là Công nghệ không gian vinh quang Bắc Kinh) lần đầu tiên đã phóng thành công một tên lửa vào quỹ đạo không gian. Năm ngoái, tàu thăm dò Chang Thaye 4 của Trung Quốc hạ cánh xuống phần tối của mặt trăng vào ngày 3-1

Gia Minh
 
Chính quyền Trung Quốc đổi thái độ với tỷ phú Jack Ma

Bắc Kinh muốn các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đủ mạnh để cạnh tranh với những Facebook, Google, Uber trên trường quốc tế, nhưng đòi hỏi sự ổn định

Theo Nikkei Asian Review, cách đây 5 năm, trước cáo buộc bán hàng giả qua Internet từ cơ quan quản lý Trung Quốc, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holdings không ngần ngại chống trả

Alibaba công khai thách thức kết quả điều tra và đệ đơn khiếu nại trưởng bộ phận phụ trách điều tra. Cuộc tranh chấp kết thúc chỉ sau vỏn vẹn một tuần, cơ quan quản lý phải rút lại báo báo. Kỷ nguyên của "Big Tech Trung Quốc" bắt đầu sau khi Alibaba phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trên sàn giao dịch chứng khoán New York hồi năm 2014

Trong khoảng thời gian này, dường như chính quyền Bắc Kinh không có động thái gì để cản đường các đại gia Internet Trung Quốc. Nhóm doanh nghiệp này sở hữu những dịch vụ phát triển, tiếp cận hàng trăm triệu người dùng và giúp nâng cao uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế

Nhưng thời thế đã thay đổi sau nửa thập kỷ. Các tập đoàn Internet lớn nhất Trung Quốc hiện mở rộng sang hầu hết lĩnh vực, từ vận tải đến tài chính. Tuy nhiên, không giống trước đây, Bắc Kinh bắt đầu siết chặt giám sát những tập đoàn hàng đầu

Cac cong ty cong nghe lon Trung Quoc anh 2

Mới đây, Ant Group của tỷ phú Jack Ma bị các quan chức Bắc Kinh buộc hủy IPO đột ngột​


Tình thế thay đổi

Sự "dại dột" khiến tỷ phú sáng lập Alibaba trả giá đắt. Chỉ một khoảng thời gian ngắn sau khi Jack Ma ví các ngân hàng truyền thống như "tiệm cầm đồ" và khuôn khổ quy định tài chính hiện hành chẳng khác gì "câu lạc bộ của những người già", đợt IPO của Ant Group đột ngột bị hoãn

Màn chào sân của Ant Group lẽ ra có thể trở thành đợt IPO lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Nikkei Asian Review, chính lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh cho các cơ quan quản lý điều tra Ant Group. Sau đó, chính quyền Bắc Kinh đề xuất những quy định quản lý tài chính mới và triệu tập Jack Ma

Giới quan sát nhận định cú đánh vào Ant Group báo hiệu rằng một kỷ nguyên mới của các quy định quản lý Big Tech Trung Quốc đang đến gần. Hôm 10/11, Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) công bố dự thảo dài 22 trang với chủ trương ngăn chặn hành vi độc quyền của các nền tảng Internet lớn. Kể từ đó đến nay, cổ phiếu của Alibaba, Tencent, Meituan và JD.com đồng loạt lao dốc 9-17%

Không dừng lại ở đó, hôm 14/12, Tencent Holdings bị SAMR phạt 500.000 NDT (khoảng 76.000 USD). Nguyên nhân là công ty không xin phép cơ quan quản lý khi công ty con China Literature mua lại hãng giải trí và truyền thông Trung Quốc New Classics Media hồi năm 2018

Alibaba cũng phải chịu phạt số tiền tương tự do các khoản đầu tư vào chuỗi cửa hàng bách hóa Intime Retail từ năm 2014 đến 2018

Cac cong ty cong nghe lon Trung Quoc anh 3

Các gã khổng lồ công nghệ lớn của Trung Quốc phát triển thần tốc và triệt tiêu tính cạnh tranh trên thị trường​


Theo phó giáo sư Victor Shih tại Đại học California, các quan chức Trung Quốc từ lâu đã lo ngại về những công ty công nghệ lớn của nước này. "Giờ đây, cơ quan quản lý đã quyết định đưa sức mạnh vào các cuộc kiểm soát gắt gao đối với Internet để chứng minh ai mới là người nắm quyền ở Trung Quốc", ông nhận xét

Suốt một tháng qua, các cơ quan Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt quy tắc mới nhằm điều chỉnh hành vi của những công ty Internet trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tài chính đến truyền thông. Có thể kể đến các hành vi phản cạnh tranh, tiếp thị quá mức trên những nền tảng phát trực tiếp và thu thập dữ liệu cá nhân bất hợp pháp thông qua các ứng dụng di động

"Giờ đây, những gì mà các nền tảng Internet lớn phải đối mặt là sự thắt chặt quy định từ mọi phía", ông Scott Yu, luật sư chuyên về vấn đề chống độc quyền của hãng luật Zhong Lun, bình luận

Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc vốn rất nương tay với các công ty độc quyền, vốn thống trị từ ngành đóng tàu đến viễn thông. Nguyên nhân là những công ty độc quyền dễ quản lý hơn một thị trường cạnh tranh lộn xộn. Trong khi đó, tính cạnh tranh của họ cũng sẽ trở nên cao hơn trên trường quốc tế

Tuy nhiên, sự nổi lên chóng mặt của các Big Tech Trung Quốc khiến Bắc Kinh lo ngại và buộc phải thay đổi

"Quá lớn để thất bại"

Theo giáo sư Zhu Ning tại Học viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải, nhiều công ty Internet Trung Quốc mở rộng nhanh chóng nhờ nguồn vốn khổng lồ. Đáng nói là ảnh hưởng của chúng đã lớn đến mức có thể làm lung lay các chính sách của chính phủ

Các công ty như Alibaba, Tencent và Baidu có tổng cộng hơn 1 tỷ người dùng. Chúng đều mở rộng ồ ạt sang những lĩnh vực kinh doanh mới thông qua hàng loạt thương vụ mua lại. Các "tay chơi" mới như Pinduoduo (thương mại điện tử), Meituan (giao đồ ăn), JD.com (thương mại điện tử), Didi Chuxing (gọi xe) và Bytedance (video ngắn) cũng có hướng đi tương tự

"Những đại gia trong nền kinh tế Internet không chỉ thống trị lĩnh vực của riêng chúng, mà còn dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực khác, thống trị nhiều ngành công nghiệp hơn bằng cách tận dụng dữ liệu người dùng", ông Yu, luật sư tại Bắc Kinh, giải thích

Trong đó, ngành công nghiệp fintech (tài chính công nghệ) là một trong những lĩnh vực gây tranh cãi bậc nhất. Các công ty Internet có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng với giá rẻ, chỉ cần bỏ tỷ lệ vốn nhỏ và ít bị kiểm soát chặt chẽ như ngân hàng truyền thống

Những công ty này khẳng định với big data (dữ liệu lớn), chúng có thể đảm bảo ngăn chặn rủi ro hệ thống đối với lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, sự mở rộng chóng mặt của các công ty trên khiến cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc lo ngại

Tận dụng dữ liệu người dùng, các đại gia Internet không chỉ thống trị lĩnh vực của riêng họ, mà còn dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động sang những lĩnh vực khác

Tại một diễn đàn hôm 8/12, ông Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, cảnh báo rằng một số công ty công nghệ đã trở nên "quá lớn để thất bại". Nguyên nhân là thị trường thanh toán vi mô mà chúng thống trị liên quan đến đáng kể đến lợi ích cộng đồng

"Ngành công nghiệp fintech dẫn đến nhiều hiện tượng và vấn đề mới. Cần phải thực hiện các biện pháp kịp thời và có mục tiêu để ngăn ngừa những rủi ro hệ thống mới", ông nhấn mạnh. Hầu hết công ty Internet coi dịch vụ tài chính là một mục tiêu dễ đạt nhưng đem lại lợi nhuận lớn. Ngay cả công ty dịch vụ gọi xe Didi và Sina cũng bắt đầu cung cấp các khoản vay trực tuyến

Tính đến tháng 6, Alipay - ứng dụng thanh toán của Alibaba - đã có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU). Trong khi đó, WeChat Pay của Tencent có hơn 800 triệu MAU trong năm 2019. Theo Tencent, tới tháng 1/2020, hơn 79,4% cửa hàng nhỏ đến trung bình tại Trung Quốc đang sử dụng dịch vụ thanh toán của tập đoàn

"Các nhà quản lý cũng lo ngại rủi ro tài chính lan nhanh sang những lĩnh vực khác", giáo sư Zhu Wuxiang tại Trường Kinh tế và Quản lý của Đại học Thanh Hoa, bình luận

Lo ngại bất ổn

Nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đã tạo ra hàng triệu việc làm mới, từ kỹ sư phần mềm đến nhân viên giao hàng. Tuy nhiên, sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp này cũng làm tăng nguy cơ xáo trộn xã hội

Theo giới chuyên gia, mục tiêu đạt hiệu quả của các công ty Internet không phải lúc nào cũng trùng với mục tiêu ổn định của chính quyền Bắc Kinh

Chẳng hạn, hồi năm 2018, hơn 15 triệu người dùng ứng dụng chia sẻ xe đạp Ofo đã không thể lấy lại tiền đặt cọc do startup này rơi vào cuộc khủng hoảng tiền mặt. Còn với nền tảng cho thuê căn hộ trực tuyến Danke Apartment, xung đột xảy ra sau khi những người thuê nhà bị đuổi khỏi nhà vì công ty không trả tiền cho chủ nhà

Trong khi đó, hàng chục triệu nhà đầu tư mất trắng tiền tiết kiệm sau sự sụp đổ của những chương trình cho vay ngang hàng từng mọc lên như nấm vài năm trước. Đáng chú ý nhất là vụ việc công ty cho vay trực tuyến Ezubo hồi năm 2016, khiến các nhà đầu tư thiệt hại 50 tỷ NDT (7,5 tỷ USD). Hai nhà sáng lập sau đó bị kết án tù chung thân

Những vụ việc này là lời nhắc nhở rằng nếu không được kiểm soát, các công ty Internet có thể gây ra rắc rối quy mô lớn. "Internet giống một công cụ phân phối lại nguồn lực và của cải trong nền kinh tế thực. Nó không tạo ra mà làm gián đoạn", chuyên gia kinh tế Andy Xie tại Thượng Hải bình luận

Chẳng hạn, Ye Jianqing, chủ một công ty sản xuất kính râm ở Ôn Châu, tiết lộ đã mất 30-40% khách hàng do các nhà cung cấp nhỏ chuyển sang trực tuyến

Trung Quốc muốn các công ty công nghệ đủ mạnh để cạnh tranh với những công ty như Google, Facebook, Uber. Nhưng đồng thời, mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là sự ổn định

- Chuyên gia Kendra Schaefer

Một minh chứng khác là nhiều công ty Internet tung ra dịch vụ mua hàng theo nhóm, cho phép một nhóm cư dân trong khu chung cư mua hàng tạp hóa và đồ tươi sống với giá chiết khấu. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ gây ảnh hưởng đến các công việc có thu nhập thấp ở thành phố, chẳng hạn nhân viên bán hàng trong siêu thị

Theo chuyên gia Kendra Schaefer của Trivium, ngoài mối lo ngại về sự bất ổn trong nước, Bắc Kinh còn đưa ra những quy định mới nhằm thúc đẩy các công ty Internet trên trường quốc tế

"Trung Quốc không giấu tham vọng trở thành siêu cường công nghệ trong các lĩnh vực như blockchain, AI, big data... Giới chức trách Bắc Kinh đã nhận thức được rằng họ không thể đạt mục tiêu đó nếu không có nền tảng vững chắc về nguyên tắc quản trị dữ liệu", bà nói thêm

Theo bà Schaefer, Trung Quốc muốn trao quyền cho các công ty công nghệ và giúp chúng đủ mạnh để cạnh tranh với những công ty như Google, Facebook, Uber. "Nhưng đồng thời, mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là sự ổn định", bà nói thêm
 
Trung Quốc nên cân nhắc đánh thuế dữ liệu kỹ thuật số

Theo một quan chức Trung Quốc, nước này nên cân nhắc đánh thuế kỹ thuật số đối với các hãng công nghệ nắm trong tay lượng lớn dữ liệu người dùng

Trung Quốc nên cân nhắc đánh thuế dữ liệu kỹ thuật số

Theo Beijing News, phát biểu tại một diễn đàn tổ chức ở Bắc Kinh, ông Yao Qian – Trưởng Phòng giám sát Khoa học và công nghệ tại Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) – nhận xét một số doanh nghiệp nắm trong tay lượng dữ liệu người dùng dồi dào, giống như đang nắm mỏ khoáng sản quý giá vậy. Ông cho rằng giá trị của các doanh nghiệp này do người dùng tạo ra và người dùng phải được chia sẻ lợi nhuận với các doanh nghiệp đó

Theo ông, các phiếu giảm giá hay trợ giá mà các nền tảng này cung cấp vào thời kỳ đầu phát triển được sử dụng như một cách tiếp thị nhiều hơn. Là người tạo ra giá trị thực sự cho doanh nghiệp, người dùng không được chia sẻ lợi ích từ doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được

Ông Yao Qian nói chính phủ nên nghiên cứu kỹ lưỡng việc có cần phải đánh thuế kỹ thuật số đối với các doanh nghiệp như vậy hay không, giống như họ vẫn đánh thuế lên tài nguyên thiên nhiên

Trung Quốc đang tăng cường giám sát những hãng công nghệ lớn, bao gồm Alibaba và Tencent. Nhiều công ty trong số này thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng trong khi cung cấp dịch vụ. Việc sử dụng các dữ liệu khách hàng đã trở thành vấn đề nhức nhối đối với chính phủ. Ông Guo Shuqing, người đứng đầu Ủy ban điều tiết Ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc, cho biết cần làm rõ quyền dữ liệu vì họ xem dữ liệu như một đóng góp cho nền kinh tế, cũng như lao động và nguồn vốn
 
Quyền lực mong manh của giới tỷ phú Trung Quốc

Không như Mỹ hay Hàn Quốc, sự giàu có và quyền lực xây dựng từ các đế chế kinh doanh của giới tỷ phú Trung Quốc rất dễ lung lay

Ngày 4/7, Mark Zuckerberg đăng đoạn video tay cầm cờ Mỹ và tự tin lướt sóng trên Instagram để ăn mừng quốc khánh. Trong khi trước đó vài giờ, ở bên kia Thái Bình Dương, Didi Global bị Bắc Kinh cấm khỏi các chợ ứng dụng. Câu chuyện của Didi là sự tiếp nối loạt thách thức dành cho các ông chủ tập đoàn công nghệ Trung Quốc, kể từ khi Jack Ma "biến mất" khỏi công chúng 8 tháng trước

Từng được định sẵn để thách thức Zuckerberg và tỷ phú Mỹ khác trên bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới, nhưng giờ, giới tinh hoa Trung Quốc gặp không ít lao đao. Trong một bình luận của mìng, Bloomberg cho rằng thời đại của những người siêu giàu ở Trung Quốc dường như sắp đột ngột kết thúc

Ngay cả khi 10 người giàu nhất thế giới có thêm 209 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, các tài phiệt giàu nhất Trung Quốc lại chứng kiến giá trị tài sản ròng giảm 16 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index

Cổ phiếu các công ty hàng đầu của họ giảm trung bình 13% trong giai đoạn này, lần đầu tiên trong ít nhất 6 năm, bất chấp thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tăng. Cổ phiếu của Didi đã giảm 14% kể từ khi ra mắt ngày 30/6 trên sàn New York, làm giảm gần 800 triệu USD tài sản của các nhà đồng sáng lập

Đằng sau sự lao dốc là các cuộc siết chặt của chính quyền Trung Quốc, kể từ khi Ant Group của Jack Ma bị hoãn kế hoạch IPO hồi tháng 11 năm ngoái. Các nhà hoạch định chính sách đang thắt chặt các quy định, từ dịch vụ tài chính, nền tảng Internet đến hoạt động thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp

138382100-15681690744851n-jpeg-4133-6479-1626021929.jpg

Jack Ma biểu diễn vào đêm gala sinh nhật 20 năm Alibaba tại Hàng Châu năm 2019

Trong cuộc họp mới nhất hôm 10/7, các nhà quản lý Trung Quốc đã công bố dự thảo các quy định mới, yêu cầu gần như tất cả công ty trong nước phải trải qua một cuộc đánh giá an ninh mạng trước khi niêm yết ở nước ngoài

Động cơ của Bắc Kinh rất đa dạng. Chúng bao gồm lo ngại về hành vi phản cạnh tranh trong ngành công nghệ, rủi ro đối với sự ổn định tài chính từ các nền tảng cho vay và sự lan tràn của thông tin cá nhân nhạy cảm trong tay các tập đoàn lớn

Nhưng một điều khác đang diễn ra, thông qua nhiều sáng kiến mới nhất, chính phủ nước này muốn kiềm chế quyền lực của các ông trùm. Vài người trong số họ đã tích lũy được một lượng lớn ảnh hưởng đối với nền kinh tế trị giá 14.000 tỷ USD. Một quan chức chính phủ mô tả, Bắc Kinh muốn ngăn các tỷ phú của mình trở thành một thế lực mạnh như "chaebol" do gia đình tự quản đang thống trị nền kinh tế và nhiều khía cạnh chính trị tại Hàn Quốc

Bắc Kinh càng thêm quyết tâm khi mối quan tâm của công chúng Trung Quốc về bất bình đẳng gia tăng. Trong một bài phát biểu vào tháng 10/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận sự phát triển của đất nước là "không cân bằng" và nói rằng "thịnh vượng chung" phải là mục tiêu cuối cùng

Kết quả, một kỷ nguyên mới mở ra cho các tỷ phú và các nhà đầu tư ủng hộ họ. Đã qua rồi cái thời mà những ông trùm như Jack Ma có thể tự tin bẻ cong các quy định để thúc đẩy sự phát triển của công ty họ, và thách thức những lợi ích cố hữu trong tay các ngân hàng quốc doanh

Những nhân vật đại chúng giàu có nổi tiếng giờ đây được nhắc nhở phải "trả nợ" nhiều hơn cho đất nước. Một cuốn sách mới đây dành cho giới siêu giàu Trung Quốc kêu gọi tôn trọng chính quyền hơn, đóng góp từ thiện nhiều hơn và tập trung hơn vào phúc lợi nhân viên, ngay cả khi điều đó tổn hại đến lợi nhuận của họ

screenshot-2021-07-11-at-11-32-4822-8885-1626021929.png

Biến động tài sản các tỷ phú Trung Quốc nửa đầu năm 2021

Sau bài chỉ trích các cơ quan quản lý tài chính năm ngoái, tỷ phú Jack Ma hầu như ẩn dật. Ông chỉ xuất hiện vài lần hiếm hoi với nội dung được dàn dựng cẩn thận. Colin Huang, nhà sáng lập gã khổng lồ thương mại điện tử Pinduoduo bị giám sát bởi lịch trình làm việc không ngừng nghỉ. Ông đã từ bỏ vai trò chủ tịch, CEO và quyên góp số cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD. Người sáng lập ByteDance, Zhang Yiming, cho biết sẽ từ chức CEO và dành nhiều thời gian hơn cho từ thiện

Wang Xing, chủ tịch hãng giao đồ ăn khổng lồ Meituan, hầu như tránh xa công chúng kể từ khi ông đăng một bài thơ hơn 1.100 tuổi vào tháng 5 mà một số người coi là ngầm chỉ trích chính phủ. Ông thanh minh rằng bài đăng chỉ nhắm vào sự thiển cận của ngành công nghệ. Một số nguồn tin cho biết, ông Wang sau đó được các quan chức Bắc Kinh khuyên nên kiệm lời hơn trên Internet

Angela Zhang, Giám đốc Trung tâm Luật Trung Quốc đại lục tại Đại học Hong Kong cho biết, Bắc Kinh có nhiều công cụ để kiểm soát tỷ phú, bao gồm cả việc giam giữ trong những trường hợp khắc nghiệt nhất

Một quy trình kỷ luật nội bộ đối với đảng viên, được gọi là "shuanggui", đã được áp dụng cho một số ông trùm trong quá khứ. Các cuộc điều tra của cơ quan chống độc quyền, an ninh mạng và các cơ quan quản lý khác là những cách phổ biến để tác động đến hành vi của những gã khổng lồ công nghệ. Ngoài ra, chính phủ cũng sử dụng các phương pháp "mềm" bao gồm các chiến dịch truyền thông nhà nước

Trong những ngày sau khi các nhà quản lý dừng kế hoạch IPO của Ant, ông Tập Cận Bình đã đến thăm một bảo tàng ở thành phố Nam Thông (Giang Tô) do nhà tư bản Zhang Jian xây dựng vào thế kỷ 19

Ông Tập mô tả Zhang là một nhà xây dựng yêu nước và một nhà từ thiện. Thay vì phá vỡ hệ thống tài chính bằng các khoản vay không được kiểm soát, ông đã xây dựng các nhà máy và hàng trăm trường học. "Khi bạn nhìn thấy một người tài đức, hãy noi gương ông ấy", ông Tập bình luận và kêu gọi các doanh nhân tư nhân củng cố tình cảm của họ đối với đất nước và đảm nhận các trách nhiệm xã hội

Không chỉ các tỷ phú công nghệ, các tỷ phú bất động sản Trung Quốc cũng đang cảm nhận áp lực gia tăng trong những năm gần đây. Nhà chức trách đã dần hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngành này, trong nỗ lực kiềm chế giá nhà và giảm rủi ro hệ thống tài chính

Chủ tịch tập đoàn Evergrande Hui Ka Yan là một trong những người bị thiệt hại lớn nhất năm nay, mất 6,7 tỷ USD, tương đương gần 30% tài sản khi cổ phiếu của Evergrande sụt giảm, do nhà đầu tư lo ngại công ty suy giảm thanh khoản

Một dấu hiệu tinh tế hơn cho thấy ảnh hưởng đang suy yếu của các tỷ phú khi tỷ lệ bổ nhiệm chính trị của họ ngày càng giảm. Dữ liệu từ báo cáo Hurun, cho thấy các doanh nhân giàu chiếm 5,8% số đại biểu trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Đại hội Nhân dân Toàn quốc, thấp nhất trong ít nhất tám năm và giảm từ 15,3% vào năm 2013

"Có một sự thay đổi trong tư duy rằng, những loại người nào nên được chọn. Các doanh nhân ngày càng gặp khó khăn hơn", Rupert Hoogewerf, Chủ tịch của Hurun Report, bình luận

Câu hỏi lớn là liệu tất cả những điều này có tốt cho Trung Quốc về lâu dài hay không. Theo bà Angela Zhang, lòng tin của nhà đầu tư có thể bị suy yếu. Các doanh nhân đứng sau Alibaba hoặc Tencent có thể giảm khả năng nhận được nguồn vốn mà họ cần để biến ý tưởng thành hiện thực. Các công ty đầu tư mạo hiểm toàn cầu có thể sẽ suy nghĩ kỹ về việc đầu tư vào các công ty Trung Quốc

Tuy nhiên, một số chính sách mới của Bắc Kinh có thể thúc đẩy sự cạnh tranh trong ngành công nghệ, mở đường cho một lớp tỷ phú mới trỗi dậy. Các quy định chặt chẽ hơn đối với các công ty Fintech sẽ giúp giảm rủi ro hệ thống, ngay cả khi chúng làm chậm sự đổi mới

Cuộc trấn áp Ant thậm chí nhận được lời khen ngợi của Phó chủ tịch Berkshire Hathaway Charlie Munger. Theo ông, chính quyền Trung Quốc đã làm đúng khi cho Jack Ma biết ông ta không thể lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng và cứ làm bất cứ điều gì mình muốn

Chen Long, chuyên gia tại công ty tư vấn Plenum bình luận, dù bằng cách nào đi nữa, các doanh nhân Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận "điều bình thường mới". "Thuở phát triển hoang dại đã không còn nữa", ông nói
 
Người giàu Trung Quốc bị thúc giục 'trả lại cho xã hội' để đảm bảo 'thịnh vượng chung'

Trung Quốc phải theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, nơi mà của cải được chia sẻ một cách công bằng bởi tất cả mọi người, như một mục tiêu chính cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nước này, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước một cuộc họp lãnh đạo kinh tế chủ chốt, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn ngừa rủi ro tài chính

Ảnh minh họa.

Sự thịnh vượng chung là yêu cầu thiết yếu của chủ nghĩa xã hội và là đặc điểm chính của hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, ông Tập nói trong khi chủ trì cuộc họp của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 17-8

Các cam kết đã được thực hiện để điều chỉnh thu nhập quá mức và khuyến khích những người giàu có “trả lại cho xã hội nhiều hơn”, theo bản tóm tắt của cuộc họp do Tân Hoa xã chính thức công bố

Bản tóm tắt cho biết sự thịnh vượng chung là trọng tâm để thúc đẩy hạnh phúc và tăng cường sự quản trị của đảng khi đất nước nỗ lực đạt được mục tiêu thứ hai là xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại

Cuộc họp cam kết “tăng cường quản lý và điều chỉnh thu nhập cao, bảo vệ thu nhập hợp pháp, điều chỉnh hợp lý thu nhập quá mức, khuyến khích các nhóm thu nhập cao và doanh nghiệp cống hiến nhiều hơn cho xã hội”, theo báo cáo của Tân Hoa xã

Nó cũng thúc giục đất nước “giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng”

Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc cũng phải thúc đẩy “phát triển chất lượng cao”, trong khi các quan chức cũng nhất trí rằng cần nỗ lực để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế ổn định và ngăn ngừa rủi ro tài chính, theo Tân Hoa xã
 
Trung Quốc kiểm soát chặt các tập đoàn công nghệ số

Ngành công nghệ số Trung Quốc đang "lao đao", với việc Chính phủ nước này thắt chặt kiểm soát các tập đoàn Internet của nước này, gần 1.000 tỷ USD trị giá chứng khoán đã "bốc hơi"

Lý giải việc Trung Quốc kiểm soát chặt các tập đoàn công nghệ số

Nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ

Ngay từ đầu năm 2021, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) công bố dự luật kiểm soát chặt chẽ hơn công nghệ kỹ thuật số. Những cái tên quen thuộc với dân cư mạng từ Alibaba đến ByteDance, Weibo hay Tencent… đều là mục tiêu trong tầm ngắm của Bắc Kinh

Như vậy, Trung Quốc kiểm soát các công ty mạng dưới hình thức nào và với những mục đích gì? Đâu là những hệ quả kèm theo và chiến lược mới này ảnh hưởng thế nào đến cuộc đọ sức công nghệ với Mỹ

Sự điều chỉnh cần thiết nhưng có quá mạnh tay

Vào lúc các tập đoàn trong nhóm bốn công ty công nghệ lớn (GAFAM) của Mỹ đang trong chu kỳ thịnh vượng chưa từng thấy, ở góc phía bên kia thế giới, các đối thủ Trung Quốc lại đang điêu đứng. Chỉ số CSI, tập hợp các “ông vua” công nghệ của Trung Quốc niêm yết sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) và New York, trong tháng 7/2021 đã mất giá trên 26%

Lý do là vì Bắc Kinh thông báo một loạt biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động của những “chú chim đầu đàn” về công nghệ số. Cổ phiếu của Alibaba mất giá 13%, Tencent là 18%, trong khi chỉ số chứng khoán của công ty Meituan chuyên giao hàng tận nhà cho tư nhân giảm 29%

Báo The Financial Times (Anh) nói đến một sự “hoảng loạn” trên các sàn chứng khoán Trung Quốc hồi tháng trước. Ngày 20/8/2021, Bắc Kinh thông qua luật bảo vệ dữ liệu cá nhân trên mạng nhằm “chống mọi hành vi gian lận” gây thiệt hại cho người sử dụng Internet

Trên thực tế, từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021, lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số Trung Quốc đã lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh. Tương tự như Mỹ và châu Âu, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn “điều chỉnh luật hiện hành” liên quan đến các dịch vụ trên mạng

Báo kinh tế của Pháp Les Echos đưa ra một số ví dụ cụ thể như luật về mua bán trên mạng của Trung Quốc được quy định từ năm 2000. Mục tiêu này khi đó chỉ nhằm bảo đảm là những dịch vụ trao đổi trên mạng này không làm phương hại đến an ninh và quyền lợi quốc gia

Tuy nhiên, trong hai thập niên qua, số người sử dụng Internet đã tăng vọt từ 23 triệu lên thành 940 triệu người. Kèm theo đó hàng loạt nhà cung cấp như Tencent hay ByteDance cũng lần lượt ra đời

Tương tự như ở châu Âu và Mỹ, số người Trung Quốc sử dụng điện thoại di động với những ứng dụng để thanh toán trên mạng ngày càng nhiều. Ngoài ra, họ cũng sử dụng để giao lưu với người thân, để gọi xe taxi…

Do vậy, theo giải thích của chuyên gia Alex Payette, sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius ở Montréal (Canada) và cũng là một cây bút trên tạp chí Asialyst, kiểm soát các luồng thông tin và dữ liệu lưu hành trên mạng là mục tiêu hiển nhiên

Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc muốn kiểm soát các dữ liệu và mục tiêu sau cùng là kiểm soát luồng thông tin về tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc. trong trường hợp này, tất cả vấn đề liên quan đến các dữ liệu

Những quy định mới của dự luật kiểm soát hoạt động Internet hầu như không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của các công ty trong ngành, ngoại trừ mảng liên quan đến các công nghệ được ngành giáo dục sử dụng

Ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính của các doanh nghiệp không lớn

Trong cuộc trả lời dành cho RFI tiếng Việt, ông Alex Payette thuộc công ty tư vấn Cercius - Montréal lưu ý về trường hợp đặc biệt của các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong công việc giảng dạy. Ở đây liên quan trực tiếp đến gần 200.000 trường dạy tư trên toàn quốc và doanh thu trong ngành lên tới 100 tỷ USD một năm

Việc Trung Quốc để mắt đến các kho dữ liệu cá nhân trong tay những tập đoàn như dịch vụ gọi xe taxi Didi hay của mạng xã hội Weibo không ảnh hưởng đến thu nhập hay khoản tiền lời của những công ty này

Tuy nhiên, động thái này lại gửi tín hiệu bất lợi tới các nhà đầu tư nước ngoài khi các "chú chim đầu đàn" của nền công nghệ Trung Quốc tham gia sàn chứng khoán Hong Kong hay New York. Đó là lý do khiến từ đầu năm 2021 cổ phiếu của Alibaba hay Tencent… mất giá

Chuyên gia Alex Payette cho hay phản ứng của thị trường đã khiến giá cổ phiếu của các công ty công nghệ số Trung Quốc rớt mạnh. Tuy nhiên, có thể nói thị trường đã phản ứng quá mạnh

Đúng là Trung Quốc muốn kiểm soát các luồng thông tin và dữ liệu, nhưng việc kiểm soát đó không ảnh hưởng đến khả năng đem lại lợi nhuận của các đối tượng bị nhắm tới, ngoại trừ trong lĩnh vực giáo dục

Ông Payette lấy ví dụ trường hợp của hãng Didi, một công ty cung ứng dụng gọi xe taxi của Trung Quốc. Tập đoàn này đã tham gia sàn chứng khoán Mỹ và Bắc Kinh quan ngại nhiều thông tin mà Didi đang nắm giữ bị lọt ra ngoài cho nên cơ quan quản ký không gian mạng Trung Quốc đã gây sức ép rất mạnh, buộc Didi phải tuân thủ luật lệ của Trung Quốc, cho dù đó là những quy định đã có từ trước khi Didi tham gia thị trường tài chính Mỹ

Trên thực tế, tương tự như ở Mỹ hay châu Âu, Trung Quốc cũng chỉ điều chỉnh một số quy định để buộc các nhà cung cấp mạng, các tập đoàn kỹ thuật số phải tuân thủ luật lệ hiện hành

Khi Internet vẫn là mối đe dọa

Một câu hỏi khác cũng được nhắc đến, đó là trong bối cảnh Trung Quốc đang chạy đua với Mỹ về mọi mặt mà công nghệ số là một "tủ kính" của sự thành công, thì chính sách tăng cường kiểm duyệt này liệu có là một đòn đánh vào những “GAFA” phiên bản Trung Quốc hay không

Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Payette nói rằng nhìn từ bên ngoài, rõ ràng là quyết định của Bắc Kinh gây nhiều thiệt hại. Gần cả nghìn tỷ USD trị giá chứng khoán đã bốc hơi và đây là một tín hiệu xấu trong mắt các nhà đầu tư

Tuy nhiên, từ gần 20 năm qua, các tập đoàn công nghệ Internet Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và mạnh. Vì đây là một lĩnh vực còn quá mới, nhà nước chưa đưa ra khung pháp lý chặt chẽ và các công ty trong ngành đã tận dụng cơ hội này để làm giàu

Ví dụ như một hãng có thể phát triển các ứng dụng tài chính hoạt động như một ngân hàng, nhưng lại không tham gia vào ngành tài chính. Từ đó nảy sinh nguy cơ tư nhân vỡ nợ… Trên một phương diện nào đó, áp đặt một số quy định chặt chẽ hơn để chỉnh đốn lại hoạt động trong ngành là một quyết định chính đáng

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là Trung Quốc sẽ làm gì với kho dữ liệu của các dân cư mạng, tài nguyên quý giá nhất trong thời đại công nghệ số? Ant Group, cánh tay nối dài của Alibaba, được cho là đã nắm giữ dữ liệu của hơn 1 tỷ người sử dụng, tương đương với khối dữ liệu mà hai tập đoàn Google và Facebook năm giữ

Cũng có thế nhận thấy, qua việc muốn làm chủ lại nền tảng Internet, Trung Quốc không muốn để mảng công nghệ tin học trở nên quá mạnh và quá độc lập. Đó có thể là lý do giải thích vì sao Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để hàng trăm, thậm chí là cả nghìn tỷ USD trên các thị trường chứng khoán không cánh mà bay
 
Trung Quốc lập ủy ban bí mật để tự chủ công nghệ

Trung Quốc được cho là đang âm thầm đẩy nhanh kế hoạch tự chủ công nghệ nhằm sớm thay thế nguồn cung từ Mỹ và nước ngoài

Hãng tin Bloomberg, dẫn các nguồn tin thân cận, tiết lộ Trung Quốc đang trao quyền cho một ủy ban bí mật, có chức năng xem xét và phê duyệt các nhà cung cấp trong nước trong những lĩnh vực nhạy cảm như điện toán đám mây hay chất bán dẫn

Được thành lập năm 2016, Ủy ban Công tác Đổi mới Ứng dụng Công nghệ Thông tin (ITAIWC) hiện có nhiệm vụ hỗ trợ thiết lập các tiêu chuẩn ngành và đào tạo nhân sự để vận hành các phần mềm đáng tin cậy. Cơ quan này sẽ đề xuất và thực hiện kế hoạch “đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin”, hay còn được gọi là “Xinchuang” trong tiếng Trung Quốc

ITAIWC sẽ lựa chọn những đơn vị được lên kế hoạch cung cấp công nghệ cho các lĩnh vực nhạy cảm, từ ngân hàng cho đến các trung tâm lưu trữ dữ liệu của chính phủ. Theo ước tính từ Bloomberg, đây là một thị trường với giá trị có thể đạt tới 125 tỷ USD vào năm 2025



Đòn bẩy cho việc tự chủ công nghệ

Cho đến nay, 1.800 nhà cung cấp máy tính cá nhân, chip, mạng và phần mềm Trung Quốc đã được mời tham gia ITAIWC. Ủy ban này đã chứng nhận tư cách thành viên đối với hàng trăm công ty địa phương trong năm nay, điều chưa từng có trong suốt nhiều năm qua

Sự tồn tại của “danh sách trắng Xinchuang” được nhận định sẽ tạo thêm đòn bẩy cho Bắc Kinh trong việc thay thế các công ty công nghệ nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm. Chúng cũng giúp các công ty trong nước đạt được khả năng tự chủ về công nghệ, và sớm thoát khỏi các lệnh trừng phạt mà chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng áp đặt trong các lĩnh vực như mạng và chip

Dan Wang, chuyên gia phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, cho hay: “Trung Quốc đang cố gắng phát triển các công nghệ “cây nhà lá vườn”. Nỗ lực này ngày càng nghiêm túc hơn khi nhiều công ty trong nước hiện có chung mục tiêu này, vì không ai có thể chắc chắn rằng các công nghệ của Mỹ có thể tránh được các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ”

Theo Bloomberg, việc thúc đẩy thay thế các nhà cung cấp nước ngoài còn là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Bắc Kinh nhằm kiểm soát ngành công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của mình, bao gồm cả vấn đề bảo mật dữ liệu

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc cũng tăng cường giám sát dữ liệu trong các ngành công nghiệp và viễn thông, đồng thời đề xuất các quy định mới nhằm yêu cầu các dữ liệu quan trọng phải được lưu trữ trong nước

Trong một báo cáo hồi tháng 7, công ty nghiên cứu iResearch có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Danh sách đen (của Mỹ) trong lĩnh vực công nghệ nhấn mạnh sự cấp thiết đối với Trung Quốc trong việc đầu tư nhiều hơn vào đổi mới công nghệ và có những công nghệ quan trọng được sản xuất trong nước”

Mở cánh cửa vào thị trường 'tỷ đô'

Dù có rất ít thông tin được tiết lộ về ITAIWC, song theo một số nguồn tin, các nhà cung cấp nước ngoài hay bất kỳ công ty trong nước nào sở hữu trên 25% vốn nước ngoài sẽ bị loại khỏi ủy ban. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn đối với các startup công nghệ của Trung Quốc chủ yếu được tài trợ bởi đầu tư nước ngoài

Alibaba và Tencent, hai nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất nước này, đã cố gắng “lách luật” bằng cách đăng ký thành viên thông qua những công ty con được hợp nhất

Theo số liệu từ theo công ty điện toán đám mây Netis, tính đến tháng 7/2020, ITAIWC có khoảng 1.160 thành viên. Một số công ty nổi bật khác được cho là thành viên của ủy ban còn có nhà sản xuất CPU Loongson có trụ sở tại Bắc Kinh, nhà sản xuất máy chủ Inspur, nhà phát triển hệ điều hành Standard Software cùng công ty bảo mật thông tin Westone

Tư cách thành viên ITAIWC có thể mang lại cho các nhà cung cấp Trung Quốc một lợi thế quan trọng để công nghệ của họ có thể được phê chuẩn theo kế hoạch của ủy ban, từ đó mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường tỷ đô

Theo một báo cáo do Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Trung Quốc làm đồng tác giả, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan đến ITAIWC đã tạo ra doanh thu lên tới 162 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 25 tỷ USD) vào năm ngoái, và đang trên đà đạt tới gần 800 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2025

“Xinchuang không thể được xây dựng chỉ trong một ngày, mà đó là một chiến lược dài hạn giúp Trung Quốc phát triển nền công nghệ thông tin của riêng mình”, iResearch ghi nhận
 
Trung Quốc lập nhóm công nghệ chuyên phát triển metaverse

Một cơ quan công nghiệp của Trung Quốc được thiết kế để phát triển các ứng dụng metaverse mới đây đã thêm một loạt công ty mới nhằm thúc đẩy cơn sốt công nghệ mới nhất

Theo CNBC, ủy ban metaverse của Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn hôm 16.2 đã bổ sung 17 công ty khác, nâng tổng số lên 112 công ty hoặc cá nhân trong cơ quan công nghiệp này. Metaverse hiện chưa có một định nghĩa chắc chắn, nhưng nó thường đề cập đến những công nghệ như thực tế ảo, cùng với ý tưởng mọi người có thể chơi và sống trong thế giới đó

Đợt thêm thành viên mới nhất bao gồm các công ty được niêm yết công khai như Inly Media giao dịch tại Thượng Hải, và Beijing Topnew Info & Tech giao dịch tại Thâm Quyến. Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc đã đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Hiệp hội được hỗ trợ bởi các công ty công nghệ lớn như Huawei và nhà khai thác viễn thông China Mobile

Việc thành lập nhóm metaverse có thể cho thấy Trung Quốc đang tìm cách điều chỉnh công nghệ này khi nó phát triển

Ủy ban metaverse của Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc được thành lập vào tháng 10.2021, có nhiệm vụ phát triển các tiêu chuẩn và công nghệ xung quanh metaverse. Thông thường, Trung Quốc sẽ thành lập các nhóm đặc biệt như vậy về loại công nghệ mà nước này muốn phát triển nhanh chóng và dẫn đầu, chẳng hạn như blockchain

Việc thành lập ủy ban metaverse cũng có thể cho thấy Trung Quốc đang tìm cách điều chỉnh công nghệ này khi nó phát triển. “Các doanh nghiệp internet truyền thống của Trung Quốc phát triển trước và sau đó được quản lý. Những ngành như metaverse cũng sẽ được điều chỉnh sau khi chúng được xây dựng”, Du Zhengping, người đứng đầu ủy ban metaverse của Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc, nói với Reuters hồi tháng 1.2022

Giống như những gã khổng lồ công nghệ Mỹ, các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc từ Tencent đến Alibaba đều đang khám phá, phát triển ứng dụng metaverse. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hoạt động phát triển metaverse của Trung Quốc có thể sẽ bị quản lý cao và không có khả năng sử dụng tiền điện tử trong giao dịch
 
Làn sóng sa thải nhân viên công nghệ, cơn đau đầu mới của Trung Quốc

Ngành công nghệ khổng lồ của Trung Quốc có thể đang trải qua cuộc khủng hoảng việc làm tồi tệ nhất trong lịch sử với hàng loạt “ông lớn” trong ngành này đang mạnh tay cắt giảm nhân sự với quy mô chưa từng có. Các tập đoàn lớn như Alibaba, Tencent… đã cắt giảm ít nhất 10% nhân lực công nghệ

Làn sóng sa thải việc làm trong ngành công nghệ diễn ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn ứng phó một loạt thách thức, bao gồm số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, thị trường nhà đất suy thoái và và các căng thẳng địa chính trị leo thang

Những thách thức này đặt ra mối lo nghiêm trọng đối với chính phủ Trung Quốc khi Bắc Kinh ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế và xã hội trong năm nay với việc ông Tập Cận Bình dự kiến được phê chuẩn nhiệm kỳ Tổng bí thư 5 năm lần thứ 3 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu 2022

Nhân viên công nghệ bị sa thải hàng loạt

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ từ lâu là nguồn tạo việc làm lương cao ở Trung Quốc nhưng các “ông lớn” trong ngành này giờ đây đang tinh giản lực lượng nhân sự ở quy mô chưa từng có tiền lệ trong bối cảnh chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục chiến dịch chấn chỉnh các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân

Chính phủ Trung Quốc cho biết tỷ lệ thất nghiệp tổng thể của đất nước vẫn ổn định, dao động trong khoảng 5% đến 5,5% trong những tháng gần đây. Trung Quốc không có số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ thất nghiệp trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát tư nhân cho thấy rằng việc làm đang bị sa thải rộng rãi trên toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ

Theo Lagou, một trong những website tuyển dụng việc làm công nghệ lớn nhất Trung Quốc, có đến 2,76 triệu nhân viên công nghệ hiển thị tình trạng việc làm của họ trên nền tảng này là “đã nghỉ việc” trong tháng 3. Con số đó cao hơn 260.000 so với tháng 12 và cao hơn 60.000 so với cùng kỳ năm ngoái

Lagou cho biết thêm hầu hết các trường hợp mất việc tập trung ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thâm Quyến, Quảng Châu và Thượng Hải

Theo kết quả cuộc khảo sát của Tongdao Liepin, một website tuyển dụng khác, 57% số công ty Trung Quốc được khảo sát trong tháng 1-2022 cho biết đã sa thải 10-50% lực lượng nhân sự của họ vào năm ngoái. Làn sóng sa thải tập trung ở lĩnh vực giáo dục, bất động sản và các ngành liên quan đến internet

Các phát biểu của các quan chức cấp cao Trung Quốc trong những tháng gần đây cũng cho thấy Bắc Kinh đang xem thất nghiệp là một vấn đề đáng lo ngại

Bức tranh thị trường việc làm càng phức tạp hơn khi năm nay Trung Quốc chứng kiến số sinh viên tốt nghiệp cao kỷ lục, với khoảng 10,76 triệu người gia nhập thị trường việc làm. Nhiều người trong số họ thường chọn làm việc trong ngành công nghệ, vốn từ lâu được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm mới, đặc biệt là đối với lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn cao

Ngành này đóng vai trò quan trọng đối với sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của chính phủ, mức lương của ngành công nghệ cao hơn mức lương trung bình của cả nước khoảng 80%

Chính phủ Trung Quốc cho biết nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước bao gồm công nghệ thông tin, viễn thông và internet, sử dụng gần 200 triệu người. Con số này đã tính đến cả nhân sự làm việc toàn thời gian lẫn làm việc tự do, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động của cả nước

Dù các “ông lớn” công nghệ của Trung Quốc không công khai nói về việc cắt giảm việc làm, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước gần đây đã đưa tin về kế hoạch sa thải nhân viên của họ với quy mô lớn

Đầu tháng này, Reuters đưa tin Tập đoàn công nghệ Alibaba và Tập đoàn đầu tư và internet Tencent đang chuẩn bị cắt giảm tổng cộng hàng chục nghìn việc làm. Alibaba có thể cắt giảm hơn 15% tổng lực lượng lao động trong năm nay, tương đương khoảng 39.000 người, trong khi đó, Tencent có ý định sa thải từ 10-15% nhân viên ở một số bộ phận chủ chốt

Một nguồn thạo tin tiết lộ hãng thương mại điện tử JD.com cũng đang lên kế hoạch sa thải khoảng 10-15% tổng lực lượng nhân sự ở mảng kinh doanh mua chung theo nhóm Jingxi

Trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, các dòng hashtag như “Tencent sa thải nhân viên”, “JD sa thải nhân viên” đã trở thành xu hướng nổi bật kể từ tuần trước, thu hút hơn 1 tỉ lượt xem cho đến nay

“Nếu Alibaba và Tencent cắt giảm biên chế 10-15%, chúng tôi có thể khá chắc chắn rằng nhiều nền tảng internet khác liên quan đến lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc cũng đang ở trong tình thế phải cắt giảm chi phí nhân sự tương tự”, George Magnus, nhà nghiên cứu ở Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford và Trường Nghiên cứu châu Phi và phương Đông thuộc Đại học London, nhận định

“Nỗi đau” tự chuốc lấy

Magnus cho rằng nền kinh tế liên quan đến công nghệ là “một trong những lĩnh vực chứng kiến việc làm tăng trưởng nhanh trong nhiều năm” ở Trung Quốc, vì vậy, ngay cả khi chỉ cắt giảm 5%, điều đó cũng là đòn giáng mạnh đối với lĩnh vực này cũng như ưu tiên hàng đầu của chính phủ là tạo việc làm

Thị trường việc làm của Trung Quốc chứng kiến bước ngoặt lớn từ khi Bắc Kinh bắt đầu triển khai chiến dịch chấn chỉnh chưa có tiền lệ để kiểm soát những tập đoàn internet và công nghệ khổng lồ vào tháng 11 năm 2020, bắt đầu bằng đình chỉ thương vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) bom tấn của Tập đoàn tài chính Ant Group, công ty liên kết của Alibaba. Trong 18 tháng sau đó, giới chức trách Trung Quốc lần lượt chuyển mục tiêu chấn chỉnh từ ngành công nghệ và tài chính sang ngành game, giải trí và giáo dục tư nhân

Trong quí cuối cùng của năm ngoái, Alibaba, Tencent và nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo đều báo cáo mức tăng trưởng doanh số bán hàng chậm nhất trong lịch sử của họ với tư cách là công ty đại chúng. Giá cổ phiếu của những công ty này đã giảm một nửa, thổi bay tổng cộng 1,2 ngàn tỉ đô la vốn hóa thị trường của họ

Sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm, các công ty này cho biết họ sẽ chấp nhận điều bình thường mới là tăng trưởng chậm hơn và tìm cách giảm chi phí hoạt động

New Oriental Education, công ty dạy kèm tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã sa thải 60.000 nhân viên vào năm ngoái khi Bắc Kinh tiến hành chấn chỉnh ngành này

Doug Guthrie, Giám đốc điều hành Sáng kiến Trung Quốc tại Trường Quản lý toàn cầu Thunderbird thuộc Đại học bang Arizona (Mỹ), nhận định tình trạng mất việc làm trong lĩnh vực công nghệ là do Trung Quốc “tự gây ra”

Ông cho biết thêm quan điểm chấn chỉnh quyết liệt của ông Tập đối với ngành công nghệ nhắc nhở rằng “dù họ có thể là các công ty toàn cầu, họ phải phục vụ đất nước trong việc giúp nâng cao sự thịnh vượng của toàn xã hội”

Đối mặt thách thức lớn

Các nhà quản lý Trung Quốc đã đổ lỗi doanh nghiệp tư nhân làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo trong nước và gây ra các vấn đề kinh tế xã hội có thể làm mất ổn định xã hội. Năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết mạnh mẽ rằng sẽ tái phân phối của cải trong xã hội để tạo ra sự thịnh vượng chung. Tuy nhiên, giờ đây, Bắc Kinh đang đối mặt với “cơn đau kinh tế lớn”

“Cơn biến động trong lĩnh vực công nghệ thực sự sẽ là một thách thức đáng kể đối với Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông ấy tìm kiếm nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba. Để bảo đảm sự ổn định, ông Tập đã thúc đẩy nhiều nghị trình chính sách đầy tham vọng, nhưng nếu tăng trưởng kinh tế chững lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, phản ứng chống đối sẽ nhanh chóng xuất hiện”, Guthrie nói

Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại khi giá hàng hóa tăng cao hơn do chiến sự tại Ukraine và việc nước này tiếp tục ứng phó các đợt bùng phát Covid-19 mới bằng chính sách Zero Covid. Đầu tháng 3, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 ở mức khoảng 5,5%, thấp nhất trong ba thập niên

Chính phủ của ông Tập đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, theo nhận định của nhà nghiên cứu George Magnus

Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát doanh nghiệp tư nhân là nhằm bảo vệ nền kinh tế và người dân đất nước khỏi sự bất ổn. Nhưng cuộc chấn chỉnh kéo dài 18 tháng qua đã gây rúng động cho giới đầu tư toàn cầu và làm dấy lên các lo ngại về triển vọng sáng tạo và tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc

Magnus nói: “Giới chức trách Trung Quốc khao khát sự ổn định kinh tế và ưu tiên tăng trưởng việc làm, nhưng các chính sách của họ đang dẫn đến những kết cục mà họ muốn tránh”

Các chuyên gia cũng đang so sánh tình trạng mất việc làm hiện nay với cuộc khủng hoảng thất nghiệp mà Trung Quốc đã trải qua nhiều thập niên trước, đầu tiên là vào những năm của thập niên 1990 và sau đó là vào năm 2008

Trong những năm 1990, hàng chục triệu việc làm bị xóa sổ khi Bắc Kinh tái cơ cấu mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh và kém hiệu quả với việc tư nhân hóa hoặc đóng cửa các doanh nghiệp này. Một thập niên sau đó, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hàng triệu công nhân trong ngành sản xuất bị mất việc làm do xuất khẩu sụp đổ và các nhà máy đóng cửa

Việc làm của Trung Quốc tăng trưởng trở lại sau những cuộc khủng hoảng đó, nhưng các chuyên gia cho rằng lần này nỗi đau có thể còn kéo dài

Magnus nhận định tình trạng mất việc làm hiện nay có thể trở nên tồi tệ hơn khi lĩnh vực công nghệ đang suy sụp cùng lúc với thị trường bất động sản và các lĩnh vực liên quan, vốn chiếm khoảng 30% GDP của Trung Quốc

Bắc Kinh gần đây phát tín hiệu rằng có thể sớm dừng chấn chỉnh khu vực tư nhân. Đầu tháng này, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập, đã thúc giục các cơ quan quản lý “hoàn thành” cuộc chấn chỉnh đối với các nền tảng internet lớn của Trung Quốc trong thời gian “sớm nhất có thể”. Các chuyên gia lo ngại rằng có thể đã quá muộn

Martin Chorzempa, học giả cấp cao tại Viện Kinh tế quuốc tế Peterson (Mỹ), nhận đinh các biện pháp siết chặt quản lý đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ giảm nhưng sẽ chưa kết thúc sớm

Ông nói: “Sẽ rất hữu ích khi có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn có một môi trường dễ dự đoán hơn, nhưng nhiều bánh răng của bộ máy hành chính quan liêu vẫn đang hoạt động và không thể dừng ngay được”
 
Kinh tế kỹ thuật số chiếm gần 40% GDP Trung Quốc

photo1658732893432-1658732893515485700224.jpg

Sau 2 ngày diễn ra, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc về kỹ thuật số lần thứ 5 tại tỉnh Phúc Kiến đã kết thúc ngày 24/7

Đây là cơ hội để Trung Quốc đẩy nhanh sự đổi mới, chuyển đổi kỹ thuật số. Hiện nay, kinh tế kỹ thuật số chiếm gần 40% GDP của nền kinh tế số 2 thế giới

Theo số liệu từ Cục Quản lý Không gian mạng Quốc gia, năm 2021, sản lượng dữ liệu của Trung Quốc chiếm 9,9% tổng sản lượng toàn cầu, đứng thứ 2 trên thế giới

Được thúc đẩy bởi băng thông rộng, 5G và Internet công nghiệp, trong 5 năm gần đây, chỉ giao dịch thương mại điện tử đã tăng từ 4.300 tỷ USD lên 6.220 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 16%

Chính quyền các tỉnh thành cũng như các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi tham gia để thúc đẩy đổi mới, chuyển đổi nhanh công nghệ, hạ tầng kỹ thuật số. Số hóa giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, giúp chính quyền quản lý xã hội khoa học

Theo chuyên gia, trước đây nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng trực tuyến như thương mại điện tử, nhưng gần gây số hóa ngành đã đóng một vai trò quan trọng hơn. Số hóa ngành công nghiệp chiếm hơn 80% nền kinh tế kỹ thuật số

Đến giữa năm 2022 Trung Quốc đã xây dựng 1.850.000 trạm 5G gốc, chiếm hơn 2/3 tổng số trạm toàn thế giới, với 450 triệu người dùng 5G

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có lợi thế trong 5G vì có một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cơ sở người dùng đang phát triển mạnh mẽ. Sự đầu tư bài bản của chính phủ đã hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất, nâng cao cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên trường quốc tế
 
Các nhà sản xuất chip của Trung Quốc đóng cửa hàng loạt

South Morning China Post đưa tin, ngày 15/9, Trung Quốc ghi nhận số lượng kỷ lục các nhà sản xuất chip điện tử đã dừng hoạt động tại thị trường trong nước

Số liệu thống kê từ nền tảng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Qichacha, tính từ đầu năm đến tháng 8/2022, có tới 3.470 công ty chip điện tử Trung Quốc đã xin dừng hoạt động. Con số này cao hơn số lượng công ty phải giải thể trong 2 năm với 3.420 công ty (năm 2021) và 1.397 công ty (năm 2020)

Làn sóng đóng cửa này xảy ra sau khi cả khu vực công và tư nhân của Trung Quốc tập trung đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn trong suốt 2 năm vừa qua, nhằm thực hiện mục tiêu tự cung tự cấp chất bán dẫn của Bắc Kinh (Trung Quốc)

Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực giải quyết các "điểm nghẽn" chiến lược, đặc biệt là ở khía cạnh các mạch tích hợp (IC) thì việc các công ty chip đóng cửa cho thấy nền kinh tế trong nước đang chững lại, tâm lý người dùng suy yếu qua các đợt phong toả các thành phố lớn do đại dịch Covid. Các biện pháp kiểm soát, và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ đang đè nặng lên lĩnh vực bán dẫn

Ông Zhong Lin, người sáng lập công ty thiết kế chip GSR Electronics nhận định rằng, làn sóng khởi nghiệp chip điện tử của Trung Quốc đã kết thúc. Điều này dẫn đến nhiều công ty sẽ rơi vào tình trạng phá sản khi mà nguồn vốn của nhà đầu tư cạn kiệt do thiếu triển vọng về lợi nhuận

Việc đóng cửa dài ngày ở Thượng Hải (Trung Quốc), nơi tập trung nhiều nhà sản xuất chip điện tử trong nước và đa quốc gia đã làm mờ đi triển vọng của nhiều công ty bán dẫn. Ngay cả khi được phép hoạt động, các nhà máy sản xuất cũng chỉ có thể duy trì công suất rất thấp do chuỗi cung ứng và hậu cần gián đoạn

Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ bán dẫn Trung Quốc Yu Xiekang cho biết, khoảng thời gian giãn cách kéo dài 2 tháng đã kìm hãm sự tăng trưởng của ngành công nghiệp bán dẫn của nước này, kèm theo với nhu cầu về thiết bị điện tử tiêu dùng cũng sụt giảm đáng kể

Theo dữ liệu hải quan chính thức, khối lượng nhập khẩu IC của Trung Quốc giảm hơn 12% trong 8 tháng đầu năm nay do nhu cầu suy yếu và sản xuất bị gián đoạn

Trong khi đó, nước láng giềng Việt Nam đang trở thành điểm đến thu hút nhiều tập đoàn chip hàng đầu thế giới đầu tư, là nơi đặt nhà máy, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của hàng loạt tập đoàn điện tử hàng đầu như Samsung, Intel, Apple, Xiaomi...

Một trong những nhà sản xuất chip lớn, Intel đã đầu tư vào Việt Nam trong suốt 15 năm nay, sản xuất nhiều dòng chip và xuất khẩu đi khắp thế giới. Còn Samsung mới đây thông báo đã đầu tư 3,3 tỷ USD vào Việt Nam để sản xuất linh kiện bán dẫn vào năm sau

Ngoài Intel và Samsung, nhiều nhà đầu tư khác cũng có kế hoạch để đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Trong đó, Amkor (Hàn Quốc) với kế hoạch 1,6 tỷ USD, Hana Micron (Hàn Quốc) với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam
 
Vương Hỗ Ninh
Chiến lược gia bên cạnh 3 thế hệ Tổng bí thư Trung Quốc

Tương lai của ông Vương Hỗ Ninh, người được giới quan sát quốc tế ví như “chiến lược gia” cho đảng Cộng sản Trung Quốc trong hơn 30 năm vừa qua, được đặc biệt chú ý tại đại hội lần thứ 20 khai mạc ngày mai (16/10)

Mô hình quân sư

Nét thú vị trong văn hóa chính trị Trung Hoa từ cổ chí kim là mô hình quân sư (chiến lược gia) bên cạnh thủ lĩnh chính trị. Điển hình như những cặp bài trùng mang tính biểu trưng trong tiểu thuyết Tam Quốc như Khổng Minh bên cạnh Lưu Bị, Chu Du và Lỗ Túc bên cạnh Tôn Quyền, Tuân Úc, Quách Gia, Trình Dục... bên cạnh Tào Tháo

Giữa nhà lãnh đạo và các quân sư có sự phân định vai trò rõ ràng: Thủ lĩnh chính trị đề ra tư tưởng và tầm nhìn lãnh đạo, tập hợp sự ủng hộ, và tìm người tài để hiện thực hóa tầm nhìn đó. Trong khi đó, mọi ý tưởng, tính toán bước đi và hành động cụ thể thường lại xuất phát từ các quân sư. Thủ lĩnh, hay lãnh đạo chính trị, chỉ chính danh hóa các ý tưởng đó thông qua việc ban hành quyết định cụ thể

vuong-ho-ninh-1-746.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và ông Vương Hỗ Ninh

Có thể thấy, quân sư hay chiến lược gia, chính là "bộ não" cung cấp ý tưởng cho thủ lĩnh chính trị. Ngược lại, lãnh đạo chính trị là bệ đỡ không thể thiếu để thực hiện ý tưởng hành động của quân sư

Sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, và không giẫm chân lên nhau giữa hai vai trò chính là cơ sở cho sự thành công. Bất cứ khi nào thủ lĩnh chính trị làm thay việc của quân sư thì thất bại là điều thường thấy, điển hình như thất bại của Viên Thiệu trước Tào Tháo, hay đại bại của Lưu Bị trước Đông Ngô sau khi bỏ qua khuyên can của các quân sư. Những rối loạn chính trị - xã hội ở Trung Quốc thời cách mạng văn hóa cũng gắn với sự lấn át của lãnh đạo chính trị, thiếu vắng hình bóng chiến lược gia nổi bật

Vương Hỗ Ninh được giới quan sát quốc tế mệnh danh là chiến lược gia bên cạnh 3 thế hệ Tổng bí thư gần đây của Trung Quốc. Ông nổi lên từ năm 1986, khi đang là một giáo sư đại học, 31 tuổi, với bài viết dài 7 trang nêu quan điểm về chiến lược phát triển trước những biến động chính trị ở trong nước và trên thế giới thời kỳ đó

Năm 1995, ông bắt đầu tham gia hệ thống chính trị sau khi được điều chuyển sang Trung tâm nghiên cứu chính sách của TƯ ĐCS Trung Quốc. Đến nay, tên tuổi của Vương Hỗ Ninh luôn được gắn với các thông điệp về chiến lược phát triển qua các giai đoạn, như: thuyết “Ba đại diện” thời ông Giang Trạch Dân; thuyết “Phát triển khoa học” thời ông Hồ Cẩm Đào, và gần đây nhất là Tổng bí thư Tập Cận Bình với “Giấc mơ Trung Hoa”

Chủ thuyết “tân chuyên chính”

Năm 1988, ông Vương có chuyến nghiên cứu ngắn hạn tại một số trường đại học ở Mỹ. Ba điểm khiến ông hết sức ấn tượng với nước Mỹ là: năng lực sáng tạo, sức mạnh của nền kinh tế tư bản, và sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình giữa các chính quyền

Ở tuổi 32, ông nhận định trong một cuốn sách về nước Mỹ, xuất bản năm 1991: không thể coi nhẹ chủ nghĩa tư bản. Nếu một hệ thống chính trị mà thất bại trong việc tạo ra cách thức chuyển giao quyền lực thì đất nước rất khó được thụ hưởng trật tự, ổn định chính trị bền vững. Bên cạnh những ưu điểm, Vương Hỗ Ninh cũng nhìn ra những hạn chế của nền dân chủ Mỹ nhưng không phê phán cực đoan

Ông không đề cao mô hình dân chủ Mỹ, mà muốn phác họa và thực hiện một nền dân chủ đích thực cho Trung Quốc. Từ cuối những năm 1980, chủ thuyết "Tân chuyên chính - Neoauthoritarianism", mà ông là tác giả trụ cột, không ủng hộ quan điểm mở rộng tự do chính trị, chuyển đổi dân chủ

Thay vào đó, ông khẳng định nhu cầu tập trung quyền lực xoay quanh một nhà lãnh đạo quyền uy - người có thể đưa đất nước thực hiện những bước đột phá. Có thể thấy, khi nhấn mạnh vai trò của nhà lãnh đạo quyền uy, hạt nhân quyền lực của hệ thống chính trị, thì về thực chất ông Vương đã cải biến mô hình lãnh đạo tập thể vốn đã tồn tại thời gian dài trước đó ở Trung Quốc

vuong-ho-ninh-747.jpg

Ông Vương Hỗ Ninh

Để giúp Trung Quốc tránh lặp lại sự hỗn loạn như thời cách mạng văn hóa, qua đó bảo đảm sự ổn định chính trị, tạo tiền đề cho sự phát triển của Trung Quốc, ông đề cao triết lý Pháp trị, vốn là di sản truyền thống Trung Hoa, chứ không phải triết lý Pháp quyền của phương Tây. Những động thái siết chặt kỷ cương, kỷ luật cả trong nội bộ đảng và trên bình diện xã hội ở Trung Quốc từ những năm 1990 trở lại đây là minh chứng cho sự trở lại với truyền thống Pháp trị Trung Hoa

Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong giai đoạn đổi mới đất nước, thuyết "Tân chuyên chính" đề cao nhu cầu phát triển kinh tế hơn mở rộng dân chủ. Theo đó, do đặc thù quốc gia, Trung Quốc sẽ không thể có tự do và dân chủ nếu không duy trì được sự ổn định chính trị. Dân chủ không phải là động lực mà là hệ quả tất yếu sẽ diễn ra sau khi nước này hoàn thành các giai đoạn cải cách kinh tế - xã hội

Để thực hiện sứ mệnh chấn hưng đất nước, thuyết 'Tân chuyên chính" không chỉ coi ĐCS Trung Quốc là đội tiền phong của giai cấp công nhân, mà còn là đại diện cho các nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển hiện đại của văn hóa, và cho lợi ích của số đông dân chúng

Trọng người tài

Trong các cấu trúc phân tán quyền lực ở phương Tây, yếu tố con người không quan trọng bằng thể chế. Nhưng với các cấu trúc tập trung quyền lực vào hạt nhân lãnh đạo như ở Trung Quốc thì chất lượng nhân sự lại trở thành yếu tố quyết định cho mọi thành bại

Bởi thế, mô hình quân sư hay chiến lược gia chính là sự bảo đảm về trí tuệ cho thủ lĩnh chính trị - giúp họ thực sự đảm nhiệm được vai trò hạt nhân quyền lực tối thượng. Nhờ kiến thức của các chiến lược gia, các quyết định của lãnh đạo chính trị gia tăng được sự chính đáng, đúng đắn nên dễ thuyết phục hơn

Trung Quốc muốn thành mặt trời địa chính trị?

Trung Quốc đáng được thế giới tôn trọng bởi họ đã xác quyết một chủ thuyết phát triển riêng, với những quan điểm và nguyên tắc rõ ràng. Nguyên liệu cho chủ thuyết đó đến từ lịch sử và thực tiễn Trung Quốc đương đại, các nước Đông Á, Mỹ Latinh, và các lý thuyết gia Hoa Kỳ như Samuel Huntington hay trường phái Chicago

Để bảo đảm sức sống cho chủ thuyết đó, lãnh đạo Trung Quốc đã đặt lòng tin vào một đại diện trí thức, không chỉ học giỏi ở trong nước mà đã từng có thời gian tu nghiệp thêm tại các đại học Mỹ như Iowa, Chicago, hay California

Sự thăng tiến của ông Vương cũng cho thấy một kênh mới của ĐCS Trung Quốc trong việc chọn lựa tầng lớp tinh hoa cầm quyền, trong đó không thể thiếu vai trò ngày càng tăng của giới trí thức thực học

Là người gắn bó với nhiều thế hệ lãnh đạo nhưng ông Vương vẫn luôn được trọng dụng, đặc biệt bình an trước chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” đầy khốc liệt hơn 10 năm vừa qua. Thực tế này không chỉ cho thấy sự nhất quán về quan điểm và chính sách trọng người tài của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, mà còn khiến giới quan sát thấy được sự tự ý thức về vai trò chiến lược gia của ông Ninh. Bởi chỉ có toàn tâm toàn ý vào công việc tư duy chiến lược và chính sách cho chế độ, ông mới có thể giữ khoảng cách với những tính toán chính trị của những khuynh hướng quan điểm khác nhau trong đảng, nhờ đó tránh xa được các vi phạm

Trong cuốn nhật ký viết năm 1994, ông Vương bày tỏ suy nghĩ: “Khi một người gắn bó với công việc của mình trong một thời gian dài thì tư duy của họ sẽ bị cố định và thiếu sự cởi mở”. Đến nay, ở tuổi 66, ông vẫn đủ điều kiện để tiếp tục tại vị với tư cách thành viên Thường vụ Bộ Chính trị thêm một nhiệm kỳ nữa

Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã rất khác những năm 1990, và sự thay thế ông bởi một nhân vật khác là kịch bản có thể xảy ra. Ông Vương tiếp tục tại vị hay sẽ được thay thế không chỉ ảnh hưởng đến đường lối chiến lược của ĐCS Trung Quốc trong tương lai, mà còn phần nào phát lộ năng lực phát hiện người tài, sự nhất quán chính sách trọng người tài, và tương lai của mô hình quân sư cho chế độ ở đại lục
 
Trung Quốc lên kế hoạch tái cơ cấu Bộ Khoa học và Công nghệ

Quốc vụ viện Trung Quốc nhấn mạnh trong bối cảnh cạnh tranh khoa học-công nghệ quốc tế ngày một gia tăng, nước này cần củng cố hệ thống quản lý đối với các hoạt động liên quan tới khoa học-công nghệ

Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc đang lên kế hoạch tái cơ cấu Bộ Khoa học và Công nghệ của nước này nhằm phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn cho những công nghệ then chốt, đồng thời hướng tới mục tiêu nhanh chóng đạt khả năng tự chủ cao hơn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Theo kế hoạch cải cách của các cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc vừa được trình lên Quốc hội nước này thảo luận, Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi tái cơ cấu sẽ có vai trò lớn hơn trong việc huy động các nguồn lực trên cả nước hướng tới mục tiêu đạt nhiều đột phá về công nghệ, tối ưu hóa đổi mới khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ trong lĩnh vực này, đồng thời chú trọng kết hợp giữa khoa học công nghệ với phát triển kinh tế-xã hội

Cũng theo kế hoạch, sau khi tái cơ cấu, bộ trên sẽ đảm nhận các chức năng quản lý vĩ mô lớn hơn nữa, bao gồm hoạch định chiến lược trong lĩnh vực khoa học công nghệ; cải cách thể chế; phân bổ nguồn lực; điều phối toàn diện; xây dựng các chính sách và quy định; cũng như chức năng giám sát và kiểm tra

Ủy viên Quốc vụ viện Tiêu Tiệp nhấn mạnh rằng trong bối cảnh cạnh tranh khoa học và công nghệ quốc tế ngày một gia tăng, Trung Quốc cần tiếp tục củng cố hệ thống lãnh đạo và quản lý đối với các hoạt động liên quan tới khoa học và công nghệ

Để đạt được mục tiêu đó, một ủy ban trung ương về khoa học và công nghệ sẽ được thành lập trong khuôn khổ cải cách mới nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các cơ quan nhà nước. Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi tái cơ cấu sẽ đảm nhận vai trò điều hành của ủy ban mới này

Cũng theo kế hoạch cải cách các cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, các cơ quan cấp trung ương sẽ tinh giản 5% nhân sự. Dù vậy, sau khi kế hoạch cải cách được thực hiện, Quốc vụ viện sẽ vẫn bao gồm 26 Bộ và Văn phòng Quốc vụ viện
 
Last edited:
Trung Quốc thành lập trung tâm đào tạo 500.000 chuyên gia blockchain


Trung Quốc đặt mục tiêu đào tạo 500.000 chuyên gia về công nghệ chuỗi khối (blockchain) sau khi ra mắt một trung tâm nghiên cứu blockchain quốc gia hồi tuần trước, theo hãng tin Tân Hoa xã. Động thái này diễn ra khi Bắc Kinh xem blockchain là công nghệ nằm ở vị trí trung tâm của nền kinh tế số dù vẫn cấm giao dịch các đồng tiền ảo, vốn cũng vận hành dựa vào công nghệ này


Blockchain.jpg

Trung Quốc xem blockchain là công nghệ nằm ở vị trí trung tâm của nền kinh tế số

Trung tâm sáng tạo công nghệ blockchain quốc gia (NBTIC), có trụ sở ở Bắc Kinh, chính thức hoạt động vào ngày 10-5. Trung tâm này được Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc phê duyệt. NBTIC sẽ làm làm việc với các trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty để đào tạo 500.000 chuyên gia blockchain và hỗ trợ nền kinh tế số của Trung Quốc

NBTIC cũng hướng đến mục tiêu thiết lập một mạng blockchain cấp quốc gia để kết nối các blockchain hiện có ở Trung Quốc, theo Tân Hoa xã

Học viện Điện toán biên và blockchain Bắc Kinh là đơn vị điều hành trung tâm. Học viện này đã phát triển nền tảng blockchain mã nguồn mở trong nước đầu tiên có tên gọi ChainMaker, hay còn là là Chuỗi Trường An (Chang’An Chain)

Hồi tháng 1, chính quyền Bắc Kinh đã nhập thông tin từ hơn 80 cơ quan vào Chuỗi Trường An để “cải thiện hiệu quả an ninh trật tự của các vấn đề chính quyền và dữ liệu xã hội”

Động thái ra mắt trung tâm NBTIC là bước phát triển mới nhất trong kế hoạch của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy việc sử dụng blockchain trong các ngành công nghiệp

Giao dịch tiền ảo bị nghiêm cấm ở Trung Quốc đại lục, trong khi các mã thông báo không thể thay thế (NFT) được phép giao dịch dưới danh nghĩa vật phẩm “sưu tầm kỹ thuật số”, với điều kiện chúng chỉ được mua bằng nhân dân tệ và không được bán lại để kiếm lời

Phát triển blockchain đã trở thành một trọng tâm của chính phủ Trung Quốc sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tán thành công nghệ này vào năm 2019. Ông đã nhấn mạnh vai trò của blockchain trong việc thúc đẩy chia sẻ dữ liệu, tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, giúp giảm chi phí hoạt động, cải thiện tính hiệu quả hợp tác cũng như xây dựng một hệ thống đáng tin cậy. Năm 2021, Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành kế hoạch 5 năm xác định blockchain là một trong bảy lĩnh vực phát triển chính của nền kinh tế số Trung Quốc

Hồi tháng 9 năm ngoái, một quan chức của Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết Trung Quốc chiếm 84% lượng đơn cấp bản quyền sáng chế cho các công nghệ liên quan đến blockchain trên toàn cầu. Vị quan chức này nói rằng blochain đang tăng tốc hội nhập vào nền kinh tế, các dịch vụ trong đời sống người dân, các thành phố thông minh. Trong khi đó, thành phố Hồng Kông theo đuổi mục tiêu phát triển thế hệ web thứ 3 (Web3) phi tập trung để thay thế cho thế hệ Web 2.0 hiện nay, vận hành dựa trên hệ thống máy chủ tập trung

Hồng Kông, được quản lý theo chế độ “một quốc gia, hai hệ thống”, gần đây tìm cách trở thành một trung tâm tài sản ảo với các quy định xem tiền ảo là một loại tài sản mới. Đầu năm nay, chính quyền Hồng Kông đã phân bổ 50 triệu đô la Hồng Kông (6,4 triệu đô la Mỹ) để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Web3 và thành lập một nhóm chuyên trách về tài sản ảo do giám đốc tài chính của thành phố lãnh đạo

Theo kế hoạch cấp phép bắt buộc mới đối với các sàn giao dịch tiền ảo có hiệu lực vào ngày 1-6 tới, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ được phép giao dịch tiền ảo có vốn hóa thị trường lớn như bitcoin (BTC) và ether (ETH)

Các động thái trên đã tạo ra niềm lạc quan rằng Hồng Kông có thể trở thành trung tâm ngành công nghiệp tiền ảo của Trung Quốc. Các sàn giao dịch có quan hệ với Trung Quốc đại lục như OKX và Huobi đã công bố kế hoạch xin giấy phép hoạt động tại thành phố này

Một số chi nhánh Hồng Kông của các ngân hàng ở Trung Quốc đại lục cũng đã cung cấp dịch vụ cho các khách hàng tiền ảo. Cuối tháng trước, Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông (HKMA) ra chỉ thị yêu cầu các ngân hàng địa phương hỗ trợ “nhu cầu hợp pháp về tài khoản ngân hàng” của các doanh nghiệp tài sản ảo đã được cấp phép hoạt động

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng lập trường chính thức của Bắc Kinh về tiền ảo không thay đổi, bất chấp sự phát triển tài sản ảo ở Hồng Kông và nỗ lực thúc đẩy blockchain

Zhou Chenggang, CEO của CPIC Investment Management Hong Kong, một công ty con của hãng bảo hiểm China Pacific Insurance (CPI), cho biết chính sách của Hồng Kông và Trung Quốc đại lục về tiền ảo là tách biệt nhau và không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ thay đổi

Hồi tháng 4, CPIC đã mở hai quỹ liên quan đến blockchain và Web3 nhắm mục tiêu đến các nhà đầu tư tổ chức và giàu có. Tuy nhiên, những quỹ này không phục vụ các nhà đầu tư đại lục và không phải là dấu hiệu cho thấy quy định của Trung Quốc đang thay đổi, Chenggang nói
 
Ngày càng nhiều doanh nhân Trung Quốc di cư sang phương Tây

Chỉ hai năm trước, các nhà dự báo đã coi Trung Quốc là trung tâm đổi mới trong tương lai do số lượng công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ USD ở nước này tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ mất dần lợi thế này nếu không thể ngăn các doanh nhân giàu có di cư sang phương Tây

'Điều khủng khiếp đối với nền kinh tế', ngày càng nhiều doanh nhân Trung Quốc di cư sang phương Tây

Sau khi kết thúc gần ba năm áp dụng chính sách zero-covid, Trung Quốc đã phải vật lộn để vực dậy tăng trưởng, ngăn chặn giảm phát và củng cố lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng

Tuy nhiên, có một mối đe dọa kinh tế đáng lo ngại không kém chính là tình trạng "chảy máu chất xám", khi các doanh nhân giàu có và trình độ cao liên tục rời khỏi Trung Quốc trong nửa thập kỷ qua

Theo dữ liệu do Wall Street Journal tổng hợp, trung bình khoảng 9.000 cá nhân có khối tài sản trên 1 triệu USD đã rời khỏi Trung Quốc mỗi năm kể từ năm 2010

Tuy nhiên, tới năm 2018, con số này đã gia tăng đáng kể. Dự kiến sẽ có 13.500 người thuộc tầng lớp tinh hoa của Trung Quốc rời khỏi đất nước trong năm nay, theo ước tính của các công ty tư vấn Henley & Partners và New World Wealth

Theo Business Insider, có nhiều yếu tố khiến càng nhiều người giàu Trung Quốc di cư khỏi đất nước

Trong vài năm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mạnh tay siết quản lý hoạt động kinh doanh, nhắm vào các doanh nhân nổi tiếng như người sáng lập Alibaba Jack Ma, và đưa ra các quy định kiểm soát khắc nghiệt đã xóa sạch hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của các công ty Big Tech trong nước

Ông Rich Nuzum, Chiến lược gia đầu tư của Mercer, cho biết các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt của Bắc Kinh và tình trạng bất ổn kinh tế cũng góp phần thúc đẩy sự gia tăng di cư của các triệu phú

“Dòng nhân tài đã đảo ngược và giờ đây chúng ta có những người gốc Trung Quốc rời đi để kiếm tiền bằng cách thành lập các công ty khởi nghiệp ở nơi khác. Họ đang hướng tới Bắc Mỹ hoặc Tây Âu để có sự ổn định chính trị hơn và những gì họ cho là những cơ hội tốt hơn cho bản thân và con cái họ”, ông Nuzum nhấn mạnh thêm

Theo Business Insider, chảy máu chất xám hầu như luôn là tin xấu đối với một quốc gia, cướp đi động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế

“Chảy máu chất xám là điều khủng khiếp đối với nền kinh tế, bạn cần những người lãnh đạo để thúc đẩy nền kinh tế của mình tiến lên. Nếu một doanh nhân rời đi thì sao cũng được, nhưng nếu hàng chục hoặc hàng trăm nghìn người di di cư sang nước khác thì đó là một vấn đề lớn”, ông Nuzum bày tỏ quan ngại
 
Trung Quốc cấm xuất khẩu công nghệ xử lý đất hiếm

Trung Quốc, nước xử lý đất hiếm hàng đầu thế giới, thông báo cấm xuất khẩu công nghệ chiết xuất và tách các kim loại chiến lược từ đất hiếm. Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm bảo vệ sự thống trị đối với một số kim loại đóng vai trò đối với quá trình chuyển đổi xanh cũng như các thiết bị điệu tử tiêu dùng và vũ khí quốc phòng

TQ-cam-xuat-khau-cong-nghe-xu-ly-dat-hiem.jpg

Nhiều chuyên gia coi lệnh cấm xuất khẩu công nghệ xử lý đất hiếm là bằng chứng thấy Bắc Kinh đang tận dụng sự kiểm soát đối với chuỗi cung ứng công nghệ sạch toàn cầu để chống lại các hạn chế thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh

Theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 21-12, Bắc Kinh đưa công nghệ liên quan đến kim loại và nam châm đất hiếm vào danh sách các mặt hàng không được phép xuất khẩu . Danh sách cấm xuất khẩu bao gồm công nghệ tách đất hiếm cũng như sản xuất kim loại đất hiếm, nam châm chất hiếm và vật liệu hợp kim. Công nghệ khai thác mỏ, luyện quặng và luyện kim được liệt kê là “bị hạn chế” thay vì bị cấm. Mục đích của lệnh cấm gồm bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích công cộng

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các đối thủ địa chính trị của Trung Quốc đang gấp rút cắt giảm sự phụ thuộc vào vật liệu thô quan trọng sản xuất tại Trung Quốc. Trong ba thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng vai trò thống trị trong hoạt động khai thác và tinh chế đất hiếm, một cụm gồm 17 nguyên tố kim loại được sử dụng trong mọi thứ, từ tuốc-bin gió đến thiết bị quân sự và xe điện. Trung Quốc đã làm chủ được quy trình chiết dung môi để tinh chế các loại khoáng sản chiến lược, điều mà các công ty đất hiếm phương Tây gặp khó khăn trong việc triển khai do sự phức tạp về kỹ thuật và lo ngại về ô nhiễm

Các quy định mới của Trung Quốc ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm nhưng có thể nhằm mục đích cản trở những nỗ lực phát triển ngành công nghiệp này bên ngoài Trung Quốc

Các kim loại chiến lược đang được chú ý khi các nước phương Tây ngày càng coi nỗ lực bảo đảm nguồn cung của chung vấn đề an ninh quốc gia, đặc biệt là khi quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong tương lai

Mỹ đang dẫn đầu nỗ lực giảm bớt sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các dòng khoáng sản từ đất hiếm cho đến các kim loại như lithium và cobalt. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đặt ra các quy tắc nhằm khuyến khích tăng nguồn cung các kim loại này trong nước hoặc từ các đồng minh. Trung Quốc đã đáp trả bằng việc hạn chế xuất khẩu các kim loại chiến lược bao gồm gallium, germanium và than chì (graphite) trong năm nay

Trong khi IRA cùng với Đạo luật nguyên liệu thô quan trọng của châu Âu và IRA sẽ mở ra nguồn tài trợ mới cho các nhà cung cấp tiềm năng, động thái mới nhất của Bắc Kinh nhấn mạnh những thách thức kỹ thuật mà các nhà sản xuất phương Tây có thể đối mặt trong việc phát triển các quy trình xử lý đất hiếm Trung Quốc đã thành thạo trong nhiều thập niên

Cho đến gần đây, hầu như không có nhà máy tinh chế đất hiếm nào bên ngoài Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các công ty và nhà nghiên cứu của nước này đã xây dựng được lợi thế thực tế và công nghệ đáng kể về cách chiết xuất và tinh chế đất hiếm

Việc Trung Quốc chi phối thị trường đất hiếm toàn cầu lần đầu tiên thu hút được sự chú ý tế vào năm 2010, khi Bắc Kinh áp đặt các hạn chế xuất khẩu mặt hàng này đến Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Sau đó, Trung Quốc phải hủy bỏ các hạn chế này sau khi bị khiếu kiện ở Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, những lo ngại về sự thống trị đất hiệm của Bắc Kinh vẫn tồn tại khi các nhà cung cấp phương Tây vấp phải những trở ngại về thương mại, kỹ thuật và môi trường trong nỗ lực phát triển các nguồn cung thay thế

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, Trung Quốc chiếm hơn 2/3 sản lượng lượng đất hiếm khai thác trên thế giới năm ngoái và là nơi có công suất tinh chế lớn nhất toàn cầu. Nước này cũng thống trị nguồn cung nam châm đất hiếm, sử dụng phổ biến trong xe điện, động cơ tuốc-bin gió, điện thoại di động và nhiều sản phẩm tinh vi khác

Một nhà phân tích đất hiếm giấu tên cho biết thực tế, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu các công nghệ đất hiếm kể từ năm 2007. “Các nước khác như Mỹ, Nhật Bản và Pháp đều có công nghệ chiết xuất kim loại đất hiếm nhưng Trung Quốc có lợi thế về hiệu quả và chi phí hàng đầu”, nhà phân tích nói

Các quan chức Trung Quốc trong những tháng gần đây nhấn mạnh an ninh quốc gia là lý do chính cho các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia coi đây là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang tận dụng sự kiểm soát đối với chuỗi cung ứng công nghệ sạch toàn cầu để chống lại các hạn chế thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh

Sản lượng oxit đất hiếm bên ngoài Trung Quốc tăng gần gấp 4 lần lên 90.000 tấn trong vòng 7 năm tính đến năm 2022. Nhưng Trung Quốc vẫn duy trì sự thống trị tăng gấp đôi sản lượng oxit đất hiếm lên 200.000 tấn trong cùng kỳ

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu đất hiếm toàn cầu sẽ tăng gấp 7 lần trong hai thập niên tới năm 2040 do sự chuyển đổi của thế giới từ sản xuất và vận chuyển năng lượng sử dụng nhiều carbon sang sản xuất điện và xe điện sạch hơn. Cơ quan này lưu ý, các nước thường mất hơn 15 năm để phát triển các dự án khai thác đất hiếm từ phát hiện đến khi sản xuất
 
Top