What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây kinh tế

thinktank.vn

Administrator
Vingroup và Viettel ký hợp tác chiến lược kiến tạo xã hội số ở Việt Nam
Với việc hợp tác này, Vingroup sẽ khảo sát xây dựng mạng lưới điểm sạc, đổi pin xe điện tại các địa điểm kinh doanh của Viettel. Viettel cũng sẽ nghiên cứu để các điểm giao dịch viễn thông, cửa hàng bán lẻ, bưu cục sẽ trở thành nơi phân phối, bán các sản phẩm công nghệ của VinSmart
Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Viettel vừa ký kết hợp tác nhằm khai thác và phát huy thế mạnh, tiềm năng cũng như hỗ trợ nhau cùng mở rộng và phát triển các lĩnh vực hoạt động. Thỏa thuận sẽ mang tới cho khách hàng những trải nghiệm và tiện ích đột phá từ hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Theo đó, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để triển khai những dịch vụ tiện ích tận dụng lợi thế từ hệ sinh thái sản sản phẩm phong phú của Vingroup và Viettel, đồng thời xây dựng những dịch vụ kết hợp những ưu điểm vượt trội để cùng phát triển

Sở hữu hàng nghìn địa điểm trên toàn quốc, bao gồm trụ sở tại các tỉnh/thành phố, hệ thống siêu thị, cửa hàng giao dịch và hệ thống bưu cục đều nằm ở các vị trí trung tâm, diện tích lớn, cùng với kinh nghiệm phát triển mạng lưới phân phối, kinh doanh lớn nhất Việt Nam, Vingroup và Viettel, cùng các công ty thành viên sẽ phối hợp nhằm triển khai các dịch vụ phục vụ khách hàng và phục vụ hoạt động của hai bên

Cụ thể, Vingroup sẽ khảo sát xây dựng mạng lưới điểm sạc, đổi pin xe điện tại các địa điểm kinh doanh của Viettel. Viettel cũng sẽ nghiên cứu để các điểm giao dịch viễn thông, cửa hàng bán lẻ, bưu cục chuyển phát nhanh sẽ trở thành nơi phân phối, bán các sản phẩm công nghệ của VinSmart

Là Tập đoàn có quy mô nhân sự nhân sự lớn, phạm vi hoạt động rộng, và có chính sách phúc lợi tốt, Viettel sẽ nghiên cứu ưu tiên sử dụng các dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng cho các chuyến công tác, nghỉ dưỡng của cán bộ, công nhân viên, cũng như các dịch vụ chăm sóc, khám sức khỏe tại các cơ sở y tế dành cho cán bộ nhân viên tại các cơ sở của Vingroup; cũng như xem xét sử dụng dịch vụ của VinMart, VinMart+ (B2B sales) cho các nhu cầu của mình

Vingroup sẽ nghiên cứu ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông tong quản trị doanh nghiệp do Viettel phát triển: Văn phòng điện tử; chữ ký số; hóa đơn điện tử; tem điện tử; giải pháp quản lý cửa hàng, kênh phân phối; giải pháp big data - số liệu điều hành; hệ thống camera giám sát thông minh, camera nhận diện hình ảnh; dịch vụ Logistic; dịch vụ thu hộ; giải pháp quản lý toàn diện trong lĩnh vực bất động sản; dịch vụ thanh toán điện tử; giải pháp trình chiếu nội dung số; hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng; hệ thống hội nghị truyền hình; các giải pháp cảnh báo; hệ thống quản lý thuốc; các phần mềm, giải pháp ứng dụng cho lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và các sản phẩm viễn thông di động...

Phát biểu tại lễ ký kết, Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ: “Là Tập đoàn toàn cầu, Viettel đang hợp tác với hàng nghìn đối tác trên toàn thế giới để cùng phát triển. Chúng tôi cũng là doanh nghiệp có kinh nghiệm nhất ở Việt Nam về phát triển công nghệ. Việc hợp tác với Vingroup giúp chúng tôi đẩy mạnh cam kết tiên phong kiến tạo xã hội số ở Việt Nam”

Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: “Vingroup đang thực hiện mạnh mẽ chiến lược chuyển hướng thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – Dịch vụ đẳng cấp quốc tế. Với việc hợp tác cùng Viettel, chúng tôi sẽ cùng đồng hành để phát huy những lợi thế của hai bên, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, thương mại dịch vụ”

Việc Vingroup và Viettel ký thoả thuận hợp tác nằm trong chiến lược mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hai bên
 
Last edited:
Google, Intel, Qualcomm “nghỉ chơi” với Huawei
Bloomberg đưa tin các hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ đã nối tiếp Google dừng cung cấp phần mềm và linh kiện quan trọng cho Huawei

Theo nguồn tin của hãng tin tài chính Bloomberg, các nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ, bao gồm Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom đã thông báo cho nhân viên về việc không cung ứng cho Huawei đến khi có thông báo tiếp theo. Nguồn tin khác tiết lộ Google cũng dừng cung cấp phần cứng và một số dịch vụ cho gã khổng lồ của Trung Quốc

Động thái đã được dự đoán trước, nếu trở thành sự thật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Huawei, nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới và thương hiệu smartphone số 2 toàn cầu. Chính quyền Tổng thống Donald Trump tuần trước thêm Huawei vào danh sách đen, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Mỹ không được giao thương với công ty nếu không có giấy phép đặc biệt

Nếu lệnh cấm được triển khai toàn diện, hành động của chính quyền Tổng thống Trump sẽ gây ra hiệu ứng gợn sóng trên toàn ngành công nghiệp bán dẫn. Intel là nhà cung ứng chip máy chủ chính của Huawei, Qualcomm cung ứng chip và modem cho smartphone, Xilinx bán chip lập trình được dùng trong mạng và Broadcom là nhà cung cấp chip chuyển đổi, một linh kiện quan trọng khác trong thiết bị mạng. Đại diện của các hãng này từ chối bình luận

Ryan Koontz, nhà phân tích của hãng chứng khoán Rosenblatt Securities, nhận xét Huawei “phụ thuộc nặng nề vào sản phẩm bán dẫn của Mỹ và sẽ bị tê liệt nghiêm trọng nếu thiếu nguồn cung linh kiện thiết yếu từ Mỹ”. Lệnh cấm “có thể khiến Trung Quốc phải trì hoãn việc xây dựng mạng 5G cho đến khi lệnh cấm được dỡ bỏ, ảnh hưởng đến nhiều nhà cung ứng linh kiện toàn cầu khác”

Huawei từng nói đã dự trữ đủ chip và linh kiện quan trọng để duy trì kinh doanh trong ít nhất 3 tháng. Họ đã chuẩn bị cho ngày hôm nay từ khoảng giữa năm 2018, vừa tích trữ linh kiện vừa thiết kế chip riêng. Tuy nhiên, các quan chức công ty tin rằng Huawei đã trở thành quân bài trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra và họ có thể được khôi phục hoạt động mua bán một khi đạt được thỏa thuận

Động thái của các công ty Mỹ có thể làm leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Ngoài ra, Mỹ còn gây áp lực lên đồng minh để không sử dụng thiết bị Huawei cho mạng 5G

Bộ phận kinh doanh di động của Huawei cũng phải nhận cú đánh cực mạnh từ các đối tác Mỹ. Theo hãng thông tấn Reuters, Huawei chỉ có thể tiếp cận phiên bản công khai của Google Android mà không được sử dụng ứng dụng và dịch vụ độc quyền, từ bản đồ, tìm kiếm đến Gmail, YouTube. Nó sẽ làm tổn hại đến doanh số smartphone Huawei khắp thế giới

Trước đây, Huawei là một trong số ít các đối tác phần cứng của Google được tiếp nhận sớm phần mềm, tính năng Android. Bên ngoài Trung Quốc, quan hệ này vô cùng quan trọng đối với Google để phát hành ứng dụng và củng cố quảng cáo di động

Thiết bị Huawei vẫn được cập nhật ứng dụng và bảo mật đi kèm với phiên bản nguồn mở của Android. Đại diện Google chưa lên tiếng cụ thể, ngoại trừ phát ngôn: “Chúng tôi đang tuân thủ yêu cầu và xem xét tác động liên quan”

 
Last edited:
Infineon ngưng hợp tác với Huawei
Nhà sản xuất chip từ Đức, Infineon Technologies, đã ngưng giao dịch với Huawei Technology. Hai nguồn tin thân cận với Nikkei Asian Review xác nhận rằng chính phủ Mỹ đang bóp chặt các nguồn cung chip quan trọng của công ty Trung Quốc

1942258.jpg

Infineon quyết định ngừng giao hàng ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào một danh sách đen có tên là Entity List. Danh sách này yêu cầu các công ty Mỹ phải có giấy phép nếu muốn giao hàng đến công ty đến từ Trung Quốc. Các công ty nước ngoài sử dụng những thành phần công nghệ từ Mỹ cho các sản phẩm bán đến Huawei cũng chịu cảnh tương tự. Họ có nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp lý ở Mỹ nếu không tuân thủ sắc lệnh
lg.php

"Infineon quyết định áp dụng một biện pháp thận trọng hơn và dừng việc giao hàng ngay. Nhưng họ vẫn tổ chức các cuộc họp trong tuần này để thảo luận về tình huống trên và đưa ra những đánh giá nhất định", một trong những nguồn tin cho biết. Không rõ liệu Infineon có tiếp tục hợp tác kinh doanh với Huawei sau khi làm rõ các vấn đề pháp lý trong tuần này hay không

Các sản phẩm mà công ty sản xuất chip đến từ Đức cung cấp cho Huawei bao gồm các vi điều khiển và mạch quản lý năng lượng tích hợp. Huawei hiện đang là công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và đồng thời cũng là công ty sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới

Dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh số hàng năm của Huawei (khoảng 100 triệu USD hoặc ít hơn), thế nhưng theo các nguồn tin, quyết định của Infineon có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho công ty đến từ Trung Quốc. Các nguồn cung quan trọng cho thiết bị viễn thông và mảng kinh doanh smartphone của Huawei đang dần bị thụ hẹp lại. Động thái này cũng có thể khiến các nguồn cung quan trọng khác đến từ Châu Âu và Châu Á thận trọng hơn. Theo quy tắc của Mỹ, các công ty nào không có giấy phép cung cấp cũng có thể sẽ được liệt vào danh sách đen


Infineon hiện chưa đưa ra bất kì bình luật nào về vụ việc trên

1942261.jpg

Các công ty sản xuất chip ở Mỹ, như Qualcomm và Qorvo đã ngừng giao các sản phẩm của mình cho Huawei. Các công ty sản xuất chip nhớ tại Mỹ, bao gồm Micron Technology và Western Digital cũng ngưng hợp tác với Huawei. Cả 4 công ty này hiện chưa đưa ra lời bình luận nào

Nikkei cho biết, để chuẩn bị sẵn sàng cho lệnh cấm từ chính phủ Mỹ, Huawei đã dự trữ các linh kiện quan trọng từ 6 tháng đến 1 năm. Micron xác nhận với Nikkei Asian Review rằng: "Là một công ty có trụ sở tại Mỹ với dấu ấn trên toàn cầu, Micron tôn trọng và tuân thủ với mọi luật lệ và quy định tại Mỹ cũng như các khu vực khác mà chúng tôi đang hoạt động"
lg.php

Google, công ty cung cấp hệ điều hành Android cho các smartphone của Huawei, tuyên bố rằng họ "tuân thủ" với sắc lệnh của Chính phủ Mỹ, vốn yêu cầu các công ty cần xin giấy phép mới để có thể tiếp tục kinh doanh với Huawei. Điều này cũng đồng nghĩa rằng những smartphone của Huawei có thể mất đi quyền truy cập vào các phiên bản cập nhật sau này của những ứng dụng thông dụng như Gmail và Google Maps. Tuy nhiên, gã khổng lồ tìm kiếm đã xác nhận "Google Play và sự bảo vệ từ Google Play Protect vẫn có thể hoạt động tốt trên các thiết bị Huawei hiện tại". Trước đây, Huawei cũng đã vượt mặt Apple để vươn lên vị trí số 2 trong bảng xếp hạng các công ty sản xuất smartphone lớn nhất thế giới

ST Microelectronics, một công ty sản xuất chip quan trọng khác đến từ Châu Âu, cũng đã lên kế hoạch sẽ tổ chức các cuộc họp trong tuần này để cân nhắc có nên tiếp tục giao hàng cho Huawei hay không. Ở hiện tại, ST Microelectronics vẫn đang duy trì việc giao hàng đến công ty Trung Quốc

Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. hay thường được biết đến với cái tên TSMC, nhà cung cấp chip đến từ Châu Á có tầm quan trọng lớn với Huawei, cũng là công ty sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vẫn tiếp tục giao hàng cho Huawei nhưng đang tiến hành thẩm định lại để đánh giá các tác động có thể xảy ra

TSMC cho biết vào hôm thứ 6 rằng công ty sở hữu một "hệ thống tuân thủ kiểm soát xuất khẩu tinh vi và phức tạp""dựa trên các dữ liệu trong hệ thống, chúng tôi sẽ không thay đổi quá trình giao hàng trong thời điểm này"

Các công ty cung ứng từ Châu Á khác như Toshiba Memory của Nhật Bản (công ty cung cấp chip nhớ NAND flash lớn thứ hai thế giới) và nhà cung cấp màn hình Japan Display Inc cho biết rằng họ đang cân nhắc các tác động liên quan đến việc kinh doanh với một công ty nằm trong danh sách đen của Mỹ như Huawei

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập của Huawei, xác nhận tại trụ sở công ty ở Thượng Hải vào hôm thứ 7 rằng họ vẫn sẽ "sống tốt" nếu Qualcomm hay các nhà cung ứng đến từ Mỹ khác không bán chip cho Huawei. "Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều này", ông Phi cho biết trong bài phỏng vấn đầu tiên sau quyết định hạn chế giao dịch với Huawei của Chính phủ Mỹ vào hồi tuần trước

Minh Hùng
 
ARM ngừng hợp tác với Huawei
Tuân theo lệnh của Chỉnh phủ Mỹ, ARM đã bị yêu cầu ngừng hợp tác với Huawei, đẩy nhà sản xuất Trung Quốc vào tình cảnh không thể tự mình sản xuất chip được nữa

Theo nguồn tin từ BBC, hãng thiết kế vi xử lý ARM đã yêu cầu các quan chức và nhân viên dừng mọi hoạt động hợp tác với Huawei

Cụ thể, theo văn bản mà BBC có được, ARM yêu cầu các nhân viên tạm dừng "tất cả mọi hợp đồng đang có hiệu lực, các quyền lợi hỗ trợ và bất kỳ ràng buộc nào" với Huawei

Các nhân viên của ARM được khuyến nghị thông báo cho đối tác cùng cấp ở Huawei rằng: "do một tình huống không may xảy ra, họ không được phép hỗ trợ, chuyển giao công nghệ (cho dù là phần mềm, mã hoặc các bản cập nhật khác) hoặc tham gia thảo luận kỹ thuật với Huawei và HiSilicon". Nếu gặp mặt nhân viên Huawei ở sự kiện, tất cả mọi cuộc thảo luận liên quan đến công việc cũng đều được yêu cầu dừng lại

Văn bản của ARM nhấn mạnh: nếu cá nhân vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì đã vi phạm các quy tắc thương mại

Sau Google, Intel, Qualcomm và nhiều công ty công nghệ lớn khác, lý do ARM ngừng hợp tác với Huawei được cho là để tuân thủ chỉ thị của chính phủ Mỹ. Washington cho rằng Huawei đang do thám cho chính phủ Trung Quốc và là mối đe doạ an ninh quốc gia, vì vậy, Bộ Thương mại Mỹ đã ban bố lệnh cấm các công ty của nước này bán các sản phẩm cho Huawei

Mặc dù là một công ty có trụ sở chính tại Anh, tuy nhiên theo văn bản của ARM, thiết kế chip của hãng này "có tồn tại công nghệ xuất phát từ Mỹ"

Lệnh cấm của chính phủ Mỹ cũng được cho là có áp dụng cả với ARM Trung Quốc, công ty mà đơn vị sở hữu ARM là ARM Holdings nắm giữ 49% cổ phần. ARM Trung Quốc được thành lập vào năm ngoái, cho phép ARM phát triển, bán và hỗ trợ cho các sản phẩm của mình trong khu vực

Trong thông cáo chính thức gửi đến BBC, ARM cho biết hãng "tuân thủ tất cả các quy định mới nhất được đặt ra bởi chính phủ Mỹ", tuy nhiên từ chối bình luận thêm. Đại diện Huawei cũng không đưa ra bất kỳ bình luận gì

Thiếu ARM, Huawei sẽ không thể sản xuất chip được nữa ?

Mặc dù không trực tiếp tham gia sản xuất, tuy nhiên vai trò của ARM bên trong mỗi con chip di động là rất quan trọng. ARM chịu trách nhiệm thiết kế nhân của chip (có tên gọi Cortex) và sau đó bán thiết kế này cho các nhà sản xuất khác, trong đó bao gồm Apple, Qualcomm, Samsung và Huawei

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, thay vì mua toàn bộ kiến trúc nhân của ARM, các nhà sản xuất lại mua bản quyền của tập lệnh (instruction sets). Điều này cho phép các nhà sản xuất có thể tuỳ biến thiết kế của ARM để phù hợp hơn với sản phẩm của mình

Hiện nay, Huawei là một trong số ít những nhà sản xuất Android không "dựa dẫm" vào Qualcomm để cung cấp chip cho sản phẩm của mình, mà thay vào đó, hãng này tự sản xuất chip riêng mang tên gọi HiSilicon Kirin. Mặc dù vây, Huawei vẫn cần đến ARM và bản quyền sử dụng các tập lệnh thì mới có thể thiết kế và sản xuất được chip. Chính vì vậy, việc bị ARM cắt đứt hợp tác sẽ khiến cho Huawei bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Kirin 985 là con chip tiếp theo của Huawei, dự kiến sẽ được tích hợp trên những chiếc smartphone cao cấp của hãng này trong thời gian tới. Theo nguồn tin của BBC từ ARM, Kirin 985 khả năng cao sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận này. Tuy nhiên, thế hệ chip tiếp theo của nó vẫn chưa được hoàn thiện, và Huawei rất có thể sẽ phải xây dựng lại con chip này từ đầu nếu không có sự hợp tác của ARM

Bình Minh
 
Last edited:
Huawei bị tẩy chay khắp các châu lục

Sau Google, hàng loạt công ty trên thế giới quyết định “nghỉ chơi” với Huawei

Google, Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom (Mỹ)

Ngày 20/5, truyền thông Mỹ đưa tin Google quyết định tạm ngưng hợp đồng với Huawei về cung ứng phần cứng và phần mềm. Theo đó, công ty Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android

Bên cạnh đó, các điện thoại mới của hãng cũng sẽ không được truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến, trong đó có kho phần mềm Google Play Store, ứng dụng Gmail và YouTube

Ngay sau động thái của Google, nhiều công ty khác tại Mỹ cũng làm điều tương tự. Theo Bloomberg, các nhà sản xuất chip xử lý hàng đầu thế giới là Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom nói với nhân viên sẽ không cung cấp linh kiện cho Huawei cho đến khi có thông báo mới

Hiện tại, dù chưa có động thái chính thức, Microsoft cũng có khả năng phải ngừng cung cấp Windows cho các máy tính của Huawei trong trường hợp bị chính phủ Mỹ yêu cầu

Infineon Technologies (Đức)

Nguồn tin của Nikkei Asian Review cho biết, hãng chip Đức Infineon Technologies đã ngừng giao dịch các lô hàng dự kiến cung cấp cho Huawei. Quyết định này được công ty đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ liệt công ty Trung Quốc vào danh sách "xuất khẩu có kiểm soát"

Infineon cung cấp một số linh kiện quan trọng cho Huawei, bao gồm vi điều khiển và mạch tích hợp quản lý năng lượng. Vì vậy, dù lượng hàng Infineon cung cấp mỗi năm chỉ khoảng 100 triệu USD nhưng lại có khả năng ảnh hưởng lớn tới đối tác Trung Quốc

ARM, EE và Vodafone (Anh)

Theo BBC, hãng thiết kế cấu trúc chip ARM vừa thông báo nội bộ về việc đình chỉ kinh doanh với Huawei. Dù có trụ sở tại Anh nhưng ARM phát triển và thiết kế một số bộ xử lý ở Austin, Texas và San Jose, California của Mỹ. Vì vậy, công ty buộc phải tuân theo quy định mới về việc cấm giao dịch, hoạt động với Huawei của quốc gia này

Nhà sản xuất smartphone Trung Quốc hiện dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin. Nếu không có giấy phép, Huawei sẽ không thể tiếp tục sản xuất bộ xử lý cũng như duy trì hoạt động của công ty bán dẫn khổng lồ HiSilicon

Bên cạnh đó, theo trang The Verge, hai nhà mạng lớn của Anh là EE và Vodafone cũng thông báo tạm ngưng cấp phép cho điện thoại của Huawei dùng mạng 5G của họ. Trước đó, cả hai nhà mạng này đều lên kế hoạch ra mắt mạng 5G cùng với Huawei Mate 20 X 5G, smartphone có khả năng kết nối 5G đầu tiên trên thế giới

NTT Docomo, KDDI, YMobile (Nhật Bản)

Bloomberg cho biết, NTT DoCoMo – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Nhật Bản đã ngừng nhận đơn đặt hàng trước cho chiếc điện thoại P30 mới của Huawei. Đối thủ của họ là KDDI cũng trì hoãn vô thời hạn việc ra mắt sản phẩm này. YMobile, thương hiệu con của SoftBank, cũng công bố động thái tương tự

Chunghwa Telecom và Taiwan Mobile (Đài Loan)

Chunghwa Telecom và Taiwan Mobile, hai nhà mạng di động lớn nhất Đài Loan đều cho biết tiếp tục bán smartphone hiện có của Huawei nhưng sẽ ngừng kinh doanh những sản phẩm mới của thương hiệu này

Trong khi đó, nhà mạng lớn nhất Hàn Quốc KT cũng đang xem xét việc dừng bán smartphone và máy tính bảng Huawei. KT hiện đang bán mẫu smartphone Be Y3, phiên bản Hàn Quốc của điện thoại P20 Lite và máy tính bảng Be Y Pad2, phiên bản Hàn Quốc của máy tính bảng MediaPad M3 của Huawei

Tương tự, Telkomsel, nhà mạng di động lớn nhất Indonesia cho biết đang "xem xét tình hình"

Ngày 15/5, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ. Tuy nhiên, sau đó quốc gia này đã dỡ một số lệnh cấm với nhà sản xuất smartphone Trung Quốc trong 90 ngày

Nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi cho biết khoảng thời gian 3 tháng này không có ý nghĩa gì đối với công ty

“Chúng tôi đã sẵn sàng, nhưng chúng tôi vẫn trân trọng những công ty công nghệ Mỹ. Họ đã đóng góp rất nhiều cho chúng tôi. Nhiều chuyên gia tư vấn của Huawei đến từ các công ty công nghệ nổi tiếng ở Mỹ, điển hình là IBM”, ông nói

Lê Hải
 
Last edited:
Big Tech
Thế lực thống trị lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội

faang_14716153.jpg

Chế tài lỏng lẻo tạo điều kiện cho Big Tech thâu tóm, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, trở thành các thế lực thống trị trong lĩnh vực kinh tế

Big Tech cần được chia thành các phần nhỏ hơn, nhưng chắc chắn cuộc chiến pháp lý kéo dài tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi các hướng đề xuất giải quyết vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và nghi ngờ

Trong nhiều năm, chính phủ Mỹ đứng ngoài sự tăng trưởng mạnh mẽ của những công ty công nghệ lớn như Facebook, Google, Apple và Amazon (gọi chung là nhóm “Big Tech”). Chế tài lỏng lẻo đó tạo điều kiện cho những công ty này thâu tóm và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trước khi trở thành các thế lực thống trị trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội

Sau một loạt bê bối của Big Tech mà nghiêm trọng nhất là vấn đề về dữ liệu người dùng và quyền riêng tư, các nhà lập pháp ở Mỹ, EU hay New Zealand ngày càng quan tâm đến giải pháp sử dụng luật chống độc quyền để phá vỡ, chia nhỏ các công ty này, khôi phục sự cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và người lao động. Còn quá sớm để khẳng định những động thái này sẽ dẫn đến những quy định cụ thể nào, nhưng đối với một số chính trị gia tại Mỹ, tính khả thi của những đề xuất thúc đẩy chống độc quyền đang dần trở nên rõ ràng hơn

Khi Chris Hughes – một trong những nhà đồng sáng lập Facebook – công khai kêu gọi phá vỡ chính mạng xã hội mình góp phần tạo ra, ngay lập tức kéo theo phản ứng dây chuyền trong giới chức chính trị Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử của mình, các ứng cử viên cho cuộc chạy đua đến ghế Tổng thống năm 2020 đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc phá vỡ Big Tech – dấu hiệu cho thấy gió đã đảo chiều trong mối quan hệ giữa Thung lũng Silicon và Washington D.C. Trong nhiều năm, các quan chức Dân chủ coi các giám đốc điều hành và các ông chủ tại Thung lũng Silicon là những đồng minh, những nhà tài trợ trung thành

Chính sách của đảng Dân chủ luôn tôn vinh sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của ngành công nghệ. Tuy nhiên, mối quan hệ này trở nên tồi tệ sau một loạt các vụ bê bối công nghệ liên quan đến sự can thiệp bầu cử của nước ngoài, truyền bá thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch trên phương tiện truyền thông xã hội, và đặc biệt là quyền riêng tư dữ liệu. Nhiều tin tức tiếp tục rò rỉ trong thời gian gần đây cho thấy Bộ Tư pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ có thể tổ chức các cuộc điều tra nghiêm ngặt về những hành vi phi cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực này

Nhìn bề ngoài, Big Tech có những đặc điểm làm gia tăng mối lo ngại về quyền lực khó có thể thách thức của họ. Tất cả các công ty này đều chiếm thị phần áp đảo, chi phối các lĩnh vực từ công cụ tìm kiếm thông tin đến phương tiện truyền thông xã hội. Họ được bảo vệ bởi các thông lệ và điều kiện do chính họ đặt ra, có thể dễ dàng làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ, kìm hãm sự đổi mới. Mặc dù Big Tech cung cấp nhiều sản phẩm cốt lõi cho khách hàng miễn phí, hoặc mở rộng đáng kể khả năng tìm kiếm, so sánh của người dùng trước khi mua các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới, người tiêu dùng phải trả giá cho các dịch vụ hấp dẫn này bằng cách cung cấp các thông tin có giá trị về cuộc sống cá nhân cũng như thói quen mua sắm, tìm kiếm và trải nghiệm


ad-facebook_14715383.png

Dự báo doanh thu quảng cáo số của các công ty trên thế giới

Các công ty công nghệ lần lượt chuyển đổi dữ liệu đó thành lợi nhuận lớn bằng cách bán nó cho các nhà quảng cáo. Google và Facebook kiểm soát thị phần khổng lồ trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số, cũng có nghĩa là họ có thể tính phí nhiều hơn mức phí cạnh tranh. Các nhà kinh tế cũng cảnh báo về sự lạm dụng khả năng của các nền tảng Big Tech trong việc kiểm soát các lựa chọn và cách mà người tiêu dùng nhìn thấy, để hạn chế các lựa chọn và phương pháp tiếp cận của họ

Chỉ khi các công ty công nghệ đã thu hút được hàng tỷ người dùng và tính cạnh tranh gần như đã tan biến trong thị trường, các cơ quản lý Mỹ mới xem xét đến mối quan tâm chống độc quyền và tính toán việc tiến hành các cuộc điều tra trên diện rộng. Quộc hội Mỹ đã để các công ty công nghệ tự vận hành và tự điều chỉnh trong nhiều năm. Việc mua lại WhatsApp và Instagram của Facebook được chấp thuận mà không gặp trở ngại nào; Amazon đã nghiền nát thành công các nhà bán lẻ trực tuyến khác bằng chính sách hạ giá tạm thời; Google bắt đầu quảng bá kết quả tìm kiếm của riêng mình

Với luật chống độc quyền hiện hành của Mỹ, trong đó tập trung chủ yếu vào đánh giá dựa trên ảnh hưởng của các công ty có quy mô lớn đến giá cả cho người tiêu dùng, chiến lược phá vỡ Big Tech khó có tiềm năng thành công. Nếu chính phủ thua kiện một trong những công ty công nghệ lớn, điều đó có thể tạo tiền lệ xấu cho việc thực thi chống độc quyền trong tương lai

Chính phủ Mỹ cần thông qua những đạo luật mới để phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ, toàn diện Big Tech và hoạt động của các nền tảng kỹ thuật số. Đây là một thách thức chính trị không dễ vượt qua vì những chính sách mới sẽ phải đối mặt với sự vận động hành lang mạnh mẽ từ những người khổng lồ công nghệ đã tích luỹ quá nhiều quyền lực. Về bản chất, sự trỗi dậy của Big Tech là hậu quả, chứ không phải nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế tiềm ẩn và rất khó giải quyết chỉ bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế hoạt động của những công ty này

Châu Trần-Vi
 
Chủ tịch Microsoft đang tìm cách giúp Huawei thoát khỏi lệnh cấm

Chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith đã kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác Huawei và muốn cấp phần mềm Windows cho máy tính của công ty Trung Quốc này

Huawei đã bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen hồi tháng 5 vừa qua vì cho rằng nó gây ra mối đe dọa cho an ninh của Mỹ. Điều đó ngăn cản các công ty Mỹ cung cấp cho công nghệ mới nhất của họ

Brad Smith, Chủ tịch và Giám đốc pháp lý của Microsoft mới đây đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn, cho rằng lệnh cấm mà phía Mỹ áp đặt lên Huawei nên được xem xét lại, để chắc chắn mọi thứ được thực hiện “hợp lý, logic và tuân thủ pháp luật”. Bản thân Microsoft cũng chính là một trong số những tập đoàn đầu tiên “nghe lệnh” tổng thống Mỹ, ngừng mọi mối quan hệ hợp tác với Huawei sau khi ông Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, qua đó ngầm cấm vận Huawei và cấm các tập đoàn Mỹ làm việc với ông lớn công nghệ Trung Quốc


4c6ddea4-d52a-11e9-a556-d14d94601503_972x_182815.jpg

Ông Smith trước đó nói rằng Mỹ đang đối xử không công bằng với Huawei

Theo ông Smith, những lý lẽ để cấm vận Huawei vẫn còn rất sơ sài và không hợp lý. Microsoft cũng đang cố gắng cứu lấy chuỗi cung ứng linh kiện công nghệ mà nhiều năm qua họ đã tin tưởng chọn các đối tác đến từ Trung Quốc

Bản thân Microsoft biết rõ hơn ai hết, Tổng thống Trump muốn cấm vận Huawei để tạo ra thế đối địch giữa hai cường quốc về công nghệ hiện tại là Mỹ và Trung Quốc. Ông Smith cho rằng, tạo ra cuộc cạnh tranh không thể khiến một cường quốc trở thành nước thống trị về mặt công nghệ: “Sẽ không thể trở thành kẻ dẫn đầu ngành công nghệ nếu sản phẩm của bạn không được đem đến toàn thế giới được”. Thêm vào đó, ông Smith cũng cho rằng: “Cách duy nhất để trở thành quốc gia dẫn đầu thị tường công nghệ là các chính phủ phải làm việc với nhau chứ không phải cạnh tranh nhau như bây giờ"

Brad Smith cũng nói thêm ông không tin rằng an ninh của Mỹ sẽ ''suy yếu'' khi cho phép khách hàng của Huawei sử dụng hệ điều hành hoặc ứng dụng Office. "Các chính phủ trên khắp thế giới sẽ phải tự giải quyết nhu cầu an ninh quốc gia của họ'', ông cho biết

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết vào tháng 7, bộ phận của ông sẽ cấp giấy phép cho các công ty miễn trừ lệnh cấm bán công nghệ cho Huawei, miễn là không có "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ". Tuy nhiên, dường như không có bất kỳ giấy phép nào được cấp mặc dù có đến hơn 100 công ty Mỹ được cho là muốn hợp tác với Huawei

Do đó, Huawei đã ra mắt mẫu flagship Android mới nhất vào hôm qua là Mate 30/Mate 30 Pro mà không có một số ứng dụng quan trọng của Google gồm YouTube, Maps và Play Store. Ngoài ra, Huawei dự định cung cấp một dịch vụ trong các cửa hàng điện thoại của mình để dạy người dùng cách tự tải phần mềm của Google cho Mate 30. Đồng thời, hãng cũng bắt đầu bán máy tính MateBook không cài sẵn Windows


4ma9u1.jpg

Huawei ra mắt flagship Mate 30 mà không có bất kỳ ứng dụng Google nào

Về phần mình, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến phủ nhận có nguy cơ an ninh mạng vì chính phủ Trung Quốc khó có thể khiến họ thỏa hiệp với khách hàng. "Các thiết bị và mạng của Huawei không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào", trang web của hãng tuyên bố. "Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định địa phương ở mọi quốc gia chúng tôi hoạt động"

Người sáng lập của Huawei, Ren Zhengfei đã mô tả công ty của mình đang ở trong "một trận chiến sống còn" và suy đoán chính phủ Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách lần lượt đưa ra các hạn chế đối với các công ty công nghệ Mỹ

Ông Brad Smith nói thêm rằng ông cũng lo ngại về việc quan hệ đối tác nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn dự tính, việc giảm doanh thu sẽ dẫn đến khó cân bằng tài chính và cơ cấu

Hoàng Trang
 
Ứng dụng gọi xe Hàn Quốc Kakao sẽ vào Việt Nam thông qua Grab

kakao_3212597.jpg

Kakao Mobility và Grab đang thảo luận về cơ hội hợp tác thông qua Splyt Technologies, nhằm cung cấp một dịch vụ gọi xe tại Việt Nam

The Investor cho hay, ngày 2/10, Kakao Mobility, công ty di động của gã khổng lồ Kakao và Grab đã xác nhận về việc đang thảo luận về cơ hội hợp tác tại Việt Nam

Theo đó, Kakao Mobility và Grab sẽ hợp tác thông qua Splyt Technologies, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại London mà Grab đã đầu tư vào tháng 6/2019

Splyt là nền tảng cung cấp dịch vụ đặt xe cho người dùng quốc tế. Sự hợp tác này chủ yếu nhằm mục tiêu phục vụ người dân Hàn Quốc khi đến du lịch tại Việt Nam, một điểm đến phổ biến của du khách nước này

“Chúng tôi đang thảo luận với Grab và Splyt để ra mắt một dịch vụ tại Việt Nam. Khi đến thăm Việt Nam, người Hàn Quốc có thể sử dụng các dịch vụ di chuyển của Grab hoặc đi chung xe qua ứng dụng Kakao T. Nhưng chúng tôi chưa chắc chắn dịch vụ nào sẽ có trước”, đại diện của Kakao Mobility nói với The Investor

Việt Nam có thể là điểm đến đầu tiên của ứng dụng Kakao T, trong khi Grab đã hoạt động tại 8 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan và Indonesia

Nếu thành công, sự hiện diện của Kakao Mobility tại Việt Nam sẽ đánh dấu lần mở rộng ra thị trường nước ngoài thứ hai, sau khi công ty này ký hợp tác với Japan Taxi vào năm ngoái, để triển khai dịch vụ taxi cho du khách Hàn Quốc tại Nhật Bản

Kim Ngân
 
Yahoo Nhật Bản sẽ hợp nhất với Line của Hàn Quốc, để trở thành một siêu ứng dụng mới

Nikkei Asia Review cho biết, Yahoo ở Nhật Bản và ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Hàn Quốc - Line đang tìm cách để hợp nhất thành một để cùng phát triển nền tảng internet lớn bao gồm tài chính, bán lẻ và các dịch vụ khác.

SoftBank, sở hữu 45% cổ phần tại Z Holding - công ty mẹ của Yahoo, hiện đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với Naver của Hàn Quốc, công ty sở hữu 73% cổ phần của Line. Hai bên muốn đạt được thỏa thuận cơ bản vào cuối tháng này

Thỏa thuận này sẽ tạo ra một nền tảng Internet lớn với hơn 100 triệu người dùng trên các dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và hơn thế nữa. Nhờ đó, có thể cạnh tranh được với những gã khổng lồ internet của Mỹ và Trung quốc

Một đề xuất khác được đưa ra, đó SoftBank và Naver sẽ thành lập một liên doanh 50-50, cổ đông lớn nhất là Z Holdings. Sau đó, Yahoo Nhật Bản và Line sẽ là các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Z Holdings

Trên thế giới, các nền tảng toàn diện (one-stop) đang dần thay thế các nền tảng internet nhỏ chỉ chuyên về một lĩnh vực như thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội hoặc dịch vụ tài chính

Một ví dụ điển hình là Tencent của Trung Quốc, công ty có hơn 1 tỷ người dùng trên ứng dụng WeChat, cung cấp các nền tảng thương mại điện tử và thanh toán điện tử, dịch vụ phát trực tuyến, trò chơi và nhiều dịch vụ khác. Bây giờ nó là một "siêu ứng dụng", gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống của khách hàng

line1_14950171.jpg

Theo xu hướng mới, chỉ những nền tảng internet lớn, đa ứng dụng mới có thể tồn tại

Line là ứng dụng trò chuyện phổ biến nhất của Nhật Bản với 82 triệu người dùng hàng tháng, vượt xa cả Instagram và Facebook ở nước này. Tuy nhiên, Line đang phải gặp khó trong việc thu hút người dùng mới. Với doanh thu 200 tỷ Yên, Line không đủ khả năng để phát triển thành một siêu ứng dụng. Trong 9 tháng đầu năm 2029, Line ghi nhận khoản lỗ ròng 33,9 tỷ yên

Thông qua việc sáp nhập với Line, Z Holdings kỳ vọng sẽ củng cố các dịch vụ như thanh toán di động, thương mại điện tử và công cụ tìm kiếm tin tức. Line hiện có các dịch vụ tương tự và có thể cung cấp quyền truy cập cho người dùng của ứng dụng

Hai công ty có thể sẽ đạt được sự hợp lực đáng kể trong thanh toán kỹ thuật số, một lĩnh vực đang phát triển khi có hàng loạt người chơi mới tham gia thị trường tại Nhật Bản. Hiện Line Pay có 37 triệu người dùng và PayPay, được điều hành bởi SoftBank và Yahoo Nhật Bản, có 19 triệu

Hà Linh
 
Yahoo kết hợp với Line để cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu

yahoo_19849591.jpg

Giám đốc điều hành Z Holdings, Kentaro Kawabe, trái, và Chủ tịch Line Takeshi Idezawa, phải, bắt tay trong một cuộc họp báo ở Tokyo vào ngày 18/11

Yahoo Nhật Bản và Line sẽ tạo ra công ty internet lớn nhất của Nhật Bản khi họ hoàn thành việc sáp nhập vào tháng 10/2020

Đây là bước đầu tiên hai công ty tiến tới cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu bằng cách thách thức tầng lớp trung lưu đông đúc của châu Á

Nhưng doanh nghiệp kết hợp này vẫn còn thua xa so với những tập đoàn lớn trên toàn cầu như Google và Amazon, chưa kể đến Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, về giá trị thị trường

"Chúng tôi cảm thấy một sự cấp bách trước sự lớn mạnh của những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu. Bởi chúng tôi phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nơi những người chiến thắng đã sở hữu hầu hết dữ liệu, nguồn vốn và tài năng", Giám đốc điều hành Line, ông Takeshi Idezawa đã nói trong một cuộc họp báo vào 18/11

Line, nổi tiếng với ứng dụng nhắn tin, sẽ gia tăng hiện diện trong thị trường thương mại điện tử khi kết hợp với Z Holdings, đơn vị điều hành Yahoo Japan thuộc Tập đoàn SoftBank. "Chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra một cực thứ ba cho công nghệ", ông Kentaro Kawabe, CEO của Z Holdings cho biết

Điều này cho thấy một mục tiêu đầy tham vọng. Z Holdings và Line đã có tổng vốn hóa thị trường là 3,2 nghìn tỷ yên (29,5 tỷ USD) vào 18/11. Điều đó giúp họ thu hẹp khoảng cánh với một loạt các nền tảng Trung Quốc hạng hai, như Meituan Dianping ở mức 72 tỷ USD, JD.com ở mức 48 tỷ USD và Baidu ở mức 40 tỷ USD

Nhưng nhóm này còn thua xa những người khổng lồ của thế giới công nghệ. Apple được định giá 1,18 nghìn tỷ USD vào 18/11, Anphabet công ty mẹ của Google ở mức 920 tỷ USD, Amazon ở mức 862 tỷ USD và Alibaba là 484 tỷ USD. Việc sáp nhập với Yahoo của Nhật Bản sẽ tạo cho Line cơ sở để mở rộng ra nước ngoài bằng cách củng cố sự thống trị của họ về dữ liệu người dùng Nhật Bản

Ông Idezawa nói rằng, mặc dù chúng tôi nghiên cứu để tạo ra phần mềm siêu ứng dụng (superapp) để cung cấp hàng loạt các dịch vụ mới nhưng, "cạnh tranh với những công ty công nghệ trên toàn cầu là điều không dễ dàng, ngay cả ở Nhật Bản"

Z Holdings đã mua lại các công ty trực tuyến như nhà phân phối vật tư văn phòng Askul và nhà bán lẻ thời trang Zozo trong những năm gần đây như một phần trong nỗ lực thu thập và tiếp cận dữ liệu khách hàng

Line có thể đóng góp nhân khẩu học trẻ hơn và các lợi thế khác để giúp công ty hợp nhất cạnh tranh ở nước ngoài. Việc sáp nhập cũng có khả năng ảnh hưởng đến các bước tiếp theo của các công ty internet khác của Nhật Bản, như Rakuten, công ty phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường Nhật Bản, nhưng cũng vẫn chưa để lại dấu ấn mạnh mẽ trên trường quốc tế

Có thể nói rằng, dữ liệu là một động lực chính của các thương vụ mua lại trong giới công nghệ. Facebook đặt cược lớn vào WhatsApp và Instagram, khi những công ty này có quy mô hoạt động nhỏ hơn gã khổng lồ mạng xã hội nhiều. Google và Amazon đang mua các mục tiêu phi Internet như các nhà sản xuất điện tử và các công ty liên quan đến hậu cần, tạo ra các dịch vụ và mô hình kinh doanh mới

Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft đã cùng nhau mua lại hơn 750 công ty trong ba thập kỷ qua, theo báo cáo của CB Insights. Các công ty lớn ở Trung Quốc cũng đã chi tiêu mạnh mẽ khi họ đã mở rộng sang các lĩnh vực như thanh toán di động và hậu cần. Hiện, vẫn chưa tính toán được "sức mạnh" khi Z Holdings và Line kết hợp

Cả hai đều đứng đầu về số lượng người dùng ở thị trường nội địa và sẽ cần phải có nhiều những thay đổi ở thị trường quốc tế để tăng thêm giá trị. Các công ty công nghệ mạnh không chỉ giúp đỡ đất nước của họ về kinh tế mà còn cung cấp lợi thế về an ninh quốc gia thông qua trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư. Z Holdings và Line vẫn cần một chiến lược rõ ràng để cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu năng động

Trang Lê
 
Liên kết yếu thì khó mong có 4.0

- Cách mạng công nghiệp 4.0 không phải là việc đóng góp về giá trị tăng thêm của nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT) vào GDP bao nhiêu, mà là mức độ liên kết giữa nhóm ngành này với các ngành khác của nền kinh tế

Ý niệm về kinh tế số
Thuật ngữ “kinh tế số” lần đầu tiên được đề cập bởi một giáo sư và nhà kinh tế học người Nhật Bản trong thời kỳ suy thoái của Nhật Bản những năm 1990. Ở phương Tây, thuật ngữ kinh tế số được đề cập bởi Don Tapscott (1995) với tên gọi Nền kinh tế kỹ thuật số: Lời hứa và sự nguy hiểm trong kỷ nguyên của trí thông minh mạng. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên xem xét Internet sẽ thay đổi cách chúng ta kinh doanh như thế nào. Tóm lại kinh tế số là số hóa để kết nối nhà sản xuất, sản phẩm và người mua

Theo Thomas Mesenbourg (2001) và phân ngành của cơ quan thống kê Việt Nam, có thể đưa ra ba nhóm ngành chính thuộc về kinh tế số, bao gồm: sản xuất (phần cứng, phần mềm...); viễn thông; dịch vụ CNTT

Chính sách về CNTT đã được xây dựng từ Nghị quyết 49/CP của Chính phủ năm 1993 về phát triển CNTT tại Việt Nam. Chỉ thị số 58-CT/TW năm 2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thường được coi là tài liệu hướng dẫn quan trọng nhất về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tại Việt Nam, nó cho thấy một cái nhìn rộng hơn về vị trí và vai trò của ICT trong phát triển kinh tế. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1755/QĐ-TT phê duyệt dự án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”

Thực trạng kinh tế số ở Việt Nam

Xét về hoạt động, có thể thấy nhóm ngành CNTT của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư của Nhà nước trong các dự án và chương trình phát triển quốc gia (đầu tư nhà nước chiếm khoảng 60-70% tổng vốn đầu tư vào ICT). Tổng đầu tư ICT tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2010 và sau đó giảm dần. Tỷ lệ đầu tư cho ngành này trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế liên tục giảm trong giai đoạn 2000-2018. Năm 2000, đầu tư vào lĩnh vực ICT chiếm 5% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế. Con số này ổn định ở mức khoảng 3,6% từ năm 2005-2010 và sau đó giảm mạnh xuống chỉ còn 1,38% vào năm 2018. Do đó, mặc dù các chính sách khẳng định rằng ICT là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng vốn đầu tư đã giảm mạnh vào ngành này trong những năm gần đây

Tuy nhiên, đóng góp của ngành ICT vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam lại tăng lên trong những năm qua. Năm 2000 đóng góp 3,5% GDP, năm 2018 con số này đạt 5,6%. Mặc dù tăng dần, đây vẫn là một ngành khiêm tốn trong số các ngành kinh tế trong ngành cấp hai của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Để đánh giá chính xác hơn tác động của ngành này trong nền kinh tế, cần xem xét tác động thông qua độ lan tỏa và độ nhạy của nó đến nền kinh tế

Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) chỉ số phát triển về CNTT (Information Technology Development Index - IDI) của Việt Nam trong năm 2016 và 2017 hầu như không có sự thay đổi về thứ hạng, vẫn là xếp thứ 108/176 quốc gia với số điểm 3,18/10 năm 2016 và 4,43/10 năm 2017, tức là mức điểm dưới trung bình. Tuy nhiên ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn đứng trên Indonesia, Campuchia và Lào

Về cơ bản, trong phân tích I/O (Input/Output) thường đo lường một đơn vị của cầu cuối cùng (final demand) lan tỏa đến sản lượng ra sao. Bảng 1 cho thấy hoạt động viễn thông có mức độ lan tỏa từ cầu cuối cùng đến sản lượng sản xuất trong nước cao nhất, tiếp đến là dịch vụ ICT

Những ngành khác có mức độ lan tỏa thấp nhất đến sản xuất trong nước, điều này là do các ngành khác trong nền kinh tế cơ bản là sản xuất gia công, dù cơ quan chức năng có đưa ra quy định gì thì bản chất vẫn là gia công. Sản xuất của các ngành kinh tế ngoài hoạt động viễn thông lan tỏa đến sản lượng của ngành này tốt nhất (0,004 lần có nghĩa là các ngành khác trong nền kinh tế tăng 1 đơn vị giá trị sản xuất sẽ lan tỏa đến sản lượng ngành này 0,004 đơn vị), trong khi các ngành như sản xuất ICT, dịch vụ ICT và các ngành khác của nền kinh tế ngoài CNTT chỉ là 0,001; 0,002; 0,002 tương ứng và hoạt động viễn thông cũng lan tỏa cao nhất đến sản lượng các ngành khác trong nền kinh tế (0,46 lần), điều này chứng tỏ mức độ quan trọng tương đối của hoạt động này với nền kinh tế cao hơn các hoạt động khác. Ngược lại cầu cuối cùng của các ngành khác cũng không lan tỏa đến nhóm ngành CNTT do đầu vào của nhóm ngành này cũng cơ bản nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của một ngành (hoặc nhóm ngành) không chỉ được tạo ra bởi cầu cuối cùng của ngành đó mà còn do cầu cuối cùng sản phẩm các ngành khác do trong quá trình sản xuất các ngành khác sử dụng sản phẩm của nhóm ngành đó làm chi phí đầu vào, từ đó lan tỏa đến giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của nhóm ngành đó. Bảng 2 cho thấy tỷ trọng đóng góp của các ngành khác vào giá trị tăng thêm của ICT là 1,8%, ở chiều ngược lại là 1,4%

Bảng 3 mô tả cầu cuối cùng của nhóm ngành ICT và các ngành còn lại tác động đến giá trị tăng thêm. Sử dụng sản phẩm cuối cùng của nhóm ngành ICT lan tỏa đến giá trị tăng thêm (VA) của các ngành khác 12,7%, trong khi lan tỏa đến chính nó chỉ 87,3%. Ở chiều ngược lại, khi sử dụng sản phẩm của các ngành khác chỉ lan tỏa VA của nhóm ngành ICT không đáng kể (0,2%). Điều này phần nào cho thấy nhóm ngành ICT sử dụng sản phẩm của các ngành khác nhiều hơn các ngành khác sử dụng sản phẩm của nhóm ngành ICT. Như vậy có thể thấy tăng độ phủ sóng WiFi hoặc những điều tương tự như thế không có nghĩa ảnh hưởng của CNTT đến nền kinh tế tăng lên. Điều quan trọng là sự liên kết ngành, việc sử dụng dịch vụ CNTT không thể là miễn phí mà phải tuân thủ theo nguyên tắc của thị trường là chất lượng và giá cả

Bảng 4 cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng sản phẩm của CNTT đến tổng giá trị gia tăng (GVA) trong GDP. Điều này cho thấy mối quan hệ tương đối giữa sử dụng cuối cùng sản phẩm ICT với tổng giá trị tăng thêm GVA

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp CNTT không giúp cải thiện hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến năng suất của người lao động, việc hỏi doanh nghiệp có sử dụng CNTT hay không dường như là việc nực cười vì hầu như toàn dân đều sử dụng CNTT thông qua Facebook, Zalo... ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào kể cả vừa lưu thông trên đường bằng xe gắn máy vừa sử dụng Facebook

Để đất nước trở thành một quốc gia có nền công nghiệp 4.0, không hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành này trong GDP là bao nhiêu, mà chỉ số phát triển CNTT (IDI) phụ thuộc vào ba yếu tố chính như truy cập, sử dụng thế nào và kỹ năng. Theo ý kiến người viết, để tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0, cần tăng chỉ số lan tỏa và độ nhạy (mức độ liên kết giữa nhóm ngành CNTT với các ngành khác của nền kinh tế) của nhóm ngành này với nền kinh tế chứ không phải việc đóng góp về giá trị tăng thêm của nhóm ngành CNTT vào GDP là bao nhiêu

Bùi Trinh
 
Liên minh Cờ Vây Huawei

Huawei cùng một loạt hãng smartphone lớn của Trung Quốc sẽ hợp tác với nhau để xây dựng một nền tảng ứng dụng riêng nhằm cạnh tranh với kho ứng dụng Play Store dành cho Android của Google

Hãng tin Reuters dẫn lời một nguồn tin thân cận cho biết 4 hãng smartphone lớn của Trung Quốc, bao gồm Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo sẽ hợp tác cùng nhau để xây dựng một nền tảng ứng dụng riêng nhằm cạnh tranh với kho ứng dụng Play Store dành cho Android của Google

Nguồn tin cho biết các hãng công nghệ này sẽ hợp tác với nhau để thành lập “Liên minh dịch vụ nhà phát triển toàn cầu” (Global Developer Service Alliance - GDSA) trong nỗ lực thách thức sự thống trị của Play Store, kho ứng dụng di động lớn nhất thế giới về số lượng ứng dụng

Hiện tại các dịch vụ của Google, bao gồm cả kho ứng dụng Play Store, đều bị cấm sử dụng tại Trung Quốc. Những smartphone sử dụng nền tảng Android tại Trung Quốc phải tải ứng dụng thông qua các kho ứng dụng không chính thống, trong đó nhiều kho ứng dụng được cung cấp bởi các hãng smartphone như Huawei hay Oppo

Huawei tìm được đồng minh trong nỗ lực “vượt mặt” Google - 1


Sự hợp tác của 4 hãng smartphone lớn của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh được với Google ?

Mục tiêu ra đời của GDSA không phải nhằm xây dựng một kho ứng dụng riêng để cạnh tranh với Google Play Store, mà để đưa ra một giải pháp, cho phép các nhà phát triển trên toàn cầu có thể dễ dàng chia sẻ đồng thời ứng dụng của mình lên các kho ứng dụng một lúc, thay vì phải xây dựng từng phiên bản ứng dụng dành riêng cho từng kho ứng dụng khác nhau

Chẳng hạn một nhà phát triển sau khi đăng tải ứng dụng của mình lên kho ứng dụng Play Store của Google cũng có thể dễ dàng chia sẻ ứng dụng này lên các kho ứng dụng của các hãng smartphone thuộc liên minh GDSA mà không cần phải thay đổi hay chỉnh sửa gì thêm. Điều này giúp các hãng smartphone thuộc liên minh GDSA có thể dễ dàng thu hút các nhà phát triển và tăng thêm số lượng ứng dụng một cách nhanh chóng

Nguồn tin của Reuters cho biết trước mắt dịch vụ của GDSA sẽ có mặt tại 9 quốc gia, là những quốc gia mà các hãng smartphone thành viên liên minh này đang nắm giữ thị phần lớn, như Ấn Độ, Nga hay Malaysia... nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng liên minh GDSA sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 tới đây, nhưng có thể sẽ bị trì hoãn vì virus corona đang bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc

Với sự ra đời của liên minh GDSA thì hãng được hưởng lợi nhất chính là Huawei, khi hiện tại Huawei đang chịu cấm vận từ chính phủ Mỹ và Google cũng cấm không cho phép Huawei sử dụng các dịch vụ của hãng trên smartphone của mình, bao gồm cả kho ứng dụng Play Store (ngay cả với các mẫu smartphone của Huawei bán tại thị trường quốc tế)

Mới đây, Huawei cũng tỏ ý muốn “từ mặt” Google và tuyên bố sẽ không tiếp tục sử dụng các dịch vụ của Google trên smartphone của hãng trong tương lai cho dù được cấp phép. Sự ra đời của liên minh GDSA, cùng với việc đang phát triển nền tảng Harmony OS để thay thế cho Android, Huawei giờ đây hoàn toàn có khả năng để giảm đi sự phụ thuộc của mình đối với Google trên thị trường smartphone

Hiện cả Huawei, Oppo, Xiaomi, Vivo và Google đều chưa đưa ra bình luận gì về thông tin của Reuters
 
Bộ Tài chính nghiên cứu sàn giao dịch vốn cho startup

Thủ tướng giao Bộ Tài chính báo cáo về đề án sàn giao dịch vốn trong năm 2020-2021

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước đang tồn tại nhiều rào cản, kém sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân đến từ việc môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi, quy định về điều kinh doanh chưa phù hợp, thiếu hỗ trợ về cơ sở vật chất và tài chính, chưa có hành lang pháp lý cho các sản phẩm mới...

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy năng lực. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ chủ trì xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng dẫn hạch toán kế toán. Bộ Kế hoạch – Đầu tư được giao đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng giúp nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi trong việc thành lập, góp vốn, mua cổ phần của quỹ đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam

Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng thể chế cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng công nghệ mới, đã xuất hiện hoặc tiềm năng xuất hiện. Đối với các ngành tiềm năng nhưng mức độ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như tài chính, ngân hàng..., ông yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho doanh nghiệp có thể phát triển và thí điểm sản phẩm mới

Phương Đông
 
Grab và Gojek đang có kế hoạch sáp nhập

Hai 'ông trùm' công nghệ Grab và Gojek đang có kế hoạch sáp nhập?

Báo cáo cũng chỉ ra xuyên suốt 2 năm qua, quản lý hai bên Grab và Gojek vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ trao đổi, và đến nay công tác thương thảo đang có những tiến triển nhất định

Theo báo cáo từ The Information, 2 ‘ông lớn’ vận chuyển của thị trường Đông Nam Á là Grab và Gojek đã và đang có những cuộc thương thảo, hướng đến việc sáp nhập trong tương lai, nguồn tin từ DealStreetAsia cho hay

Được biết, Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe máy, ô tô khắp các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Ngoài ra, Grab còn vận chuyển hàng hoá, giao thức ăn, dịch vụ tài chính, thanh toán… Hiện Grab đang được định giá hơn 10 tỷ USD

Tương tự, Gojek cũng có giá trị tương đương 10 tỷ USD, xuất thân là công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Jakarta (Indonesia) chuyên về dịch vụ vận tải và hậu cần. Đây cũng là Kỳ lân đầu tiên của Indonesia, đơn vị duy nhất Đông Nam Á được đưa vào 50 công ty của Fortune đã thay đổi thế giới năm 2017 và xếp thứ 17 cùng với Apple, Unilever, và Microsoft

Trở lại với thương vụ sáp nhập tiềm năng giữa hai bên, báo cáo cũng chỉ ra xuyên suốt 2 năm qua, quản lý Grab và Gojek vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ trao đổi, và đến nay công tác thương thảo đang có những tiến triển nhất định. Trong đó, ghi nhận sau vòng đàm phán mới nhất giữa Chủ tịch Grab – ông Ming Maa và Giám đốc điều hành Gojek – ông Andre Soelistyo đầu tháng này, hai bên cho biết vẫn còn nhiều vấn đề để tiến đến một thương vụ chính thức

DealStreetAsia cũng đã có liên hệ với các bên để xác minh, trong đó người phát ngôn của Gojek khẳng định: "Không hề có bất kỳ kế hoạch sáp nhập nào, những ghi nhận từ giới truyền thông về các cuộc gặp gỡ trao đổi là không chính xác"

Trong khi theo The Information, phía Grab từng thông tin rằng Gojek đưa ra tỷ lệ sáp nhập 50-50, ngược lại Grab muốn chiếm đa số cổ phần. Ngoài ra, hai bên cũng chưa đạt được thoả thuận liên quan đến việc định giá cả hai công ty...

Mặt khác, một giám đốc điều hành cấp cao liên quan từng tiết lộ với DealStreetAsia: bước đầu tiên cả 2 bên phải xem xét hạn chế việc cạnh tranh giá cả tại mảng vận chuyển cũng như giao thức ăn để giảm thiểu thua lỗ. Vị này cũng dẫn chứng các đơn vị vận chuyển hác như Ola và Uber, sau khi đạt được thỏa thuận tương tự tại Ấn Độ, đến nay đã bắt đầu tăng chiết khấu cho tài xế cũng như tăng giá dịch vụ 2 năm qua

Tuy nhiên, phía Gojek nhấn mạnh bất kỳ thỏa thuận nào cũng không được cắt giảm trợ cấp của tài xế hoặc tăng giá, vì điều này là bất hợp pháp; thậm chí cơ quan quản lý khu vực có thể kết luận 2 bên thông đồng làm giá thị trường

Hai ông trùm công nghệ Grab và Gojek đang có kế hoạch sáp nhập? - Ảnh 1.

Trong diễn biến khác, một số nhà đầu tư chủ chốt tại Grab và Gojek cũng đang có những động thái dẫn đến một sự hợp nhất tiềm năng. Hiện tại, hai "kỳ lân" này đã bắt đầu chia nhóm các nhà đầu tư ở Đông Nam Á, chỉ duy nhất Visa và Mitsubishi hiện vẫn rót vốn vào cả Grab và Gojek. Chưa kể, trong quá khứ, các nhà đầu tư chủ chốt của Grab và Gojek cũng từng chia sẻ với báo giới về một sự sáp nhập tiềm năng

Được biết, kể từ khi được thành lập năm 2010, Gojek đã huy động được hơn 3 tỷ USD sau 12 vòng. Công ty hiện đang ở vòng tài trợ Series F, Gojek đặt kế hoạch tổng vốn huy động tích luỹ vào mức 2,5 tỷ USD

Còn với Grab, báo cáo mới nhất từ Nikkei cho biết Ngân hàng MUFG của Nhật Bản đã lên kế hoạch đầu tư 80 tỷ yên (727 triệu USD) vào Grab. Bằng hợp tác này, Grab hướng đến cung cấp các dịch vụ mới như cho vay và bảo hiểm thông qua các ứng dụng điện thoại thông minh
 
Nissan - Renault - Mitsubishi - tựa nhau mà sống

Sau 18 năm cống hiến giúp đưa Michelin trở thành nhà sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, Carlos Ghosn nhận nhiệm vụ mới: tái thiết Renault

Người đàn ông gốc Lebanon, sinh ra ở Brazil và theo đuổi chương trình học thuật tại Pháp, gia nhập Renault năm 1996 với vị trí Phó Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về các hoạt động tại khu vực Nam Mỹ. Khi đó, hãng xe nước Pháp như một đống đổ nát. Thị phần liên tục đi xuống, mức thâm hụt 6 tỷ francs (khoảng hơn 1,2 tỷ USD theo tỷ giá năm 1996), cuộc đàm phán sáp nhập với Volvo cũng bất thành

Ghosn tới, mang theo triết lý quản trị đã thành công ở Michelin: cắt giảm chi phí. Kế hoạch "Tiết kiệm 20 tỷ franc (4,2 tỷ USD)" được đưa ra. Trước một con số khổng lồ, CEO Louis Schweitzer hỏi Ghosn: "Anh chắc chắn về điều mình nói chứ? Nếu đúng như vậy, mục tiêu của ý tưởng này không phải là 80%, mà phải đạt 100%, phải không?" Ghosn trả lời: chính xác. Schweitzer bật đèn xanh cho Ghosn: "Làm đi"

b-nissan-a-20150404-870x580-6191-1590724592_m_460x0.jpg

Carlos Ghosn trả lời báo giới tại Triển lãm ôtô New York năm 2015

Ghosn lập tức cho tiến hành cắt giảm ngân sách ở mọi bộ phận: từ mua sắm, nhà xưởng, nghiên cứu & phát triển, chi phí quản trị cho tới xử lý dữ liệu. Ông đàm phán lại với các nhà cung cấp, chỉ ra cho họ những gì mà Renault sẽ thực hiện và thuyết phục họ rằng lợi ích sẽ mang lại cho cả đôi bên khi hãng xe tăng được sản lượng và thị phần. Tháng 3/1997, họ tiếp tục đóng cửa nhà máy 3.000 nhân viên tại Vilvoore, Bỉ. Đầu 1998, một loạt những biện pháp mạnh tay của Ghosn phát huy tác dụng. Renault báo lãi trở lại với 5,4 tỷ francs (1,13 tỷ USD) lợi nhuận được ghi nhận. Niềm tự hào nước Pháp một thời nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm

Cùng khoảng thời gian đó, hãng xe Nhật Bản Nissan cũng chìm trong khủng hoảng và đang trên bờ vực phá sản. Họ cần một cuộc đại phẫu càng sớm càng tốt. Nissan tìm tới Renault, công ty vừa được giải cứu bởi "Le Cost Killer" – Carlos Ghosn, đương nhiên người hùng của Renault không thích cái biệt danh "Kẻ cắt giảm chi phí" ấy

Nhưng nhiệm vụ của Ghosn chưa bao giờ khó khăn đến thế. Với Nissan, đó không phải là 1,3 tỷ USD thâm hụt nữa, mà là khoản nợ 20 tỷ USD cộng thêm 6 tỷ USD lỗ ròng. Ghosn biết rằng, cắt giảm chi phí là cách duy nhất cứu Nissan, dù rất đau đớn và đi ngược lại hoàn toàn văn hóa ít khi sa thải nhân viên của các công ty Nhật lúc bấy giờ

Năm 1999, Renault chi 5,4 tỷ USD để sở hữu 36,8 % số cổ phần Nissan, trong khi Nissan nắm giữ 15% Renault, liên minh Renault – Nissan hình thành để sẵn sàng với kế hoạch hồi sinh Nissan của Ghosn. Ông cho cắt giảm 21.000 việc làm ngay năm đầu tiên giữ chức CEO hãng xe Nhật, có nghĩa cứ 7 nhân viên thì có một người phải thôi việc, điều gần như chưa bao giờ xảy ra ở đất nước mặt trời mọc

5 nhà máy bị đóng cửa, Ghosn đồng thời xóa bỏ chính sách cất nhắc vị trị dựa vào thâm niên đã quá lỗi thời, thay vào đó dựa vào hiệu suất làm việc. Ông thúc đẩy sự tham gia của tất cả các nhân viên từ mọi phòng ban để cùng tìm giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề. Các giám đốc người Pháp và Mỹ được điều động để làm việc cùng các nhà quản lý Nhật Bản, tiếng Anh được thiết lập như ngôn ngữ tiêu chuẩn sử dụng trong toàn bộ liên minh

Ghosn cam kết với ban quan trị nếu kế hoạch không thành công trong vòng ba năm, ông sẽ từ chức. Trên thực tế ngay năm đầu tiên, Nissan đã có lợi nhuận trở lại. Dưới sự lèo lái của Carlos Ghosn, sản lượng của Nissan tăng gấp đôi và các khoản nợ được thanh toán hết. Năm 2003, với lợi nhuận ròng 3,1 tỷ USD, Nissan nằm trong số những công ty ôtô hoạt động hiệu quả nhất thế giới

Giải cứu thành công cả hai đế chế ôtô khổng lồ, Carlos Ghosn là người đầu tiên điều hành cùng lúc hai công ty có mặt trong danh sách Fortune 500

Tháng 10/2016, Nissan mua lại 34% cổ phần Mitsubishi Motors sau cơn khi bão bê bối khí thải ập đến với hãng xe Nhật Bản có logo ba viên kim cương. Ghosn vẫn quyết tâm không để Mitsubishi bị hòa lẫn vào Nissan, ông tiếp tục duy trì mối quan hệ liên minh giữa ba hãng xe. Đến hết năm 2018, nếu không tính doanh số xe tải, liên minh Renault – Nissan – Mitsubishi là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Xếp ngay sau đó là Volkswagen và Toyota

Khúc khải hoàn của một liên minh xe hơi hiếm hoi thành công kéo dài trong nhiều thập kỷ dường như vẫn tiếp diễn cho tới khi linh hồn của nó – cựu chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt tại Nhật Bản với cáo buộc làm dụng chức vụ để gian lận tài chính hồi tháng 11/2018. Trớ trêu thay, lời buộc tội đến từ chính nội bộ Nissan. Ghosn sau đó được tại ngoại và tiếp tục bị giam giữ trở lại rồi trốn thoát khỏi Nhật Bản bằng một cú đào tẩu ly kỳ như phim Hollywood cuối năm 2019. Gần như bị miễn nhiệm mọi chức vụ tại cả ba hãng xe, Ghosn có lẽ đang xoay sở trong thời khắc khó khăn nhất của cuộc đời mình tại quê nhà Lebanon. Còn liên minh khổng lồ đang chênh vênh hơn bao giờ hết

Đại dịch quét qua ngành công nghiệp ôtô toàn cầu khiến mọi hãng xe đều ngưng trệ sản xuất, doanh số ghi nhận sụt giảm chưa từng thấy ở mọi châu lục. Chính phủ Pháp cảnh báo Renault có thể biến mất khỏi thị trường bất cứ lúc nào nếu không sớm nhận được gói hỗ trợ tài chính trị giá 5,5 tỷ USD. Nhưng điều kiện cho Renault là hãng phải tham gia vào một liên minh Đức – Pháp để phát triển pin dành cho xe điện. Hàng loạt mẫu xe đang được cân nhắc ngừng phát triển như Talisman, Espace hay Scenic

Trong khi đó Nissan đang xem xét cắt giảm 20.000 việc làm, chủ yếu tại Châu Âu và các quốc gia đang phát triển trong nỗ lực phục hồi doanh số bán xe. Trong cuộc đua xe sang, từ lâu Infiniti gần như đã không còn sức cạnh tranh đáng kể nào với đồng hương Lexus cũng như bộ ba Đức BMW, Mercedes và Audi. Nissan chỉ còn xe điện Leaf và mẫu CUV X-trail (Rogue) là những tia sáng hiếm hoi gần đây

Với Mitsubishi, sau năm 2016 đáng quên, hãng xe Nhật đã từ bỏ nhiều phân khúc không hiệu quả, dồn toàn lực phát triển các mẫu xe gầm cao và bán tải. Mục tiêu giờ đây của Mitsubishi không phải là chiến thắng ở Mỹ hay Châu Âu mà là duy trì lợi thế đang có ở Đông Nam Á, nơi ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc to lớn dành cho mẫu MPV Xpander. Trên phạm vi toàn cầu, Outlander PHEV vẫn là chiếc Hybrid SUV bán chạy nhất thế giới. Một Mitsubishi không còn phân nhánh Fuso, đoạn tuyệt những mẫu xe cạnh tranh yếu ớt như Lancer hay nói lời chia tay với Pajero đã trở nên tinh gọn và linh hoạt hơn

Liên minh "bộ ba cùng tiến" lại gặp khó khăn đúng lúc mất đi người từng cứu sống họ. Không còn Carlos Ghosn ở đó để áp dụng các biện pháp tài chính, các hãng tập trung vào sức mạnh công nghệ và khả năng sản xuất. Có thể một "Ghosn mới" sẽ nổi lên trong khủng hoảng, cũng có thể không, nhưng sự bền chặt của liên minh phụ thuộc phần lớn vào khả năng lèo lái của các lãnh đạo thời không có Ghosn


Thái Hoàng
 
Các nhà mạng ký thỏa thuận dùng chung 1200 trạm BTS

Ngày 10/6, Viettel, VNPT, MobiFone, Gtel đã ký kết thỏa thuận dùng chung cơ sở hạ tầng các trạm thu phát sóng (BTS). Theo thỏa thuận này, các nhà mạng sẽ dùng chung khoảng 1200 trạm BTS

Các nhà mạng ký thỏa thuận dùng chung 1200 trạm BTS
Ngày 10/6, Viettel, VNPT, MobiFone, Gtel đã ký kết thỏa thuận dùng chung cơ sở hạ tầng các trạm thu phát sóng (BTS)​

Theo đánh giá của Cục Viễn thông, hiện Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông nhanh trong khu vực và trên thế giới. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông đã được xây dựng cơ bản khá đồng bộ. Tuy nhiên công tác quản lý, xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vẫn còn hạn chế, nhất là trong việc chia sẻ, sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm)

Việc các doanh nghiệp viễn thông thiếu chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động không chỉ làm giảm hiệu quả đầu tư, gây khó khăn trong công tác phát triển, xây dựng hạ tầng của chính doanh nghiệp viễn thông mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến cảnh quan môi trường, an toàn của người dân

Nhằm tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, Bộ TT&TT đã ban hành Chỉ thị số 52 về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông

Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, các doanh nghiệp viễn thông cần triển khai hạ tầng rộng khắp, nhưng cũng cần tối ưu hóa đầu tư. Trước đây, một số doanh nghiệp viễn thông cũng đã có những thoả thuận chia sẻ hạ tầng. Tuy nhiên, vấn đề chia sẻ sử dụng chung giữa các đơn vị vẫn chưa thực chất dẫn đến hạ tầng không đồng bộ và ảnh hưởng đến mỹ quan, đặc biệt ở đô thị. “Chủ trương của Bộ TT&TT thúc đẩy mạnh việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp", ông Cường chia sẻ thêm

Cục Viễn thông khẳng định, việc ký kết thỏa thuận chia sẻ sử dụng chung vị trí trạm BTS giữa các doanh nghiệp viễn thông là một trong số các kết quả đạt được từ đầu năm 2020 đến nay. Đồng thời khẳng định sự quyết tâm của các doanh nghiệp này trong việc triển khai các chính sách, biện pháp dùng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động như cột ăng ten, nhà trạm BTS. Từ đó, góp phần tiết kiệm ngân sách cho nhà nước cũng như các doanh nghiệp viễn thông. Việc ký kết thỏa thuận này sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp triển khai hạ tầng, giảm chi phí đầu tư phát triển hạ tầng, đồng thời sẽ là mô hình tốt để các doanh nghiệp viễn thông, các địa phương tham khảo và cùng triển khai trong thời gian tới

Phát biểu tại sự kiện này, ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết: "Trước đây, các nhà mạng cũng có tâm lý muốn giữ vị trí đắc lợi cho mình, người dân không muốn đưa thêm thiết bị lên cột đã cho thuê, tải trọng các cột lắp đặt… Để giải quyết vẫn đề này, nhà mạng nào ký với hộ dân thuê trạm BTS phải đàm phán để dùng chung hạ tầng và bố trí lại các thiết bị. Viettel cam kết sẵn sàng hợp tác chia sẻ hạ tầng với các nhà mạng khác"

Ông Tào Đức Thắng nhấn mạnh, với các trạm BTS mới xây dựng rất cần thiết dùng chung cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng 5G tới đây nếu muốn len lỏi tận ngõ ngách. 5G dựa trên hạ tầng thụ động, thậm chí còn liên quan đến cả công ty đô thị, điện lực và các nhà mạng… .Vì thế, cần sự hỗ trợ của Bộ TT&TT cùng như các cơ quan chức năng quản lý đô thị để 5G len lỏi vào các ngõ xóm

Đồng tình với quan điểm của Viettel, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, hôm nay việc ký kết dùng chung cơ sở hạ tầng là sự quyết tâm của nhà mạng và Bộ TT&TT. Thông qua hợp tác này, VNPT mong muốn các nhà mạng triển khai tới các đơn vị ở địa phương và phải có nhiều giải pháp để có khả năng chia sẻ cao nhất

Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Viễn thông cho biết, việc ký kết này thể hiện sự tin tưởng hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông khi sẽ sử dụng khoảng 1.200 trạm BTS, góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị. “Trong tháng 6 này sẽ có mẫu trạm BTS dùng chung, sau đó Cục sẽ khuyến cáo các doanh nghiệp xây dựng theo mẫu này. Tiếp theo, Cục Viễn thông sẽ thúc đẩy các nhà mạng dùng chung cáp trong tòa nhà”, ông Tuấn nói

Thái Khang
 
Các 'ông lớn' công nghệ săn lùng cơ hội giữa khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng của đại dịch Covid-19 và sức tàn phá kinh tế khủng khiếp của nó khiến nhiều công ty phải thu hẹp hoạt động. Tuy nhiên, Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft lại đang ráo riết săn lùng cơ hội, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường

b894c_anh_bai1.jpg

Các “ông lớn” công nghệ như Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft tăng tốc đầu tư trong đại dịch Covid-19

Đẩy mạnh đầu tư bất chấp kinh tế suy thoái

Hồi đầu tháng 6, Gojek (Indonesia), hãng gọi xe đồng thời là một siêu ứng dụng ở Đông Nam Á thông báo đã nhận được một khoản đầu tư không tiết lộ giá trị từ Facebook và Paypal

Thương vụ này xác lập sự hiện diện lớn hơn của Facebook ở khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Hồi đầu tháng 4, công ty mạng xã hội này chi 5,7 tỉ đô la Mỹ để nắm giữ 9,99% cổ phần của Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms (Ấn Độ) của tỉ phú giàu nhất châu Á, Mukesh Ambani

Các động thái trên là một phần trong làn sóng chi tiêu của Facebook. Tháng trước, Facebook đã chi 400 triệu đô la Mỹ để mua Giphy, một nền tảng cung cấp ảnh động GIF và chi hàng triệu đô la khác để mua gần 37.000 km cáp quang ngầm dưới biển bao quanh châu Phi

Hôm 11-6, Facebook xác nhận đang xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp (startup) có nhiều hứa hẹn

Các gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ cũng lao vào cuộc mua sắm tương tự. Apple đã mua ít nhất 4 công trong năm nay và ra mắt mẫu iPhone mới. Microsoft mua 3 công ty điện toán đám mây. Amazon đang đàm phán mua một startup phát triển xe tự lái

Trong khi đó, Google vừa ra mắt công cụ gọi video và nhắn tin miễn phí có tên gọi Google Meet, cho phép 100 người tham gia một cuộc họp trực tuyến

Thậm chí ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu đang bầm dập vì cơn suy thoái do đại dịch Covid-19 và hàng chục doanh nghiệp lớn ở Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản thì các công ty lớn nhất trong thế giới công nghệ sốt sắng xây dựng nền tảng cho một tương lai lớn mạnh hơn và quyền lực hơn

Đại dịch Covid-19 giúp các dịch vụ mà Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft đang cung cấp càng trở nên thiết yếu hơn nhờ người tiêu dùng chuyển sang mua sắm, giải trí và trò chuyện trực tuyến, trong khi đó, một bộ phận lớn lao động cổ cồn trắng chuyển sang làm việc từ xa tại nhà

Nhu cầu sử dụng dịch vụ của các ông lớn công nghệ tăng vọt, tiếp thêm cho họ động lực đầu tư giữa lúc các ngành kinh doanh khác thu hẹp hoạt động, hạn chế chi tiêu

Làn sóng đầu tư của họ diễn ra khi các nhà lập pháp, các cơ quan quản lý ở Washington và châu Âu lo ngại tình trạng quyền lực thị trường tập trung vào các “ông lớn” công nghệ đang gây tổn thương cho các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn và dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn lan truyền tin giả

Trong tuần này, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ chuẩn bị khởi kiện chống độc quyền đối với Amazon vì cho rằng tập đoàn này sử dụng sự thống trị trên thị trường thương mại điện tử để loại bỏ các đối thủ nhỏ hơn. Trong khi đó, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) bắt đầu tiến hành điều tra thương vụ Facebook mua lại Giphy

“Tôi luôn tin rằng, trong những thời kỳ suy thoái kinh tế, điều đúng đắn cần phải làm là duy trì đầu tư để xây dựng tương lai. Khi thế giới thay đổi nhanh chóng, mọi người cần các nhu cầu mới và điều đó có nghĩa là có nhiều thứ mới mẻ cần phải xây dựng”

Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook, nói trong cuộc họp báo từ xa với các nhà đầu tư hồi tháng trước

Sẽ càng quyền lực hơn sau đại dịch

61475_anh_bai_2.jpg

Facebook và Paypal vừa rót tiền đầu tư vào Gojek (Indonesia), hãng gọi xe đồng thời là một siêu ứng dụng ở Đông Nam Á

Khi tăng tốc đầu tư phát triển trong thời kỳ kinh tế tổn thương, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang theo đuổi một mẫu hình quen thuộc

Trong các cuộc suy thoái trước đây khi nền kinh tế đang trong tình trạng dễ tổn thương nhất, những công ty công nghệ dám đầu tư quyết liệt thường trỗi dậy mạnh mẽ sau đó

Vào thập niên 1990, IBM đã tận dụng cơn suy thoái kinh tế để tái định hướng kinh doanh từ một công ty phần cứng thành một công ty dịch vụ và phần mềm. Google và Facebook vươn lên mạnh mẽ sau cú bong bóng dot-com (bong bóng thị trường cổ phiếu khi giá cổ phiếu của các công ty công nghệ bị đẩy lên cao) bùng nổ cách đây 20 năm

Apple đã tăng mạnh ngân sách nghiên cứu và phát triển trong hai năm trong thời kỳ suy thoái kinh tế vào đầu thập niên 2000

Jenny Chatman, Giáo sư ở trường Kinh doanh Haas thuộc Đại học the California ở Berkeley cho rằng, điều này giúp Apple, vốn bên bờ vực phá sản vào cuối thập niên 1990, bước vào cơn tăng trưởng bùng nổ nhờ liên tiếp ra mắt các sản phẩm và dịch vụ đình đám, ban đầu là máy nghe nhạc iPod, cửa hàng âm nhạc iTunes và cuối cùng là iPhone, kho ứng dụng App Store

Ranjan Roy, một nhà bình luận công nghệ của trang blog ngành công nghiệp Internet, The Margins, cho rằng hiện nay, các ông lớn công nghệ rõ ràng không ngần ngại hành động quyết liệt hơn

“Nếu thiếu vắng bất kỳ hành động kiểm soát nào của các cơ quan quản lý, các “ông lớn” công nghệ gần như chắc chắn mạnh mẽ hơn sau đại dịch. Rất nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày của chúng ta càng trở nên phụ thuộc vào sản phẩm của họ hoặc họ có thể mua hoặc bắt chước các dịch vụ mà họ chưa cung cấp”, Roy nói

Tuy vậy, John Paul Rollert, Giáo sư ở trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago, cho rằng các ông lớn công nghệ đang chấp nhận rủi ro khi ồ ạt chi tiêu trong thời kỳ bất ổn

Rollert nói: “Để đặt cược gấp đôi, thậm chí gấp ba khi sòng bài đang cháy là một bước đi đáng chú ý vì họ có thể không đổi phỉnh được để thu về tiền mặt sau đó”

Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft đang nắm giữ lượng tiền mặt khổng lồ, tổng cộng khoảng 557 tỉ đô la, cho phép họ duy trì tốc độ đầu tư và thâu tóm giống như năm ngoái khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại

Họ nằm trong số các doanh nghiệp chi tiêu nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển trong suốt gần một thập kỷ qua, theo hãng kiểm toán PwC

Các công ty này gia tăng hoạt động kể từ tháng 3 khi các lệnh phong tỏa bắt đầu được áp đặt trên khắp nước Mỹ

Microsoft nhanh chóng thâu tóm ba công ty dịch vụ điện toán đám mây trong vài tháng qua gồm Affirmed Networks, Metaswitch Networks và Softomotive, để cung cấp thêm dịch vụ công nghệ cho các khách hàng

Google cũng nâng cấp các sản phẩm để giúp mọi người có thể sử dụng chúng khi làm việc ở nhà. Hồi tháng 4, Google tung ra công cụ họp video trực tuyến Google Meet, cài đặt sẵn trong cửa sổ Gmail và cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai có tài khoản Google

Công ty này cũng cho biết sẽ hiển thị danh sách sản phẩm niêm yết trong kết quả tìm kiếm ở mục mua sắm. Phần lớn dịch vụ này sẽ được Google cung cấp miễn phí, thay vì buộc người bán hàng trả phí

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, ban đầu, Amazon bị quá tải với lượng đơn hàng tăng vọt cũng như chịu áp lực về vấn đề an toàn sức khỏe cho các nhân viên nhà kho. Để đáp ứng nhu cầu, Amazon tuyển dụng thêm 175.000 lao động

Kể từ đó, Amazon càng đầu tư mạnh mẽ hơn. Trong khi ngành hàng không đắp chiếu gần như toàn bộ máy bay của họ trong giai đoạn cao trào của dịch bệnh thì Amazon cho biết đã thuê thêm 12 máy bay Boeing 767 để tăng đội máy bay vận chuyển hàng hóa lên hơn 80 chiếc. Amazon cũng đang đàm phán mua Zoox, một startup đang phát triển xe tự lái có mức định giá 2,7 tỉ đô la

Nắm lượng tiền mặt lên đến 192 tỉ đô la, trong những tháng qua, Apple đã vung tiền mua ứng dụng dự báo thời tiết DarkSky, Công ty thực tế ảo NextVR, Công ty phần mềm nhận dạng giọng nói và trợ lý số hóa Voysis và startup trí tuệ nhân tạo Xnor.ai

Chánh Tài
 
Google đe dọa hạ bệ smartphone Trung Quốc tại Ấn Độ

Liên minh Google và tập đoàn Reliance Industries có thể gây xáo trộn lớn tại Ấn Độ, thị trường di động lớn thứ hai thế giới

Google đe dọa hạ bệ smartphone Trung Quốc tại Ấn Độ
Tuần trước, ông chủ Reliance Mukesh Ambani thông báo hợp tác giữa tập đoàn Reliance và Google. Tỷ phú cho biết Google sẽ xây dựng hệ điều hành Android cho smartphone “4G, thậm chí 5G” giá rẻ do Reliance thiết kế. Đây là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất Trung Quốc như Xiaomi, BBK Electronics (chủ sở hữu Realme, Oppo và Vivo) đang thống trị thị trường di động Ấn Độ

Nhờ kết hợp sáng tạo giữa Bollywood, tiếp thị và tính năng sản phẩm, smartphone Trung Quốc bán chạy tại Ấn Độ. Cứ 10 smartphone bán ra tại đây lại có 8 thiết bị của thương hiệu Trung Quốc

Theo nhà phân tích Rushabh Doshi của Canalys, Reliance sẽ đánh vào phân khúc thấp cấp. Reliance thực hiện kế hoạch tương tự năm 2017 khi giới thiệu JioPhone, thiết bị cho phép truy cập Internet với giá chỉ 20 USD. JioPhone đang có hơn 100 triệu người dùng, phần lớn lần đầu lên mạng

A Gururaj, cựu Giám đốc nhà thầu Wistron và Flextronics Ấn Độ, dự đoán đối thủ Trung Quốc sẽ giảm giá để cạnh tranh, dẫn tới lợi nhuận giảm. Ông tin rằng liên minh Google-Jio sẽ thành công vang dội

Theo thỏa thuận, Google sẽ đầu tư 4,5 tỷ USD vào Jio Platforms, bộ phận kỹ thuật số của Reliance đang vận hành dịch vụ viễn thông, ứng dụng nhạc, phim ảnh. Từ tháng 4, Jio Platforms đã nhận được đầu tư khủng từ Intel, Qualcomm…

Dù Reliance chưa công bố gì về thông số, cấu hình smartphone mới hay thời điểm ra mắt, nền tảng 387 triệu thuê bao của Jio và tên tuổi của Google đã là lợi thế không nhỏ. Điện thoại của liên minh có thể được tối ưu hóa cho mạng di động Jio và hiệu suất ổn định. Nó cũng có thể được tích hợp thư viện nhạc, video khổng lồ của Jio. Sameer Samat, Phó Chủ tịch Android & Play tại Google, cho biết nhóm Android muốn bảo đảm truy cập vào các ứng dụng y tế, liên lạc, việc làm và dễ sử dụng cho người dùng smartphone lần đầu

Các nỗ lực này sẽ thu hút khoảng 350 triệu người Ấn Độ vẫn còn dùng điện thoại phổ thông, không có cảm ứng và chưa được trải nghiệm dữ liệu di động tốc độ cao trên thiết bị đời mới. Họ được chọn lựa thiết bị không chỉ vì cấu hình mà còn vì phần mềm và nội dung đi kèm

Một số khách hàng Jio đã lên kế hoạch “lên đời” smartphone của Reliance – Google khi máy bán ra
 
Mỹ đẩy mạnh chiến dịch thanh trừng các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc

reuters-ngoai-truong-my-anh-chinh_61136885.jpg

Những “biện pháp mạnh tay” từ phía Mỹ đe dọa tham vọng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc

Chiến dịch thanh trừng leo thang

Theo Reuters, chính quyền Trump đang đẩy mạnh nỗ lực thanh lọc các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc khỏi các mạng kỹ thuật số của Mỹ. Họ gọi ứng dụng TikTok và WeChat do Trung Quốc sở hữu là “những mối đe dọa đáng kể”

Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo cho biết, những nỗ lực mở rộng của Mỹ đối với chương trình “Mạng lưới sạch” (Clean Network) sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực, trong đó gồm các bước để ngăn chặn các ứng dụng khác nhau, cũng như các công ty viễn thông Trung Quốc truy cập thông tin nhạy cảm về công dân và doanh nghiệp Mỹ

Thông báo của vị Ngoại trưởng Mike Pompeo được công bố sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cấm TikTok. Ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này đã bị các nhà lập pháp và chính quyền Trump chỉ trích vì những lo ngại về an ninh quốc gia trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng leo thang

Tổng thống Donald Trump “sẽ hành động trong những ngày tới đối với một loạt các rủi ro an ninh quốc gia do phần mềm được kết nối với chính phủ Trung Quốc”. Nguồn ảnh: EPA.
Tổng thống Donald Trump sẽ hành động trong những ngày tới đối với một loạt rủi ro an ninh quốc gia do phần mềm được kết nối với chính phủ Trung Quốc

Ông Mike Pompeo cho rằng: “Với các công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc, các ứng dụng như TikTok, WeChat và những ứng dụng khác là mối đe dọa đáng kể đối với dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, chưa kể đến các công cụ kiểm duyệt nội dung của chính phủ Trung Quốc”

Chính quyền Trump đã khiến TikTok không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán dịch vụ của mình tại Mỹ. Do đó, TikTok đang đối mặt với việc phải bán các hoạt động tại Mỹ cho Tập đoàn Microsoft Corp hạn chót là ngày 15.9 hoặc lệnh cấm hoàn toàn

Trước thềm cuộc tái bầu cử vào tháng 11 của ông Trump, quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức suy thoái nhất trong nhiều thập niên. Quan hệ giữa 2 siêu cường đang căng thẳng vì đại dịch COVID-19, tình trạng căng thẳng ở Biển Đông, thái độ của hai bên đối với vấn đề Hồng Kông và vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, cũng như thặng dư thương mại khổng lồ và sự cạnh tranh công nghệ của Bắc Kinh

Mỹ cũng đang nỗ lực ngăn chặn công ty viễn thông Trung Quốc Huawei cài đặt sẵn hoặc cung cấp các ứng dụng được tải xuống như một ứng dụng phổ biến nhất ở Mỹ trên điện thoại Huawei. Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, chỉ riêng ở Mỹ, ứng dụng TikTok có hơn 180 triệu lượt tải xuống

Thống kê từ Sensor Tower cho thấy, ứng dụng mua sắm trực tuyến AliExpress của Alibaba ghi nhận hơn 36 triệu lượt tải xuống tại Mỹ kể từ năm 2014. Trong khi đó, WeChat của Tencent đã được tải xuống ít nhất 19 triệu lượt. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.
Thống kê từ Sensor Tower cho thấy, ứng dụng mua sắm trực tuyến AliExpress của Alibaba ghi nhận hơn 36 triệu lượt tải xuống tại Mỹ kể từ năm 2014. Trong khi đó, WeChat của Tencent đã được tải xuống ít nhất 19 triệu lượt

Tham vọng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc khó thành hiện thực

Ông James Lewis, chuyên gia chính sách công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ cho biết: “Các công ty phần mềm Trung Quốc nên từ bỏ việc xem Mỹ như một thị trường”

Các nhà phân tích nhận định, vì thị trường nội địa Trung Quốc vẫn là miếng bánh mì và bơ hấp dẫn đối với hầu hết các công ty công nghệ Trung Quốc, nên bất kỳ hạn chế nào của Mỹ cũng không thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, những hạn chế từ phía Mỹ có thể đe dọa tham vọng trở thành một công ty toàn cầu thực sự của các công ty Trung Quốc

Ông Mike Pompeo cũng cảnh báo các công ty Mỹ mà không đề cập đến bất kỳ công ty cụ thể nào rằng: “Chúng tôi không muốn các công ty đồng lõa với các vụ vi phạm nhân quyền của Huawei hoặc bộ máy giám sát của chính phủ Trung Quốc”



mike-1_61141975.jpg


Theo đó, Mỹ sẽ ngăn chặn truy cập từ các hệ thống dựa trên điện toán đám mây do các công ty như Alibaba, Baidu, China Mobile, China Telecom và Tencent điều hành

Dù sao thì các chính trị gia Mỹ cũng không hoan nghênh các công ty Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông đang cùng các Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc phòng và Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ thúc giục cơ quan quản lý viễn thông Mỹ là Ủy ban Truyền thông Liên bang chấm dứt ủy quyền cho China Telecom và 3 công ty Trung Quốc khác cung cấp dịch vụ cho Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đang nỗ lực để đảm bảo Trung Quốc không làm tổn hại đến thông tin được vận chuyển bằng hệ thống cáp ngầm kết nối Mỹ với internet toàn cầu

Từ lâu, Mỹ đã vận động hành lang châu Âu và các đồng minh khác loại bỏ Huawei khỏi mạng viễn thông của các nước. Đại diện Huawei phủ nhận việc họ làm gián điệp cho Trung Quốc. Theo thông tin từ Huawei, Mỹ muốn cản trở sự phát triển của Huawei vì không có công ty Mỹ nào có khả năng cung cấp công nghệ tương tự với mức giá cạnh tranh

Tất cả những điều trên phản ánh nỗ lực ngày càng sâu rộng của chính quyền Washington nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của các công ty công nghệ Trung Quốc đối với thị trường và người tiêu dùng Mỹ. Theo lời một quan chức Mỹ, những nỗ lực trên là để đẩy lùi “chiến dịch lớn nhằm đánh cắp và vũ khí hóa dữ liệu của Mỹ”

Trong một tuyên bố gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, động lực cho chương trình “Mạng lưới sạch” đang tăng lên. Hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đang là "Quốc gia sạch" và nhiều công ty viễn thông lớn nhất thế giới cũng được công nhận là Clean Telcos

Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh tham gia làn sóng ngày càng tăng để bảo mật dữ liệu của Mỹ và các nước khỏi trạng thái giám sát của chính phủ Trung Quốc và các thực thể xấu khác. Rõ ràng, những mũi dùi mà Mỹ đang hướng về phía các công ty công nghệ Trung Quốc có hiệu lực khiến thị trường vượt quá giới hạn và làm tăng nghi ngờ tăng trưởng toàn cầu

Chuyên gia chính sách công nghệ James Lewis cho rằng: “Có một sự nghi ngờ chung về bất cứ điều gì kết nối với Trung Quốc qua internet và sự mất lòng tin rất lớn đối với chính phủ Trung Quốc”

Trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 4.8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cũng cáo buộc Mỹ lạm dụng quyền lực và sử dụng an ninh quốc gia như một lý do biện minh cho việc hạ bệ các công ty không phải của Mỹ
 
Tencent mất 45 tỷ USD sau lệnh cấm của ông Trump

Cổ phiếu của Tencent đã giảm hơn 10% sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cấm giao dịch với WeChat và TikTok

Công ty Internet lớn nhất Trung Quốc "bốc hơi" 45 tỷ USD, tương đương 10% giá trị cổ phiếu sau khi lệnh cấm của Tổng thống Trump được đưa ra hôm 6/8 (giờ Mỹ). Đây là lần sụt giảm lớn nhất của Tencent kể từ tháng 10/2011

Lệnh cấm của Tổng thống Trump không chỉ ảnh hưởng đến việc sử dụng WeChat và WeChat Pay ở Mỹ, mà còn mở rộng đến các mối quan hệ kinh doanh của Tencent với những tập đoàn lớn nhất tại đây

Theo Newzoo, Tencent là nhà phát hành game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu vào năm 2019. Công ty có mối quan hệ đối tác với nhiều tên tuổi lớn trong ngành như Activision Blizzard và Electronic Arts

'10 xu' mat ngay 45 ty USD sau lenh cam giao dich cua ong Trump anh 1

Tencent có quan hệ đối tác với rất nhiều tên tuổi trong ngành công nghiệp game thế giới

Ngoài ra, Tencent còn nắm giữ lượng lớn cổ phần nhà sản xuất game Fortnite là Epic Games và Riot Games, "cha đẻ" Liên Minh Huyền Thoại

Dù chưa rõ mức độ mà lệnh cấm của ông Trump đưa ra như thế nào, động thái của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ ngăn chặn ít nhất hàng tỷ USD giao dịch thương mại của Tencent

Không chỉ WeChat của Tencent, TikTok của ByteDance cũng chịu chung số phận. Ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng nhất hiện nay bị chính quyền Mỹ cáo buộc gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Tuy vậy, WeChat lại là ứng dụng quan trọng để người dân cũng như doanh nghiệp Trung Quốc giữ liên lạc với quốc tế

"Một lệnh cấm trực tiếp đối với WeChat giống như cắt đứt sợi dây liên lạc giữa Mỹ và Trung Quốc. Tất nhiên, những lo ngại về quyền riêng tư, đánh cắp dữ liệu là có, nhưng việc cấm 2 ứng dụng này là hành động thái quá. Rõ ràng, ẩn sâu bên trong là câu chuyện chính trị xa hơn", Graham Webster, chuyên gia kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc tại New America nhận định
 
Top