What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

THINKTANK NETWORK

thinktank.vn

Administrator
Đế chế thương mại toàn cầu được chuyển vào tay các tập đoàn công nghệ

Trong vòng 20 năm qua, đế chế thương mại toàn cầu được chuyển vào tay của các tập đoàn công nghệ. Tính tới 31/12/2018, 4 công ty được định giá cao nhất trên thế giới - Microsoft, Apple, Amazon và Alphabet - đều là công ty công nghệ

Bạn còn nhớ năm 1998 ? Năm của bộ phim Titanic, hay công chúa nhạc pop Britney Spears ra mắt, và trò chơi bắt rắn trên điện thoại Nokia 5110. Đó cũng là thời đại mà General Electric, Coca-Cola và ExxonMobil là những công ty giá trị nhất toàn cầu

Tua nhanh tới 20 năm sau, bức tranh đã thay đổi chóng mặt với các công ty công nghệ đã vượt lên hàng đầu, và Microsoft chính là cái tên độc tôn. Tuy các công ty thuộc lĩnh vực dầu mỏ và tài chính ngân hàng vẫn có giá trị đáng kể nhưng hiện nay các ông lớn phải kể đến như Facebook, Apple, Amazone, Netflix và Google, hay còn gọi là FAANG, hay những doanh nghiệp nhỏ hơn song có ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng online. Có thể kể đến Procter & Gamble, tập đoàn sản xuất toàn nhu yếu phẩm như dầu gội và kem đánh răng, giờ phải đứng sau Facebook, mạng xã hội được ưa chuộng để đăng ảnh, chia sẻ thông tin và trò chuyện

Điều này phản ánh xu thế của thế kỷ 21 khi mà công nghệ đã làm thay đổi các ngành công nghiệp truyền thống cũng như cuộc sống hiện đại, định nghĩa lại các sản phẩm và dịch vụ con người có nhu cầu và việc kinh doanh họ muốn đầu tư

Tính tới 31/12/2018, 4 công ty được định giá cao nhất trên thế giới - Microsoft, Apple, Amazon và Alphabet - đều là công ty công nghệ. Microsoft và Apple đều đã tồn tại đủ lâu để chứng minh khả năng hòa nhập và cải tổ mô hình kinh doanh nhằm đáp ứng được thị trường phát triển như vũ bão mọi lúc. Amazon thậm chí còn không nằm trong top 100 công ty lớn nhất vào năm 2008, đã mở rộng hoạt động đáng kể trong những năm gần đây với bước chuyển mình vĩ đại sang kinh doanh trực tuyến

Nhìn vào danh sách các công ty giàu nhất thế giới, có thể nhận ra sự bứt phá mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc như Tencent hay Alibaba. Berkshire Hathaway có thể là cái tên xa lạ với bạn đọc nhưng nếu bạn biết đây là công ty đầu tư của Warren Buffet, cổ đông chiến lược của Apple và hàng tá công ty khác, bạn sẽ hiểu tại sao nó lại đứng ở vị trí thứ 5

Theo ý kiến của một giáo sư đại học Trung Quốc: "Các công ty công nghệ, đang được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm, đã đưa cải tiến vào các ngành nghề khác nhau bằng việc hội nhập sâu sắc với nền kinh tế và cuộc sống qua các ứng dụng có ý nghĩa. Giá trị thị trường không phải là chỉ số duy nhất chứng minh tầm quan trọng của các công ty đó, hay nền kinh tế mới đang đi đúng hướng hay không. Chúng ta nên nhìn cả vào đóng góp cho phát triển kinh tế và tạo ra việc làm nữa"

Microsoft là công ty duy nhất tồn tại trong cả 3 danh sách top 10 của các năm 1998, 2008 và 2018. Mặc dù doanh số bán ra của sản phẩm chủ lực Windows có giảm xuống, Microsoft đã quyết định chuyển trọng tâm sang lĩnh vực cloud computing, với vô số sản phẩm phần mềm theo nhu cầu của khách hàng

Trái ngược với thành công rực rỡ kể trên, bài học thất bại của General Electric đáng lưu tâm. Từ vị trí thứ 3 trong năm 1998, giờ đây tập đoàn này còn không giữ nổi vị trí trong top 100 công ty lớn nhất. Do những biến động trong chỉ số chứng khoán Mỹ và cả nền kinh tế bùng nổ, GE sụp đổ, kéo theo khoản tiền hơn 100 tỷ USD của cổ đông tiêu tán. Lý do cụ thể khó có thể mô tả, nhưng chắc chắn việc không thể hòa nhập và thích nghi với phát triển của công nghệ đã khiến cho gã khổng lồ công nghệ này bị sụp đổ
 
Last edited:
Ngành công nghiệp nào có nhiều tỷ phú nhất trong 30 năm tới

Số lượng tỉ phú toàn cầu tăng lên nhanh chóng qua các năm. Năm 2018, số lượng tỉ phú là 2.208, tăng 8% so với 2.043 của năm 2017. Tài sản trung bình của các tỉ phú là 4,1 tỉ USD, con số cao nhất từ trước đến nay. Hiện toàn bộ tỷ phú thế giới đang nắm giữ khối tài sản tương đương 9,1 nghìn tỉ USD, tăng 1,4 nghìn tỉ USD so với năm 2017.
Đáng chú ý trong danh sách những người giàu nhất thế giới có đến 1.490 tỉ phú tự thân, chiếm 67% trong tổng số. Một số ngành nghề sản sinh ra nhiều tỉ phú hơn hẳn những lĩnh vực khác như tài chính, bất động sản, thời trang hay công nghệ

Tài chính và đầu tư xếp đầu bảng, với 310 tỉ phú, chiếm 14% tổng số. Các tỉ phú này có mặt ở hầu hết quốc gia, kể các nước đang phát triển như Brazil, Indonesia. Năm 2018, có 24 người mới gia nhập danh sách tỷ phú đến từ ngành tài chính và đầu tư, gồm những tỉ phú tự thân như: Chris Larsen (đồng sáng lập tiền ảo Ripple), Changpeng Zhao (sáng lập kiêm CEO tiền ảo Binance)

Thời trang và bán lẻ là ngành xếp thứ hai với 235 người, chiếm 11% tổng số. 6 người đến từ nhóm ngành này thuộc top 20 tỉ phú giàu nhất thế giới. Họ là chủ của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Amancio Ortega (thời trang và bán lẻ Zara), Bernard Arnault (tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH), Jim Walton (tập đoàn bán lẻ Walmart). Ngoài ra, nhóm ngành này cũng sản sinh ra nhiều tỉ phú mới như: Sara Blakely (nhà sáng lập của Spanx), Kevin Plank (CEO của Under Armou) hay bộ ba tỷ phú Bernard Marcus, Arthur Blank và Kenneth Langone (sáng lập Home Depot)

Với 220 người, bất động sản là ngành thứ 3 sản sinh ra nhiều tỷ phú, chiếm 10% trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Trung Quốc là nơi có nhiều đại gia bất động sản nhất với 60 tỉ phú, tiếp theo là Mỹ với 40 người. Người phất lên nhờ bất động sản phải kể đến Tổng thống Donald Trump với tổng tài sản ước tính khoảng 3,1 tỉ USD. Tuy nhiên, Trump vẫn còn kém 5 lần so với Donald Bren, tỉ phú bất động sản giàu nhất nước Mỹ với tổng tài sản khoảng 16,3 USD

Theo sau bất động sản là nhóm ngành sản xuất với 207 tỉ phú, chiếm 9% tổng số. Đây là ngành có nhiều tỉ phú mới nhất năm 2018 với 36 người mới gia nhập danh sách

Ngành công nghiệp nào sẽ tạo ra nhiều tỉ phú nhất trong 30 năm tới ?

-Phần mềm: Ngành này tiếp tục là một trong những ngành công nghiệp được công bố nhiều nhất tạo ra tỉ phú mới. Với sự gia tăng công nghệ, đây là ngành có khả năng tiếp tục sản xuất nhiều tỉ phú nhất trong 30 năm tới

-Bán lẻ: Hầu hết các tỉ phú trong ngành này đều kiếm được trong suốt thời gian cuộc sống (anh em nhà Albrecht ở độ tuổi 90) hoặc kế thừa (giống như gia đình Walton)

-Thời trang: Đáng ngạc nhiên là ngành công nghiệp này đã tạo ra một số tỉ phú có lẽ vì định giá dựa trên nhận thức thị trường nhiều hơn là chi phí cứng của hàng hóa thực và do đó tính giá cao và bán định giá cao có thể dễ dàng hơn

-Bất động sản: Đây có lẽ là tuyến đường tuyến tính nhất để trở thành một tỉ phú vì nó liên quan đến một số lợi nhuận lớn nhất trong thập kỷ qua và sắp tới

-Quản lý tiền bạc: Cuối cùng con số một cách để trở thành một tỉ phú là trở thành một người quản lý tiền bạc ngồi ở bàn làm việc và chuyển tiền từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác như là một nhà tư bản mạo hiểm. Điều này rõ ràng có nghĩa là bạn phải tiếp cận rất nhiều tiền ngay từ đầu. Đây là lý do tại sao hầu hết các tỉ phú không kiếm được một tỉ từ một doanh nghiệp nhưng đa dạng hóa sớm và kiếm tiền từ rất nhiều doanh nghiệp và công nghiệp

Tuy nhiên, câu trả lời phù hợp hơn cho câu hỏi này là việc trở thành một tỉ phú là vô cùng khó khăn, bạn phải thông minh và may mắn. Bắt đầu từ lúc mới sinh, nếu bạn được sinh ra như một người da trắng ở một đất nước giàu có như Mỹ thì cơ hội thống kê của bạn để trở thành một tỉ phú tăng lên đáng kể

Đây là một sự bất bình đẳng khủng khiếp trong xã hội nhưng một thực tế không ai kém hơn. Hãy nhớ rằng có 7 tỉ người trên hành tinh này và chỉ có vài trăm tỉ phú tự làm. Thật dễ dàng để trở thành một triệu phú tự tạo ra (có 12 triệu người trong số họ)

Cuối cùng, có thể là trong 30 năm tới, các ngành công nghiệp hoàn toàn mới sẽ phát triển mà thậm chí không có ai xem xét và đây thường là cách nhanh nhất để tạo ra một nhóm người siêu giàu mới

Diễm Quỳnh
 
Mỹ đẩy mạnh chiến dịch thanh trừng các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc

reuters-ngoai-truong-my-anh-chinh_61136885.jpg

Những “biện pháp mạnh tay” từ phía Mỹ đe dọa tham vọng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc

Chiến dịch thanh trừng leo thang

Theo Reuters, chính quyền Trump đang đẩy mạnh nỗ lực thanh lọc các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc khỏi các mạng kỹ thuật số của Mỹ. Họ gọi ứng dụng TikTok và WeChat do Trung Quốc sở hữu là “những mối đe dọa đáng kể”

Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo cho biết, những nỗ lực mở rộng của Mỹ đối với chương trình “Mạng lưới sạch” (Clean Network) sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực, trong đó gồm các bước để ngăn chặn các ứng dụng khác nhau, cũng như các công ty viễn thông Trung Quốc truy cập thông tin nhạy cảm về công dân và doanh nghiệp Mỹ

Thông báo của vị Ngoại trưởng Mike Pompeo được công bố sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cấm TikTok. Ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này đã bị các nhà lập pháp và chính quyền Trump chỉ trích vì những lo ngại về an ninh quốc gia trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng leo thang

Tổng thống Donald Trump “sẽ hành động trong những ngày tới đối với một loạt các rủi ro an ninh quốc gia do phần mềm được kết nối với chính phủ Trung Quốc”. Nguồn ảnh: EPA.

Tổng thống Donald Trump sẽ hành động trong những ngày tới đối với một loạt rủi ro an ninh quốc gia do phần mềm được kết nối với chính phủ Trung Quốc

Ông Mike Pompeo cho rằng: “Với các công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc, các ứng dụng như TikTok, WeChat và những ứng dụng khác là mối đe dọa đáng kể đối với dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, chưa kể đến các công cụ kiểm duyệt nội dung của chính phủ Trung Quốc”

Chính quyền Trump đã khiến TikTok không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán dịch vụ của mình tại Mỹ. Do đó, TikTok đang đối mặt với việc phải bán các hoạt động tại Mỹ cho Tập đoàn Microsoft Corp hạn chót là ngày 15.9 hoặc lệnh cấm hoàn toàn

Trước thềm cuộc tái bầu cử vào tháng 11 của ông Trump, quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức suy thoái nhất trong nhiều thập niên. Quan hệ giữa 2 siêu cường đang căng thẳng vì đại dịch COVID-19, tình trạng căng thẳng ở Biển Đông, thái độ của hai bên đối với vấn đề Hồng Kông và vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, cũng như thặng dư thương mại khổng lồ và sự cạnh tranh công nghệ của Bắc Kinh

Mỹ cũng đang nỗ lực ngăn chặn công ty viễn thông Trung Quốc Huawei cài đặt sẵn hoặc cung cấp các ứng dụng được tải xuống như một ứng dụng phổ biến nhất ở Mỹ trên điện thoại Huawei. Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, chỉ riêng ở Mỹ, ứng dụng TikTok có hơn 180 triệu lượt tải xuống

Thống kê từ Sensor Tower cho thấy, ứng dụng mua sắm trực tuyến AliExpress của Alibaba ghi nhận hơn 36 triệu lượt tải xuống tại Mỹ kể từ năm 2014. Trong khi đó, WeChat của Tencent đã được tải xuống ít nhất 19 triệu lượt. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.

Thống kê từ Sensor Tower cho thấy, ứng dụng mua sắm trực tuyến AliExpress của Alibaba ghi nhận hơn 36 triệu lượt tải xuống tại Mỹ kể từ năm 2014. Trong khi đó, WeChat của Tencent đã được tải xuống ít nhất 19 triệu lượt

Tham vọng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc khó thành hiện thực

Ông James Lewis, chuyên gia chính sách công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ cho biết: “Các công ty phần mềm Trung Quốc nên từ bỏ việc xem Mỹ như một thị trường”

Các nhà phân tích nhận định, vì thị trường nội địa Trung Quốc vẫn là miếng bánh mì và bơ hấp dẫn đối với hầu hết các công ty công nghệ Trung Quốc, nên bất kỳ hạn chế nào của Mỹ cũng không thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, những hạn chế từ phía Mỹ có thể đe dọa tham vọng trở thành một công ty toàn cầu thực sự của các công ty Trung Quốc

Ông Mike Pompeo cũng cảnh báo các công ty Mỹ mà không đề cập đến bất kỳ công ty cụ thể nào rằng: “Chúng tôi không muốn các công ty đồng lõa với các vụ vi phạm nhân quyền của Huawei hoặc bộ máy giám sát của chính phủ Trung Quốc”


mike-1_61141975.jpg


Theo đó, Mỹ sẽ ngăn chặn truy cập từ các hệ thống dựa trên điện toán đám mây do các công ty như Alibaba, Baidu, China Mobile, China Telecom và Tencent điều hành

Dù sao thì các chính trị gia Mỹ cũng không hoan nghênh các công ty Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông đang cùng các Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc phòng và Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ thúc giục cơ quan quản lý viễn thông Mỹ là Ủy ban Truyền thông Liên bang chấm dứt ủy quyền cho China Telecom và 3 công ty Trung Quốc khác cung cấp dịch vụ cho Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đang nỗ lực để đảm bảo Trung Quốc không làm tổn hại đến thông tin được vận chuyển bằng hệ thống cáp ngầm kết nối Mỹ với internet toàn cầu

Từ lâu, Mỹ đã vận động hành lang châu Âu và các đồng minh khác loại bỏ Huawei khỏi mạng viễn thông của các nước. Đại diện Huawei phủ nhận việc họ làm gián điệp cho Trung Quốc. Theo thông tin từ Huawei, Mỹ muốn cản trở sự phát triển của Huawei vì không có công ty Mỹ nào có khả năng cung cấp công nghệ tương tự với mức giá cạnh tranh

Tất cả những điều trên phản ánh nỗ lực ngày càng sâu rộng của chính quyền Washington nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của các công ty công nghệ Trung Quốc đối với thị trường và người tiêu dùng Mỹ. Theo lời một quan chức Mỹ, những nỗ lực trên là để đẩy lùi “chiến dịch lớn nhằm đánh cắp và vũ khí hóa dữ liệu của Mỹ”

Trong một tuyên bố gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, động lực cho chương trình “Mạng lưới sạch” đang tăng lên. Hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đang là "Quốc gia sạch" và nhiều công ty viễn thông lớn nhất thế giới cũng được công nhận là Clean Telcos

Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh tham gia làn sóng ngày càng tăng để bảo mật dữ liệu của Mỹ và các nước khỏi trạng thái giám sát của chính phủ Trung Quốc và các thực thể xấu khác. Rõ ràng, những mũi dùi mà Mỹ đang hướng về phía các công ty công nghệ Trung Quốc có hiệu lực khiến thị trường vượt quá giới hạn và làm tăng nghi ngờ tăng trưởng toàn cầu

Chuyên gia chính sách công nghệ James Lewis cho rằng: “Có một sự nghi ngờ chung về bất cứ điều gì kết nối với Trung Quốc qua internet và sự mất lòng tin rất lớn đối với chính phủ Trung Quốc”

Trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 4.8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cũng cáo buộc Mỹ lạm dụng quyền lực và sử dụng an ninh quốc gia như một lý do biện minh cho việc hạ bệ các công ty không phải của Mỹ
 
Philippines bật đèn xanh cho ngân hàng số

Trong một động thái thúc đẩy các dịch vụ tài chính trên nền tảng số hóa vốn đang tăng trưởng bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 ở Đông Nam Á, Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) hôm 26-11 công bố khung quy định, cho phép thành lập các ngân hàng chỉ giao dịch trực tuyến

50687_anh_bai.jpg

Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) đang bắt đầu tiếp nhận đơn xin cấp phép thành lập ngân hàng số

Thông báo của BSP xác định ngân hàng số là một hạng mục ngân hàng riêng biệt, chỉ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính được xử lý từ đầu đến cuối thông qua nền tảng số và các kênh giao dịch điện tử

Theo các quy định dự thảo của BSP, các ngân hàng số phải có vốn tối thiểu 1 tỉ peso (20,8 triệu đô la Mỹ). Mức vốn tối thiểu này có thể cao hơn tùy theo kết quả thẩm định hồ sơ rủi ro của họ

Họ sẽ được phép cung cấp các dịch vụ như ở các ngân hàng truyền thống đồng thời có thể cung cấp thêm các dịch vụ mang tính sáng tạo hơn. Họ không được phép thành lập các chi nhánh giao dịch trực tiếp. Tuy nhiên, họ phải vận hành một văn phòng trụ sở ở Philppines để quản lý và hỗ trợ các hoạt động bao gồm xử lý khiếu nại của khách hàng

Các cá nhân nước ngoài và các doanh nghiệp phi ngân hàng được phép nắm giữ đến 40% cổ phần có quyền biểu quyết ở ngân hàng số, trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài có thể nắm giữ 100% cổ phần biểu quyết

BSP ghi nhận các ngân hàng số hóa cũng chịu các rủi ro tài chính giống như ở các ngân hàng truyền thống đồng thời đối mặt với rủi ro cao hơn về an ninh mạng và rửa tiền. Do vậy, các ngân hàng số sẽ phải tuân thủ các quy định kiểm soát rủi ro vốn đang áp dụng cho các loại hình ngân hàng khác. Các quy định này có thể điều chỉnh để phù hợp với mô hình kinh doanh và hồ sơ rủi ro của họ

Thống đốc BSP, Benjamin Diokno cho biết sự xuất hiện của ngân hành số sẽ giúp thúc đẩy phổ cập tài chính (financial inclusion) ở Philippines, nơi chỉ có khoảng 30% dân số có tài khoản ở các ngân hàng truyền thống

Ông nói: “Chúng tôi xem những ngân hàng này là các đối tác bổ sung trong nỗ lực thúc đẩy hiệu quả thị trường và mở rộng sự tiếp cận của người dân Philippines đối với một loạt dịch vụ tài chính, đưa chúng tôi đến gần hơn mục tiêu chuyển ít nhất 50% tổng giao dịch thanh toán lẻ sang kênh số hóa và 70% người trưởng thành ở Philippines có tài khoản giao dịch ở ngân hàng vào cuối năm 2023”

Ông cho hay BSP bắt đầu tiếp nhận các đơn xin cấp phép thành lập ngân hàng số. Ông nói BSP sẽ xem xét cấp phép cho các ứng viên có sức mạnh tài chính đầy đủ, chuyên môn công nghệ về quản lý và quản trị rủi ro hiệu quả

Hiện nay, hai ngân hàng nước ngoài CIMB (Malaysia) và ING (Hà Lan) đã ra mắt các nền tảng ngân hàng số ở Philippines

Khách hàng đăng ký tài khoản ở hai nền tảng này được hưởng các quyền lợi như không bị tính phí chuyển tiền, phí thường niên và không bị đòi hỏi số dư tối thiểu

Mohamed Keraine, Giám đốc bộ phận bán lẻ của chi nhánh ING tại Phillipines, cho biết giữa lúc đại dịch Covid-19 làm gia tăng nhu cầu tiếp cận dễ dàng các nguồn quỹ khẩn cấp, ngày càng có nhiều người Philippines muốn gửi tiền tiền tiết kiệm của họ vào các ngân hàng số đang cung cấp lãi suất cao hơn so với ngân hàng truyền thống

Hồi tháng 7, Ngân hàng LANDBANK của chính phủ Philippines cũng khai trương ngân hàng số OFBank để phục vụ nhu cầu gửi tiền của kiều bào Philippines ở nước ngoài. Bộ Tài chính Philippines cho biết trong vòng 100 ngày sau khi ra mắt, Ngân hàng OFBank đã có hơn 12.500 tài khoản của kiều bào Philippines ở 55 nước và vùng lãnh thổ được mở

Tại Đông Nam Á, Singapore là nước đầu tiên sẽ cấp phép cho các ngân hàng số vào cuối năm nay. Dự kiến, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) sẽ cấp 5 giấy phép cho những ứng cử viên sáng giá nhất từ danh sách 14 ứng cử viên đã chọn lọc, bao gồm Tập đoàn tài chính Ant Group của tỉ phú Jack Ma, hãng gọi xe Grab, hãng viễn thông Singtel, Tập đoàn Sea (công ty mẹ của Shopee)

Báo cáo chung của Hiệp hội Công nghệ tài chính Singapore, hãng tư vấn BCG và Công ty công nghệ tài chính Finastra, công bố hồi đầu tháng 11, nhận định tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng số ở Đông Nam Á là rất lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của khu vực này và quy mô dân số 540 triệu người, chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu

Báo cáo ghi nhận một bộ phận dân số lớn ở Đông Nam Á chưa tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và điều này tạo ra cơ hội lớn cho các ngân hàng số. Báo cáo cho biết trong thập kỷ qua, số lượng ngân hàng số hóa trên toàn cầu đã tăng vượt 200, thu hút vốn đầu tư tổng cộng 15 tỉ đô la Mỹ. Khoảng 20% các ngân hàng này có trụ sở đặt ở châu Á-Thái Bình Dương
 
2021 - Dấu chấm hết cho kỷ nguyên vàng của các quốc gia dầu mỏ

2021 - Dấu chấm hết cho kỷ nguyên vàng của các quốc gia dầu mỏ?

Các quốc vương và bộ trưởng dầu mỏ cuối cùng cũng phải nhận ra rằng tái cấu trúc nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi, thậm chí họ còn phải tự hỏi giờ đã là quá muộn hay chưa

Mấy chục năm gần đây, các nước Ả Rập giàu dầu mỏ đã mắc kẹt trong thế bí. Khi giá dầu lao dốc, họ cam kết sẽ thực hiện cải cách để nền kinh tế không còn phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Nhưng giá thấp cũng đồng nghĩa họ không có đủ nguồn lực để thực hiện những cuộc cải cách đắt đỏ. Sau đó khi sản lượng giảm, nhu cầu tăng và giá bắt đầu hồi phục, ngân khố quốc gia lại dồi dào và áp lực cải cách biến mất

Tuy nhiên giờ đây một số quan chức đang tự hỏi liệu có phải vòng luẩn quẩn này sẽ sớm kết thúc, khiến các nước không thể trốn tránh cải cách được nữa. Nhu cầu sụt giảm do tác động của Covid-19 đã khiến giá dầu thô giảm xuống còn 21 USD/thùng hồi đầu năm nay. Giá sẽ hồi phục chút ít trong năm 2021, có lẽ có thể vượt qua ngưỡng 50 USD nhưng khó tăng thêm được nữa. Hầu hết các nước Trung Đông vẫn không thể cân đối ngân sách

Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lớn nhất trong khu vực, sẽ phải quyết liệt hơn trong việc tìm kiếm nguồn thu ngoài dầu mỏ. Năm ngoái nước này đã tăng thuế giá trị lên 15% với hi vọng đó chỉ là biện pháp tạm thời nhưng đáng tiếc thực tế cho thấy không phải như vậy. Và dù tăng thuế nhưng thâm hụt ngân sách vẫn đang tiếp tục tăng lên

Dù các nhà thầu lỡ hẹn thanh toán cho nhiều dự án công, nước này vẫn tiếp tục triển khai các siêu dự án, ví dụ như Neom (thành phố công nghệ cao quy mô 500 tỷ USD nằm ở vùng sa mạc phía Tây Bắc) hay 1 khu resort ở Biển Đỏ với diện tích lớn hơn cả một số quốc gia châu Âu

Trong khi đó nếu bạn lái xe dạo quanh Dubai vào buổi tối sẽ nhìn thấy nhiều tòa nhà và villa tối thui và trống trơn vì không có người ở. Theo dự báo UAE sẽ mất đi khoảng 1 triệu người nhập cư, tương đương 1/10 dân số. Một số sẽ quay trở về quê nhà trong khi một số khác cố bám trụ, để người thân về quê nhà và họ vẫn ở lại, thuê căn hộ nhỏ hơn để cắt giảm chi phí

Các dự án mới còn khiến giá bất động sản giảm sâu hơn nữa sau khi đã giảm 10% kể từ đầu năm đến nay

Kuwait có thể tìm đến thị trường trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ lên đến 15% GDP, khiến các thế hệ sau phải gánh nhiều nợ hơn. Bahrain và Oman – vốn đang bị xếp hạng trái phiếu rác – sẽ khó đi vay mượn hơn

Bên ngoài vùng Vịnh, Iraq dự tính cắt giảm chi tiêu để trang trải chi phí tiền lương đang phình to. Dự trữ ngoại hối của Algeria – đã ở mức rất ấn tượng 200 tỷ USD trong năm 2014 – sẽ giảm xuống dưới 40 tỷ USD

Trong ngắn hạn không có yếu tố nào có lợi cho các quốc gia Trung Đông. Nhu cầu về dầu mỏ vẫn rất yếu. Về phía nguồn cung, các thành viên OPEC+ được dự báo sẽ tiếp tục tăng sản lượng để giành giật thị phần. Chính sách với Iran của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden sẽ khiến thị trường thêm dư cung. Các quốc vương và bộ trưởng dầu mỏ cuối cùng cũng phải nhận ra rằng tái cấu trúc nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi, thậm chí họ còn phải tự hỏi giờ đã là quá muộn hay chưa
 
Trò chơi quyền lực công nghệ và quyền lực chính trị

Đối với những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon, mặc dù có thể hạn chế họ bằng luật nhưng chắc chắn không có sự trấn áp rõ ràng của chính phủ

Tờ The Economist của Anh đã đăng một bài xã luận có tiêu đề “Kinh tế học Biden”, mô tả chính phủ mới của tân Tổng thống là: “Một chính phủ cố gắng giải quyết khoảng cách giàu nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng và sửa chữa những rạn nứt trong xã hội Mỹ trong 4 năm qua”

Trò chơi quyền lực trong thời kỳ đổi mới ở Thung lũng Silicon

Biden đã cố gắng bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu thông qua một gói chính sách như cứu trợ ngắn hạn, cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới, cơ sở hạ tầng để tăng việc làm và thực hiện Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng. Tuy nhiên, các khoản cứu trợ ngắn hạn, cơ sở hạ tầng lớn và nhiều lợi ích đều đòi hỏi những khoản chi tài khóa quy mô lớn, trong khi việc mở rộng thu ngân sách bị hạn chế

Do đó, thuế suất doanh nghiệp đối với các công ty công nghệ sẽ được tăng từ 21% lên 28%, thuế bổ sung được áp dụng đối với những người có thu nhập hàng năm trên 400.000 USD, thuế suất thu nhập cá nhân tối đa sẽ tăng lên 39,6% và Mỹ cũng sẽ đánh thuế lãi vốn với những người có thu nhập hàng năm trên 1 triệu USD

Mặc dù cuộc cải cách thuế này không mạnh bằng Bernie Sanders cấp tiến (Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ) và những người khác trong Đảng Dân chủ, những người đã cố gắng giảm một nửa tổng tài sản của các tỷ phú trong vòng 15 năm, nhưng chắc chắn đây là mối đe dọa khẩn cấp đối với thu nhập ròng hàng năm của các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon

Khi Facebook lên kế hoạch tung ra đồng tiền cân bằng với tên gọi Libra (sau này là Diem), mặc dù họ quảng cáo các nước kém phát triển cũng có thể tận hưởng hệ thống thanh toán và giải quyết tiên tiến nhất, nhưng ngay khi được công bố, nó đã vấp phải sự tẩy chay chung của cả hai bên ở Mỹ

Nguyên nhân cơ bản là chính phủ lo lắng sẽ tạo ra một loại tiền tệ có chủ quyền tách biệt khỏi hệ thống quản lý tài chính của các quốc gia khác nhau, từ đó gây ra mối đe dọa đối với hệ thống tài chính truyền thống của Mỹ và quyền bá chủ của đồng USD

Người đoạt giải Nobel Kinh tế Christopher Pissarides từng nói trong một cuộc phỏng vấn: “Một khi họ thống trị Thiên Bình (tiền điện tử Libra) thành công, họ sẽ được trao quá nhiều quyền lực trong chính sách tài chính tiền tệ và Facebook có thể còn quyền lực hơn cả Tổng thống Mỹ”

Phản ứng dữ dội nhất không phải là chính quyền Trump, vốn luôn thích chỉ trích các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, mà là các đảng Dân chủ trong Quốc hội. Ủy ban Tài chính Hạ viện do đảng Dân chủ đứng đầu đã chủ trì thông qua một "bức thư chung" và mạnh mẽ yêu cầu Facebook hủy bỏ kế hoạch. Sau khi không nhận được phản hồi tích cực, Ủy ban đã yêu cầu các quan chức liên quan của Facebook tham gia phiên điều trần

Biden từng nói rằng việc các công ty như Facebook rút lui là “vấn đề phải xem xét cẩn thận”. Nếu Đảng Dân chủ chấp nhận đề xuất không chính thức của Tổng thư ký Chương trình Tự do Kinh tế Mỹ Sarah Miller và ủng hộ việc giải thể các công ty công nghệ lớn, Biden cũng có thể bị buộc phải thực hiện biện pháp này

Thung lũng Silicon ngày nay có tiếng nói mạnh mẽ trong đổi mới công nghệ. Trong khi đó, các công ty công nghệ ảnh hưởng và thay đổi toàn bộ nước Mỹ và thậm chí cả thế giới về mọi mặt trong suy nghĩ, công việc và tiêu dùng sinh hoạt. Mặc dù điều này dựa trên thế giới kinh doanh, các mối đe dọa lẫn nhau về quyền lực vẫn không thể tránh khỏi

Biden luôn nhấn mạnh trong suốt chiến dịch tranh cử, một trong những tội ác lớn nhất là lạm dụng quyền lực. “Nhiều gã khổng lồ công nghệ và giám đốc điều hành của họ không chỉ lạm dụng quyền lực mà còn đánh lừa người dân Mỹ, phá hoại nền dân chủ của chúng ta và trốn tránh bất kỳ hình thức trách nhiệm nào”

Mặc dù lập luận này là phiến diện nhưng có cơ sở. Một mặt, bản thân công nghệ có thể tạo ra năng lượng; mặt khác, tham vọng ngày càng tăng của nhiều công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon đang đe dọa sự kiểm soát của chính phủ Mỹ

Thung lũng Silicon và cơ hội tái hiện “thời kỳ hoàng kim công nghệ” mới ?

Trong 4 năm qua, Thung lũng Silicon luôn duy trì những nghịch lý: Được hưởng chính sách cắt giảm thuế chưa từng có của chính phủ, lợi ích thực tế do giá trị thị trường tài sản tăng vọt nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng mang lại; nhưng phải chịu áp lực điều tiết liên tục của chính phủ và mất nhân lực tay nghề cao do các quy định nhập cư mới.=

Với tư cách là Phó Tổng thống trong thời Obama, Biden đã trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định của một số lượng lớn chính sách vào thời điểm đó. Sau khi nhậm chức, có thể thấy nhiều sắc lệnh của chính quyền Trump sẽ bị bãi bỏ và một số vị trí và biện pháp do đảng Dân chủ thực hiện được khôi phục

Đối với những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon, mặc dù họ bị hạn chế bằng luật nhưng chắc chắn sẽ không có sự trấn áp rõ ràng của chính phủ, đây cũng sẽ là một thay đổi mà Biden có thể mang lại cho ngành công nghệ Mỹ

Về việc giới thiệu các tài năng khoa học và công nghệ ở Thung lũng Silicon, ngay từ thời Obama, Biden luôn hứa sẽ mở rộng quy mô của chương trình thị thực H-1B và giữ lại càng nhiều càng tốt các tài năng công nghệ cao ở nước ngoài có lợi cho Mỹ. Trong bước tiếp theo, chính quyền mới của Biden chắc chắn gỡ bỏ nhiều hạn chế do Trump áp đặt

Tất nhiên, chính quyền Biden đã đề xuất tăng thuế đối với các công ty khổng lồ và những người có thu nhập cao với các lĩnh vực tăng chi tiêu khác. Về bảo mật dữ liệu Internet, chống độc quyền... cũng nghiêng về giám sát và kiểm soát chặt chẽ hơn

Sau năm 2020, đối với Thung lũng Silicon, kỷ nguyên Biden chắc chắn rất đáng được mong đợi. Bất kể sự giám sát của chính phủ có thể buông bỏ hay không, Thung lũng Silicon cần từ bỏ vị thế cao ngày càng mở rộng của mình, rời khỏi vùng an toàn để đánh bóng công nghệ và phát triển ngày càng nhiều công ty đa dạng về lĩnh vực nhằm tái hiện một “thời kỳ hoàng kim công nghệ” mới trong tương lai…

Điệp Lưu
 
Khi thế giới muốn trói tay công ty công nghệ

Sau nhiều năm dài khuyến khích các công ty công nghệ phát triển với kỳ vọng dùng thành quả công nghệ để thúc đẩy các đột phá cho nền kinh tế nói chung, nay các nước trên thế giới đang bắt đầu siết lại chính các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu này

aa867_alibaba_copy_650.jpg

Theo tổng kết của tờ New York Times, ở Trung Quốc chính phủ nước này phạt tập đoàn Alibaba với mức phạt kỷ lục 2,8 tỉ đô la vì cách thức kinh doanh độc quyền. Ở châu Âu, Ủy ban châu Âu đang chuẩn bị ban hành hàng loạt quy định hạn chế các công nghệ dùng nền tảng trí tuệ nhân tạo. Còn ở Mỹ thì chính quyền Biden đang xúc tiến nhiều biện pháp kềm chế các “ông lớn” công nghệ như Amazon, Facebook hay Google

Trước đó, Úc thông qua luật buộc các công ty công nghệ như Facebook hay Google phải trả phí cho báo chí. Nước Anh thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý doanh nghiệp công nghệ. Ấn Độ thông qua các biện pháp mới nhằm kiểm soát các mạng xã hội. Nga chặn bớt lưu lượng của Twitter tại nước này... Trong lĩnh vực này, Trung Quốc có vẻ mạnh tay nhất khi đưa ra nhiều ràng buộc để kiểm soát sự lớn mạnh và độc quyền của nhiều doanh nghiệp công nghệ chứ không chỉ tập trung vào Alibaba

Việc tập trung sự chú ý như thế vào một lĩnh vực kinh tế là chưa có tiền lệ và sự thống nhất trong quan điểm của chính phủ các nước trong ứng xử với các công ty công nghệ cũng là điều chưa từng thấy. Tuy nhiên mục đích tối hậu của các nước là khác nhau: có thể châu Âu và Mỹ trói tay công ty công nghệ vì sợ chúng ngày càng độc quyền, bóp nghẹt cạnh tranh và hủy hoại quyền riêng tư của người dân. Trong khi đó, mục đích của các nước khác có thể là tăng thẩm quyền kiểm soát xã hội mà họ sợ các công ty công nghệ đang giành mất

Daniel Crane, một giáo sư luật ở trường Đại học Michigan chuyên về luật chống độc quyền nói với tờ New York Time: “Thật là chưa có tiền lệ khi cả thế giới tập trung vào cùng một chuyện. Đó là giải quyết câu hỏi cả thế giới đều phải tìm câu trả lời: Liệu chúng ta có thoải mái để những công ty như Google có nhiều quyền lực như hiện nay?”

Đúng là các công ty công nghệ hiện đang có quá nhiều quyền lực. Mười công ty lớn nhất, toàn là doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát các ngành như thương mại điện tử, tài chính, giải trí, truyền thông... cộng lại có tổng giá trị vốn hóa đến 10.000 tỉ đô la, so với GDP của các nước thì chỉ riêng 10 công ty này đã bằng nền kinh tế xếp thứ ba toàn cầu

Điểm đặc biệt là trong khi chính sách của các nước đối với các công ty công nghệ là tương đồng, họ lại chẳng bao giờ chịu phối hợp để có các biện pháp đối phó chung. Ngược lại, các nước lại có quan điểm bảo vệ doanh nghiệp mình khi đụng chuyện ở nước khác. Như Mỹ siết các doanh nghiệp công nghệ của mình là thế nhưng khi các nước đòi đánh thuế doanh nghiệp công nghệ của Mỹ thì nước này đòi trả đũa bằng thuế

Một hệ quả có thể thấy ngay là không gian Internet sẽ bị phân mảnh, Internet nước này sẽ khác Internet nước khác. Tùy theo chính sách của từng nước mà người truy cập Internet nước đó sẽ tiếp cận nội dung, mức độ bảo vệ sự riêng tư khác nhau, không nhất thiết do sự kiểm soát của từng nước mà do các công ty công nghệ uyển chuyển thay đổi chính sách để phù hợp với yêu cầu của từng nước. Giấc mơ Internet biến thế giới thành một ngôi làng thu nhỏ càng xa vời hơn bao giờ hết

Đó cũng là cách các công ty công nghệ lập luận để tránh né sự kiểm soát của các nước. Chẳng hạn, Nick Clegg, Phó chủ tịch Facebook phụ trách mảnh chính sách và truyền thông, cho rằng các quyết định mà nhà làm luật các nước sẽ đưa ra trong những năm tháng tới sẽ có tác động sâu sắc lên Internet, các liên minh quốc tế và nền kinh tế toàn cầu. Ông nói Facebook hy vọng “các nền dân chủ công nghệ tại Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và các nơi khác sẽ cùng nhau hợp tác để duy trì và nâng cao các giá trị dân chủ là trái tim của một mạng Internet mở, ngăn ngừa không để nó phân mảnh thêm nữa”. Ông này trước đây từng là Phó thủ tướng Anh

Đại diện cho Google, ông Kent Walker, Phó chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu cũng kêu gọi các nước phối hợp với nhau. “Chia cắt, đưa ra các quy định không nhất quán sẽ không giúp ích gì mà còn làm mọi thứ tệ hại hơn”, ông nói. Amazon thì nói họ sẵn sàng hợp tác với các cuộc điều tra chống độc quyền nhưng cho rằng cứ giả định có thái độ chống độc quyền là sẽ dẫn đến thành công là một sai lầm

Hiện nay các nước tập trung đối phó với các công ty công nghệ ở hai hướng: chống độc quyền và yêu cầu kiểm soát nội dung. Đây cũng chính là hai điểm yếu của các công ty công nghệ. Google, Facebook, Apple, Alibaba, Amazon đều đang chiếm lĩnh các lĩnh vực từ quảng cáo, tìm thông tin đến thương mại điện tử và chợ ứng dụng. Tất cả đều từng mang tai tiếng lạm dụng vị thế để mua đứt đối thủ cạnh tranh, giành ưu tiên cho sản phẩm của chính họ và chặn đường bất kỳ ai muốn chống lại. Các công ty này cũng từng bị săm soi vì sao để tin giả, nội dung thù hằn, các thuyết âm mưu tràn lan trên nền tảng họ cung cấp, để chúng tác động lên thế giới thật

Ngoài ra các quan chức châu Âu còn nhắm tới những nền tảng công nghệ mới nổi như kiểu phòng ngừa từ xa. Họ đang soạn thảo các quy định ngăn ngừa các rủi ro từ công nghệ trí tuệ nhân tạo như hạn chế các công ty dùng công nghệ kiểu này để đưa ra quyết định và tác động lên các hành xử của người dùng

Công nghệ là tốt hay xấu, các công ty công nghệ đang cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích miễn phí hay đang lợi dụng toàn nhân loại là cuộc tranh cãi chưa có hồi kết. Dù sao thế giới cũng đã bước qua giai đoạn khen ngợi công nghệ hết lời để tìm một thái độ thích hợp hơn, dù đó là trí tuệ nhân tạo hay vạn vật kết nối

Nguyễn Vũ
 
Hàn Quốc đầu tư 450 tỉ đô la và tham vọng trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất

153 công ty bán dẫn Hàn Quốc, dẫn đầu là 2 tập đoàn khổng lồ Samsung và SK Hynix, sẽ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất bán dẫn với tổng trị giá hơn 510 nghìn tỉ won (450 tỉ đô la Mỹ) trong thập niên này để đưa Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất toàn cầu, theo một đề án quốc gia được thiết kế bởi chính quyền Tổng thống Joon Jae-in

Hãng tin Bloomberg cho biết hôm 13-5, trong chuyến thăm một nhà máy chip cao cấp của Samsung ở TP. Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, Tổng thống Joon Jae-in đã lắng nghe các lãnh đạo ngành bán dẫn báo cáo về chương trình đầu tư nói trên. Theo đó, từ nay cho đến năm 2030, 153 công ty bán dẫn của Hàn Quốc, đứng đầu là Samsung và SK Hynix, sẽ triển khai các kế hoạch đầu tư tổng cộng hơn 510 nghìn tỉ won. Samsung cho biết sẽ nâng mục tiêu đầu tư phát triển các chip logic từ 133 nghìn tỉ won lên 171 nghìn tỉ won (151 tỉ đô la) với tham vọng trở thành công ty sản xuất chip logic số 1 thế giới vào năm 2030. Samsung muốn thách thức các đối thủ lớn hơn gồm TSMC (Đài Loan) ở mảng sản xuât chip gia công và Qualcomm (Mỹ) ở mảng chip xử lý cho thiết bị di động

552f2_anh_bai.jpg

Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in (đứng thứ 4 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm với các quan chức khác trong chuyến viếng thăm trung tâm sản xuất bán dẫn của Samsung ở TP. Pyongtaek, tỉnh Gyeonggi hôm 13-5

Samsung đang xây dựng nhà máy sản xuất chip lớn nhất thế giới ở Pyeongtaek. Nhà máy tọa lạc ở khu vực có diện tích tương đương 25 sân bóng đá, sẽ được hoàn thành vào nửa cuối năm 2022, hãng này cho biết .
Theo tiết lộ của đồng Giám đốc điều hành SK Hynix, Park Jung-ho, bên cạnh kế hoạch xây dựng 4 nhà máy chip mới ở TP. Yongin, tỉnh Gyeonggi với tổng vốn đầu tư 106 tỉ đô la, Tập đoàn SK Hynix sẽ đầu tư thêm 97 tỉ đô la để mở rộng các cơ sở sản xuất chip hiện tại

Chính phủ các nước trên thế giới đang bước vào cuộc đua tranh quyết liệt bằng cách tái tổ chức các chuỗi cung ứng chip ở nước họ. Chúng ta cần phải chủ động đầu tư để củng cố hệ sinh thái công nghiệp trong nước và dẫn đầu chuỗi cung ứng chip toàn cầu”, Tổng thống Moon Jae-in nói trong chuyến viếng thăm nhà máy chip của Samsung. Ông nhấn mạnh chính phủ sẽ kề vai sát cánh với các doanh nghiệp để xây dựng Hàn Quốc trở thành cường quốc bán dẫn toàn cầu, chính phủ sẽ xem ngành bán dẫn là “ngành công nghệ sáng tạo quốc gia” và sẽ tăng các ưu đãi thuế cho ngành này lên gấp 6 lần so với hiện nay

Chương trình đầu tư cho bán dẫn đầy tham vọng của Hàn Quốc được công bố giữa lúc Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) chạy đua nâng cao năng lực sản xuất bán dẫn sau khi tình trạng thiếu chip toàn cầu phơi bày một thực tế: Sự phụ thuộc vào nguồn cung chip từ một số nhà sản xuất ở châu Á đang cản trở nỗ lực chữa lành tổn thương của các nền kinh tế do đòn giáng của đại dịch Covid-19

MTIE cho biết theo đề án bán dẫn quốc gia, chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ đào tạo 36.000 chuyên gia trong ngành công nghiệp chip trong giai đoạn 2022-2031 đồng thời phân bổ ngân sách 1,5 nghìn tỉ won cho hoạt động nghiên cứu và phát triển bán dẫn và chip trí tuệ nhân tạo. MTIE cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước bằng các biện pháp miễn thuế, giảm lãi suất và nới lỏng các quy định quản lý cũng như củng cố hạ tầng. Hàn Quốc sẽ cung cấp vốn vay 1 nghìn tỉ won (883 triệu đô la) lãi suất thấp đễ hỗ trợ cho các kế hoạch đầu tư của các công ty sản xuất chip trong nước. Chính phủ và Công ty điện lực nhà nước Hàn Quốc sẽ hỗ trợ đến 50% chi phí cần thiết để xây dựng hạ tầng điện cho các dây chuyền sản xuất chip

Cơn khan hiếm chip giờ đây đang lan từ ngành sản xuất ô tô sang lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) và màn hình, đưa câu chuyện bán dẫn vào chương trình nghị sự của các chính phủ từ Washington cho đến Brussels và Bắc Kinh

Hàn Quốc, một đồng minh an ninh của Mỹ và cũng là nhà xuất khẩu lớn vào thị trường Trung Quốc, đang phải nỗ lực cân bằng quan hệ với hai cường quốc này trong lúc củng cố sức mạnh của ngành sản xuất trong nước. Các linh kiện bán dẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. MTIE dự báo kim ngạch xuất khẩu chip của Hàn Quốc sẽ tăng mức 200 tỉ đô la vào năm 2030, gấp đôi so với hiện nay

So sánh bán dẫn với gạo, lương thực chính toàn cầu, MTIE gọi bán dẫn là “vũ khí chiến lược” trong cuộc chạy đua trở thành siêu cường công nghệ đang diễn ra quyết liệt, không chỉ giữa các công ty mà còn là cuộc đua giữa các quốc gia với nhau

Chính phủ Hàn Quốc đang lên kế hoạch xây dựng “vành đai bán dẫn” trải dài hàng chục km ở phía nam Seoul, quy tụ các hãng thiết kế chip, nhà sản xuất chip và các nhà cung ứng khác

Samsung và SK Hynix cung ứng phần lớn chip nhớ cho thế giới nhưng một lĩnh vực mà Hàn Quốc đang bị tụt phía sau là chip logic cao cấp, được sử dụng để xử lý các tính toán phức tạp cho các tác vụ, chẳng hạn như xử lý dữ liệu và các thuật toán trí tuệ nhân tạo, một chuyên ngành đang nằm dưới sự thống trị của TSMC, nhà cung cấp vi xử lý cho các dòng iPhone của Apple

Hàn Quốc cũng đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghê cao cấp. Hãng sản xuất thiết bị chế tạo bán dẫn ASML (Hà Lan) đang có ý định đầu tư 240 tỉ won để xây dựng một trung tâm đào tạo ở TP. Hwaseong, tỉnh Gyeonggi. Trong khi đó, Lam Research (Mỹ), nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip cho biết, sẽ nâng cao gấp đôi công suất ở các nhà máy của công ty này ở Hàn Quốc

Kim Yang-paeng, nhà phân tích bán dẫn tại Viện Thương mại và kinh tế công nghiệp Hàn Quốc, nói: “Về cơ bản, Hàn Quốc đang kêu gọi các nhà cung cấp toàn cầu đến và làm việc với các nhà sản xuất chip trong nước, để có thể xây dựng một hệ sinh thái trên đất nước của mình, thay vì để họ chuyển đến Mỹ và các nơi khác. Mở rộng đầu tư sang lĩnh vực chip logic và sản xuất gia công chip cũng đảm bảo rằng, Hàn Quốc có chỗ dựa nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với ngành công nghiệp chip nhớ mà nước này đang thống trị”

Theo Reuters, Bloomberg, Yonhap
 
Big Tech Mỹ chi mạnh để vận động hành lang ở Châu Âu

Dẫn đầu trong danh sách công ty chi nhiều tiền nhất để vận động hành lang ở châu Âu là Google, theo sau là Facebook, Microsoft, Apple, Huawei, Amazon...

140624.jpg

Alphabet (công ty mẹ của Google), Facebook và Microsoft là ba công ty chi tiêu nhiều tiền nhất để vận động hành lang tại Liên minh châu Âu (EU), trong cuộc chiến chống lại những bộ luật mới nhằm vào các hãng công nghệ khổng lồ (Big Tech) của Mỹ, hãng tin Reuters dẫn một nghiên cứu mới đây cho biết

Nghiên cứu trên được thực hiện bởi hai tổ chức theo dõi hoạt động hành lang ở châu Âu Corporate Europe Observatory và LobbyControl

Các nhà nghiên cứu cho rằng nỗ lực vận động hàng lang của các hãng công nghệ Mỹ nên là hồi chuông cảnh tỉnh cho giới lập pháp EU để cũng cố hơn nữa các dự thảo luận cũng như những quy định về vận động hành lang

Lĩnh vực công nghệ thậm chí vượt qua lĩnh vực dược phẩm, nhiên liệu hóa thạch, hóa chất - những ngành từng thống trị về mức chi tiêu cho việc vận động hành lang ở EU

"Mức chi cho vận động hành lang của các đại gia công nghệ cũng như ngành công nghệ nói chung cho thấy vai trò ngày càng lớn của họ trong xã hội”, nghiên cứu chỉ ra. “Điều này rất đáng lưu tâm và gây lo ngại rằng các nền tảng công nghệ có thể sử dụng sức mạnh này để đảm bảo rằng tiếng nói của họ được lắng nghe - thay vì tiếng nói từ bên phản biện - trong việc xây dựng những quy định mới nhằm điều chỉnh giới công nghệ”

Theo nghiên cứu này, 612 công ty, tổ chức và hiệp hội chi hơn 97 triệu Euro (tương đương hơn 114 triệu USD) một năm để vận động hành lang trong quá trình xây dựng chính sách kinh tế số ở châu Âu. Con số này được đưa ra dựa trên dữ liệu do các công ty nộp lên cơ quan Đăng ký Minh bạch do Ủy ban Liên minh Châu Âu vận hành trong 12 tháng tính tới giữa tháng 6/2021

Trong đó, Google dẫn đầu với mức chi 5,75 triệu Euro, theo sau là Facebook và Microsoft với lần lượt 5,5 triệu USD và 5,25 triệu USD. Apple đứng vị trí thứ 4 với 3,5 triệu USD, tiếp đến là hãng công nghệ Trung Quốc Huawei với 3 triệu Euro. Còn hãng thương mại điện tử Amazon chi 2,75 triệu USD để vận động hành lang, đứng vị trí thứ 6

Theo nghiên cứu trên, hoạt động vận động hành lang của các hãng công nghệ tập trung vào 2 dự thảo luật chính: Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) và Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)

DMA nhắm đến các hãng công nghệ có doanh thu hàng năm trên 6,5 tỷ Euro tại châu Âu trong 3 năm gần nhất, có giá trị thị trường trên 65 tỷ USD và cung cấp một dịch vụ nền tảng cốt lõi ở ít nhất 3 quốc gia EU, cùng một số tiêu chí khác

Dự thảo luật này đưa ra một loạt yêu cầu với các đại gia công nghệ, bao gồm chia sẻ một số dữ liệu nhất định với đối thủ và cơ quan quản lý, báo cáo các thương vụ sáp nhập... Các công ty này cũng bị hạn chế một số điều như không ưu tiên các dịch vụ riêng trên nền tảng của mình. Các nhà làm luật cũng kêu gọi áp mức phạt tới 10% doanh thu toàn cầu hoặc thậm chí phải chia tách hoạt động kinh doanh nếu các công ty này không tuân thủ

Trong khi đó, DSA nhắm đến các nền tảng trực tuyến có trên 45 triệu người dùng. Theo dự thảo luật này, các nền tảng phải tìm cách xử lý những nội dung bất hợp pháp, kiểm soát hành vi thao túng trên nền tảng gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử, lan truyền tin giả... Các công ty có thể bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm

Nghiên cứu của Corporate Europe Observatory và LobbyControl cảnh báo về việc giới công nghệ tiếp cận sâu trong quá trình xây dựng DMA và DSA khi các bên vận động hành lang tham gia vào 3/4 trong số 270 cuộc họp của quan chức Ủy ban châu Âu về hai dự thảo luận này

Nghiên cứu cũng cảnh báo về vai trò của các hiệp hội kinh doanh, hiệp hội thương mại, viện nghiên cứu hay thậm chí các đảng phái chính trị trong việc thúc đẩy lập trường của ngành công nghệ trong quá trình xây dựng luật
 
Các tỷ phú công nghệ đang ngày càng trở nên giàu có hơn

Trong vòng một thập kỷ qua, không một nhóm ngành nào trở nên giàu có hay quyền lực hơn các ông trùm công nghệ

Khi Mark Zuckerberg lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách người giàu có của Forbes năm 2008, ông chủ Facebook khi đó mới chỉ là một trong số 46 tỷ phú kiếm tiền từ công nghệ trên đất Mỹ. Sau hơn 12 năm tăng trưởng mạnh mẽ, số lượng tỷ phú công nghệ Mỹ đã tăng gấp ba lần

Tổng cộng, nước Mỹ đang có 147 tỷ phú giàu lên nhờ ngành công nghệ. So với thời điểm năm 2008, nhóm này đã giàu hơn tới 546% (sau khi điều chỉnh lạm phát). Con số này cao gấp gần 2,4 lần so với mức trung bình 228% của các nhóm ngành khác và cao gấp 5,6 lần so với mức 96% của đại đa số người dân bình thường của Mỹ. Đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật khoảng cách này, khi giá trị tài sản ròng của giới tinh hoa công nghệ đã tăng từ 272 tỷ USD năm 2008 lên 1.750 tỷ USD thời điểm gần đây

“Trong khi hàng trăm triệu người phải vất vả kiếm sống trong đại dịch thì các công ty công nghệ lại đạt được tốc độ tăng trưởng bất ngờ", Dan Ives, Giám đốc tại Wedbush cho biết. “Chúng ta đang ở kỷ nguyên vàng của công nghệ. Ngày càng nhiều các viện nghiên cứu, các nhà đầu tư bán lẻ muốn nhập cuộc. Điều này sẽ tiếp tục đẩy giá cổ phiếu và định giá doanh nghiệp trong ngành lên cao"

capture-2-jpg84-5917-1636944233.jpg
Các tỷ phú công nghệ đang ngày càng trở nên giàu có hơn

Chỉ trong năm nay, 32 tỷ phú công nghệ đã xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ của Forbes, trong đó bao gồm những cái tên như CEO Doordash Tony Xu, CEP Apple Tim Cook và CEO Bumble Whitnet Wolf Herd. Những tỷ phú khác như CEO Airbnb Brian Chesky cũng thu được lợi nhuận khổng lồ. Khối tài sản ròng của Brian Chesky đã tăng gấp 3 lần so với năm ngoái, lên 12,5 tỷ USD

“Những công ty công nghệ này đã xây dựng cho mình một thương hiệu riêng trong hơn một thập kỷ qua", Chris Ballard, Giám đốc quản lý đầu tư tại Check Capital Management cho hay. "Họ đang tạo ra một thế giới mà bản thân họ có thể tự vận hành"

Khi Forbes công bố danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ lần đầu tiên vào năm 1982, chỉ có nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs và đồng sáng lập Intel Gordon Moorde đại diện cho ngành công nghệ. Những năm 80, 90, các tên tuổi khác lần lượt xuất hiện như Bill Gates năm 1989 và Michael Dell năm 1991. Cuối những năm 90, bong bóng dotcom bùng nổ và có đến 62 gương mặt ngành công nghệ xuất hiện trong danh sách, trong đó bao gồm Jeff Bezos (năm 1999)

Tuy nhiên, khi bong bóng vỡ vụn, 51 người đã bị đánh bật khỏi danh sách năm 2001, phần lớn trong số đó là các tỷ phú công nghệ. Nhưng đây chỉ là một chướng ngại nhỏ trên cả chặng đường. Năm 2008, khi Mark Zuckerberg gia nhập bảng xếp hạng chỉ sau 4 năm thành lập Facebook và trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thời điểm bấy giờ, cả nước Mỹ có 46 người trụ vững trong danh sách. (11 năm sau đó, thế giới chứng kiến Kylie Jenner bước chân vào top 1% giàu có khi mới ở tuổi 21)


capture-jpg26-1386-1636944233.jpg
1/5 những người giàu nhất ở Mỹ xây dựng khối tài sản khổng lồ nhờ ngành công nghệ, tăng mạnh so với mức chỉ 9% vào năm 2008

Sau hơn một thập kỷ, công nghệ trở thành một phần không thể thiếu trong cách thức chúng ta giao tiếp, giải trí, làm việc và nhìn nhận thế giới. Các nhà sáng lập thung lũng Silicon đã tận dụng lợi thế từ sự thay đổi này để tạo dựng sự nghiệp trong giai đoạn hoàng kim của các công ty khởi nghiệp. Nhà sáng lập Twitter, Jack Dorsey gia nhập câu lạc bộ tỷ phú năm 2013, theo sau là sáng lập Uber, Travis Kalanick và các nhà sáng lập của Airbnb vào năm 2015

Nhiều doanh nhân công nghệ trở nên giàu có nhờ một loạt các sự kiện như định giá công ty tăng cao, thị trường đại chúng phát triển mạnh mẽ cho tới hàng loạt đợt niêm yết thông qua cả IPO truyền thống và SPAC. Trong số này, có một số tỷ phú đã nổi lên dẫn đầu cuộc chơi

Chẳng hạn như Zuckerberg đã giàu có hơn 7.500% so với năm 2008. Tài sản của ông chủ Facebook đã tăng từ 1,5 tỷ USD lên tới 121,1 tỷ USD, bất chấp những bê bối của Facebook. Jeff Bezos cũng là một ví dụ điển hình khi tài sản ròng tăng mạnh nhờ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ vũ trụ. So với năm 2018, ông chủ Amazon giàu hơn 2.210%. Tài sản của đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin cùng với cựu CEO Microsoft, Steve Ballmer tăng gấp 600%. Kể từ tháng 9 năm 2020, khối tài sản ròng của top 10 người giàu nhất trong ngành công nghệ đã tăng 317,4 tỷ USD, tương đương 42%

Công nghệ được cho là lĩnh vực khá mới mẻ so với nhiều ngành truyền thống khác và phần lớn - khoảng 95% - giới siêu giàu trong ngành này là tỷ phú tự thân, có nghĩa là những người giàu lên bằng cách tự thành lập công ty công nghệ hoặc công ty cổ phần. Chỉ có 5 trong số 81 tỷ phú công nghệ của Forbes 400 được hưởng thừa kế từ gia đình, đó là vợ cũ của Bezos, bà MacKenzie Scott; bà Laurence Powell Jobs, vợ Steve Jobs; bà Dagmar Dolby, vợ nhà sáng lập Ray Dolby của Dolby Laboratories; bà Melinda French Gates, vợ cũ của Bill Gates; và Margot Birmingham Perot, vợ của doanh nhân kiêm ứng cử viên tổng thống năm 1992 Ross Perot

Thế nhưng, bất kể đang sở hữu khối tài sản lớn tới cỡ nào, quyền lực của các ông trùm công nghệ cũng đang bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều tỷ phú công nghệ đã trở thành mục tiêu của các nhà làm luật, những người cho rằng các tỷ phú này đang nắm trong tay quá nhiều quyền lực tác động tới hầu hết các khía cạnh của đời sống Mỹ

Những người theo chủ nghĩa cấp tiến đã chỉ ra các lỗi, từ sự thiếu minh bạch trên nền tảng mạng xã hội do các tỷ phú công nghệ điều hành cho tới vấn đề nhân quyền và lao động sau khi sự vụ của Amazon nổ ra. Đề xuất gần đây của Đảng Dân chủ về việc thuế đánh vào những người giàu nhất cả nước sẽ có tác động lớn tới các tỷ phú công nghệ, bởi họ không chỉ nằm trong danh sách những người siêu giàu mà còn là chủ của những công ty lớn đang niêm yết trên thị trường chứng khoán

Trong khi đó, phe bảo thủ đã chỉ trích các tỷ phú công nghệ vì ủng hộ các ứng cử viên Đảng Dân chủ, và cáo buộc các công ty truyền thông xã hội thực hiện việc kiểm duyệt nhắm vào các quan điểm bảo thủ

“Những công ty này quá lớn mạnh", thượng nghị sĩ Josh Hawley cho hay. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ bớt lo lắng hơn nhiều về vấn đề kiểm duyệt nếu họ có ít quyền lực hơn, và nếu chúng ta có một giải pháp thay thế”

Có khá nhiều ý kiến trong giới chính trị gia, những người lo ngại về vai trò của các tài phiệt công nghệ trong vấn đề làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo. Chuck Collins, Giám đốc chương trình bất bình đẳng tại Viện nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington D.C chỉ ra rằng, việc tập trung nhiều hơn vào sự giàu có của ngành công nghệ có thể dẫn tới việc một bộ phận nhỏ dân số có đủ quyền lực để thúc đẩy các lợi ích kinh tế và chính trị cá nhân, từ việc chống lại các quy định mà họ không thích, tới việc kiểm soát lĩnh vực du lịch vũ trụ hay trở nên vượt trội trong các hoạt động từ thiện

“Tôi nghĩ phải có một cách để chúng ta có thể tôn vinh những người tạo ra sự giàu có và sự đổi mới trong khi bảo vệ xã hội khỏi những khía cạnh xuyên tạc của việc củng cố quyền lực", ông Collins cho hay

Những lời kêu gọi hạn chế sự giàu có và quyền lực của các tỷ phú công nghệ chắc chắn sẽ tiếp tục, với việc ngày càng nhiều người trong nhóm đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích. Thế nhưng, bất chấp điều đó, những tỷ phú công nghệ này sẽ vẫn cứ tiếp tục giàu lên
 
G7 chi 600 tỷ USD để kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc

Nhóm G7 đã cam kết huy động 600 tỷ USD từ quỹ tư nhân và công quỹ trong 5 năm để tài trợ cho cơ sở hạ tầng cần thiết ở các nước đang phát triển, nhằm đối trọng với sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc

G7 chi 600 tỷ USD để kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc

Nhóm lãnh đạo G7 trong buổi họp ngày 26/6

Ngày 26/6, trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 thường niên được tổ chức tại Schloss Elmau, miền nam nước Đức, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác đã khởi động lại chương trình "Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu", được xây dựng để đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc với thế giới

Theo đó, sáng kiến “Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu” sẽ được Mỹ tài trợ 200 tỷ USD từ quỹ liên bang và đầu tư tư nhân trong 5 năm để hỗ trợ các dự án ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhằm giúp đối phó với biến đổi khí hậu cũng như cải thiện sức khỏe toàn cầu, bình đẳng giới và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số

"Tôi muốn nói rõ. Đây không phải là viện trợ hay từ thiện. Đó là một khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả mọi người", ông Biden nói, đồng thời nói thêm rằng sáng kiến này sẽ cho phép các quốc gia "thấy được những lợi ích cụ thể của việc hợp tác với các nền dân chủ"

Ông Biden khẳng định hàng trăm tỷ USD nữa sẽ được huy động từ các ngân hàng phát triển đa phương, định chế tài chính phát triển, quỹ đầu tư và các tổ chức khác

Ngoài 200 tỷ USD từ Mỹ, chương trình của G7 sẽ được châu Âu huy động 300 tỷ EUR (316 tỷ USD) để xây dựng một giải pháp thay thế bền vững cho chương trình Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra vào năm 2013, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết

Kế hoạch cũng có sự tham gia của các quốc gia Italia, Canada, Nhật Bản, trong đó một số kế hoạch được công bố riêng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson không có mặt trong buổi họp của G7, nhưng cũng nhất trí tham gia vào chương trình này

Sáng kến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, được đưa ra hồi năm 2013, là kế hoạch đầu tư của Bắc Kinh liên quan đến việc phát triển và các chương trình tại hơn 100 quốc gia nhằm tạo ra một phiên bản hiện đại của tuyến đường thương mại “Con đường Tơ lụa” cổ đại từ châu Á sang châu Âu

Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng cho biết kế hoạch này mang lại ít lợi ích cụ thể cho nhiều nước đang phát triển

Với sáng kiến đối trọng mới của G7, Tổng thống Biden nêu bật một số dự án hàng đầu, bao gồm dự án phát triển năng lượng mặt trời trị giá 2 tỷ USD ở Angola với sự hỗ trợ từ Bộ Thương mại, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ

Cùng với các thành viên G7 và EU, Washington cũng sẽ cung cấp 3,3 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật cho Viện Pasteur de Dakar ở Senegal khi tổ chức này phát triển một cơ sở sản xuất đa chủng vắc xin linh hoạt quy mô công nghiệp

Ngoài ra, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng sẽ cam kết lên tới 50 triệu USD trong 5 năm cho Quỹ Khuyến khích Chăm sóc Trẻ em toàn cầu của Ngân hàng Thế giới

Friederike Roder, phó chủ tịch của nhóm phi lợi nhuận Global Citizen, cho biết các cam kết đầu tư có thể là "một khởi đầu tốt" hướng tới sự tham gia nhiều hơn của các nước G7 vào các quốc gia đang phát triển và có thể củng cố tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ hơn

Theo bà Roderm các quốc gia G7 hiện mới chỉ cung cấp 0,32% tổng GDP cho hỗ trợ phát triển, thay vì mức 0,7% như đã hứa. Tuy nhiên, “nếu không có các nước đang phát triển, sẽ không có sự phục hồi bền vững của nền kinh tế thế giới”
 
Cuộc chiến sản xuất chip thế hệ mới

Không muốn để Trung Quốc thành siêu cường về chip, Mỹ quyết định lôi kéo châu Âu về phe mình. Trung tâm của cuộc xung đột là một tập đoàn của châu Âu – nơi có công nghệ quan trọng đến mức Hoa Kỳ yêu cầu cần có một lệnh cấm nghiêm ngặt

Samsung-leader-visits-ASML-3.jpeg

Cả thế giới đang săn đón cỗ máy của nhà sản xuất châu Âu ASML

Theo kế hoạch nhà máy có thể ản xuất hơn 60.000 con chip tối tân mỗi năm. Loại chip này dành cho máy tính siêu nhanh và ứng dụng cho trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc rất nỗ lực nghiên cứu loại công nghệ hiện đại này nhưng chưa thành công. Cho đến nay Trung Quốc chỉ sản xuất được các loại chip thông thường dùng cho ô tô hoặc máy giặt. Chất bán dẫn cho phép triển khai các công nghệ của tương lai. Tuy nhiên Mỹ quyết ngăn chặn không để Trung Quốc nắm được lĩnh vực này. Chính phủ Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng các thành phần nhỏ bé này để chế tạo vũ khí mới hoặc mở rộng bộ máy giám sát khổng lồ của mình. Kể từ năm 2019, Mỹ cấm xuất khẩu các công nghệ tối tân này cho Trung Quốc

Hãng ASML của Hà Lan là doanh nghiệp lớn duy nhất của châu Âu có thể chế tạo loại chịp cực kỳ hiện đại này. Hãng này cũng cấm xuất khẩu sản phẩm của họ cho Trung Quốc. Tuy nhiên các nhà sản xuất chip Trung Quốc đã tìm ra cách tận dụng tốt hơn các máy cũ của ASML, vốn đạt chuẩn cho đến năm 2019. Nhà sản xuất SMIC ở Thượng Hải vận hành các hệ thống này vượt qua giới hạn mà người Hà Lan đạt được, sản xuất chất bán dẫn có kích thước cấu trúc 7 nanomet. Đây là một sự kỳ diệu. Các thiết bị ASML vốn dĩ không thể đạt được khả năng này

Quy mô cấu trúc là đơn vị đo lường có ý nghĩa quyết định của ngành này. Càng nhỏ thì chip càng mạnh. Các chất bán dẫn hiện đại nhất dày năm nanomet. Hiện tại các nước đã lên kế hoạch vươn tới mốc 3 nanomet

Dù chỉ đạt bảy nanomet, nhưng con số này cũng giúp Trung Quốc rất nhiều. Đó là lý do chính phủ Mỹ hiện nay muốn ngăn chặn việc xuất khẩu các máy ASML đời cũ hơn cho TQ. Châu Âu đang bị biến thành trung tâm của cuộc chiến chip toàn cầu

Nhà Trắng đang kêu gọi Hà Lan cấm tập đoàn ASML bán máy móc thiết bị cũ. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc. Bởi vì Bắc Kinh không thể đơn giản có được các hệ thống cần thiết từ một quốc gia khác. 90 phần trăm tất cả các thiết bị để sản xuất chip đến từ Hoa Kỳ, từ Nhật Bản và từ ASML ở Veldhoven

Chính phủ Mỹ – cụ thể là nhà đàm phán của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo – đang gây áp lực lên các quan chức EU, chính phủ Hà Lan và các nhà quản lý của ASML. Có vẻ như Mỹ muốn lôi kéo các nước châu Âu về phía mình trong cuộc chiến chống lại đối thủ kinh tế lớn là Trung Quốc

Trong những tuần tới, chính phủ Hà Lan sẽ quyết định có chịu khuất phục trước áp lực của Mỹ và cấm xuất khẩu các máy ASML cũ hay không. Các chính phủ mỗi nước ở châu Âu chịu trách nhiệm kiểm soát xuất khẩu, không giống như chính sách thương mại do EU quyết định

Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher cam kết ủng hộ Mỹ, nhưng cũng cho biết sẽ “không sao chép từng biện pháp của Mỹ”

Cái tên ASML không quá quen thuộc với công chúng, nhưng tập đoàn này là trung tâm của các vấn đề kinh tế lớn của thời đại chúng ta. Đây là tập đoàn duy nhất trên thế giới có thể cung cấp máy móc để sản xuất chip thế hệ mới nhất

Kích thước cấu trúc bảy, năm hoặc thậm chí ba nanomet – cho đến nay chỉ có thể thực hiện được với các hệ thống từ ASML

Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành quyền lực đối với các con chip, trong khi cho đến nay châu Âu vẫn chỉ đang đứng ngoài theo dõi. EU chỉ chiếm mười phần trăm sản lượng bán dẫn đang lưu thông trên toàn thế giới. Hầu hết chúng được dùng trong công nghiệp chế tại ô tô và các loại máy móc thiết bị trong các nhà máy, nhưng không có khả năng sản xuất chip cao cấp

Xét cho cùng, ASML và các nhà sản xuất theo hợp đồng của Đức như Zeiss và Trumpf là những nhà cung cấp quan trọng nhất cho ngành công nghiệp chip tại châu Âu. Nay châu Âu cũng muốn đóng một vai trò lớn hơn trong việc sản xuất chip trong tương lai

Gần một năm trước, Ủy ban EU đã công bố một kế hoạch lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn của lục địa này, cái gọi là Đạo luật Chips. Benjamin Cedric Larsen, một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở San Francisco, cho biết: “Đây là phản ứng đối với các khoản trợ cấp của Mỹ và Trung Quốc. “Vấn đề là phải đạt được chủ quyền kỹ thuật số.” Theo Larsen, dự án của EU cho thấy nghiên cứu công nghệ cao toàn cầu sẽ ngày càng bị chính trị hóa trong tương lai. EU hy vọng sẽ tăng gấp đôi thị phần thế giới của mình lên 20%

Đạo luật Chips bảo đảm cung cấp hỗ trợ tài chính cho dự án, khoảng hơn 43 tỷ euro. Để so sánh: Trung Quốc cung cấp cho ngành này số tiền tương đương khoảng 150 tỷ euro trong 10 năm, Mỹ khoảng 52 tỷ trong 5 năm

Đạo luật Chips là một trong những ý tưởng táo bạo nhất trong lịch sử chính sách công nghiệp châu Âu. Trong quá khứ, EU dựa nhiều vào thị trường tự do hơn là sự can thiệp của nhà nước. Kế hoạch của Ủy ban bây giờ là một bước ngoặt

Châu Âu muốn cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc để trở thành một siêu cường về chip; để trở thành một khu vực không còn phải lo thiếu hụt chip và không phụ thuộc hoàn toàn vào ngành công nghiệp bán dẫn ở Viễn Đông

Châu Âu đã nhận ra sự cần thiết phải hành động một cách khẩn trương. Bởi vì riêng lệnh cấm xuất khẩu sẽ không đạt được gì. Các kỹ sư chip của Trung Quốc đang bắt kịp nhanh chóng sự phát triển hiện nay

Huawei đã đăng ký 22 bằng sáng chế cho máy sản xuất chất bán dẫn trong tháng 11. Theo các chuyên gia máy móc, thiết bị của tập đoàn này chưa đạt hiệu quả như ASML, Hà Lan sẽ còn dẫn đầu trong ngành công nghệ này từ 7 đến 10 năm nữa. Nhưng điều đó cũng có thể sẽ sớm thay đổi
 
Thinktank là cầu nối giữa “tri thức” và “quyền lực”

- “Think tank” là những tổ chức nghiên cứu chính sách, có chức năng chính là nghiên cứu, tư vấn, phản biện, và xây dựng các đề xuất chính sách. Trong nền chính trị Hoa Kỳ hiện đại, think tank được ví như những “chiếc hộp tư duy”, thực hiện vai trò cầu nối giữa “tri thức” và “quyền lực”. Hoạt động của các think tank rất đa dạng: tiến hành các nghiên cứu, cung cấp các xuất bản phẩm, tổ chức các buổi thuyết trình hay tranh luận chính sách, tham gia vào vận động chính sách. Bài viết trình bày hoạt động của các think tank ở Hoa Kỳ, nhận diện những ảnh hưởng của các think tank trong đời sống chính trị và quy trình chính sách ở Hoa Kỳ

1. Khái lược think tank ở Hoa Kỳ hiện nay

Theo thống kê, Hoa Kỳ hiện có khoảng 1800 “think tank” - thường được hiểu là những tổ chức nghiên cứu chính sách, có chức năng nghiên cứu, tư vấn, phản biện, và xây dựng các đề xuất chính sách. Bởi vậy, “think tank” thường được ví như “những chiếc hộp tư duy” hay “những nhà máy sản xuất ý tưởng”. Trên thực tế, do sự đa dạng về loại hình tổ chức, hoạt động, ngân sách và nhân sự... cho nên rất khó đưa ra một định nghĩa phổ quát về think tank. Theo Rich và Weaver (2011), khái niệm “think tank” đề cập đến các tổ chức với ba đặc điểm chính

(i) cung cấp dịch vụ nghiên cứu và tư vấn chính sách

(ii) độc lập về mặt tổ chức, và đôi khi cả mặt tài chính, với chính quyền và các trường đại học

(iii) hoạt động dựa trên cơ sở phi lợi nhuận

Tuy nhiên, thực tế Hoa Kỳ cho thấy, rất khó phân biệt các think tank với các tổ chức vận động xã hội hay các tổ chức NGOs bởi ranh giới giữa chúng là rất khó phân định. Thực tế này dẫn đến những cách thức xác định và thống kê số lượng think tank khác nhau. Một cách nhận biết phổ biến là chia các think tank ở Hoa Kỳ thành bốn nhóm với những đặc trưng nổi bật

(i) Think tank nghiên cứu - tập trung vào các hoạt động nghiên cứu chính trị và phân tích chính sách

(ii) Think tank hợp đồng - hoạt động chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các đối tác

(iii) Think tank tư tưởng - hoạt động theo thiên hướng tư tưởng hoặc chính trị đảng phái, hướng đến các kết quả chính trị cụ thể

Để thực hiện được các mục đích trên, các think tank áp dụng nhiều chiến lược hoạt động khác nhau. Họ có thể tuyển dụng các học giả để triển khai các nghiên cứu tự do, phân công các học giả nghiên cứu những vấn đề mà tổ chức hoặc các nhà tài trợ yêu cầu, hoặc tham gia những nghiên cứu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Các hoạt động và sản phẩm của think tank chính là nguồn tham khảo cho các ý tưởng chính sách của chính quyền Hoa Kỳ. Cụ thể hơn, think tank ở Hoa Kỳ tập trung vào một số hoạt động sau đây

- Tổ chức các diễn đàn hoặc hội thảo để thảo luận các vấn đề chính sách.

- Các nhà nghiên cứu thực hiện các bài phát biểu hoặc thuyết trình.

- Điều trần trước các ủy ban hoặc tiểu ban của Quốc hội khi được yêu cầu.

- Xuất bản sách, tạp chí, báo và các báo cáo chính sách.

- Sản xuất các video giành cho công chúng số đông về các vấn đề chính sách.

- Tạo ra các websites để công chúng có thể tiếp cận và thu thập xuất bản phẩm.

- Tổ chức gây quỹ hàng năm.

- Thu hút báo chí và truyền thông để hình ảnh tổ chức và các chuyên gia được xuất hiện và gây ảnh hưởng.

- Các chuyên gia đảm nhận các vị trí chính trị và chuyên môn trong chính quyền.

- Các chuyên gia tham gia các nhóm cố vấn tổng thống hoặc nhóm làm việc trong các giai đoạn chuyển giao nhiệm kỳ tổng thống.

- Duy trì văn phòng liên lạc với lưỡng viện Quốc hội.

- Mời các nhà hoạch định chính sách tham dự các hội thảo hoặc thảo luận chính sách có giới hạn người tham dự.

- Cho phép các quan chức chuyên môn làm việc ngắn hạn.

- Cung cấp vị trí và cơ hội làm việc dài hạn cho các cựu quan chức.

- Thực hiện nghiên cứu chính sách và soạn thảo báo cáo chính sách theo yêu cầu của các nhà hoạch định chính sách.

2. Ảnh hưởng của think tank trong nền chính trị Hoa Kỳ hiện đại

Ảnh hưởng tích cực:

Thứ nhất, cung cấp thông tin và kiến thức chuyên môn về chính sách cho chính quyền và xã hội nói chung. Think tank được coi là “nhà máy sản xuất ý tưởng hành động” phục vụ trước hết cho nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách. Những kiến giải, phân tích, bình luận của chuyên gia think tank có thể giúp định hình nhận thức chính sách của quan chức chính quyền, ảnh hưởng đến trật tự ưu tiên giữa các lựa chọn hành động, đề ra lộ trình hành động, gây dựng các liên minh hành động, cũng như góp phần tạo dựng thiết kế thể chế. Cùng với thời gian, các think tank có thêm chức năng vận động chính sách để có thể thực sự tạo được ảnh hưởng đến các quyết sách của chính quyền. Để đạt được những mục đích này, think tank chủ động tìm kiếm và gia tăng mức độ tương tác với chính quyền thông qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó, các học giả và chuyên gia think tank đã tự ví họ như cây cầu nối giữa cộng đồng khoa học hàn lâm với chính quyền và công chúng. Họ là những người nắm bắt và tìm cách xử lý các vấn đề hiện đang diễn ra chứ không phải chỉ tìm cách lý giải những vấn đề lý thuyết quá hàn lâm, không thực sự đáp ứng nhu cầu của số đông công chúng

Thứ hai, cung cấp nhân sự chất lượng cao cho chính quyền và nền chính trị Hoa Kỳ. Một đặc điểm của đội ngũ nhân sự chính quyền Hoa Kỳ là luôn thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử. Chẳng hạn, với chính quyền liên bang, mỗi khi có một tổng thống mới thì sẽ xuất hiện nhu cầu nhân sự cho các vị trí lãnh đạo cấp cao bên nhánh hành pháp. Tổng số các vị trí cần bổ nhiệm mới, cả về chính trị và chuyên môn, là khoảng 3000 người. Về cả lý thuyết và thực tiễn, lực lượng này có thể được lựa chọn từ đội ngũ quan chức của chính quyền tiền nhiệm. Tuy nhiên, do yếu tố chính trị, các nhà lãnh đạo mới thường thay thế một lượng lớn đội ngũ tiền nhiệm bằng các nhân sự đã từng phục vụ cho ê kíp tranh cử của mình hoặc thuộc về đảng chính trị mà họ đã từng dựa vào để thắng cử. Truyền thống này khiến cho các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính quyền luôn biến động. Cũng bởi vậy, các nhà lãnh đạo mới thường tìm đến các chuyên gia đang làm việc trong khu vực dân sự để lựa chọn nhân sự cho chính quyền của mình. Thực tế này diễn ra lặp đi lặp lại theo thời gian dẫn đến sự hình thành mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và các tổ chức think tank - nơi luôn sẵn sàng cung cấp các chuyên gia chính sách chất lượng để làm việc cho chính quyền. Cũng bởi đặc điểm truyền thống này cho nên các think tank ở Hoa Kỳ vẫn được ví như một “chính quyền dự bị” - nơi mà các vị trí việc làm trong chính quyền luôn là cơ hội khẳng định uy tín của cả cá nhân và tổ chức đối với đội ngũ chuyên gia think tank

Thứ ba, các think tank có thể trở thành nơi tập hợp các chuyên gia, học giả, và bổ sung cho vai trò của các trường đại học. Một thách thức lớn với hệ thống trường đại học ở Hoa Kỳ là các học giả thường rất mạnh về năng lực nghiên cứu hàn lâm, vốn ít khả năng ứng dụng chính sách. Sở dĩ có thực tế này là bởi nghiên cứu của các học giả ở trường đại học thường đi sâu vào một khía cạnh hoặc vấn đề nào đó, khiến họ xa rời khỏi đời sống thực tiễn. Các nghiên cứu cũng thiên về lý thuyết, hướng đến mục đích xây dựng các mô hình lý thuyết để giải thích đời sống xã hội. Thế nhưng, trên thực tế, các mô hình lý thuyết đó lại rất ít hoặc rất khó được sử dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh hàng ngày. Điển hình cho thực tế này là các mô hình lý thuyết về chính sách đối ngoại - dù có thể rất hay và giá trị về tri thức nhưng lại hầu như không được sử dụng bởi các think tank trong việc xây dựng các đề xuất chính sách. Chính bởi vậy, think tank đã trở thành một địa chỉ cho các diễn đàn chính sách - nơi các chuyên gia và học giả cũng như công chúng có thể đến để trình bày và thảo luận các vấn đề chính sách trước các tình huống thực tế đang đòi hỏi hành động kịp thời của chính quyền

Kết nối công chúng số đông với lĩnh vực chính sách công, giáo dục họ về các vấn đề chính sách, khơi gợi và thúc đẩy ý thức tích cực và chủ động trong việc tham gia giải quyết các vấn đề công là vai trò tích cực thứ tư mà các think tank đóng góp cho xã hội Hoa Kỳ. Thông qua nhiều hình thức hoạt động hướng đến số đông, think tank giúp những người dân Hoa Kỳ bình thường nhất có thể hiểu biết về tình hình thế giới và trong nước, nhận thức được những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận và chính quyền, đồng thời cũng có thể tham gia vào các thảo luận chính sách. Thông qua đó, think tank góp phần giúp người dân Hoa Kỳ nắm bắt được các chính sách mà chính phủ Hoa Kỳ đang theo đuổi, từ đó gây dựng sự ủng hộ chính trị của công chúng Hoa Kỳ, vốn rất đa dạng về mặt xã hội, cho các lựa chọn hành động và hình thức hành động của chính quyền, cả trong nước và quốc tế

Giảm bớt sự khác biệt về quan điểm chính sách giữa các quan chức chính quyền, giữa các học giả, giữa các đảng chính trị, thậm chí giữa các chính quyền của các quốc gia...là lợi ích thứ năm của các think tank. Để thực hiện được vai trò hóa giải sự khác biệt, xung đột về quan điểm, think tank có thể tổ chức các diễn đàn đối thoại hoặc trực tiếp tham gia các chương trình tập huấn quan chức hay nhân viên chính quyền. Chẳng hạn, tổ chức “The U.S. Institute of Peace” đã từng tham dự vào các cuộc thương lượng không chính thức cũng như tập huấn cho viên chức chính quyền Hoa Kỳ về các kỹ năng giải quyết xung đột kéo dài. Các think tank khác cũng tham vào các hình thức ngoại giao phòng ngừa, quản lý xung đột và tìm các giải pháp xử lý xung đột. Điển hình là từ cuối những năm 1980, Tổ chức “The Carnegie Endowment” đã tiến hành một chuỗi các cuộc gặp giữa các chính trị gia Nam Phi, doanh nhân, đại diện giới lao động, học giả, các nhà hoạt động xã hội, cũng như các nhà lập pháp. Các cuộc gặp này được tổ chức liên tục trong tám năm đã giúp tạo dựng sự hiểu biết và đồng thuận giữa các giới chức chính quyền và các lực lượng xã hội về tương lai của Nam Phi. Tương tự như vậy, CSIS đã triển khai nhiều dự án nhằm giúp giảm bớt sự khác biệt và chia rẽ giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở các quốc gia như Nam Tư hay Israel

Ảnh hưởng tiêu cực:

Thứ nhất là nguy cơ think tank bị chi phối bởi các nhà tài trợ. Hoa Kỳ đang chứng kiến mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các think tank. Hiện tại, Hoa Kỳ có gần 2000 think tank với quy mô tổ chức và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bản thân các think tank không phải là các doanh nghiệp cho nên họ phải thường xuyên vận động để tìm ra các nguồn kinh phí hoạt động. Các hình thức gây dựng ngân sách phổ biến gồm: vận động tài trợ, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc gây quỹ. Để có thể giành được các khoản kinh phí dưới dạng quà tặng hoặc tài trợ, think tank buộc phải đề cao sự sáng tạo trong hoạt động và đẩy mạnh hơn nữa mức độ chuyên môn hóa. Thực tế này được thể hiện qua xu hướng thành lập các think tank gần đây nhưng chỉ tập trung hoạt động đối với một số lĩnh vực chính sách chuyên sâu nào đó thay vì quan tâm đến nhiều vấn đề như các think tank ra đời trước đây. Trước áp lực cạnh tranh, để có ngân sách hoạt động, các think tank buộc phải thỏa mãn các đơn hàng của nhà tài trợ cũng như phải cho họ thấy được những kết quả tác động trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, đo lường và đánh giá được tác động và kết quả thực tế các hoạt động của think tank không phải là việc dễ dàng, nhất là trong bối cảnh họ luôn bị áp lực về thời gian. Sự phụ thuộc vào kinh phí tài trợ cũng đặt các think tank trước nguy cơ lớn là họ sẽ bị giảm nguồn ngân sách mỗi khi các nhà tài trợ gặp khó khăn, không thể tiếp tục các cam kết tài trợ. Do đó, thách thức về ngân sách là yếu tố hàng đầu đe dọa khả năng độc lập và khách quan của các think tank. Không thể không tính đến nguy cơ think tank bị biến thành công cụ gây ảnh hưởng đến chính quyền của những cá nhân hoặc nhóm quyền lực trong xã hội. Khi đó, thay vì là những tổ chức nghiên cứu khách quan và độc lập, think tank có thể trở thành phương tiện mưu lợi của những cá nhân hoặc nhóm vị kỷ.

Thứ hai là nguy cơ think tank bị ảnh hưởng và chi phối bởi chính trị đảng phái. Chia rẽ sâu sắc về tư tưởng và quan điểm chính trị là một đặc trưng nổi bật của xã hội Hoa Kỳ. Điều này ngày càng thể hiện rõ hơn qua các xung đột giữa các đảng chính trị có vai trò chi phối quá trình lập pháp của Quốc hội; hoặc sự xung đột giữa Quốc hội với Tổng thống. Về bản chất, sự chia rẽ, xung đột về chính trị bên trong chính quyền phản ánh sự xung đột giữa các truyền thống tư tưởng chính trị vốn có trong xã hội Hoa Kỳ. Thực tế này không chỉ tác động đến các chiến lược và định hướng chính sách của các đảng chính trị mà tất yếu cũng sẽ có ảnh hưởng đến các think tank. Bởi vậy, giữ được sự trung lập về chính trị sẽ là thách thức lớn đối với các think tank. Trên thực tế, đã có những think tank, chẳng hạn như Heritage Foundation, công khai đứng hẳn về phía quan điểm chính trị bảo thủ. Cũng bởi vậy, chuyên gia think tank sẽ ngày càng phải đối diện với khuynh hướng chính trị mà tổ chức của họ can dự hay ủng hộ. Việc đưa ra được các giải pháp chính sách khách quan và trung lập hoặc dựa trên sự dung hòa các quan điểm chính trị sẽ ngày càng khó khăn. Khi bị chi phối bởi các xu hướng chính trị, các think tank không còn giữ được bản chất vốn có của nó. Think tank có thể bị biến thành một công cụ cạnh tranh chính trị và lợi ích giữa các lực lượng chính trị khác nhau trong xã hội

Thứ ba là nguy cơ các think tank chỉ tìm cách phục vụ lợi ích của chính họ chứ không phải lợi ích công và toàn xã hội. Để có thể nhanh chóng nhận được các khoản kinh phí và gia tăng ảnh hưởng, think tank có thể “xào nấu” các ý tưởng chính sách cũ hoặc rao bán các giải pháp chính sách mang đậm màu sắc chính trị đảng phái thay vì đầu tư nghiên cứu để đề xuất ra được những chính sách mới. Thách thức này là hệ quả từ môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các think tank cũng như xu hướng bị ảnh hưởng bởi chính trị đảng phái trong những năm gần đây. Khi không còn bảo đảm được chất lượng của các nghiên cứu và phân tích chính sách thì các think tank sẽ tự đánh đồng mình với các tổ chức vận động thuần túy (yếu về chuyên môn) vốn luôn đông đảo trong lĩnh vực chính sách công ở Hoa Kỳ. Họ giống như “những bộ não được đem rao bán”

Một nguy cơ nữa là một số cơ quan chính quyền Hoa Kỳ ngày càng có biểu hiện lệ thuộc vào các think tank. Thay vì tự đưa ra lựa chọn chính sách, cơ quan chính quyền có thể thuê lại các think tank để làm việc này cho họ. Chẳng hạn, CSIS chính là think tank đã chuẩn bị bài phát biểu cho bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La 2013. Người ta đặt dấu hỏi là với bài phát biểu đó, liệu CSIS sẽ chỉ thuần túy đứng trên lập trường lợi ích của Hoa Kỳ, hay họ cũng có thể lợi dụng nó để phục vụ cho lợi ích của các đối tác của họ tại châu Á? Và trách nhiệm của các quan chức chính quyền ở đâu khi họ được hưởng lương từ nguồn thuế của dân chúng nhưng lại thuê các think tank thực hiện công việc chuyên môn cho họ?

Tóm lại, với tư cách là những “nhà máy sản xuất ý tưởng chính sách”, think tank là một chủ thể không thể thiếu trong đời sống chính trị và quy trình chính sách của Hoa Kỳ. Sự gia tăng cả về số lượng và hình thức hoạt động của think tank không chỉ cho thấy quyền lực của tri thức, mà còn gợi ra những tiềm năng đóng góp to lớn của các chủ thể ngoài nhà nước vào việc giải quyết các vấn đề công. Nhờ hệ thống think tank đông đảo, chính quyền Hoa Kỳ đã tận dụng được nguồn nhân lực và tri thức trong xã hội vào quá trình quản trị quốc gia. Có thể thấy, không gian tự do học thuật và thể chế chính trị phân quyền là những yếu tố thuận lợi căn bản để các think tank phát huy được vai trò tích cực của mình


TS Đoàn Trường Thụ

Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
 
MK Network

Các doanh nghiệp công nghệ Việt gồm MK Hi-Tek, Công ty cổ phần An ninh mạng SCS (SafeGate), Công ty cổ phần công nghệ Pavana và Công ty cổ phần công nghệ Vissoft công bố bắt tay hợp tác để phát triển, sản xuất các sản phẩm thiết bị kết nối mạng Make in Vietnam, với mục tiêu làm chủ công nghệ, và hiện thực hoá tầm nhìn đưa Việt Nam thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng vào 2030

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ của Internet, chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Công cuộc chuyển đổi số diễn ra sâu rộng và mang lại lợi ích, cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ gây mất an toàn thông tin cũng đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh tội phạm mạng không ngừng tấn công vào các hệ thống thông tin, trong đó có các hệ thống CNTT quan trọng. Các chiến dịch tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin trọng yếu diễn ra liên tục diễn và có xu hướng gia tăng. Vì vậy, bảo đảm an ninh mạng được xác định là ưu tiên hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số

Ngày 10/8/2022, Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030". Chiến lược nhấn mạnh an toàn, an ninh mạng là trọng tâm trong chuyển đổi số, trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số để phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm phải phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ Make in Vietnam để trở thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng

Hưởng ứng Chiến lược của Chính phủ, các doanh nghiệp công nghệ Việt gồm MK Hi-Tek, Công ty cổ phần An ninh mạng SCS (SafeGate), Công ty cổ phần công nghệ Pavana và Công ty cổ phần công nghệ Vissoft đã cùng bắt tay để phát triển thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm thiết bị mạng Make in Vietnam. Các thiết bị mạng Make in Vietnam mới sẽ mang Thương hiệu MK Networks, do doanh nghiệp Việt Nam tự chủ từ khâu nghiên cứu, sản xuất phần cứng tới phát triển giải pháp phần mềm


Các sản phẩm thiết bị mạng của MK Networks bao gồm: Thiết bị mạng lớp truy cập; Thiết bị mạng lớp Core; Hệ thống mã hoá kênh truyền; Hệ thống bảo mật dữ liệu một chiều…được ứng dụng các công nghệ mới nhất phục vụ toàn diện cho nhu cầu đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các hệ thống thông tin với nhiều tính năng được tích hợp như tự động ngăn chặn các kết nối độc hại đến mã độc, tường lửa, mạng riêng ảo VPN hay phát hiện tấn công sớm…Các thiết bị mạng sẽ ứng dụng mô hình quản lý thông minh Cloud-Native cho phép quản trị mạng có thể quản lý và thiết lập cấu hình cho nhiều thiết bị một cách tập trung. Việc quản lý tập trung theo mô hình Cloud-Native cũng sẽ giúp thuận tiện trong vận hành cũng như quản trị hệ thống thay vì mô hình quản lý phân tán như hiện nay. Ngoài ra, các thiết bị sẽ được tích hợp thêm nhiều tính năng nâng cao nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho các chủ quản của hệ thống thông tin. Dự kiến, các sản phẩm Make in Vietnam của MK Networks sẽ ra mắt thị trường vào năm 2024

Ông Nguyễn Trọng Khang, Chủ tịch MK Group cho biết, lần đầu tiên, 4 doanh nghiệp Việt Nam đã cùng bắt tay nghiên cứu phát triển và sản xuất các thiết bị, giải pháp an ninh mạng dành cho khối Chính phủ, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp. Bốn doanh nghiệp đều có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất thiết bị phần cứng, phát triển phần mềm, giải pháp về an ninh mạng và cung cấp hệ sinh thái toàn diện về an ninh bảo mật

"Tôi tin rằng, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt sẽ tạo nên sức mạnh để làm ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện hơn phục vụ nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong nước và có thể cạnh tranh, dần thay thế các sản phẩm thiết bị mạng, an ninh mạng nước ngoài ở thị trường Việt Nam với mục tiêu Việt Nam có thể tự chủ về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng trên không gian mạng như Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 mà Chính phủ đã đặt ra", ông Khang bày tỏ
 
Đường đến ngôi vị bá chủ của Vingroup

Chỉ mất một thập niên kể từ dự án đầu tiên, Vingroup đã vượt qua những tên tuổi sừng sỏ để trở thành tập đoàn địa ốc lớn nhất Việt Nam

Đường đến ngôi vị bá chủ của Vingroup


Người về từ Đông Âu

30 năm trước, vào một ngày tháng 8, ông Phạm Nhật Vượng cùng với 3 “chiến hữu” đã ngồi lên một chiếc ô tô Lada màu đỏ, đi tới thành phố Kharkov (Ukraine) để khởi nghiệp. Năm đó, ông Vượng mới 25 tuổi, vừa mới kết hôn. Có lẽ không ai, kể cả chính ông Vượng, có thể hình dung được, đây sẽ bước đi thay đổi cuộc đời ông

Ở Ukraine, vợ chồng ông Vượng bắt tay vào sản xuất mì ăn liền với cái tên “Mivina”. Chỉ 2 năm sau đó, “Mivina” trở nên nổi tiếng và trở thành thương hiệu chung cho nhiều loại sản phẩm như bột canh, khoai tây ăn liền, mì trứng, bánh mì sấy, xì dầu, tương ớt, bim bim…

Tới năm 2009, thương hiệu “Mivina” được định giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Có được lợi nhuận lớn từ “Mivina”, ông Vượng tính chuyện đầu tư về Việt Nam và lĩnh vực ông lựa chọn là bất động sản. Hai công ty đầu tiên được thành lập cho nhiệm vụ này là Công ty Hòn Tre (năm 2001, sau được đổi tên thành Vinpearl) và Công ty Tổng hợp Việt Nam (năm 2002, sau được đổi tên thành Vincom)

Tháng 3/2003, tổ hợp tháp đôi văn phòng, trung tâm thương mại ở phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội (tức Vincom Bà Triệu) do Công ty Vincom làm chủ đầu tư được khởi công. Cuối năm ấy, khách sạn Vinpearl Resort Nha Trang – do Công ty Vinpearl làm chủ đầu tư, cũng được khai trương

Đây là 2 dự án chẳng những đã khởi đầu cho hành trình rực rỡ của Vingroup mà còn là dấu mốc quan trọng của thị trường bất động sản Việt Nam. Vincom Bà Triệu có thể xem là trung tâm thương mại hiện đại đầu tiên ở Hà Nội, còn Vinpearl Nha Trang là một trong những dự án đã mở ra kỷ nguyên của bất động sản nghỉ dưỡng ở nước ta

Năm 2007, Công ty Vinpearl niêm yết trên HoSE. Một năm sau đó, đến lượt Vincom. Tới năm 2009, ông Vượng rút toàn bộ hoạt động ở Ukraine về trong nước

Từ năm 2010, Vingroup bắt tay vào thực hiện một chiến dịch đầu tư bất động sản rất lớn, khởi đầu là 2 dự án rất lớn tại TP. HCM và Hà Nội, lần lượt là Vincom Center và Royal City, được tiếp sau bởi những: Times City, Vinhomes Riverside (Hà Nội), Vinpearl Luxury Nha Trang, Vinpearl Golf Club Nha Trang (Khánh Hòa), Vinpearl Luxury Đà Nẵng (Đà Nẵng)

Những dự án này đều được triển khai trong giai đoạn 2010 – 2013, là những năm “bão giông” của thị trường bất động sản Việt Nam, khi hàng loạt tên tuổi thua lỗ, gục ngã hoặc phải tháo chạy khỏi thị trường địa ốc (điển hình như “ông lớn” Hoàng Anh Gia Lai)

Mạo hiểm nhưng đầy nỗ lực, cú ngược dòng ngoạn mục này đã mang lại cho Vingroup thành quả to lớn. Từ năm 2010 đến năm 2013, doanh thu của Vingroup tăng gấp 5 lần, từ gần 3.900 tỷ đồng lên hơn 18.300 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần, từ hơn 2.400 tỷ đồng lên hơn 7.100 tỷ đồng

Từ kẻ đi sau, Vingroup vươn lên thành người dẫn đầu, là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất cả nước. Bản thân ông Phạm Nhật Vượng, sau cú hợp nhất Vinpearl vào Vincom vào năm 2012, cũng đã trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam vào năm 2013 với khối tài sản 1,5 tỷ USD, xếp thứ 974 trên thế giới

Thập liên bá

Thành công ngay trong khủng hoảng đã đưa Vingroup tiến vào giai đoạn phục hồi – tăng trưởng của thị trường bất động sản (2014 – 2019) với vị thế gần như tuyệt đối so với các đơn vị khác, vốn dĩ đang loay hoay bước ra từ đống tro tàn hoặc mới bắt đầu tạo lập “đế chế”

Xét về doanh thu, từ 2014 đến 2019, doanh thu của Vingroup tăng nhanh tới mức chóng mặt, từ hơn 27.700 tỷ đồng lên hơn 130.000 tỷ đồng, tức trung bình mỗi năm tăng thêm hàng chục nghìn tỷ đồng, lớn hơn bất kỳ doanh nghiệp địa ốc nào khác

Đó là chưa nói từ năm 2013, Vingroup đã lập ra Vinhomes (niêm yết 2018 với mã VHM) và sau đó là Vincom Reatail (niêm yết 2017 với mã VRE). Đây là 2 doanh nghiệp thống trị 2 phân khúc: nhà ở và trung tâm thương mại

Doanh thu của Vinhomes từ 2015 đến 2022 đã tăng từ 4.900 tỷ đồng lên 62.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng từ 790 tỷ đồng lên 28.800 tỷ đồng. Doanh thu của VRE từ 2014 đến 2022 đã tăng từ khoảng 1.900 tỷ đồng lên hơn 7.300 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng từ 105 tỷ đồng lên 2.700 tỷ đồng

Để có được sự tăng trưởng mạnh mẽ đó, trong các năm 2014 – 2019, Vingroup đã cho triển khai một số lượng dự án “khổng lồ”, có quy mô từ lớn đến rất lớn, trải rộng từ Nam ra Bắc, thuộc nhiều phân khúc khác nhau của thị trường bất động sản như: chung cư, biệt thự - liền kề, bất động sản nghỉ dưỡng, sân gôn, công viên giải trí, trung tâm thương mại…

Cái tên ấn tượng đầu tiên trong giai đoạn này là Vinhomes Central Park (Tân Cảng, TP. HCM), khởi công năm 2014. Dự án có quy mô 44ha, gồm 18 tòa tháp chung cư cao tầng, trong đó nổi bật là Landmark 81 (81 tầng), cao nhất Việt Nam

Trong cùng năm này, Vingroup cũng khai trương tổ hợp Vinpearl Phú Quốc (giai đoạn 1) – tổ hợp du lịch, giải trí 5 sao có tổng quy mô 300ha, mở đầu cho chuỗi du lịch nghỉ dưỡng của tập đoàn tại Phú Quốc

Nối tiếp các dự án trên, Vingroup cho triển khai một loạt dự án nhà ở đình đám: Vinhomes Golden River (TP. HCM), Vinhomes Gardenia, Vinhomes Sky Lake, Vinhomes Thăng Long, Vinhomes Westpoit, Vinhomes Greenbay (Hà Nội)…

Đặc biệt, năm 2018 - 2019, Vingroup liên tục ra mắt 3 đại dự án quy mô hàng trăm hecta gồm: Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City (Hà Nội), Vinhomes Grand Park (TP. HCM). Ba 3 dự án này là 3 “bom tấn”, đã làm khuynh đảo thị trường nhà ở tại 2 thành phố lớn nhất cả nước cũng như góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo khu vực phía đông của Hà Nội và TP. HCM

Điều đáng nói hơn nữa là Vingroup đã làm tất cả kinh ngạc khi triển khai các đại dự án này với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, chỉ mất vài năm, trong khi các dự án có quy mô tương tự thường mất ít nhất 10 năm, thậm chí có những dự án kéo dài gần 30 năm vẫn mới chỉ hoàn thành được một phần

Từ năm 2020 đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Vingroup không còn được duy trì, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 (kéo dài từ 2020 đến 2022), tiếp theo là cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản (từ giữa 2022 đến nay). Tuy nhiên, doanh thu các năm 2020 – 2022 của tập đoàn này vẫn duy trì từ 100.000 – 120.000 tỷ đồng, lớn nhất trong nhóm địa ốc

Vingroup vẫn đang và/hoặc ấp ủ kế hoạch triển khai các đại dự án khác trên mọi miền đất nước, như: Hạ Long Xanh (Quảng Ninh), Vinhomes Vũ Yên (Hải Phòng), Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Đan Phượng (Hà Nội), Vinhomes Cần Giờ (TP. HCM)... Tập đoàn cũng tuyên bố sẽ phát triển 500.000 căn nhà ở xã hội với thương hiệu Happy Home trên toàn quốc

Có thể nói, giai đoạn 2013 – 2023 của Vingroup là một thập niên vàng. Đó cũng là 10 năm tập đoàn này chễm chệ trên vị trí số 1 thị trường bất động sản Việt Nam - một “thập liên bá” mà có lẽ sau này sẽ không có doanh nghiệp địa ốc nào tái lập được

Nhìn từ xa

Vingroup đã xuất hiện trên thị trường bất động sản Việt Nam được hơn 20 năm, có đóng góp rất lớn đối với thị trường cả về quy mô lẫn trình độ phát triển. Những dự án của tập đoàn này không chỉ đi đầu về chất lượng (quy hoạch hiện đại, đầy đủ pháp lý, thi công tốt, bàn giao đúng hoặc vượt tiến độ, đồng bộ tiện ích dịch vụ, quản lý chuyên nghiệp), có khả năng dẫn dắt xu hướng phát triển của thị trường, mà còn tạo ra sự đổi thay rất lớn của những vùng đất nơi dự án được xây dựng

Điều đáng nói khác là ngay từ đầu, Vingroup đã định vị được thương hiệu của mình như một chuẩn mực của sự cao cấp và duy trì điều đó cho đến tận ngày nay. Có thể nói không ngoa, trong lịch sử 30 năm của thị trường bất động sản Việt Nam, chưa có tập đoàn nào có ảnh hưởng lớn và mạnh mẽ đến như vậy. Trong tương lai, nếu không có biến cố nào nghiêm trọng, Vingroup chắc chắn vẫn sẽ dẫn đầu và tỏa sức ảnh hưởng của mình đến phần còn lại, như những gì tập đoàn này đã làm trong mười mấy năm qua
 
Top