What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Japan ThinkTank

thinktank.vn

Administrator
Ngoại giao thương mại
Truyền thông Nhật Bản cho rằng trong tình hình CPTPP, EPA Nhật Bản-EU và RCEP cùng phát huy tác dụng, Nhật Bản sẽ chiếm vị trí chủ đạo chưa từng có trong các cơ chế thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Nhật Bản thúc đẩy ký kết chính thức có hiệu lực từ ngày 30-12-2018, Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) cũng chính thức có hiệu lực từ ngày 1-2 vừa qua. Trong khi Tokyo đang hy vọng có thể ký EPA mới với ASEAN trong thời gian tới

Với CPTPP, 11 nước thành viên của hiệp định này, trong đó có Nhật Bản, có tổng dân số khoảng 500 triệu người, tổng lượng kinh tế chiếm khoảng 13% toàn cầu. EPA Nhật Bản-EU có hơn 600 triệu người, quy mô kinh tế chiếm khoảng 30%, quy mô thương mại chiếm khoảng 40% toàn cầu

Nhật Bản còn tích cực tham gia tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do ASEAN khởi xướng, nỗ lực thúc đẩy ký kết thỏa thuận cơ bản trong năm 2019. Truyền thông Nhật Bản cho rằng trong tình hình CPTPP, EPA Nhật Bản-EU và RCEP cùng phát huy tác dụng, Nhật Bản sẽ chiếm vị trí chủ đạo chưa từng có trong các cơ chế thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu

Năm 2008, Nhật Bản đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (AJCEP) với ASEAN, nhưng chỉ giới hạn ở buôn bán hàng hóa và đầu tư, còn tự do hóa thương mại dịch vụ bị gác lại. EPA mà Nhật Bản sắp ký với ASEAN trên thực tế là sự sửa đổi của AJCEP. Nếu hiệp định này được ký kết, cộng thêm việc Nhật Bản đã lần lượt ký EPA với 7 nước ASEAN, thì khuôn khổ hợp tác kinh tế Nhật Bản - ASEAN bao gồm hơn 700 triệu người sẽ được nâng cấp hơn nữa

Trong tình hình kinh tế thế giới rối ren hiện nay, một Nhật Bản “xây dựng đất nước dựa trên thương mại” rõ ràng là không thể tự bảo vệ mình. Tranh chấp thương mại và nhu cầu bên ngoài suy giảm cũng sẽ tác động đến ngành sản xuất của Nhật Bản. Theo đánh giá của Nhật Bản, EPA Nhật Bản - EU sẽ thúc đẩy GDP của Nhật Bản tăng khoảng 1%, tăng thêm khoảng 0,5% việc làm (khoảng 290.000 việc làm), trong đó xuất khẩu ô tô sẽ tăng 10%

Tiến trình phục hồi kinh tế Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào ngoại thương, nhưng mục đích của việc Nhật Bản thúc đẩy chính sách ngoại thương không chỉ nằm ở lợi ích kinh tế ngắn hạn. Nhất là từ khi bước sang thế kỷ mới đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng thúc đẩy chính sách ngoại thương, khiến chính sách này ngày càng mang tính chiến lược và càng gắn liền với chiến lược quốc gia nói chung, màu sắc của các công cụ chính sách đối ngoại ngày càng trở nên rõ nét

Dựa trên các bối cảnh như chuyển giao quyền lực và cạnh tranh giữa các nước lớn, Nhật Bản đã chú trọng hơn vào việc tận dụng đòn bẩy kinh tế để hỗ trợ chính sách ngoại giao với nước lớn. Theo đó, về chiến lược địa chính trị, một mặt Nhật Bản dựa trên thiết kế thượng tầng của thương mại toàn cầu, điều phối 3 cực với Mỹ và EU, thực hiện hợp tác chiến lược giữa các nước lớn và lãnh đạo thế giới

Mặt khác, xây dựng mạng lưới đối tác chiến lược với cơ sở là sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các chuyên gia chính sách của Nhật Bản thẳng thắn thừa nhận ngoại giao thương mại của nước này chịu sự chi phối của nguyên lý chính trị học, chứ không đơn thuần là nguyên lý kinh tế học

Đỗ Cao
 
Quỹ tài trợ đại học Nhật Bản lỗ lớn trong năm đầu tiên

Quỹ tài trợ đại học trị giá 10.000 tỉ yen (70 tỉ đô la) của Nhật Bản đã có một năm khởi đầu khó khăn với khoản lỗ ròng lên đến 420 triệu đô la. Riêng khoản lỗ đầu tư vào trái phiếu của quỹ lỗ đến 890 triệu đô la do lãi suất tăng cao trên toàn cầu

Các trường đại học Nhật Bản đang tìm tòi học cách đầu tư nguồn tiền tài trợ từ các mạnh thường quân dù nguồn vốn này rất ít ỏi so với các trường đại học châu Âu và Mỹ. Đại học Tokyo còn bổ nhiệm người của quỹ đầu tư Black Rock làm giám đốc đầu tư của trường

UoT.jpg

Đại học Tokyo là một trong ba trường có thể nhận được tiền hỗ trợ từ Quỹ tài trợ đại học Nhật Bản trong mùa thu này. Đại học Tokyo cũng là nơi sớm hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm vào các startup công nghệ mới nổi và cũng là trường đầu tiên có giám đốc đầu tư

Mô hình Nhật Bản

Ra mắt năm ngoái, quỹ đặt mục tiêu hỗ trợ tài chính cho các trường đại học Nhật Bản nhằm giúp các trường tăng bậc xếp hạng và lọt vào nhóm những trường tốt nhất trên thế giới. Quỹ do Cơ quan Khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST) trực thuộc Bộ Giáo dục quản lý

Trong năm tài chính đầu tiên kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, hiệu suất đầu tư của quỹ âm 0,6%. Các khoản đầu tư quỹ vốn cổ phần tư nhân đã mang lại lợi nhuận 65,5 tỉ yen, các khoản đầu tư khác cũng mang lại lợi nhuận nhỏ hơn. Riêng các khoản lỗ trái phiếu lên tới 126,3 tỉ yen (890 triệu đô la) do lãi suất tăng trên toàn thế giới

Tính đến cuối tháng 3, 55% tài sản do quỹ quản lý là trái phiếu chính phủ, bao gồm trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Trong khi đó 17% tài sản được phân bổ cho quỹ đầu tư tư nhân. Tỷ lệ tài sản thay thế có rủi ro cao được giữ ở mức thấp nhằm ưu tiên ổn định nền tảng tài chính của quỹ trong năm đầu tiên hoạt động

Thu nhập ròng của quỹ bao gồm cổ tức bằng cổ phiếu và các khoản lãi và lỗ cố định đạt tổng cộng 74,2 tỉ yen cho năm tài chính 2022. Đồng thời, các khoản lỗ chưa thực nhận lên đến 125,9 tỉ yen tính đến cuối tháng 3

JST cho biết các khoản trợ cấp được phân bổ dựa trên tình hình tài chính của quỹ và số liệu lãi lỗ hiện tại

“Các khoản trợ cấp được thường được trích từ lợi tức đầu tư. Vì thế, sẽ rất khó có tiền để tài trợ nếu quỹ đầu tư không đạt kết quả kinh doanh như mong muốn”, một quan chức cấp cao của Bộ Giáo dục cho biết

Quỹ đã nhận được đơn xin trợ cấp từ 10 trường, trong đó Đại học Tokyo, Đại học Kyoto và Đại học Tohoku được chọn vào vòng trong. Một hoặc hai trường có thể sẽ được chọn để nhận trợ cấp vào mùa thu

Học tập và ganh đua với mô hình Âu – Mỹ

Phần lớn các đại học của Mỹ chủ yếu dựa vào các quỹ tài trợ để hỗ trợ hoạt động

Đại học Yale sở hữu một trong những quỹ tài trợ lớn nhất thế giới với khoảng 41 tỉ đô la. Khoảng 70% trong số đó là tài sản thay thế, bao gồm tài nguyên thiên nhiên và bất động sản. Trường cũng đã tăng đầu tư vốn mạo hiểm kể từ những năm 2010

Đại học Harvard ở Mỹ đã đầu tư vào các lĩnh vực thay thế như bất động sản và cổ phiếu chưa niêm yết bằng tài sản của trường. Đại học này đã kiếm được hơn 2 tỉ đô la từ các khoản đầu tư trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6-2022, tổng số tiền tài trợ của trường là 50,9 tỉ đô la

Khoản tài trợ tại Đại học Stanford cũng ở Mỹ được định giá 37,8 tỉ đô la tính đến tháng 9-2021. Đại học Cambridge của Vương quốc Anh có khoản tài trợ trị giá 3,8 tỉ bảng Anh (4,8 tỉ đô la) tính đến tháng 6-2022

Trong số các trường Nhật Bản, khoản tài trợ của Đại học Keio là 87 tỉ yen trong năm tài chính 2020, tương đương khoảng 612 triệu đô la theo tỷ giá hiện nay. Riêng Đại học Tokyo chỉ nhận được 19 tỉ yen

Các trường đại học châu Âu và Mỹ sử dụng tiền lãi đầu tư từ các khoản tài trợ để hỗ trợ tài chính cho sinh viên, duy trì và quản lý các cơ sở nghiên cứu, đồng thời trả lương cho các giáo sư

Nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính với các trường phương Tây, Quỹ tài trợ đại học của Nhật Bản có mục tiêu đầu tư 4,49% hàng năm, mức cao đối với các nhà đầu tư tổ chức trong nước. Quỹ đang đặt mục tiêu lợi nhuận 300 tỉ yen vào cuối tháng 3-2027. Ngoài ra, quỹ dành 600 tỉ yen làm nguồn quỹ dự phòng rủi ro, tương đương hai năm lợi nhuận dùng để tài trợ trong trường hợp thị trường đầu tư xấu đi

Nhìn vào tài sản được quản lý của quỹ Nhật Bản tính đến cuối tháng 3, chứng khoán Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn cổ phần toàn cầu với 936,3 tỉ yen, tiếp đến là chứng khoán Nhật Bản với 420,5 tỉ yên. Lượng trái phiếu Mỹ và Nhật luôn đứng đầu, tiếp theo là trái phiếu từ Pháp, Úc và Tây Ban Nha

Mục tiêu đầu tư trên 4% không áp dụng trong khi quỹ đang xây dựng danh mục đầu tư. Điều này nhắm tránh cản trở nguồn tài trợ dài hạn cho các trường đại học. JST giải thích “bởi tỷ lệ an toàn vốn của quỹ thấp do phụ thuộc vào các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp của chính phủ”

Sayuri Kawamura tại Viện nghiên cứu Nhật Bản cho rằng: “Mục tiêu đầu tư của quỹ khá cao so với các nhà đầu tư tổ chức khác như quỹ hưu trí quốc gia. Vì thế, sẽ không dễ để tạo ra lợi nhuận ổn định”

Săn người từ quỹ đầu tư Black Rock

Tháng 4-2018 Đại học Tokyo đã bước đầu lập quỹ đầu tư mạo hiểm riêng có tên University of Tokyo Edge Capital. Quy mô ban đầu là 25 tỉ yen (226 triệu đô la), UTEC đặt mục tiêu đầu tư vào các startup trong ngành dược phẩm, khoa học vật liệu và các công nghệ đột phá khác

Cuối tháng 3 vừa rồi, Đại học Kyoto đã bổ nhiệm ông Takeshi Fukushima từng giữ chức giám đốc đầu tư (CIO) của Black Rock Japan làm CIO của đại học này. Cần phải nhắc rằng Black Rock là tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu có trụ sở tại New York, Mỹ có nguồn vốn tổng chủ sở hữu đến 32.500 tỉ đô la

Dữ liệu mới nhất cho thấy trường đại học hàng đầu của Nhật Bản có quỹ tài trợ khoảng 44 tỉ yen (332 triệu đô la). Trái phiếu chiếm khoảng 60% danh mục đầu tư, trong khi cổ phiếu và các khoản đầu tư thay thế chiếm 20% mỗi loại

Đại học Tokyo có kế hoạch chuyển các tỷ lệ các khoản đầu tư thay thế thành 60%, tăng gấp ba lần, và mỗi danh mục trái phiếu và cổ phiếu chiếm 20%. Các khoản đầu tư thay thế được coi là rủi ro hơn, nhưng có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn

Đại học Tokyo hiện vẫn công bố tỷ lệ mới cho các khoản đầu tư thay thế, hiện vẫn chia đều giữa vốn cổ phần tư nhân và bất động sản. Trường đã tăng tỷ lệ hoàn vốn dự kiến hàng năm lên 5% từ 3,5%

Tân CIO Fukushima cũng sẽ được giao nhiệm vụ quản lý rủi ro và thu hút nhân tài

Từ năm 2018, Đại học Tokyo đã bắt đầu chuyển trọng tâm ra khỏi các khoản đầu tư an toàn nhưng lợi nhuận thấp như tiền gửi và trái phiếu chính phủ sau khi Nhật Bản nới lỏng các quy định về quản lý tài sản tại các trường đại học quốc gia

Khi tìm cách mở rộng quy mô quỹ tài trợ, Đại học Tokyo có kế hoạch tăng cường “tiếp cận các nhà tài trợ và kêu gọi quyên góp”
 
Ngân hàng Nhật Bản tấp nập rót vốn cho startup, kỳ vọng tạo ‘kỳ lân’

Hiện ngân hàng và tổ chức tài chính Nhật Bản đang chuyển hướng, rót thêm vốn cho các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn trưởng thành trên 10 năm trước khi những startup lên sàn (IPO). Theo các nhà phân tích, động thái này sẽ giải quyết tình trạng khát vốn giai đoạn cuối, vốn được xem là một cản trở khiến các startup tăng trưởng lên quy mô lớn hơn trước khi trở thành kỳ lân khởi nghiệp

Muji-on.jpeg

Startup phát triển phần mềm robot Mujin đạt mức định giá 118.6 tỉ yên Nhật trong năm 2023, tăng 29 lần so với năm ngoái. Các sản phẩm tự động hóa ngành sản xuất và logistics của Mujin đã thu hút các nhà đầu tư định chế trong các vòng gọi vốn

Vì sao hệ sinh thái khởi nghiệp Nhật Bản thua kém các nước?

Startup thường được chia theo ba giai đoạn, đầu tiên là mới khởi nghiệp (dưới 5 năm), tiếp đến là tăng trưởng (6-10 năm) và trưởng thành (từ 10 năm trở lên). Giai đoạn trưởng thành đánh dấu quá trình chuyển mình thành “kỳ lân” của các startup với mức định giá từ 1 tỉ đô la trước khi niêm yết

Mỹ chiếm khoảng 700 trong tổng số 1.200 kỳ lân trên thế giới tính đến tháng 10-2023. Trung Quốc có hơn 170 kỳ lân, Ấn Độ hơn 70, trong khi Nhật Bản khá ít hỏi với 7 kỳ lân. Lý giải về điều này, Chủ tịch Kazuya Oyama của Ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust cho rằng, Mỹ làm được điều này vì có rất nhiều tiền từ các nhà đầu tư tổ chức chảy vào các công ty ở giai đoạn sau, nuôi dưỡng các kỳ lân cho xứ này

Các thương vụ đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản thường có quy mô nhỏ, đạt trung bình khoảng 4 triệu đô la Mỹ mỗi giao dịch trong năm nay, theo hãng dữ liệu Pitchbook. Con số này chỉ bằng 50% so với Trung Quốc và Ấn Độ và 1/3 so với ở Mỹ

Tại Mỹ, các nhà đầu tư tìm kiếm “thỏa thuận kinh doanh tại nhà” thường tham gia các vòng gọi vốn quy mô khoảng 100 triệu đô la/thương vụ. Họ cũng tìm cách rút lui quy mô của startup vượt quá 1 tỉ đô la. Ken Kajii, đối tác quỹ đầu tư mạo hiểm Global Brain trị giá 1,8 tỉ đô la có trụ sở tại Tokyo, cho biết đầu ở Nhật Bản khoảng 10 triệu đô la, và quy mô startup khi thoái vốn cũng chỉ bằng 10% ở Mỹ

Việc nuôi dưỡng startup đòi hỏi phải có đủ vốn ở giai đoạn cuối trước IPO, nhưng nguồn tài trợ giai đoạn này thường thiếu hụt ở Nhật Bản. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, các công ty ở giai đoạn trưởng thành thường nhận khoảng 70-90% vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ và Trung Quốc, nhưng tỷ lệ ở xứ sở mặt trời dưới 40%

Các công ty khởi nghiệp Nhật Bản thường phải IPO khi còn ở quy mô khá nhỏ. Các startup tăng trưởng gọi được trung bình 1,4 tỉ yên Nhật (993.000 đô la) mỗi công ty trên Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) trong năm 2021, trong khi số vốn ở Mỹ có thể gấp 30 lần. Các startup tăng trưởng trên sàn TSE đạt mức định giá trung bình là 10,1 tỉ yên Nhật (70,9 triệu đô la) – khác xa so với mức trung bình 1,92 tỉ đô la ở Mỹ

Những đợt IPO nhỏ tại Nhật Bản chỉ thu hút nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, còn các nhà đầu tư định chế ít tham gia. Công ty nhỏ có mức IPO nhỏ được xem là “có quan điểm quản lý ngắn hạn” và thường không thu hút các tổ chức đầu tư lớn

Hàng loạt ngân hàng, tổ chức tài chính Nhật Bản vào cuộc

Thủ tướng Fumio Kishida đã cam kết nâng số vốn đầu tư hàng năm cho các startup Nhật Bản lên 10.000 tỉ yên Nhật (70 tỉ đô la) vào năm 2027, tăng gấp 10 lần mức đầu tư hiện nay. Chính phủ cũng nới lỏng nhiều quy định về vốn, visa… nhằm thu hút nhân tài nước ngoài đến lập nghiệp tại Nhật Bản

Các tổ chức tài chính ngân hàng Nhật Bản cũng tấp nập mở quỹ. Nhưng con số vẫn khá khiêm tốn

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust có kế hoạch cung cấp tổng cộng 50 tỉ yên Nhật (350 triệu đô la Mỹ) trong giai đoạn năm tài chính 2023-2025 cho các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn cuối. Những startup này có mô hình kinh doanh vững chắc và chuẩn bị cho IPO

Sumitomo Mitsui Trust Asset Management, hãng con khác của tập đoàn, sẽ thành lập một quỹ chéo để đầu tư vào các doanh nghiệp trước khi chúng ra mắt công chúng và sẽ duy trì cổ phần sau giai đoạn lên sàn

Ngoài Sumitomo Mitsui Trust, các ngân hàng lớn đang bắt đầu tăng cường tài trợ cho các startup tương đối trưởng thành, tiến sâu hơn vào lĩnh vực mà trước đây các ngân hàng này tránh né khi phải đối mặt với áp lực phải cải thiện mức định giá của chính mình

Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) đã hợp tác với công ty đầu tư mạo hiểm Global Brain thành lập quỹ trị giá 30 tỉ yên Nhật cho các startup giai đoạn sau. Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ sẽ ra mắt quỹ khởi nghiệp trong thời gian tới

Tập đoàn tài chính Mizuho hợp tác với hãng tín dụng Upsider có trụ sở tại Tokyo để ra mắt quỹ 10 tỉ yên Nhật trong tháng 12-2023. Quỹ này sử dụng AI để đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của startup và các mục tiêu tiềm năng khác, giúp quá trình ra quyết định của Mizuho từ một tháng còn trong một hai tuần. Trước đó, Mizuho cũng thành lập một quỹ vào tháng 8-2023, tập trung vào trái phiếu chuyển đổi từ các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn sau. Ngay sau đó, quỹ này đã đầu tư vào công ty sinh học Junten Bio trong tháng 10-2023
 
Top