What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Khởi nghiệp với khoa học viễn tưởng

thinktank.vn

Administrator
Khởi nghiệp với khoa học viễn tưởng
- Thời buổi này, khởi nghiệp là phải có ý tưởng. Ngày xưa khởi nghiệp là tìm vốn nhưng ngày nay nếu có ý tưởng, vốn sẽ tự chạy đến. Một điều đáng ngạc nhiên, rất nhiều ý tưởng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay xuất phát từ… truyện khoa học viễn tưởng

Theo tờ Medium, bộ phim Minority Report là điển hình của gắn kết giữa viễn tưởng và thực tế. Đạo diễn Steven Spielberg làm Minority Report dựa vào một truyện ngắn cùng tên của Philip K. Dick viết từ năm 1956 nhưng trước khi khởi quay ông mời 15 chuyên gia ngồi lại trong suốt ba ngày để động não, vẽ nên một xã hội tương lai vào năm 2054 cùng những sản phẩm sẽ phổ biến vào lúc đó

Tương tự như thế, các nhà văn khoa học viễn tưởng tự mình cũng phải dựa vào những xu hướng mà khoa học và công nghệ đang hướng đến, để trí tưởng tượng của họ bay bổng rồi vẽ nên những sản phẩm chỉ có trong tương lai. Các thế hệ sau đó, lớn lên cùng tương lai đầy mê hoặc này đã dựa vào đó để thiết kế, chỉnh sửa, chế tạo những sản phẩm mà chính truyện viễn tưởng hình dung. Tàu ngầm, điện thoại di động, máy tính bảng, sách điện tử đều ra đời theo vòng xoáy đó

Chính vì thế, theo Medium, bộ phim Minority Report có Tom Cruise thủ vai chính đã giúp sản sinh cả trăm bằng sáng chế, đặc biệt là giúp biến thành hiện thực công nghệ máy tính dùng tay để vuốt, từ iPhone đến máy tính bảng ngay cả máy chơi game Wii, điều khiển bằng cử động cánh tay. Những cảnh trông rất “viễn tưởng” vào năm 2002 như quảng cáo nhắm đúng từng người, máy bay không người lái do thám, xe tự lái... lại rất thật vào năm 2018 này

Cứ thế, giới kinh doanh cứ trở về thế giới khoa học viễn tưởng để tìm... ý tưởng tỉ đô cho mình. Năm 2017, PricewaterhouseCoopers, công ty tư vấn toàn cầu, xuất bản một bài viết bày cách sử dụng khoa học viễn tưởng để khám phá cách thức cách tân doanh nghiệp. Lập luận của bài viết này cho rằng khoa học viễn tưởng thường đoán trúng các đột phá công nghệ cũng như các hiện tượng xã hội, vì vậy doanh nghiệp có thể dựa vào cách thức triển khai câu chuyện như thế để làm nảy sinh các ý tưởng cách tân

Những ví dụ cho thấy khoa học viễn tưởng đi trước thời đại là không thiếu: Jules Verne viết về chuyến du hành lên mặt trăng hơn 100 năm trước khi con người đặt chân lên đó; Arthur C Clarke tả chính xác máy tính bảng dùng để đọc báo điện tử từ năm 1968; phim Blade Runner có cảnh gọi điện video y như đang dùng Skype... Trong thực tế chính máy truyền tin nắp gập trong phim Star Trek đã gợi cảm hứng cho việc thiết kế chiếc điện thoại di động nắp gập sau này bởi sự tiện dụng của nó đối với nhân vật trong phim. Phim Star Trek cũng tạo cảm hứng để dịch tự động, nhận biết giọng nói ra đời

Đội ngũ thiết kế chiếc máy đọc sách Kindle của Amazon đã lấy nguyên ý tưởng từ cuốn The Diamond Age của nhà văn Neal Stephenson. Đây là một tiểu thuyết viễn tưởng về một kỹ sư đánh cắp một cuốn sách tương tác, đọc mãi không hết để làm quà tặng cho con gái ham mê kiến thức

Thậm chí tờ Harvard Business Review có hẳn một bài, khuyên doanh nhân nên đọc truyện khoa học viễn tưởng để bắt kịp thời đại. Bài viết cho rằng khoa học viễn tưởng có ích không phải vì chúng tiên đoán đúng tương lai; chúng có ích vì chúng chỉnh lại tầm nhìn của chúng ta về thế giới quanh ta, tạo ra một không gian ở đó chúng ta có thể chất vấn lại những giả định thường có về cuộc sống. Nếu ai nấy đều giả định Kodak trường tồn vì loài người không bao giờ hết nhu cầu chụp ảnh bằng phim tráng nhựa, coi như thế giới sẽ đứng yên mãi mãi. Chỉ cần một chớp lóe ý tưởng chụp ảnh không cần phim, cả một nền công nghệ ảnh kỹ thuật số ra đời

Một số công ty đã ra đời nhằm kết nối doanh nghiệp với khoa học viễn tưởng, theo kiểu xây dựng những thế giới trong tương lai cho những khách hàng cụ thể. Chi phí không hề rẻ; nỗ lực xây dựng thế giới viễn tưởng như thế đòi hỏi sự tham gia của những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp khách hàng. Thế nhưng kết quả thường gây kinh ngạc cho chính khách hàng. Ford cho ra đời “Thành phố tương lai” trong đó xe thông minh, xe tự lái không chiếm một vị trí quan trọng so với các tiện ích dành cho khách bộ hành. Có thể viễn cảnh này sẽ giúp Ford hoạch định một chính sách phát triển khác với cách chúng ta hình dung về tương lai toàn xe tự lái chạy ngoài đường

Nguyễn Vũ
 
Last edited:
Tương lai World Brain

"Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. Nếu logic đưa anh từ điểm A tới điểm B thì trí tưởng tượng sẽ đưa anh đến mọi nơi" - Albert Einstein

Trong hàng thế kỷ, các bộ óc vĩ đại đã mơ về một bộ não toàn cầu - thứ "cỗ máy" có thể tổng hợp và dân chủ hóa tất cả kiến thức cũng như thông tin cho toàn nhân loại. Mạng Internet ra đời được xem là "sứ giả" hữu hiệu nhất đưa chúng ta tiến gần đến tham vọng vĩ đại này

Sự trỗi dậy của Internet và trí tuệ nhân tạo (AI) liệu có hiện thực hóa tiên tri về bộ não toàn cầu siêu việt của một tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng cách đây hơn 8 thập kỷ ?


Tiên tri vô giá cho nhân loại: Đã thành hiện thực sau 8 thập kỷ? - Ảnh 1.

Thế kỷ 20 vinh danh tiểu thuyết gia người Anh Herbert George Wells (1866-1946) là một trong bộ ba "Cha đẻ của khoa học viễn tưởng" (hai người còn lại là Jules Verne, người Pháp và Hugo Gernsback, người Mỹ)

Bước ngoặt cuộc đời khiến H.G. Wells từ một cậu bé sinh ra trong gia đình trung lưu ở Anh trở thành một trong những tiểu thuyết gia được nhận nhuận bút cao nhất thế giới là tại nạn hồi nhỏ khiến ông gãy chân. Những ngày tháng nằm trên giường bệnh, H.G. Wells vùi đầu vào trang sách để quên đi nỗi đau đớn và dần nhận thấy niềm đam mê bất tận với thế giới của những câu chữ

Từ khi còn là cậu bé lớn lên tại hạt Kent vùng đông nam nước Anh vào những năm 1860, H.G. Wells đã mường tượng về một thế giới tương lai khác lạ, nơi con người có thể tàng hình, du hành thời gian. Ông đã mang tất cả hình dung này viết trong các cuốn sách khoa học viễn tưởng có 1-0-2 của mình


Tiên tri vô giá cho nhân loại: Đã thành hiện thực sau 8 thập kỷ? - Ảnh 2.

Năm 1895, cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên mang tên "Cỗ máy thời gian" của H.G. Wells ra đời. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, nhân loại biết đến khái niệm "cỗ máy thời gian", có khả năng đưa con người du hành thời gian đến bất cứ thời điểm nào trong quá khứ-tương lai mà họ muốn. "Cỗ máy thời gian" lập tức mang đến thành công cho tác giả, giúp ông viết tiếp các đề tài về người ngoài hành tinh, chiến tranh giữa các vì sao trong vũ trụ...

Không chỉ là một tiểu thuyết gia, H.G. Wells còn trăn trở về chính trị và đấu tranh giai cấp. Ông mơ về một Trật Tự Thế Giới Mới, nơi thế giới chỉ có một chính phủ duy nhất, con người chung sống bình đẳng, hòa bình vĩnh cửu

Giống như nhiều người theo triết học, H.G. Wells tin rằng con người về cơ bản có mối liên hệ với nhau và rằng sự tồn tại của chúng ta không phải là ngẫu nhiên. Do đó, H.G. Wells hình dung về một "Bộ não toàn cầu" giúp con người khai sáng với hệ thống thông tin, kiến thức cho phép tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay giai cấp, tiếp cận nó một cách bình đẳng, rộng rãi

Với tư duy sắc sảo, tầm nhìn vượt trội cùng trí tưởng tượng không giới hạn, hơn hẳn người thường của mình, H.G. Wells đã phác thảo về cái gọi là "World Brain" trong một loạt các bài tiểu luận khoa học viết vào các năm 1936-1938

"World Brain" (Bộ não toàn cầu) đối với thế giới tư duy trong H.G. Wells giống như một cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ, cung cấp tất cả kiến thức kết tinh từ các dân tộc, trí tuệ ở mọi nơi trên thế giới, bất kể ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc... và có khả năng mở ra một kỷ nguyên hòa bình bền vững cho nhân loại


Tiên tri vô giá cho nhân loại: Đã thành hiện thực sau 8 thập kỷ? - Ảnh 3.
"World Brain" (Bộ não toàn cầu) đối với thế giới tư duy trong H.G. Wells giống như một cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ

H.G. Wells là người tiên phong, nhưng ông không phải là người đầu tiên hoặc cuối cùng đưa ra khái niệm "World Brain"

Năm 1737, nhà văn người Scotland Andrew Michael Ramsay (1686-1743) đã đề cập đến cuốn Từ điển toàn cầu Universal Dictionary với ý nghĩa cuốn từ điển là tinh túy kiến thức của tất cả các quốc gia trên thế giới, hội tụ vào một tác phẩm duy nhất. Cuốn từ điển này sẽ chứa đựng những gì đẹp nhất, vĩ đại nhất, rực rỡ nhất, hữu ích nhất cho con người ở mọi thời đại

Tư tưởng của Andrew Michael Ramsay là nguồn gốc của cuốn Bách khoa toàn thư Encyclopédist xuất bản ở Pháp từ 1751 đến 1772. Cuốn sách khổng lồ gồm 17 tập này được xem là hiện thân cho thời kỳ Khai sáng của phương Tây

Tuy rằng cuốn Encyclopédist của Pháp có thể chứa nhiều thông tin, kiến thức về khoa học, thủ công của thế giới nhưng thứ nó thiếu đó là khả năng kết nối và lan tỏa tri thức đến cộng đồng. Lỗ hổng này được lấp đầy trong "World Brain" của H.G. Wells


Tiên tri vô giá cho nhân loại: Đã thành hiện thực sau 8 thập kỷ? - Ảnh 4.

Trước tiên tri về "World Brain", hãy xem con người thời này từng bước hiện thực hóa giấc mơ 8 thập kỷ của H.G. Wells như thế nào

Vào thập niên 1960, mọi người đã bắt đầu tưởng tượng rằng "World Brain" sẽ trông giống như một siêu máy tính khổng lồ. Sir Arthur C. Clarke - nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà thám hiểm đại dương, nhà phát minh người Anh đưa ra dự đoán trong cuốn sách "Profiles of the Future" (tạm dịch: Hồ sơ Tương lai nhân loại, 1962) của mình rằng: World Brain sẽ là một thư viện phổ quát, đồng thời là một máy tính siêu thông minh mà con người có thể sử dụng để giải quyết mọi vấn đề

Thập niên 1980 bắt đầu chứng kiến sự phát triển của kỹ thuật số, "World Brain" của H.G. Wells đã có những hình thức khác nhau. Thuật ngữ "Trí óc toàn cầu" lần đầu tiên được nhà văn Anh Sir Peter Russell đề cập đến trong cuốn sách "The Global Brain" (1980) của ông. Sir Peter Russell lập luận rằng, con người đã đến gần bước ngoặt của sự tiến hóa, tức là đạt đến một ý thức tập thể, nơi ai ai cũng có chung ý niệm về hòa bình và thống nhất khắp hành tinh


Tiên tri vô giá cho nhân loại: Đã thành hiện thực sau 8 thập kỷ? - Ảnh 5.
Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã bắt đầu nghiên cứu cách một bộ não kỹ thuật số toàn cầu có thể được lập trình để tổng hợp tốt nhất tất cả thông tin của con người

Vào những năm 1990, khái niệm về một mạng lưới tài liệu khổng lồ, phổ quát đã được hiện thực hóa với World Wide Web (mạng lưới toàn cầu). Các nhà lý thuyết truyền thông bắt đầu tưởng tượng về một thế giới nơi tất cả các thông tin đều có sẵn, miễn phí, nơi chủ nghĩa cá nhân có thể được thay thế bằng chủ nghĩa tập thể và nơi con người về cơ bản là làm việc cùng nhau

Bước sang thế kỷ 21. Hòa bình hoàn toàn trên thế giới vẫn chưa đạt được hoàn toàn, vì dù đã thay đổi hình thức nhưng xung đột vẫn diễn ra hàng ngày ở một số "điểm nóng" trên thế giới. Nhưng nếu xét riêng về khả năng truy cập dữ liệu thông tin khổng lồ thì Internet đã làm được điều đó miễn là người dùng có thiết bị điện tử kết nối WiFi/Internet

Vào đầu những năm 2010, giấc mơ về một cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ của H.G. Wells gần như đã thành hiện thực, nhờ vào cỗ máy tìm kiếm vĩ đại nhất của Internet - Google

Lấy cảm hứng từ tầm nhìn vĩ đại của tiểu thuyết gia Anh, các kỹ sư công nghệ Google đã quyết định tạo ra một bộ não thế giới kỹ thuật số, có khả năng hợp nhất tất cả các cuốn sách trên thế giới vào cơ sở dữ liệu của Google. Mặc dù gặp một vài trục trặc về vấn đề bản quyền trong việc "quét" dữ liệu của các cuốn sách trên thế giới, nhưng sự ra đời của "cỗ máy tìm kiếm khổng lồ" Google đã chứng minh tầm nhìn vượt trội của H.G. Wells cách đây hơn 8 thập kỷ về "Bộ não toàn cầu" là hoàn toàn có khả năng thành hiện thực

Con người cùng với những bước phát triển công nghệ vượt bậc theo từng ngày đã tiệm cận đến "World Brain" mà tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng Anh mơ tới

Khi cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) hồi sinh trong những thập niên đầu thế kỷ 21, người ta tự hỏi làm thế nào trí thông minh nhân tạo có thể cho phép con người kết nối sâu sắc hơn với thế giới xung quanh


Tiên tri vô giá cho nhân loại: Đã thành hiện thực sau 8 thập kỷ? - Ảnh 7.

Nhiều người tin rằng Wikipedia - một nguồn tự do được tạo ra một cách dân chủ và phổ biến - là thứ gần gũi nhất với "World Brain" của H.G. Wells. Nhưng thế giới còn có nhiều nhà khoa học luôn tìm tòi và tham vọng xây dựng một thế giới số phẳng hơn cho tất cả mọi người, đơn cử

Trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tập thể (CCI) của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã bắt đầu nghiên cứu cách một bộ não kỹ thuật số toàn cầu có thể được lập trình để tổng hợp tốt nhất tất cả thông tin của con người

Còn tỷ phú người Mỹ gốc Nam Phi Elon Musk đã thành lập công ty công nghệ thần kinh Neuralink Corporation, nhằm mục đích tạo ra một 'cỗ máy' được cấy vào não người và cho phép người dùng truy cập tức thời tất cả thông tin có sẵn trên Internet. Dự kiến, thiết bị cấy ghép vào não người sẽ được thí nghiệm trong năm 2020 này

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, điều đặc biệt nhất ở con người chúng ta chính là sự tò mò. Rất nhiều bộ óc vĩ đại của thế giới đã vượt lên tư duy của người thường để tiến đến những thế giới siêu việt của tương lai. Rồi dần dần, sự tò mò và ham học hỏi của các thế hệ tiếp theo lại hiện thực dần những điều những tưởng chỉ có trong tương lai đó

Một ngày... thế hệ tiếp theo của chúng ta có thể sẽ chạm đến "World Brain" hoàn hảo như H.G. Wells cách đây hơn 8 thập kỷ từng mơ đến...
 
Last edited:
Khoa học kỹ thuật của thế giới Tâm linh

Năm 1912 một tàu chở khách lớn tên là TITANIC đã bị đắm…

Trước đó 14 năm vào năm 1898 có một quyển tiểu thuyết ra đời trong đó kể chuyện con tàu có tên là “SS Titan kiên cố” (unsinkable Titan hoặc là Tàu Tian không thể đánh chìm) tác giả là Morgan Robertson

Trong câu chuyện, con tầu chạy bằng hơi nước SS Titan khởi hành từ Southampton trong chuyến hành trình đầu tiên và đã chìm sau một cú va chạm với một tảng băng trôi, tương tự như số mạng con tàu Titanic. Ngoài ra còn có những điểm tương đồng khác như

1. Tàu Titan và Titanic đều cùng là lần đầu tiên khởi hành.

2. Cả hai đều bị chìm sau khi đụng vào tảng băng trôi trên biển.

3. Tên hai chiếc tàu giống nhau Titan và Titanic (đồng nghĩa là khổng lồ).

4. Tàu Titan nặng 70.000 tấn và Titanic thì 66.000 tấn.

5. Tàu Titan dài 800 feet, Titanic dài 882 feet.

6. Cả hai tàu đều cùng có 3 cánh quạt.

7. Chủ của con tầu Titan (trong tiểu thuyết) và của con tầu Titanic đều tuyên bố là con tầu của họ kiên cố và không thể nào bị chìm, do đó mà cả hai tầu đều không trang bị đủ thuyền cứu sinh. Tầu Titan trong truyện chỉ có 24 xuồng cứu sinh cho 2.500 hành khách và tàu Titanic thì chỉ có 20 xuồng cứu sinh cho 2.224 hành khách

Vì sao lại có sự trùng lặp đáng kinh ngạc như vậy ?

2. Nhà văn viết tiểu thuyết viễn tưởng Jules Verne

Là một nhà văn Pháp chuyên viết các tiểu thuyết viễn tưởng được xuất bản từ những năm 1870 trở lại

“Năm 1969, sự thành công của các phi hành gia Hoa Kỳ trong chuyến bay lên Mặt trăng đã được Jules Verne tiên đoán với một sự chính xác kỳ lạ cách đây hơn một thế kỷ. Trong các tiểu thuyết khoa học giả tưởng của ông: Từ địa cầu lên nguyệt cầu và Vòng quanh địa cầu đã tính toán rằng cần có một tốc độ là 40.000 km/h mới có thể thoát khỏi trọng lực của địa cầu – điều giả tưởng này đã gần chính xác so với tốc độ 38.720 km/h mà tàu Apollo 8 đã đạt được trên thực tế

Ông còn viết: “Một cây cột lửa (từ một đại bác khổng lồ xuất phát ra) bắn vọt lên trời. Mặt đất rung chuyển một cách vô cùng dữ dội khi trái đạn bắn vọt nhanh lên cao giữa đám khói lửa mù mịt và sáng rực”. Mô tả này hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh một chiếc tàu vũ trụ bay ra khỏi bệ phóng. Bên cạnh đó, Jules Verne còn dự liệu nhiệt độ thấp và sự thiếu dưỡng khí nên đã cung cấp nhiệt khí và bộ đồ hô hấp cho phi hành đoàn tưởng tượng - và đã dự liệu cả việc dùng các nghịch hành hỏa tiễn để hãm bớt tốc độ của phi thuyền khi đổ bộ. Trong thực tế hiện nay, một phi thuyền muốn đổ bộ lên một hành tinh nào đó thì khi tiếp cận hành tinh ấy thường phải bắn tên lửa ngược với chiều bay để hãm tốc độ

Jules Verne còn bàn đến một tàu vũ trụ vận hành bằng ánh sáng Mặt trời dưới cái tên: “Thuyền buồm vũ trụ”. Với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, ý tưởng của ông đã được hiện thực hóa thành những cánh buồm năng lượng Mặt trời NanoSail-D mà NASA đã đưa vào quỹ đạo

Có thể nói Jules Verne là nhà văn luôn có tư tưởng đi trước thời đại, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Ông đã “tiên đoán” được rất nhiều thứ mà trong tương lai xa loài người mới có đủ khả năng và điều kiện kỹ thuật để vươn tới được

Không những thế, nhờ óc quan sát và chú ý vào thế giới xung quanh mà ông tiên đoán được những chuyện tưởng như “thần kỳ” vào thời của ông. Các bức minh họa trong các tiểu thuyết của ông có thể ăn khớp một cách khá chính xác với những hình ảnh thường thấy ở hiện tại và những lời chú thích ở các tiểu thuyết này có thể áp dụng một cách thích hợp cho các hình ảnh chụp thực tế

Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Hai vạn dặm dưới đáy biển, được xuất bản năm 1874 thì thuyền trưởng Nemo đã chu du khắp các đại dương trong một siêu tàu ngầm hoành tráng có tên Nautilus. Theo như miêu tả, phía bên trong con tàu không khác gì một khách sạn hạng sang với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, thư viện… Nếu không tính đến các chi tiết xa xỉ này thì con tàu của ngài Nemo ngày ấy không khác mấy so với những mẫu tàu ngầm hiện đại ngày nay như chiếc Circa-1964 chở được 3 hành khách, cũng sử dụng nguồn pin điện như Nautilus

Và đây là đoạn Jules Verne viết về tình trạng không trọng lực: “Họ cảm thấy thân thể họ nhẹ như bấc. Những cánh tay của họ không còn biết đâu là phải trái nữa. Đầu của họ lơ lửng trên vai. Chân của họ không còn dính với đất nữa”

Trong tác phẩm được Jules Verne hoàn thành vào năm 1889 có mô tả về hình thức báo chí trong tương lai: “Thay vì cầm một tờ giấy chi chít chữ để ngấu nghiến cập nhật thông tin trong ngày thì sẽ có người đọc bản tin cho bạn vào mỗi buổi sáng”. Mơ ước tưởng chừng như viễn tưởng này của Jules Verne đã trở thành hiện thực vào năm 1920 khi bản tin phát thanh lần đầu xuất hiện, tức là sau gần 30 năm Jules Verne “tưởng tượng” ra nó và đến 28 năm sau nữa thì bản tin truyền hình trở thành hiện thực. Năm 1974, cả triệu người đã có thể xem Tổng thống Mỹ Richard Nixon nói chuyện trên ti vi

Vẫn trong tác phẩm năm 1889, Jules Verne nhắc đến “phonotelephote” - nguyên mẫu đầu tiên của công nghệ mà ngày nay được biết đến với tên công nghệ hội thảo qua video. Ông viết: “Hình ảnh được chuyển đi nhờ vào những chiếc gương vô cùng nhạy được nối với nhau qua dây điện, người này trông thấy được người kia bất chấp khoảng cách”. “Phonotelephote” của Jules Verne là một trong những ý tưởng sớm nhất cho công nghệ videophone của thời nay

Vì sao lại có sự trùng lặp đáng kinh ngạc như vậy ?

Theo tôi thì có rất nhiều thông tin, rất nhiều kiến thức khoa học từ “thế giới bên kia” đã được truyền đến trần tục. Một số người có khả năng nhất định đã nhận được những thông tin đó, trong số ít những người nhận được thông tin từ thế giới bên kia thì hãn hữu mới có người biết rằng mình đang giao lưu với thế giới bên kia. Một số người nhận được thong tin từ thế giới bên kia theo kiểu thụ động, tức là những thong tin đó được bắn thẳng vào bộ nhớ của não. Những người này đã viết được những thông tin ấy ra nhưng vì họ thấy rằng nó không có thực ở trần tục nên họ cho rằng đây là chuyện viễn tưởng. Chính người viết cũng luôn nghĩ rằng mình tưởng tượng ra những chuyện như vậy! Thực chất não bộ của họ đã tiếp nhận và lưu giữ được các thông tin đó, khi ngồi viết lại họ chỉ giống như một người kể chuyện mà thôi. Còn những người khác khi đọc các chuyện như vậy thì họ cho rằng “mấy anh nhà văn này tưởng tượng ra rồi viết lại – đây là truyện khoa học viễn tưởng”

Thực tế khoa học kỹ thuật của thế giới Tâm linh đã vượt quá xa khoa học hiện đại của thế giới trần tục này từ rất lâu rồi. Bắn thẳng thông tin vào não của một số người trần tục cũng là một dạng chuyển giao công nghệ đấy các bạn ạ

Thầy Huệ Tâm
 
Elon Musk 'Tôi là người ngoài hành tinh'

Đó là câu trả lời của CEO Tesla khi được hỏi về cách điều hành nhiều doanh nghiệp cùng lúc

Là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, Elon Musk đang giữ vị trí CEO hãng xe Tesla, CEO công ty khai phá không gian SpaceX, nhà sáng lập công ty dịch vụ xây đường hầm The Boring Company và đồng sáng lập công ty công nghệ thần kinh Neuralink

Khả năng điều hành, xử lý khối lượng công việc lớn của Elon Musk đã được nhắc đến trong bài đăng trên Twitter của Kunal Shah, CEO hãng công nghệ Cred của Ấn Độ

06913022021.jpg

Elon Musk trả lời "Tôi là người ngoài hành tinh" khi được hỏi về khả năng điều hành nhiều công ty cùng lúc

Theo đó, Shah ghi rằng Elon Musk "có thể điều hành cùng lúc hơn 4 công ty 500 tỷ USD ở độ tuổi khá trẻ". Phần cuối bài viết, Shah đặt câu hỏi về bí quyết điều hành nhiều doanh nghiệp cùng lúc, cách xoay sở trong nhiều hoàn cảnh và thiết kế tổ chức của Elon Musk

"Hãy phản hồi nếu nhìn thấy nhé, chúa tể bóng tối", Shah viết trong bài đăng tiếp theo. Trả lời bên dưới, CEO Tesla đơn giản ghi "Tôi là người ngoài hành tinh". Tài khoản tên venus thậm chí ghi vui rằng Musk là "người ngoài hành tinh đang muốn về nhà của ông ấy"

Bài đăng của Elon Musk được xem là có thể tác động mạnh đến thị trường. Những dòng tweet gần đây của CEO Tesla đã giúp giá trị tiền mã hóa Bitcoin, Dogecoin tăng mạnh. Vị tỷ phú còn góp phần đẩy cổ phiếu GameStop tăng

Elon Musk là một trong những người nổi tiếng ủng hộ Bitcoin và đã thể hiện niềm yêu thích đối với tiền mã hóa từ lâu. CEO Tesla đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin, chấp nhận thanh toán bằng loại tiền này. Sau tuyên bố của Musk, giá trị Bitcoin tăng vọt lên hơn 47.000 USD, phá vỡ kỷ lục trước đó vào tháng 1

07013022021.jpeg

Bài đăng của Elon Musk được xem là có thể tác động mạnh đến thị trường

Musk cũng từng khiến cổ phiếu hãng game CD Projekt tăng tới 12% trong phiên giao dịch ngay sau khi ông tiết lộ mẫu xe Tesla Model S Plaid sẽ cho hành khách chơi game, bao gồm Cyberpunk 2077 của CD Projekt

Với tư duy khác lạ, Elon Musk chủ yếu dành tiền đầu tư tại Tesla, SpaceX và nhiều dự án khác cho 2 mục tiêu lớn nhất đời mình. Ông từng chia sẻ trên Twitter rằng sẽ dành nửa số tài sản để “giải quyết các vấn đề trên Trái Đất” và "nửa còn lại để xây dựng thành phố trên Hỏa tinh"
 
Bình minh của kỷ nguyên điện không dây

Hãy tưởng tượng khung cảnh ngoài đường phố tại nơi bạn sinh sống nếu không có những đường dây điện chằng chịt nhưng các hộ gia đình vẫn sáng đèn


Bình minh của kỷ nguyên điện không dây
Điện không dây không phát ra bức xạ

Bức tranh này thoạt nhìn có vẻ bất khả nhưng đang dần được hiện thực hóa thông qua một ý tưởng mang tên “điện không dây”

Từ cuộn dây Tesla

Từ năm 2021, Powerco, nhà phân phối điện lớn thứ hai New Zealand, sẽ hợp tác với công ty khởi nghiệp Emrod để đưa công nghệ điện không dây vào sử dụng trong đời sống. Tất cả bắt nguồn từ giấc mơ đầy tham vọng của kỹ sư người Serbia, Nikola Tesla

Ngược trở lại năm 1899, tại thành phố Colorado Srpings, Mỹ, Nikola Tesla đã tạo ra cuộn dây điện cao 50m với dòng điện 12 triệu vôn, gọi là “cuộn Tesla”. Cuộn dây có một công tắc kích hoạt. Chỉ cần gạt công tắc, một tia chớp sẽ lóe lên từ cuộn dây, mang theo dòng điện không dây truyền đi phát sáng 200 bóng đèn gần đó

Trong quá trình thử nghiệm, không ai bị thương. Thí nghiệm này đặt ra giả thuyết rằng Trái đất có thể tự dẫn điện mà không cần thiết bị truyền dẫn. Và công nghệ truyền điện trong không khí có thể khá an toàn với loài người hay các sinh vật sống khác

Sau đó, Nikola Tesla tiếp tục thí nghiệm cảm ứng điện từ, được phát hiện bởi nhà khoa học Michael Faraday từ những năm 1820. Theo thí nghiệm này, xung quanh nam châm điện có một từ trường thay đổi, tạo ra dòng điện trong một dây dẫn gần đó. Dòng điện trong dây dẫn tạo ra năng lượng điện trong không khí, có thể tồn tại như một từ trường

Từ những thí nghiệm, ông đã chỉnh sửa và hoàn thiện cuộn Tesla, hệ thống đầu tiên truyền tải điện không dây. Cuộn Tesla gồm hai phần là một cuộn dây sơ cấp và một cuộn dây thứ cấp. Mỗi cuộn mang một tụ điện riêng

Hai cuộn dây và tụ điện được nối với nhau bằng một khe đánh lửa và có thể tạo ra tia lửa điện. Nhìn chung, cuộn Tesla là hai mạch điện mở kết nối với một khe đánh lửa. Nó cần nguồn điệp áp cao, truyền dẫn qua một biến áp để tạo ra hàng nghìn vôn

Đầu tiên, cuộn sơ cấp sẽ được nối với một nguồn điện. Nó sẽ thấm hút các điện tích như miếng bọt biển thấm nước. Cuộn sơ cấp thường được làm bằng đồng, chất liệu dẫn điện tốt, vì nó phải có khả năng chịu điện tích rất lớn và nhiều sóng điện

Đến khi tụ điện của cuộn sơ cấp tích tụ được nhiều điện tích, nó sẽ thoát ra ngoài và tạo ra từ trường. Năng lượng từ từ trường tạo ra dòng điện trong cuộn thứ cấp. Điện áp nén qua không khí giữa hai cuộn dây tạo ra tia lửa trong không khí

Khi điện tích dồn nén trong tụ điện của cuộn thứ cấp lên cao, nó sẽ thoát ra ngoài dưới dạng hồ quang điện. Khi này, một năng lượng sẽ bao phủ giữa hai cuộn dây. Điện áp tần số cao có thể thắp sáng các bóng đèn huỳnh quang cách đó vài bước chân mà không cần vật truyền dẫn

Đến hạ tầng mạng lưới điện không dây

Được truyền cảm hứng từ phát minh của Nikola Tesla, Greg Kushnir, sống tại New Zealand đã thành lập Công ty năng lượng Emrod. Công ty dự kiến triển khai hạ tầng điện không dây

Để làm được điều này, Emrod sử dụng hệ thống bao gồm một nguồn điện, một ăng-ten đặc biệt có khả năng chỉnh sóng vô tuyến thành điện năng, gọi là “rectenna”, các trạm thu phát

Ăng-ten phát sẽ chuyển đổi điện năng thành các hạt vi sóng. Trong khu vực sử dụng điện không dây, Emrod lắp đặt các trạm thu phát gắn miếng thu hình vuông. Các hạt vi sóng truyền đến trạm thu sẽ được tập hợp thành chùm hạt, dẫn đến các rectenna trong khu vực

Nhiệm vụ của rectenna là chuyển vi sóng trở lại thành điện năng. Sở dĩ miếng thu có hình vuông bởi nó cần diện tích bề mặt rộng, giúp thu toàn bộ vi sóng chạy qua

Greg Kushimir cho biết: “Chúng tôi đã phát triển một công nghệ truyền tải điện không dây tầm xa. Bản thân công nghệ này đã xuất hiện một thời gian. Dự án của chúng tôi là bước tiếp nối từ những thành tựu của Tesla”

Tuy nhiên, Kushimir nhận xét Tesla có thể tạo ra dòng điện xoay chiều từ cuộn Tesla nhưng ông không thể điều khiển chùm điện ở khoảng cách xa. Ngược lại, Emrod có thể giữ các chùm điện kết nối chặt chẽ, truyền dẫn ổn định nhờ hai công nghệ

Đầu tiên, phải kể đến là công nghệ liên quan đến đường truyền. Các vi sóng nhỏ đi qua ống chuẩn trực được chuyển thành chùm tia sáng song song. Tiếp theo, Emrod sử dụng siêu vật liệu được thiết kế thành các mẫu cực nhỏ, có hiệu quả cao trong việc thu phát vi sóng

Rectenna hoạt động như một sợi cáp vô hình. Nhiệm vụ của chúng là truyền dẫn điện đến cho người dân. Nhờ loại bỏ hệ thống dây dẫn truyền thống, Emrod có thể mang điện đến những khu vực có địa hình hiểm trở, khó tiếp cận vì cơ sở hạ tầng tại đây không hỗ trợ mạng lưới điện

Công nghệ này cũng mang lại tác động tích cực với môi trường vì người dân không phải phụ thuộc vào máy phát điện chạy xăng hay dầu. Các trạm thu phát điện cũng có thể được lắp đặt nhanh chóng sau thảm họa thiên nhiên. Như vậy, thời tiết xấu không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống truyền điện không dây

Tuy nhiên, Kushimir bày tỏ thách thức hiện nay là truyền thông và định hướng công chúng. Giống như sự xuất hiện của 5G, nhiều người dân có thể phản đối ý tưởng này do lo ngại ảnh hướng xấu của bức xạ. Nhưng Kushimir khẳng định, chùm tia sóng được truyền dẫn trong công nghệ mới không phát ra bức xạ gây hại cho con người
 
Top