What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam ThinkTank.vn

thinktank.vn

Administrator
ThinkTank một loại hình doanh nghiệp đặc biệt
Người ta cho rằng, tỷ lệ quyết sách sai lầm tại các nước phát triển ở phương Tây khá thấp, đó là do phương Tây tận dụng được các Think Tank, một loại hình tổ chức có tính chất tư vấn hiến kế cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia

Think Tank là gì ?

Think Tank là tên gọi một loại hình tổ chức tập họp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao... cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp... có tính chất tư vấn hiến kế cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia

Franklin Collbohm, sáng lập viên công ty RAND (Think Tank xếp hạng thứ 4 ở Mỹ, có 1600 nhân viên), định nghĩa Think Tank là “Nhà máy ý tưởng”, là trung tâm tư tưởng chiến lược dám thách thức và coi thường mọi uy quyền, dám vượt qua mọi trí tuệ hiện có

Theo định nghĩa chặt chẽ thì Think Tank là tổ chức dân lập, hoạt động độc lập với chính quyền. Think Tank không nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội hoặc thiên nhiên mà tập trung nghiên cứu hình thành các giải pháp, quyết sách có tính khả thi nhằm đối phó tình hình trong một thời kỳ nhất định. Các kết quả này thông thường được công bố trên các ấn phẩm, các phương tiện truyền thông và các hình thức trao đổi thông tin khác nhằm tranh thủ sự tán thành của công chúng và sự chú ý của lãnh đạo quốc gia

Chức năng chính của Think Tank là

- Đề xuất ý tưởng

- Giáo dục, hướng dẫn dư luận

- Tập hợp nhân tài

Trong tiếng Anh Think là suy nghĩ, ý nghĩ, ý tưởng, tư tưởng, Tank là cái thùng (bồn, vựa, chậu), còn có nghĩa là xe tăng. Trung Quốc dịch Think Tank là Túi tri thức (“trí nang đoàn”) hoặc Kho trí thức (“trí khố”). Ở ta có người dịch là “Kho Tư tưởng (Ý tưởng)”, “Kho Trí tuệ (Trí thức)”, “Vựa (Bồn) Trí tuệ”, “Nhóm chuyên viên (hoặc Tổ chức) tư vấn”...

Nhận thấy tất cả các từ dịch kể trên đều chưa quen với bạn đọc và hơi dài, vả lại hiện chưa có một từ Việt tương đương được nhất trí thừa nhận, cho nên chúng tôi xin tạm dùng Think Tank như một danh từ tiếng Việt (viết hoa, không có số nhiều). Người Nhật cũng dùng nguyên từ Think Tank phiên âm ra tiếng Nhật

Tình hình Think Tank trên thế giới

Think Tank xuất hiện ở phương Tây đã lâu, nhưng ở Việt Nam thì khái niệm này còn mới lạ, vì thế thiết nghĩ việc giới thiệu về Think Tank là cần thiết. Theo một báo cáo công bố đầu năm 2009 của ĐH Pennsylvania, kết quả điều tra 169 nước trên thế giới năm 2008 có tổng cộng 5.465 Think Tank; trong đó Bắc Mỹ và Tây Âu có 3080 (chiếm 56,35%, riêng Bắc Mỹ có 1872), châu Á có 653 (11,95%), Đông Âu có 514, châu Mỹ La-tinh và vùng Caribe – 538, châu Phi vùng hạ Sahara – 424, Trung Đông và Bắc Phi – 218, châu Đại dương – 38

Nước có nhiều Think Tank nhất là Mỹ – 1.777, rồi đến Anh – 253, Đức – 186. Tại châu Á, Ấn Độ có nhiều Think Tank nhất – 121, thứ nhì là Nhật – 105. Theo báo cáo trên, Trung Quốc hiện có 74 Think Tank theo nghĩa rộng; nhưng các học giả Trung Quốc đánh giá nước họ thực sự chưa có Think Tank đúng nghĩa

Xếp hạng các Think Tank trên thế giới

Dưới đây là một số trích dẫn bảng xếp hạng các Think Tank toàn cầu. Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi để nguyên tên tiếng Anh không dịch

Xếp hạng Top 10 Think Tank của Mỹ như sau


1. Brookings Institution

2. Carnegie Endowment for International Peace

3. Rand Corporation

5. Heritage Foundation

6. Woodrow Wilson International Center for Scholars

7. Center for Strategic & International Studies

8. American Enterprise Institute

9. Cato Institute

10. Hoover Institution

Xếp hạng Top 10 Think Tank của các nước ngoài Mỹ như sau


1. Chatham House (tức Royal Institute of International Affairs, thành lập năm 1920 tại Anh)

2. International Institute for Strategic Studies (Anh)

3. Stockholm International Peace Research Institute (Thụy Điển)

4. Overseas Development Institute (Anh)

5. Centre for European Policy Studies (Bỉ)

6. Transparency International (Đức)

7. German Council on Foreign Relations (Đức)

8. German Institute for International and Security Affairs (Đức)

9. French Institute of International Relations (Pháp)

10. Adam Smith Institute (Anh)

Xếp hạng Top 5 Think Tank của châu Á


1. Chinese Academy of Social Sciences (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc)

2. Japan Institute of International Affairs (Nhật)

3. Institute for Defence Studies and Analyses (Ấn Độ)

4. Centre for Strategic and International Studies (Indonesia)

5. Institute for International Policy Studies (Nhật)

Xếp hạng Top 5 Think Tank thuộc lĩnh vực an ninh và quan hệ quốc tế

1. Brookings Institution (Mỹ)

2. Chatham House (Anh)

3. Carnegie Endowment for International Peace (Mỹ)

4. Council on Foreign Relations (Mỹ)

5. International Institute for Strategic Studies (Anh)

Xếp hạng Top 5 Think Tank thuộc lĩnh vực phát triển quốc tế

1. Brookings Institution (Mỹ)

2. Overseas Development Institute (Anh)

3. Council on Foreign Relations (Mỹ)

4. Rand Corporation (Mỹ)

5. Woodrow Wilson International Center for Scholars (Mỹ)


Xếp hạng Top 5 Think Tank thuộc lĩnh vực chính sách kinh tế quốc tế


1. Brookings Institution (Mỹ)

2. Peterson Institute for International Economics (Mỹ)

3. Fraser Institute (Canada)

4. National Bureau of Economic Research (Mỹ)

5. Adam Smith Institute (Anh)


Có thể thấy Viện Brookings đứng đầu cả 3 nhóm nói trên. Viện này thành lập năm 1916, có ngân sách năm 60,7 triệu USD, chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại và vấn đề Trung Đông. Một số nhân vật tiêu biểu của Viện như Strobe Talbott (từng là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ), Kenneth Pollact, Alice Rivlin

Think Tank có quy mô lớn nhất là Công ty Rand, với 1.600 nhân viên, ngân sách 251 triệu USD, chuyên nghiên cứu chiến lược quân sự, các vấn đề kinh tế chính trị. Một số nhân vật tiêu biểu của Rand là James Dobbins, Gregory Treverton, William Overholt

Mỹ là nước có hệ thống Think Tank phát triển nhanh nhất thế giới, từ 1980 tới nay số Think Tank nước này tăng gấp đôi. Riêng tại Washington đã có trụ sở của khoảng 350 Think Tank, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Tại thủ đô Mỹ có một đường phố tập trung rất nhiều Think Tank

Từ thập niên 70 trở đi không chính khách nào có ý định làm chủ Nhà Trắng mà không nhờ vả một Think Tank làm tư vấn. Vì vậy sau khi tân Tổng thống nhậm chức, không ít cán bộ của Think Tank đó được giao các trọng trách trong chính phủ. Khi Tổng thống hết nhiệm kỳ, họ lại về Think Tank cũ làm việc. Vì thế các Think Tank nghiễm nhiên trở thành nơi tập hợp nhân tài, chính khách

Think Tank rất cần cộng tác viên và bạn đọc. Chẳng hạn nếu bạn vào website của Think Tank STRATFOR, họ sẽ liên tục gửi bài cho bạn. Người sáng lập và lãnh đạo STRATFOR là George Friedman mới đây đưa ra một dự báo thế giới thế kỷ XXI rất độc đáo (coi Nhật, chứ không phải Trung Quốc, là đối thủ số 1 của Mỹ ở châu Á...)

Tại sao cần Think Tank ?

Think Tank xuất hiện là do nhu cầu của thời đại. Thời đại càng tiến lên, các vấn đề cần xử lý ngày một nhiều, tới mức hệ thống nghiên cứu-tư vấn của nhà nước không thể xử lý hết. Thực tế cho thấy hệ thống này thường có mặt hạn chế, chủ yếu do bị chi phối bởi quan điểm của nhà nước nên thiếu tính khách quan. Ngoài ra sự phát triển tất yếu của xã hội dân sự dẫn tới xu hướng “chính phủ nhỏ, xã hội lớn” dần dần thay thế bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả. Theo đà phát triển kinh tế và giáo dục, hệ thống doanh nghiệp, trường đại học và giới trí thức ngày càng lớn mạnh, trong xã hội tự xuất hiện nhiều cá nhân và đoàn thể có nguyện vọng cải tiến các quyết sách của đất nước

Có người nói Công ty Đông Ấn do người Hà Lan Cornelis de Houtman thành lập năm 1602 vừa là công ty xuyên quốc gia đầu tiên vừa là Think Tank đầu tiên trên thế giới nghiên cứu đưa ra phương thức độc quyền thương mại giúp Hà Lan khai thác hệ thống thuộc địa

Từ sau Thế chiến II, giới trí thức phương Tây nhận thấy trong thời đại cạnh tranh toàn cầu, mỗi quốc gia muốn tiến nhanh thì phải hết sức hạn chế các quyết sách sai lầm. Thế nhưng không chính phủ nào tránh được sai lầm trong khi đưa ra các quyết định chiến lược trên mọi lĩnh vực

Nguyên nhân gây ra sai lầm là do sự chủ quan, thiếu toàn diện của cơ quan quyết sách (ban lãnh đạo và các cơ quan nghiên cứu-tư vấn của họ). Nếu biết tranh thủ nghe ngóng, tiếp thu ý kiến tư vấn của bên thứ ba – các cá nhân hoặc tổ chức tư vấn độc lập với nhà nước (tức Think Tank), thì mức độ phạm sai lầm sẽ giảm đáng kể

Xã hội phương Tây từ rất sớm đã có nhiều cá nhân (điển hình là giáo sư các trường đại học) hoặc tổ chức, đoàn thể tiến hành nghiên cứu các vấn đề chiến lược của nước mình hoặc thế giới; do độc lập với nhà nước nên họ có khả năng xem xét vấn đề một cách khách quan, toàn diện và đưa ra các giải pháp, chủ trương hợp lý

Chính vì thế, từ sau Thế chiến II, các Think Tank bắt đầu mọc lên như nấm ở phương Tây; trong thực tế các tổ chức này đã có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc ấn định các quyết sách của nhà nước hoặc chính đảng, của các ứng viên nghị sĩ quốc hội hoặc ứng viên Tổng thống. Do thấy được lợi ích to lớn của các tổ chức này nên chính phủ và doanh nghiệp, kể cả các đoàn thể xã hội và cá nhân đã ra sức khuyến khích thành lập và cung cấp kinh phí cho các Think Tank

Nước Mỹ dựng nước mới hơn 200 năm đã trở thành cường quốc số một thế giới về mọi mặt, điều đó chứng tỏ họ rất ít mắc các sai lầm chiến lược lớn. Ở đây có một nguyên nhân là lãnh đạo nước này xưa nay bao giờ cũng chú ý lắng nghe ý kiến của dân, nhất là các nhà trí thức độc lập với chính phủ. Hệ thống Think Tank ở Mỹ phát triển nhanh nhất, mạnh nhất đã góp phần cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng các chủ trương chiến lược lớn của nước này

Giáo sư Mao Chiêu Huy ở Học viện Quản lý công (thuộc trường ĐH Nhân dân Trung Quốc) nhận xét: tỷ lệ quyết sách sai lầm của Trung Quốc là 30%, còn tại các nước phát triển ở phương Tây tỷ lệ này chỉ có khoảng 5%, đó là do phương Tây ra sức tận dụng các Think Tank

Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói lãng phí lớn nhất của Trung Quốc là do các sai lầm quyết sách chiến lược gây ra. Thực tế cho thấy các chiến lược “Đại Nhảy Vọt”, “Công xã nhân dân” cuối thập niên 50 đã dẫn tới hậu quả nền kinh tế Trung Quốc suy sụp, hàng chục triệu dân “chết không bình thường”, nói trắng ra là chết đói vì nông dân phải đi “luyện gang thép” và làm các “công trình hinh ảnh” mà bỏ mặc ruộng đồng không ai làm

Ngân hàng Thế giới đánh giá trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ 7 đến kế hoạch 5 năm lần thứ 9, các sai lầm về quyết sách đầu tư của Trung Quốc gây thiệt hại kinh tế ước khoảng từ 400 đến 500 tỷ Nhân dân tệ

Hầu hết các sai lầm đó là do lãnh đạo cao nhất gây ra. Họ xem xét mọi vấn đề theo cảm tính cá nhân, thích cái gì thì “quyết”, bản thân suy nghĩ trong vài ngày là xong, không giao cho một cơ quan tư vấn nào nghiên cứu, cũng không hỏi ý kiến các nhà chuyên môn, hoặc có hỏi nhưng giới chuyên môn sợ mất lòng cấp trên nên không dám nói thật

Điển hình nhất là “Thời gian biểu vượt Anh đuổi Mỹ” do Mao Trạch Đông đưa ra: ngày 15/4/1958 ông nói Trung Quốc cần “10 năm đuổi kịp Anh, 20 năm đuổi kịp Mỹ”; một tháng sau ông quyết định “7 năm đuổi kịp Anh, thêm 8~10 năm nữa đuổi kịp Mỹ”; ngày 22/6/1958 ông lại quyết: “2~3 năm đuổi kịp Anh”

Từ ngày cải cách mở cửa, lãnh đạo Trung Quốc đã hết sức quan tâm xây dựng các Think Tank và thường xuyên lắng nghe ý kiến của họ. Sự quan tâm đó thể hiện ở chỗ Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Think Tank toàn cầu 2009

Việt Nam ta từng có một số quyết sách sai lầm trên một số mặt, nhưng đáng tiếc là vấn đề này chưa được cơ quan nào nghiên cứu, thống kê, phân tích và công bố, trong khi ta lại nói quá nhiều về những thành tựu

Cách làm này chỉ làm cùn trí tuệ của các nhà hoạch định chiến lược và lãng phí trí tuệ xã hội. Gần đây dư luận đã bắt đầu lên tiếng tuy còn dè dặt về một số chủ trương kinh tế đã hoặc sẽ gây thiệt hại. Cho dù ta còn chưa có Think Tank đúng nghĩa, nhưng thử hỏi hệ thống cơ quan nghiên cứu nhà nước (các viện nghiên cứu kinh tế, trường đại học...) đã có vai trò gì trong việc đưa ra những quyết sách kinh tế lớn

Nếu biết tận dụng hệ thống cơ quan tư vấn và biết coi trọng xây dựng hệ thống Think Tank thì chắc chắn đã có thể tránh được nhiều sai lầm đáng tiếc

Đầu thập niên 50 thế kỷ XX, trước khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, một Think Tank nổi tiếng ở Mỹ là Công ty RAND khi nghiên cứu vấn đề “Trung Quốc có thể đưa quân sang Triều Tiên hay không” đã đi tới kết luận Trung Quốc sẽ đưa quân sang giúp Triều Tiên chống Mỹ. RAND rao bán bản báo cáo nghiên cứu này cho Phòng Nghiên cứu chính sách Trung Quốc của chính phủ Mỹ với giá 2 triệu đô-la (bằng giá một máy bay chiến đấu hồi ấy), nhưng bị từ chối

Sau đấy quả nhiên Trung Quốc đưa Quân Chí nguyện sang Triều Tiên; phía Mỹ do không có chuẩn bị trước về vấn đề này nên bị thiệt hại lớn. Tư lệnh quân đội Mỹ trên chiến trường Triều Tiên là MacArthur lúc này mới thấy hối tiếc là đã bỏ mất một quyết sách quý giá được RAND nghiên cứu chu đáo, có cơ sở thực tế
 
Xây dựng lực lượng think tanks để phát triển
Think tanks không phải là sở hữu riêng của các chính khách. Think tanks là hiện tượng phổ biến của "xã hội công dân". Trong những xã hội có một nền văn hóa dân chủ phát triển cao, các nhóm lợi ích hùng mạnh sẽ không thể triệt hạ các nhóm yếu hơn bằng những trò đê hạ

Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng của chất lượng chính sách, đối mặt với nhiều thử thách lớn, trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng vẫn chưa thể định hình những chính sách có tính chiến lược một cách khoa học

Con đường để thoát hiểm phải bắt đầu bằng việc tái cấu trúc tiến trình xây dựng sách lược, trong đó có việc xây dựng tầng lớp tư duy chiến lược chuyên nghiệp dưới hình thức các think tanks

I. Bản chất của think tanks

1. Think tanks không phải là Viện hàn lâm

Xét về bản chất, do nằm ở vị trí có tính then chốt trong tiến trình ra quyết định của lãnh đạo, các think tanks khác các viện nghiên cứu hàn lâm

Khả năng hàng đầu cần có của các think tanks là nghiên cứu để xây dựng các chiến lược làm cơ sở cho hành động. Con người của các think tanks trước hết là con người mà tư duy của họ đặt trong hành động, không phải là những người mưu cầu kiến thức hàn lâm để viết những chuyên khảo kiểu hàn lâm

Tri thức hàn lâm có một khoảng cách rất xa với các chính sách, cho nên, nói như James G. McGann, các think tanks chuyên nghiệp là cây cầu kết nối giữa tri thức hàn lâm và chính sách. Những cây cầu ấy, ở đầu cầu bên này thì kết nối với bến bờ của trí tuệ hàn lâm, và, ở đầu cầu bên kia thì kết nối với bến bờ của sách lược. Và đến lượt mình, nhà lãnh đạo trở thành một cây cầu kết nối "trí" và "trị": đầu cầu bên này kết nối với trí tuệ của các think tank(s), và đầu cầu bên kia kết nối với quyền lực

2. Think tanks - yếu tố cơ sở trong cấu trúc tiến trình ra quyết sách
Ngày nay, khoa học về tư duy đã nhận ra rằng, thế giới thực chất là một mô hình có tính hỗn độn, vận động bằng những hệ động lực phi tuyến, thì tư duy của con người cũng phải tiến hóa để thích ứng, hình thành hệ hình tư duy phức hợp, có khả năng nắm bắt những quy luật phi quy luật như đường chạy của một bờ biển

Các think tanks, trước thách thức của yêu cầu tiến hóa tư duy để thích ứng với thực tiễn như trên, trở nên hết sức cần thiết để không chỉ nghiên cứu định hướng cho những quyết định có tính phản ứng nhanh của bộ phận chỉ huy, phát hiện các nguy cơ và phát kiến các đối sách ứng phó, giúp người lãnh đạo luôn nắm lấy thượng nguồn của dòng chảy vận động của thực tiễn, tránh dạng lãnh đạo "theo đuôi", mà còn hơn thế nữa, phải tư duy theo hướng phát kiến những tiền đề của một trật tự mới nảy nở từ đáy sâu của trạng thái vô trật tự, tạo cơ hội để kiến thiết những sáng tạo để dòng chảy mới ấy vận hành

Nghiên cứu chính sách bằng tư duy phân tích thuần túy đã gây ra vô số bất cập. Chúng ta phân tách cuộc sống với vô số những mối liên hệ tương hỗ và đa chiều thành từng mảng nhỏ - kinh tế, giáo dục, xã hội, văn hóa... - làm như thể những bộ phận "rời rạc" bị tư duy của chúng ta chia cắt này không có mối liên hệ trên thực tế

Do đó, tư duy chiến lược có tính phức hợp, dựa trên cơ sở tri thức đa ngành, đã là một yêu cầu bức thiết trong tiến trình hoạch định chính sách. Và mặt khác, cùng với sự tích lũy tri thức khổng lồ của thời đại ngày nay, thời đại của những nhà chiến lược - bác học có thể tinh thông và xử lý vấn đề ở mọi lĩnh vực đã chấm dứt. Vì vậy, những think tanks tập hợp chuyên gia từ tất cả các lĩnh vực liên quan đến đến một chiến lược, một quyết sách, trở thành nhu cầu có tính tất yếu của các nước có trình độ tổ chức cao

Một phần vì lý do này mà xã hội càng văn minh, quá trình ra quyết sách càng khó khăn. Ở những xã hội có nền văn hóa dân chủ phát triển cao, nói như Gs. Bernhard May, ở Free University of Berlin, quá trình ra quyết sách đích thực, nhất là với những quyết sách lớn, thì giống như một sự hỗn độn vì những cuộc thử thách. Bởi lẽ có nhiều giai tầng xã hội, nhiều chính trị gia quan trọng, những con người có ảnh hưởng lớn..., nói chung là, tất cả những ai cảm thấy mình có liên quan đến quyết sách, đều được quyền tham gia vào. Không ai bị loại bỏ tiếng nói vì bất cứ lý do gì. Tình trạng này thì rất khác với sự dễ dàng khi tiến hành một quyết định theo lề thói quan liêu trong một xã hội chưa trưởng thành

Trước thực tiễn đó, "con người chỉ huy" (các chính trị gia, các lãnh đạo doanh nghiệp và đại học...) và "con người tư duy" (các nhóm tư duy chiến lược chuyên trách), trong quá trình ra quyết sách, buộc phải được chuyên môn hóa

Hơn thế nữa, ngày nay, họ còn phát triển thành một tầng lớp xã hội đặc thù

II. Think tanks như một giai tầng xã hội

Ngày nay, thế giới có thể biết đến tên tuổi của khoảng 5.500 think tanks ở khoảng 170 quốc gia

Về tài chính, có những think tanks được tài trợ ngân quỹ lên đến nhiều chục triệu USD, có nhóm chỉ vận hành theo tinh thần tình nguyện của các thành viên. Về tầm vóc, có think tanks nghiên cứu những vấn đề vĩ mô ở phạm vi toàn cầu, có nhóm chỉ quan tâm đến tầm khu vực, có nhóm chỉ nghiên cứu những vấn đề của nước mình, hoặc nhỏ hơn nữa, phục vụ cho những mục tiêu giới hạn của một doanh nghiệp, một trường đại học, hay một nhóm xã hội

Về đối tượng nghiên cứu, có những think tanks chú tâm vào nghiên cứu chính sách, hỗ trợ cho quá trình làm luật và ban hành quyết sách, như Rand Corporation của Mỹ (là nhóm dân sự, nhưng có tài trợ từ chính phủ, từng thu hút sự cộng tác của hàng chục nhà khoa học đạt giải Nobel), hay nhóm dân sự Overseas Development Institute (ODI) của Anh, chuyên về chính sách nhân đạo và phát triển quốc tế

Hoặc, có các think tanks thiên về phục vụ cho các đảng phái chính trị, hoạch định các hướng đi chiến lược, tạo môi trường sinh hoạt tri thức cho cả các lãnh đạo chính trị lão luyện lẫn những tài năng chính trị kế cận. Ví như Heritage Foundation của Mỹ

Một trường hợp tương tự Heritage Foundation của Mỹ là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nơi mà ngày nay, các Ủy viên Bộ chính trị của nước này thỉnh thoảng đến ngồi nhiều ngày, vừa uống trà vừa lắng nghe các học giả tranh luận, cũng là nơi đẻ ra những "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" và "xí nghiệp hương trấn" thời Giang Trạch Dân hay "xã hội hài hòa" thời Hồ Cẩm Đào

Và, đặc biệt là các think tanks độc lập với các đảng phái, chuyên về nghiên cứu những chương trình hành động, đề xuất những sáng kiến, làm cơ sở cho các chương trình nghị sự ở tầm toàn cầu của quốc gia. Lực lượng tư duy chiến lược của thế giới thường nhìn họ như là những "ngôi sao" trong giới của mình. Chẳng hạn, Broookings Institute của Mỹ hay Royal Institute of International Affairs của Anh. Đặc biệt có thể kể đến Council Foreign Relations của Mỹ. Trong lịch sử, đây là think tank đã hoạch định sách lược của nước Mỹ khi đối phó với thế chiến thứ 2, nghiên cứu các sách lược làm nền tảng cho Kế hoạch Marshall và xây dựng NATO sau đó

Think tanks không phải là sở hữu riêng của các chính khách. Think tanks là hiện tượng phổ biến của "xã hội công dân". Trong những xã hội có một nền văn hóa dân chủ phát triển cao, các nhóm lợi ích hùng mạnh sẽ không thể triệt hạ các nhóm yếu hơn bằng những trò đê hạ. Tất cả phải dùng đến tư duy chiến lược, thông qua những nghiên cứu chiến lược trên tinh thần khoa học, đối thoại với nhau bằng tinh thần duy lý theo nguyên tắc "tất cả cùng thắng"

Trong môi trường kinh tế, các think tanks, từ chỗ chỉ tồn tại như là bộ phận hoạch định chính sách trong một công ty, phát triển thành một lực lượng kinh tế độc lập, ở dạng thức các công ty tư vấn, tư vấn trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ tài chính đến kỹ thuật. Cái mà họ bán ra là ý tưởng. Ở Mỹ, riêng thung lũng Silicon có 47 think tanks về khoa học công nghệ, thu nhập hàng năm hơn nửa tỷ USD

Những think tanks trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, ở bộ phận tiên phong của thế giới, đã đưa các nước này vượt qua giai đoạn mà những phát minh công nghệ xuất hiện như là những ngẫu nhiên trong dòng chảy lịch sử, đi đến giai đoạn có thể kiến thiết những "thời đại mới" trong công nghệ, chủ động như thực hiện một dự án

Ở Nhật Bản, do "văn hóa hiệp hội" phát triển cao, các think tanks thường tập trung lại với nhau thành các Hiệp hội. Chẳng hạn, Hiệp hội "Chihou Thinkutanku Kyougikai" (Hiệp hội các Think tanks Địa phương), quy tụ 4 Nhóm vùng Hokkaido, 9 Nhóm vùng Tohoku và Kanto, 6 Nhóm vùng Hokuriku, 17 Nhóm vùng Chubu, 31 Nhóm vùng thủ đô, 12 Nhóm vùng Chugoku, 11 Nhóm vùng Kyusiu, hoặc một Hiệp hội lớn khác là "Nihon Thinkutanku Kyoukai" (Hiệp hội các Think tanks Nhật Bản), quy tụ 10 Nhóm doanh nghiệp và dân sự

Tóm lại, do được tách ra thành một lực lượng chuyên nghiệp, đóng vai trò là bộ phận thiết kế một tiến trình hành động cụ thể cho tổ chức, là cái đầu "tư duy thay" cho bộ phận chỉ huy trong bộ máy, các think tanks là hình thức tồn tại của một giai tầng xã hội riêng biệt, tầng lớp tư duy chiến lược trong xã hội hiện đại

Ở Trung Quốc, năm 2009, vừa ra đời một think tank mới, nửa dân sự nửa nhà nước, nhưng đã được thế giới chú ý, China Center for International Economic Exchanges (CCIEE),[5] bởi nó quy tụ những tên tuổi lớn, như Zeng Peiyan, nguyên Phó Thủ tướng, Liu Zunyi, Hiệu trưởng của Chinese University of Hong Kong, Chen Yuan, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Qian Yingyi, Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý, Đại học Thanh Hoa...

Ngay sau khi thành lập, CCIEE đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các Think tanks toàn cầu (Globle Think tank Summit) vào 7/2009. Hội nghị này, cho thấy ba điều sau

- Một là, Chính phủ Trung Quốc hôm nay đối đãi các Think tanks của đất nước mình không kém gì Trần Hưng Đạo của Việt Nam đối đãi các tỳ tướng 700 năm trước

- Hai là, các Think tanks hàng đầu Trung Quốc đang muốn tìm kiếm vai trò toàn cầu

- Và cuối cùng, quan trọng nhất, cho thấy vị trí quan trọng của lực lượng tư duy chiến lược trong đời sống hiện đại của nhân loại

Ở Trung Quốc ngày nay, thời đại của những quân sư phe phẩy quạt mo như Gia Cát Lượng đã chấm dứt, mà là thời đại của các think tanks. Về số lượng, họ đã phát triển đến trên 2000 nhóm, nhiều nhất thế giới, thuộc đủ các thành phần, dân sự, nhà nước, đại học, doanh nghiệp

Điều đáng chú ý là, các think tanks ở Trung Quốc có một sự "phân công lao động" tự nhiên khá bài bản. Các nhóm của Chính phủ thì nghiên cứu những ý tưởng lớn, thiết kế những chương trình hành động ở tầm vĩ mô cho trung ương, các nhóm dân sự thì chủ yếu thiết kế chiến lược hành động cho các doanh nghiệp và đại học, đồng thời kết nối môi trường "xã hội công dân" sơ khai với chính quyền

Theo dõi các chiến lược gần đây của Trung Quốc, những chiến lược được cả thế giới chú ý theo dõi, như chiến lược khai thác Châu Phi, chiến lược "chinh phục" Nam Mỹ vốn được coi là "sân sau" của Mỹ, chiến lược "chinh phục" Châu Âu bằng cách "tấn công" vào khâu mắt yếu nhất là Hi Lạp, chiến lược "uy hiếp" Ấn Độ, chiếc lược biến toàn bộ Biển Đông thành "ao nhà"... chúng ta có thể thấy dấu ấn rõ ràng của các think tanks chủ chốt của Trung Quốc

Think tanks hoàn toàn không phải là điều xa lạ ở Trung Quốc. Hiện tượng xã hội này đã có từ thời cổ đại. Tuy vậy, trong lịch sử, ở Trung Quốc, sự ra đời và biến mất của một Nhóm tư duy chiến lược nào đó, thường có tính ngẫu nhiên, phụ thuộc vào khả năng và sở thích của người lãnh đạo, do đó, "thành - bại, được - mất" theo nhau hoán đổi liên tục

Ngày nay, một khi lực lượng tư duy chiến lược đã phát triển thành một giai tầng xã hội, trở thành bộ phận bất khả khuyết trong quá trình ra quyết sách, thì thành phần xã hội này sẽ được duy trì trong mọi hoàn cảnh. Đất nước càng khủng hoảng, càng được trọng dụng

Trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, các think tanks cũng mang tính toàn cầu hóa, không chỉ trong tư duy mà cả trong hành động. Các cuộc hợp tác quốc tế được phát triển, hình thành những think tanks liên quốc gia, và các vấn đề chung của nhân loại cũng trở thành đối tượng chung, từ hiện tượng biến đổi khí hậu đến đại dịch AIDS, từ chống đói nghèo đến chống khủng bố
 
Thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng các cơ chế, chính sách, tiêu chí hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế, các giải pháp nhằm nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó thường trực; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó

Các thành viên Tổ công tác bao gồm lãnh đạo các bộ, cơ quan Văn phòng Chính phủ; Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách, tiêu chí, chuẩn mực hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế và các giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới

Bằng các biện pháp linh hoạt, phù hợp, Tổ công tác chủ động tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị (chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối) nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi

Bên cạnh đó, Tổ công tác thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các dự án có chất lượng; quy mô vốn lớn; công nghệ cao; đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực

Tổ công tác nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam

Ngoài ra, Tổ công tác tổ chức điều phối liên ngành, liên cấp và liên vùng để thúc đẩy việc hình thành các chuỗi dự án liên kết và hỗ trợ, triển khai thuận lợi, hiệu quả; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao; định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác đầu tư

Quyết định cũng nêu rõ, Tổ công tác có quyền đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các chính sách, quy định, các gói ưu đãi, hỗ trợ cũng như đặt ra các yêu cầu đối với từng dự án đảm bảo hợp tác đầu tư hai bên cùng có lợi

Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin, hợp tác trong hoạt động xúc tiến, triển khai các dự án đầu tư

Tổ trưởng Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực và Tổ phó Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vietnamplus
 
Bộ tư lệnh giải cứu kinh tế

- Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến chống Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam lại phải đương đầu với một khó khăn khác đang chờ đợi phía trước, đó là nguy cơ nền kinh tế bị rơi vào suy thoái, mà theo cách nói của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì “chống suy thoái kinh tế cũng như chống giặc”

d2c79_botulenhgiaicuukinhte_thanhhoa.jpg

Sáu tháng đầu năm GDP cả nước chỉ tăng 1,81%, là mức tăng trưởng kinh tế sáu tháng thấp nhất trong nhiều thập kỷ, kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế

Sau “giặc” dịch giờ tới “giặc” suy thoái

Về lý thuyết, nếu tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế sụt giảm liên tục trong hai quí liền kề thì nền kinh tế đó xem như rơi vào suy thoái. Tăng trưởng GDP của chúng ta trong quí 1 đạt 3,82%, đến quí 2 tăng trưởng GDP giảm xuống 0,36%, tính hết sáu tháng đầu năm GDP cả nước chỉ tăng 1,81%, là mức tăng trưởng kinh tế sáu tháng thấp nhất trong nhiều thập kỷ, kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Vì vậy, khả năng nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái trong những tháng cuối năm là rất cao

Ngay từ lúc tình hình dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp ngày 9-5, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Các bộ ngành phải xắn tay áo vào, địa phương phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phục hồi nền kinh tế, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cần hun đúc tinh thần dám nghĩ dám làm, đổi mới, phát triển”. Đến ngày 2-7, tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng lại tiếp tục đốc thúc: “Các đồng chí phải nóng ruột lên!”

Điều đó cho thấy dường như đang có một sức ì nào đó quá lớn khiến cho cỗ xe tam mã, gồm xuất khẩu - tiêu dùng - đầu tư công vẫn không thể tăng tốc để tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế

Một cách khách quan, có thể nhận thấy xuất khẩu sẽ là một bài toán khó kể từ nay cho đến ít nhất là hết cuối năm khi tình hình dịch bệnh trên quy mô toàn cầu chưa có dấu hiệu khả quan, khiến cho thị trường thế giới, đặc biệt là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam vẫn chưa thể phục hồi. Cỗ máy xuất khẩu là một động lực kinh tế mà ta không ở thế chủ động. Triển vọng đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào hai câu hỏi là khi nào các thị trường đối tác mở cửa, trở lại hoạt động bình thường và khi nào thì vaccin được phổ biến rộng rãi. Cho đến khi nào chưa có câu trả lời chính xác thì xuất khẩu sẽ không thể khởi động được cỗ máy kinh tế

Tiêu dùng cũng là một bài toán khó bởi lẽ nhu cầu thị trường nội địa của chúng ta vốn không đủ lớn để có thể bù trừ cho sự mất mát từ doanh số xuất khẩu, nay còn bị thu hẹp do tác động tiêu cực của việc cắt giảm thu nhập, công ăn việc làm và triển vọng kinh tế. Những nỗ lực kích cầu nội địa, chẳng hạn như kích cầu du lịch trong nước, đang được ráo riết triển khai ở khắp các địa phương nhưng kết quả bước đầu không khả quan vì nhiều hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan. Các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi nhưng khách hàng vẫn thưa thớt là những minh chứng thực tế cho thấy tiêu dùng nội địa, có thể phần nào đó khả quan hơn xuất khẩu nhưng vẫn là một động cơ yếu ớt

Giờ là lúc cần đột phá, thậm chí là “xé rào”

Giờ đây tất cả đều trông cậy vào giải pháp mũi nhọn là đầu tư công. Bởi vì đây là động lực tăng trưởng mà Chính phủ nắm quyền chủ động. Gói kích thích tài khóa thông qua đầu tư công trị giá 700.000 tỉ đồng được xem là một cú hích mạnh đối với tổng cầu, kỳ vọng sẽ tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, đầu ra cho nhiều ngành sản xuất và từ đó kích thích hay chí ít cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng cho sáu tháng cuối năm. Thế nhưng, dữ liệu thực tế cho thấy tính từ đầu năm tốc độ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt hơn 30% kế hoạch, đặc biệt giải ngân vốn ODA chỉ 10%, có địa phương còn không giải ngân được một đồng vốn ODA nào. Nguyên nhân chính cũng đã được chỉ ra, do vướng thủ tục, quy định pháp lý, chủ yếu ở khâu giải phóng mặt bằng

Để vượt qua rào cản này, cần phải có giải pháp đột phá, thậm chí các địa phương phải dám “xé rào” trong một số tình huống để giải ngân vốn đầu tư công. Có thể câu nói của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một gợi ý tiếp cận: “Chống suy thoái kinh tế như chống giặc”. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục tư duy kiểu thời chiến, với đặc tính là nhanh chóng, táo bạo, đặc biệt dựa trên sự quyết đoán và chịu trách nhiệm của người chỉ huy

Nhưng các chỉ huy lại sợ giai đoạn “nhạy cảm”

Thế nhưng lúc này, mọi người lại thường nói với nhau đây là giai đoạn “nhạy cảm”, một cách nói tránh cho thực trạng hiện nay ít có vị chỉ huy nào lại mạo hiểm để đưa ra các quyết định đột phá vào mùa làm công tác nhân sự. Nhưng phải chăng đó cũng là một phản ứng hành vi tất yếu được tạo ra bởi cơ chế hiện nay ?

Án binh bất động để đợi qua giai đoạn nhạy cảm này và có thể lấy một lý do hoàn hảo cho bất kỳ một hạn chế nào của ngành hay địa phương là do “các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19”. Đó là một câu “thần chú” hữu hiệu nhất hiện nay có thể hóa giải mọi vấn đề trách nhiệm. Thế nhưng ở chiều ngược lại, nếu một tư lệnh ngành hay địa phương đưa ra các quyết định đột phá lúc này để vượt qua các rào cản thể chế, pháp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, nếu lỡ như mai này có rủi ro nào đó phát sinh thì liệu lý do “Covid-19” có giúp họ tránh khỏi các truy cứu trách nhiệm hay không ?

Đây có lẽ là tắc nghẽn lớn nhất của dòng vốn đầu tư công, hay tổng quát hơn là hiện trạng “trên nóng dưới lạnh” mà người đứng đầu Chính phủ đang trăn trở. Vì vậy, giải pháp cần thiết là tạo ra một cơ chế phòng ngừa rủi ro ra quyết định cho các vị tư lệnh ngành và địa phương. Đề xuất thành lập “Ban chỉ đạo chống suy thoái kinh tế” do Thủ tướng làm trưởng ban có thể là một gợi ý khả thi cho giải pháp vừa nêu

Ban chỉ đạo có vai trò như một Bộ tư lệnh giải cứu kinh tế trong cuộc chiến chống suy thoái, cần kịp thời đưa ra các quyết định hay chỉ thị đột phá hoặc trao cho các vị chỉ huy ở chiến trường những công cụ quyền lực đặc biệt để có thể xoay chuyển được các tình thế, rào cản của địa phương. Nhưng song song với đó, cũng cần bảo vệ họ khỏi các rủi ro và truy cứu trách nhiệm nếu các yếu tố khách quan chuyển biến bất lợi

“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa…!” là một câu nổi tiếng, được trích từ nội dung bức điện khẩn của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi đi từ Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 7-4-1975 cho các cánh quân đang hành quân thần tốc, quyết giải phóng miền Nam. Nội dung bức điện vừa là mệnh lệnh, cũng vừa là giải pháp và sự cổ vũ của Bộ chỉ huy chiến dịch đối với các vị chỉ huy đang trực tiếp chiến đấu và đối phó với những diễn bất ngờ trên chiến trường. Nhắc lại sự kiện lịch sử để thấy bối cảnh ngày nay cũng vậy, để tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc chiến chống suy thoái kinh tế, Bộ tư lệnh giải cứu kinh tế cũng cần truyền đi những thông điệp táo bạo và quyết liệt như thế

Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Phó giáo sư, Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TPHCM
 
Một Việt Nam hùng mạnh về kinh tế là mục tiêu của nước Mỹ


Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng một Việt Nam hùng mạnh về kinh tế là một mục tiêu của Mỹ, khi quốc gia này đang nỗ lực gây dựng lại nội lực và "thoát Trung" trong chuỗi cung ứng - sản xuất

Chuyên gia Bùi Kiến Thành: 'Một Việt Nam hùng mạnh về kinh tế là mục tiêu của nước Mỹ'

Ông Bùi Kiến Thành
Ông Bùi Kiến Thành là một nhân vật đặc biệt của lịch sử, khi là một trong những người Việt đầu tiên được đào tạo bài bản về tài chính tại Mỹ (Đại học Columbia)

Dưới chế độ cũ, ông là đại diện Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tại New York (Mỹ) khi mới 25 tuổi và là chính khách trẻ nhất ra vào dinh Gia Long.
Sau khi đất nước thống nhất, ông Bùi Kiến Thành tham gia tư vấn về nhiều chính sách kinh tế - xã hội cho Chính phủ Việt Nam qua ba đời thủ tướng là Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng

Nhân dịp kỉ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Kiến Thành

- Thưa ông, Việt - Mỹ hiện đã là đối tác toàn diện của nhau. Vậy, ông đánh giá về triển vọng phát triển của mối quan hệ này trong thời gian tới như thế nào ?

Chuyên gia Bùi Kiến Thành:
Triển vọng là rất lớn nhưng lớn đến đâu thì tùy thuộc vào nhận định và quyết tâm của Việt Nam

Thứ nhất, về địa chính trị, Việt Nam là trung tâm không những của Đông Nam Á mà của cả vùng Bắc Á và Nam Á, từ Nhật Bản phía Bắc đến Ấn Độ phíá Nam, một cộng đồng chiếm hơn nửa dân số và trên 50% GDP của thế giới. Gần 50% hàng hóa thế giới luân chuyển qua Biển Đông theo hai chiều Đông Tây và Nam Bắc

Về tiềm năng, Việt Nam là một quốc gia duyên hải, với vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) có vị trí như là điểm xuất phát ra đại dương và sẽ là trung tâm kinh tế tài chính quốc tế còn lớn hơn cả Singapore trong thế kỷ 21-22

Thứ hai, về lịch sử và văn hóa, Việt Nam là bạn với tất cả quốc gia trên thế giới, không có thù địch với bất kỳ chế độ nào. Ngày 7/6/2019, Việt Nam được 192/193 phiếu của các thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an - một đa số chưa có tiền lệ. Trong một thế giới sôi động về tranh chấp giáo phái, chủng tộc, khủng bố, Việt Nam là một đất nước an bình

Thứ ba, Việt Nam là thành viên của hơn mười hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó nổi tiếng nhất là CPTPP và EVFTA, chưa kể các hiệp định song phương khác

Với các vị thế trên và một dân số tương đối trẻ, có trình độ văn hóa cao, có khả năng tiếp thu khoa học - công nghệ -kĩ thuật nhanh, Việt Nam là một trong các đối tác tiềm năng hàng đầu đối với Mỹ cũng như đối với các quốc gia khác trong khu vực

Tất cả vấn đề là môi trường phát triển, quyết tâm cải cách thể chế, bộ máy hành chính, tiến lên một nhà nước pháp quyền, quản lý minh bạch và khoa học của Việt Nam

- Theo nhãn quan của ông, quan hệ Việt - Mỹ trong bối cảnh mới có gặp phải thách thức nào đáng kể không ?

Thách thức đáng kể nhất vẫn là ở ta, đó là làm sao phát huy nội lực, nhanh chóng tiếp thu khoa học kĩ thuật từ bên ngoài nhưng không quá lệ thuộc vào yếu tố nước ngoài, vì lệ thuộc sẽ dẫn tới nguy cơ mất chủ quyền, làm nô lệ kinh tế - tài chính cho các cường quốc và các tập đoàn kinh tế tài chính đa quốc gia

- So với 25 năm trước, ông nhận thấy "cái nhìn" của Mỹ về Việt Nam có sự đổi khác như thế nào ?

So với 25 năm hay 50 năm trước, đối với Mỹ, Việt Nam không còn là một bàn đạp trong cuộc chiến ý thức hệ nữa

Cuộc tranh chấp ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới đã đổi thay, hệ trọng không chỉ là lấn chiếm lãnh thổ, chạy đua vũ trang mà là chiếm thế thượng phong về phát triển kinh tế, tài chính, ngoại thương

Do đó, một Việt Nam hùng mạnh về kinh tế là một mục tiêu của Mỹ, khi quốc gia này đang nỗ lực gây dựng lại nội lực và "thoát Trung" trong chuỗi cung ứng - sản xuất

- Việt Nam đứng giữa trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Trong bối cảnh hai đại cường này đối đầu nhau, Việt Nam nên ứng xử như thế nào ?

Chính sách của Việt Nam là làm bạn với tất cả, không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào để đối đầu với một quốc gia nào khác. Mục đích của Việt Nam luôn hướng tới là bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế

Đối với Mỹ cũng vậy và đối với Trung Quốc cũng vậy, Việt Nam không đứng về một bên để đối đầu với bên kia. Viêt Nam cũng không hy sinh sự an toàn của mình để xen vào bất cứ một tranh chấp nào giữa các cường quốc

Trên thực tế, Việt Nam đã vận dụng luật pháp quốc tế, như Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) cùng những nghị quyết của ASEAN để giải quyết các xung đột trên Biển Đông. Lực lương của Mỹ chỉ có giá trị tượng trưng và sẽ không bao giờ được Việt Nam sử dụng để đối đầu với Trung Quốc

- Ông có khuyến nghị gì với Chính phủ trong việc quan hệ với Mỹ ?

Đối với Mỹ cũng như đối với bất kỳ đối tác nào, Việt Nam luôn tìm cơ hội hợp tác, nhưng vẫn phải cẩn trọng trong quan hệ để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, không để bị đẩy vào thế bất lợi, hủy hoại môi trường, suy yếu chủ quyền

Quan hệ đối tác phải được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau. Xuất phát là một nước kém phát triển đối đầu với một cường quốc kinh tế, tài chính lớn, Việt Nam cần phải nghiên cứu ưu thế tương đối của mình và không để bị dồn vào thế bất lợi trong thương thảo hợp tác

Một điểm yếu hiện nay của Việt Nam là thể chế chưa được hoàn chỉnh, hệ thống quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, nhất là bộ máy còn cồng kềnh, chưa hiệu quả, tham nhũng, tiêu cực còn chưa làm sạch được

Trong khi đó, luật pháp của Mỹ lại không chấp nhận bất cứ một hành động tiêu cực nào trong quản lý kinh doanh. Các nhà quản lý doanh nghiệp Mỹ đều phải thận trọng trong hành vi, vì tham nhũng, đưa hội lộ là một tội danh hình sự. Các doanh nghiệp Mỹ không thể hợp tác phát triển kinh doanh với Việt Nam nếu nạn hối lộ, nạn chi phí “không chính thức” không được diệt trừ triệt để

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ái Châu Tử
 
Đại dịch Covid-19 và bài học xương máu cho Grab

photo1597432612138-1597432612523492937233.jpg

Trong những tuần đầu xuất hiện dịch coronavirus, CEO kiêm đồng sáng lập Anthony Tan của Grab đã lầm tưởng rằng dịch bệnh này chỉ là vấn đề cục bộ của Trung Quốc giống như dịch SARS năm 2003

Khi Covid-19 bùng phát thành đại dịch khiến thị trường lao đao, CEO 38 tuổi của Grab đã phải tìm đến lời khuyên từ những nhà đầu tư lọc lõi của mình, bao gồm Chủ tịch Masayoshi Son của SoftBank và CEO Satya Nadella của Microsoft

Những lời khuyên được đưa ra rất rõ ràng: Chẳng có ai biết được cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài hay nghiêm trọng tới đâu. Anthony Tan hiểu rằng ông sẽ phải đặt ra những giới hạn và đưa ra những quyết định dứt khoát, bất kể đó là những quyết định không được chào đón

Tan mô tả: "Không còn gì phải bàn cãi nữa cả, chỉ có thực hiện thôi"

Tháng 6 vừa qua, Grab đã phải cắt giảm khoảng 360 người lao động, tương đương gần 5% số nhân viên chính thức, sau khi đã cắt giảm hết các khoản chi tiêu tự do

Tan tâm sự trong buổi phỏng vấn đầu tiên sau cuộc cắt giảm nhân sự: "Tôi nhớ rằng mình đã không thể ngừng rơi nước mắt. Tôi không bao giờ muốn trải qua việc này thêm một lần nào nữa"

Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng đầu tiên đối với hệ sinh thái khởi nghiệp 10 tuổi của Đông Nam Á

Trong đó, Grab đã trở thành một cái tên quen thuộc và là doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất khu vực với giá trị đạt hơn 14 tỷ USD

Khi khu vực 650 triệu dân buộc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội vì dịch coronavirus, Grab đã phải đối mặt với nhu cầu giảm mạnh đối với mảng kết nối vận tải. Nhưng sau đó, gần 150 nghìn tài xế vận tải đối tác của công ty đã nhanh chóng trở thành các tài xế giao hàng tận nhà cho khách

Tan cho biết ông đã chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai mà một phần người dùng của Grab sẽ làm việc tại nhà: "Giao đồ ăn đã trở thành thông lệ mới, mảng giao hàng tạp hóa và thanh toán điện tử đều đang phát triển rất nhanh, nên hành vi người tiêu dùng đã thay đổi vĩnh viễn bất kể có hay không có vắc-xin. Và rồi tất cả chúng ta đều được hưởng lợi"

Cung cấp các dịch vụ tài chính

Tại Indonesia, thị trường lớn nhất của Grab, Grab đang cạnh tranh dữ dội với đối thủ Gojek, đang gia tăng gấp đôi hoạt động giao hàng. Mảng giao nhận thực phẩm mới 2 năm tuổi đang dần vượt qua mảng kết nối vận tải, vốn là mảng kinh doanh chủ chốt và lâu đời của công ty này

Grab cũng phải sắp xếp lại các kế hoạch kinh doanh với các dịch vụ du lịch và lữ hành khi người tiêu dùng buộc phải ở nhà. Thay vào đó, công ty này đang đẩy mạnh các dịch vụ tài chính của mình qua việc gia tăng các giao dịch thanh toán số và nâng số lượng doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm các khoản vốn vay lưu động. Các dịch vụ tài chính hiện tại của công ty bao gồm quản lý tài sản, bảo hiểm, và cho vay tài chính

Trước khi đại dịch xuất hiện, Grab đang trong công cuộc chuyển mình thành một siêu ứng dụng hàng ngày. Biến cố dịch Covid-19 đã khiến công ty phải đẩy nhanh các kế hoạch, bao gồm việc giới thiệu thêm nhiều dịch vụ cho các tài xế và người bán trên nền tảng. Công ty cho biết vẫn đang chờ kết quả xin giấy phép hoạt động ngân hàng số tại Singapore

Tan chia sẻ rằng, sự xuất hiện của đại dịch ban đầu buộc ông phải suy tính đến cuộc chiến sinh tồn của công ty trong ngắn hạn. Nhưng thời gian làm việc tại nhà trong vài tháng cùng với những lời tham vấn của các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã khiến ông phản tỉnh và suy nghĩ về những chiến lược lâu dài hơn

Tan nói rằng việc điên cuồng và chi li trong cắt giảm ngân sách đang giúp Grab tiến nhanh hơn đến mục tiêu có lãi, mặc dù ông không đưa ra một khoảng thời gian cụ thể

Khi nhận xét về tác động của đại dịch đối với Grab, Jixun Foo, giám đốc điều hành Quỹ GGV Capital và là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Grab, cho rằng tốc độ là điều tối quan trọng. Ông nói thêm: "Khi thuận lợi thì người người nhà nhà đều cố gắng giành giật thị phần. Nhưng khi một cơn sóng thần xuất hiện, những công ty tốt nhất sẽ phản ứng nhanh nhất và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình một cách nhanh nhất"

Grab hiện đang hoạt động tại 351 thành phố ở 8 quốc gia Đông Nam Á. Năm 2018, công ty này đã thu hút sự chú ý toàn cầu khi buộc Uber phải bán lại mảng kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á cho mình sau 5 năm cạnh tranh khốc liệt. Đổi lại, Uber nắm giữ một lượng cổ phần tại Grab. Số liệu của Grab cho thấy ứng dụng này đã có tổng cộng 198 triệu lượt tải xuống và một mạng lưới hơn 9 triệu tài xế, người bán và các đại lý
 
Thị trường 5G sẽ tạo ra doanh thu 31.000 tỷ USD vào năm 2030

Theo một báo cáo mới được phát hành bởi Công ty cung cấp thiết bị viễn thông Ericsson của Thụy Điển, thị trường người tiêu dùng 5G trên toàn cầu có thể tạo ra doanh thu 31 nghìn tỷ USD vào năm 2030

Báo cáo cũng đã đưa ra ước tính rằng, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) có thể thu được 3,7 nghìn tỷ USD trong tổng số 31 nghìn tỷ USD doanh thu từ thị trường người tiêu dùng 5G và khả năng nguồn doanh thu này có thể tăng lên khi các dịch vụ kỹ thuật số mới xuất hiện. Trong đó, nguồn thu từ riêng các dịch vụ kỹ thuật số có thể lên tới 131 tỷ USD vào năm 2030

ict-1-7246-1606472780.png

Dự báo cũng cho rằng, khoảng 40% doanh thu này được tạo ra từ việc người tiêu dùng chi tiêu cho dịch vụ như video nâng cao, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), và chơi các trò chơi dựa trên đám mây qua mạng 5G. Trong đó, AR có khả năng thúc đẩy hơn một nửa tổng chi tiêu của người tiêu dùng dựa vào các ứng dụng nhập vai (immersive media) vào năm 2030, ban đầu với các ứng dụng trò chơi và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như mua sắm, giáo dục và cộng tác từ xa

Báo cáo của Ericsson cũng dự đoán rằng, bằng cách chủ động thúc đẩy sự chấp nhận của người tiêu dùng 5G, các nhà khai thác di động có thể đạt được doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) cao hơn 34% vào năm 2030

Đánh giá về vấn đề này, ông Jasmeet Singh Sethi, người đứng đầu ConsumerLab của Ericsson Research cho biết: “Đây là lần đầu tiên Ericsson đưa ra dự báo doanh thu cho thị trường tiêu dùng 5G, lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông. Thông qua nghiên cứu của mình, chúng tôi đã nhấn mạnh vai trò của việc phát triển các trường hợp sử dụng 5G, sự đổi mới thuế quan, chất lượng vùng phủ sóng 5G và quan hệ đối tác trong hệ sinh thái để mở ra tiềm năng thực sự của thị trường này”

Báo cáo cũng nhấn mạnh về vai trò quan trọng của các công nghệ như điện toán biên (edge computing) và phân chia mạng (network slicing), sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ thu hút được doanh thu từ người dùng 5G. Điều này có thể đến từ các dịch vụ kỹ thuật số cốt lõi như trò chơi đám mây và các ứng dụng thực tế tăng cường hoặc các dịch vụ kỹ thuật số liền kề, chẳng hạn như kết nối trong xe hơi và các tính năng an toàn liên quan

“Rõ ràng là 5G sẽ mang lại cơ hội to lớn cho các CSP trong mảng kinh doanh tiêu dùng trong thời gian tới. Và trong cuộc đua này, những CSP nào nhanh chóng và chủ động phát triển các ứng dụng phù hợp với người tiêu dùng thì có thể sẽ là những người dành chiến thắng”, ông Singh Sethi cho biết thêm

Truy cập vô tuyến cố định

Truy cập vô tuyến cố định (FWA: Fixed Wireless Access) là một giải pháp truy cập băng rộng vô tuyến dựa trên nhu cầu thị trường băng rộng, phát huy tối đa các đặc tính của phạm vi phủ sóng vô tuyến, triển khai nhanh và với công năng như mạng cáp quang. Giải pháp này sẽ giúp các nhà khai thác rút ngắn chu kỳ xây dựng mạng lưới của họ và tiết kiệm chi phí xây dựng mạng

Ericsson cho rằng, các thuê bao truy cập vô tuyến cố định cũng sẽ tăng lên khi tốc độ và dung lượng mạng được nâng cao khiến cho mạng truy cập vô tuyến cố định 5G (5G FWA) sẽ trở thành một giải pháp thay thế khả thi hơn cho các mạng cố định

Báo cáo của Ericsson cho biết: “Các nhà cung cấp dịch vụ ở Mỹ đã nói rõ rằng, họ sẽ triển khai 5G FWA như một giải pháp thay thế cho sự cạnh tranh hạn chế trong các thị trường băng rộng cố định đang tồn tại ở các khu vực có mật độ dân số thấp hơn. Dự kiến đến năm 2030, số thuê bao sử dụng 5G FWA sẽ đạt 130 triệu với doanh thu hàng năm là 53 tỷ USD”

Dự báo về doanh thu của FWA ở một số khu vực trên thế giới vào năm 2030, báo cáo của Ericsson cho rằng, khu vực Bắc Mỹ sẽ chiếm 40% doanh thu, trong khi đó khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu mỗi khu vực sẽ chiếm 19% doanh thu
 
S&P Global đồng ý chi 44 tỉ đô la thâu tóm IHS Markit

Hôm 30-11, hãng thông tin và phân tích tài chính S&P Global (Mỹ) nhất trí chi 44 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit (Anh) trong một thương vụ sáp nhập hai nhà cung cấp dữ liệu tài chính lớn nhất cho Phố Wall

Thương vụ thâu tóm lớn nhất năm 2020

Với trị giá 44 tỉ đô la, bao gồm nợ, đây là thương vụ thâu tóm có giá trị lớn nhất thế giới trong năm nay, theo dữ liệu của Dealogic. Hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit có trụ sở ở London, mức vốn hóa thị trường khoảng 37 tỉ đô la trước khi thương vụ được thông báo và con số này của S&P Global là 82 tỉ đô la

50ced_anh_bai.jpg

S&P Global nhất trí chi 44 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit

Cả hai bên cho biết các cổ đông của IHS Markit sẽ nhận được 0,2838 cổ phiếu của S&P Global quy đổi cho mỗi cổ phiếu IHS Markit. Douglas Peterson, Giám đốc điều hành (CEO) S&P Global sẽ tiếp quản ghế CEO của công ty mới sau khi sáp nhập

Thương vụ này sẽ kết hợp một trong những tên tuổi lâu đời nhất trên thị trường tài chính với một công ty còn tương đối non trẻ. Tiền thân của S&P Global là một ấn phẩm tóm tắt thông tin cho các nhà đầu tư đường sắt từ thập niên 1860. Công ty này giờ đây nổi tiếng với dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nợ của các doanh nghiệp và chính phủ cũng như và các chỉ số theo dõi thị trường chứng khoán quan trọng trên toàn cầu

IHS Markit được thành lập vào năm 2003 ở ngoại ô London bởi Lance Uggla, một cựu lãnh đạo của Ngân hàng đầu tư TD Securities. Công ty này tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2014 và huy động được 1,3 tỉ đô la

Năm 2016, IHS (Mỹ), chuyên cung cấp các báo cáo phân tích cho các doanh nghiệp và chính phủ, mua lại hãng nghiên cứu Markit ở London và di chuyển trụ sở đến Anh, đổi tên thành IHS Markit

Vào thời điểm IHS và Markit tiến hành sáp nhập, hai công ty này có tổng vốn hóa thị trường khoảng 13 tỉ đô la. Hiện nay, mức định giá của IHS Markit đã tăng gần gấp ba lần, một dấu hiệu cho thấy thị trường dữ liệu tài chính nóng như thế nào

IHS Markit theo dõi hàng triệu điểm dữ liệu trên các thị trường tài chính. Công ty này sở hữu một phần mềm mà các ngân hàng lớn ở Phố Wall đang sử dụng để ra các quyết định bảo lãnh phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp đồng thời theo dõi dữ liệu trên thị trường năng lượng và vận tải

Thị trường dữ liệu tài chính ngày càng nóng

Thị trường dữ liệu tài chính bùng nổ trong hai thập kỷ qua khi các thị trường ngày càng dựa vào các chiến lược đầu tư cổ phiếu do máy tính đưa ra, thay thế cho những quyết định của con người

Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp dữ liệu tài chính chấp nhận sáp nhập vào một số hãng thông tin tài chính khổng lồ khi các nhà cung cấp dữ liệu như S&P Global và FactSet cạnh tranh quyết liệt với các sàn giao dịch lớn đang nỗ lực kiếm tiền bằng cách bán dữ liệu định giá cổ phiếu của họ để bù đắp cho mức doanh thu phí giao dịch đang sụt giảm

Thương vụ S&P Global thâu tóm IHS Markit, công ty đang có đội ngũ hùng hậu gồm hơn 5.000 nhà phân tích, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia tài chính... là một phần của cuộc chạy đua mở rộng quy mô kinh doanh khi các tay chơi lớn nhất trong ngành dữ liệu tài chính tận dụng nhu cầu đang tăng vọt đối với các dữ liệu và báo cáo phân tích thị trường trên các thị trường tài chính ngày càng được vi tính hóa

Năm 2018, Tập đoàn đầu tư Blackstone đã mua lượng cổ phần kiểm soát ở đơn vị dữ liệu tài chính của Công ty Thomson Reuters Corp. và đổi tên thành Refinitiv. Một năm sau đó, Blackstone bán lại Refinitiv cho chủ sở hữu của Sàn giao dịch chứng khoán London với giá 27 tỉ đô la. Hồi tháng 8, Intercontinental Exchanges, chủ sở hữu Sàn giao dịch chứng khoán New York, chi 11 tỉ đô la để thâu tóm Ellie Mae, nhà cung cấp dữ liệu vay thế chấp bất động sản tại Mỹ

S&P Global giờ đây đang mở rộng kinh doanh sau nhiều năm thu hẹp. Doanh thu của S&P Global tăng 9% trong quí 3 vừa qua và ghi nhận sự cải thiện ở tất cả các mảng kinh doanh, đặc biệt là mảng xếp hạng tín nhiệm nợ của doanh nghiệp. Mảng kinh doanh này được hưởng lợi khi các doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu để tận dụng các mức lãi suất thấp kỷ lục

Cổ phiếu của S&P Global, IHS Markit và các đối thủ bao gồm MSCI Inc., tăng mạnh trong những năm gần đây, cung cấp cho họ lượng tiền mặt dồi dào để săn lùng các thương vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A)

“Đây là vụ sáp nhập khổng lồ về dịch vụ và dữ liệu tài chính. S&P Global có thể suy luận rằng việc mở rộng dần dần sẽ không có hiệu quả vì vậy, công ty này quyết định thực hiện vụ thâu tóm lớn để giúp mở rộng các sản phẩm”

Tuy nhiên, Craig A. Huber, người sáng lập Công ty of Huber Research Partners, lưu ý sự giám sát của các cơ quan quản lý có thể là rào cản cho thương vụ S&P Global - IHS Market vì cả hai bên có nhiều mảng kinh doanh giống nhau

Đồng tình với nhận định này, Giám đốc chi nhánh Công ty tư vấn và đầu tư United First Partners tại Singapore, nói: “Các quy định chống độc quyền có thể là vấn đề lớn cho thương vụ này vì cả hai bên đều là các nhà cung cấp dữ liệu thị trường”, Jin Rui Oh

Chánh Tài
 

Một dân tộc không có lực lượng tư duy chiến lược chuyên nghiệp, hoặc có nhưng què quặt, thì dẫu có độc lập đi nữa, cũng sẽ rơi vào trạng thái nô lệ mới: nô lệ về trí tuệ, dẫu có mở cửa đi nữa, thì cũng rơi vào trạng thái cô lập mới: cô lập về trí tuệ

Ngày nay, tầng lớp tư duy chiến lược, được tập hợp dưới hình thức các think tanks, là một trong những tầng lớp chủ chốt đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Những quốc gia không có lực lượng này, hoặc có nhưng què quặt, hoặc không thể phát triển nó vì những lí do chủ quan, thì không thể phát triển được

Hội nhập với thế giới từ một xuất phát điểm khá thấp, Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn về vai trò cốt tử của lực lượng think tanks đối với sự hưng vong của quốc gia, để từ đó, bắt đầu tiến trình tái cấu trúc bằng cách xây dựng lực lượng think tanks cho dân tộc mình

I. Quyết định vận mệnh một dân tộc

Chất lượng chính sách là yếu tố quyết định vận mệnh quốc gia, do đó, các nhóm tư duy chiến lược (think tanks) của mỗi quốc gia cũng đóng vai trò quyết định đối với vận mệnh nó

1. Để dễ hiểu với Việt Nam, hãy nhìn từ trường hợp gần gũi nhất, Trung Quốc

Một dân tộc không có lực lượng tư duy chiến lược chuyên nghiệp, hoặc có nhưng què quặt, thì dẫu có độc lập đi nữa, cũng sẽ rơi vào trạng thái nô lệ mới: nô lệ về trí tuệ, dẫu có mở cửa đi nữa, thì cũng rơi vào trạng thái cô lập mới: cô lập về trí tuệ...

Để hội nhập với thế giới, đất nước cần có một tầng lớp tư duy chiến lược, và họ phải hội nhập trước. Chúng ta sẽ không thể hội nhập và phát triển nếu ngay ở mắt xích đầu tiên là lực lượng tư duy vẫn còn bị thế giới bỏ rơi


Ở Trung Quốc, trong lĩnh vực kinh tế, bắt đầu từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, lực lượng tư duy chiến lược đã đóng vai trò quyết định thay đổi vận mệnh của nước này. Họ đã tái cấu trúc tiến trình ra quyết định của chính phủ, giúp lãnh đạo Trung Quốc chuyển từ kiểu tư duy kế hoạch sang tư duy chiến lược

Quá trình tái cấu trúc này được bắt đầu với các dự án sản xuất thép. Như ta đã biết, thời chủ tịch Mao Trạch Đông, tư duy kế hoạch có hai điểm mấu chốt sau. Một là, nó tư duy bằng các chỉ tiêu, thay vì bằng các mục tiêu. Hai là, để thực hiện được các chỉ tiêu đó, nó phải phát động các phong trào. Để lôi cuốn toàn dân lao vào các phong trào, nó tạo ra những "ngọn cờ" và giảm thiểu tinh thần đối thoại trong xã hội

"Người cầm lái vĩ đại" đã quyết định tất cả, không dùng đến đội ngũ chuyên gia kinh tế và kỹ thuật, không hoạch định chiến lược trên cơ sở tri thức khoa học. Hậu quả là, Trung Quốc trong một thời gian ngắn đã sản xuất một lượng thép đứng thứ 4 thế giới, nhưng chất lượng thấp đến nỗi không dùng được vào việc gì, vẫn phải nhập khẩu thép của Nhật Bản, đồng thời khiến hàng chục triệu người chết đói

Tiến sĩ Xuanli Liao ở The Chinese University of Hong Kong, trong một công trình nghiên cứu về các think tanks Trung Quốc, đã chỉ ra rằng, sau khi Mao Chủ tịch qua đời, đến thời Hoa Quốc Phong, các dự án thép vẫn được thực hiện theo cách cũ

Nhưng xã hội Trung Quốc lúc này đã xuất hiện nhân tố mới. Việc bình thường quan hệ với Nhật Bản từ 1972 giúp cho các chuyên gia Trung Quốc tiếp cận với các kỹ thuật hoạch định chiến lược của Tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản), bên cạnh đó, không khí dân chủ được cởi mở hơn, nên may mắn cho Trung Quốc, lần đầu tiên sau bao nhiêu quằn quại, Chính phủ đã biết lắng nghe chiến lược của các chuyên gia, những "đại nhảy vọt" kiểu mới được chấm dứt, và dự án thép Baogang hợp tác với Nippon Steel đã thành công tốt đẹp. Trung Quốc có được một "đại gia thép" của riêng mình

Bắt đầu từ đó đến nay, chính phủ Trung Quốc bước vào một trang sử mới, trang sử kết hợp giữa "lãnh đạo" và "trí tuệ", vượt thoát kiểu lãnh đạo duy ý chí trước đó

Nhờ vậy, Trung Quốc bước vào giai đoạn lịch sử mới, thời đại mà tư duy chiến lược không còn là việc của các "quân sư quạt mo", mà là của một lực lượng think tanks đông đảo, đóng vai trò quyết định cho những chính sách tạo ra những đổi thay tích cực nhất của đất nước họ

2. Ở một số nước Đông Âu, khi chuyển từ thể chế xã hội chủ nghĩa (tư duy bằng chỉ tiêu, cụ thể hóa bằng nghị quyết Đảng, vận hành bằng phong trào) sang nhà nước pháp quyền (tư duy bằng mục tiêu, hoạch định bằng chính sách và vận hành chính sách bằng luật pháp), do thói quen cũ, cũng đã gặp nhiều bất cập trong quá trình ra quyết sách

Theo Nguyễn Đức Lam, ở Slovakia, cũng như hầu hết các nước, văn bản pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà nước thực thi chính sách. Thế nhưng, trong quá trình ra quyết sách, người ta thường bỏ qua khâu phân tích chiến lược. Hệ quả là, 60% các dự luật trình lên nội các để xin ý kiến trước khi chuyển sang Nghị viện không hề có văn bản phân tích chính sách kèm theo. Số còn lại thì có văn bản luận chứng nhưng trong đó lại thiếu lập luận, dẫn chứng, số liệu thuyết phục

Tuy nhiên, những bất cập này ở Đông Âu 20 năm trước đã được Tây Âu hỗ trợ để khắc phục, và Slovakia là một trong những nước thực sự bứt phá. Ngày nay, Slovakia, vốn chuyển đổi kinh tế sau Việt Nam 3 năm, nhưng đã thành công hơn chúng ta nhiều. Năm 2009, chúng ta hoan hỷ được thế giới viện trợ 8 tỷ USD. Trước đó một năm, trên website của World Bank có một mẩu tin ngắn: Slovakia đã chấm dứt nhận viện trợ và trở thành một nước viện trợ lại nước khác trong khuôn khổ World Bank

II. Kết nối các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa

Ngày nay, ở các nước có trình độ tổ chức cao, do các think tanks nằm ở vị trí then chốt của quá trình thiết lập chính sách, nên giữa các chính trị gia đứng ở "những đỉnh cao chỉ huy" và các think tanks của nước đó, luôn có mối quan hệ mật thiết

1. Ở Mỹ, Đảng Cộng hòa có quan hệ mật thiết với Heritage Foundation. Think tank này cũng là nơi nhiều học giả nổi tiếng như Richard V. Allen, Lawrence Di Rita, John Lehman, Steve Ritchie... đi thẳng từ phòng nghiên cứu đến các vị trí chủ chốt của bộ máy vận hành nước Mỹ

Những think tank thiên về phục vụ cho các đảng phái chính trị như Heritage Foundation thường là ngôi trường đào tạo thực tiễn cho các chính trị gia trưởng thành. Đó là môi trường sinh hoạt tri thức cho cả các lãnh đạo chính trị lão luyện lẫn những tài năng chính trị kế cận

2. Tiến sĩ Cheng Ly, trong một semina ở Brookings Institution, tháng 10/2008, đã trình bày về mối quan hệ mật thiết giữa các lãnh đạo Trung Quốc và các think tanks hàng đầu ở nước này. Wang Huning, Hiệu trưởng Trường Luật của Đại học Phúc Đán (Thượng Hải) và nhóm nghiên cứu của ông là người xây dựng cho chủ tịch Giang Trạch Dân lý thuyết "Ba đại diện". Sun Qingju, Hiệu phó Trường Đảng Trung ương, là người giúp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào xây dựng thuyết "trỗi dậy hòa bình"

Đặc biệt, Hồ Cẩm Đào, sau khi lên Tổng Bí thư năm 2003, đã liên tục mời các think tanks hàng đầu Trung Quốc đến giảng bài cho Bộ Chính trị. Đến 2008, Bộ Chính trị Trung Quốc đã học 52 khóa giảng như vậy [4], tính trung bình hơn 8 khóa học một năm, cứ một tháng rưỡi thì có một khóa. Cũng năm 2008, Chính phủ Trung Quốc xếp hạng và tuyên dương 10 think tanks hàng đầu của đất nước

So với việc Lưu Bị ba lần cúi rạp mình trước lều Khổng Minh, lãnh đạo Trung Quốc ở thế kỷ XXI cũng "hoành tráng" không kém

3. Những mối quan hệ đặc biệt trên là hiện tượng phổ biến ở các nước phát triển, cho nên ngày nay, trong quan hệ quốc tế, có hai hiện tượng sau

Một là, mối quan hệ giữa các think tanks chủ chốt của các nước cũng có vai trò quan trọng không kém mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo của các nước đó. Bernhard May, trong một nghiên cứu về vị trí của các think tanks trong mối quan hệ ASEAN và EU, cho biết, trong khoảng những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, lực lượng tư duy chiến lược về địa - chính trị ở Tây Âu đã xao lãng Đông Nam Á. Các nước Đông Âu bắt đầu hội nhập với Tây Âu khiến họ phải chú mục vào hướng đó, và Đông Nam Á sau khủng hoảng năm 1997 thì không còn là một đối tượng nghiên cứu "hấp dẫn". Hệ quả là, các chính trị gia của EU cũng thờ ơ theo. Để cải thiện mối quan hệ giữa ASEAN - EU thì một trong những việc cần làm là cải thiện mối quan hệ giữa lực lượng nghiên cứu chiến lược của hai khối

Hai là, ngày nay, trong các liên minh quốc gia, xây dựng một lực lượng tư duy chiến lược chung ngày càng trở thành điều không thể thiếu. Ở châu Âu, "European Policy Center", một think tank độc lập và phi lợi nhuận, đảm nhận sứ mệnh nghiên cứu những chính sách lớn, không phải cho một nước riêng biệt mà cho toàn EU

Ở Nhật Bản, để thúc đẩy chiến lược xây dựng cộng đồng chung Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) theo mô hình EU của Châu Âu, nhóm think tank NIRA của Nhật Bản, vốn có quan hệ học thuật mật thiết với European Policy Center của Châu Âu, đã nghiên cứu kỹ lưỡng mô hình EU, so sánh với thực tiễn 3 nước Đông Á, nhằm rút ra những bài học kinh nhiệm cốt tủy. Quan hệ giữa các think tanks của ba nước Đông Bắc Á này cũng ngày càng thắt chặt, cho nên trong tương lai, họ hoàn toàn có khả năng hình thành một Nhóm tư duy chiến lược chung, kiểu như "European Policy Center" của EU

Slovakia, vốn chuyển đổi kinh tế sau Việt Nam 3 năm, nhưng đã thành công hơn chúng ta nhiều. Năm 2009, chúng ta hoan hỷ được thế giới viện trợ 8 tỷ USD. Trước đó một năm, trên website của World Bank có một mẩu tin ngắn: Slovakia đã chấm dứt nhận viện trợ và trở thành một nước viện trợ lại nước khác trong khuôn khổ World Bank

4. Xem xét kinh nghiệm của châu Âu và Đông Bắc Á thì có thể thấy rằng, ở Đông Nam Á, để có thể xây dựng một ASEAN vững mạnh, cần xây dựng một mạng lưới think tanks xuyên quốc gia của ASEAN

Ngay ở khu vực Đông Nam Á, cũng đã có những think tanks dân sự được thế giới kính nể, chăm chú chờ đợi hành trình tư duy của họ, như "Third World Network" và "Malaysian Institute of Economic Research" của Malaysia, "Institute for Defense and Strategic Studies" và "Institute of Southeast Asian Studies" của Singapore...

Một lực lượng tư duy chiến lược chung, dù mang hình thức "phi chính phủ" hoặc "chính phủ", là điều không thể thiếu để giúp ASEAN giải quyết những vấn đề chung của cả khối, trong đó có vấn đề "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như chiến lược chia rẽ ASEAN của Trung Quốc

5. Think tanks, như vậy, cần được xem là công cụ, là cánh cửa thiết yếu để thông qua đó, những quốc gia và khu vực chậm tiến có thể lĩnh hội và bắt kịp dòng chảy tư duy của khu vực tiên tiến. Một dân tộc không có lực lượng tư duy chiến lược chuyên nghiệp, hoặc có nhưng què quặt, thì dẫu có độc lập đi nữa, cũng sẽ rơi vào trạng thái nô lệ mới: nô lệ về trí tuệ, dẫu có mở cửa đi nữa, thì cũng rơi vào trạng thái cô lập mới: cô lập về trí tuệ

Nước ta cũng chuyển đổi tương tự như Trung Quốc, nhưng lực lượng tư duy chiến lược, đáng tiếc thay, chưa được nhìn nhận đúng tầm quan trọng và chưa trở thành một thành phần xã hội chuyên biệt như ở Trung Quốc. Để hội nhập với thế giới, đất nước cần có một tầng lớp tư duy chiến lược, và họ phải hội nhập trước. Chúng ta sẽ không thể hội nhập và phát triển nếu ngay ở mắt xích đầu tiên là lực lượng tư duy vẫn còn bị thế giới bỏ rơi

III. Tiên phong trong cuộc đua trí tuệ giữa các dân tộc

Lực lượng tư duy chiến lược của các quốc gia nằm ở vị trí then chốt trong cuộc tranh đua trí tuệ giữa các dân tộc

1. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của Việt Nam hôm nay, xây dựng được một lực lượng tư duy chiến lược hùng mạnh là điều kiện tiền đề về mặt cơ cấu và tổ chức xã hội để chúng ta thay đổi số phận

Lịch sử tranh sống để sinh tồn giữa các dân tộc, xét đến cùng, là đua tranh về trí tuệ. Và cuộc đấu trí giữa các quốc gia cũng đồng thời là cuộc đấu trí giữa lực lượng tư duy chiến lược của họ. Điều này không chỉ đúng trong thời đại "kinh tế tri thức" mà còn đúng trong các thời đại trước đây

2. Một ví dụ tiêu biểu là "Cơ quan nghiên cứu đường sắt Mãn Châu" của Nhật Bản đầu thế kỷ XX. Theo giáo sư Kobayashi Hideo, Đại học Waseda, khi được thành lập năm 1907, nhiệm vụ của think tank này là hoạch định kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt ở Mãn Châu và Hoa Bắc, trên cơ sở đặt dự án này trong nghiên cứu chiến lược toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, lịch sử, xã hội, dân tộc học, các vấn đề tổng hợp Nga - Trung Quốc

So sánh với dự án "đường sắt cao tốc" của Việt Nam năm 2010, xét ở tính khoa học- dân chủ - trí tuệ trong cấu trúc của tiến trình hoạch định chính sách và ra quyết định, Việt Nam vẫn chưa trưởng thành bằng Nhật Bản hơn 100 năm trước

Đến giai đoạn Nhật chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ 2, think tank nói trên đã phát triển đến quy mô hơn 2.000 chuyên gia. Dù vẫn giữ lại cái tên cũ vốn đã thành "thương hiệu", think tank này đã đóng vai trò là "bộ não" của Nhật Bản, nghiên cứu toàn diện từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á, chuẩn bị nền tảng khoa học cho chiến lược tổng thể của Nhật Bản giai đoạn này đối với châu Á

Đương thời, cả châu Á không có một lực lượng trí thức nào đủ tầm vóc trí tuệ và quy mô tổ chức để có thể giúp nước mình đối địch với think tank này của Nhật Bản. Bước chân của Nhật chỉ bị chặn lại khi giới quân sự của họ bỏ quên tư duy chiến lược của các chuyên gia, tấn công Trân Châu cảng khiến Hoa Kỳ tham chiến

Được rèn luyện trí tuệ bằng tư duy cờ vây, người Trung Quốc là bậc thầy của khả năng đưa quân cờ của mình tiến vào cấu trúc của đối phương để thay đổi từng yếu tố trong cấu trúc đó, dần dần tiến tới phá vỡ toàn bộ cấu trúc. Họ là bậc thầy trong việc hoạch định những nước cờ "tầm thường" để di chuyển những quân cờ "tầm thường" đến những vị trí "tầm thường" - "tầm thường" trong thời điểm hiện tại nhưng sẽ trở thành một quả đấm thép trong một cục diện mới

3. Think tanks, như trên đã nói, không phải là điều xa lạ đối với văn hóa Trung Quốc. Trong cách tư duy của họ, vì lực lượng tư duy chiến lược có vai trò then chốt quyết định sự thành bại, tồn vong của các quốc gia trong cuộc đua tranh trí tuệ, cho nên, triệt tiêu lực lượng tư duy chiến lược của đối phương là một trong những chiến lược chủ chốt và xuyên suốt

Cơ đồ nước Sở của Hạng Vũ bắt đầu sụp đổ khi Lưu Bang lừa Hạng Vũ đuổi nhà tư duy chiến lược thiên tài của mình là Phạm Tăng. Cục diện của trận chiến Xích Bích bắt đầu ngã ngũ khi phía Thục - Ngô bày mưu cho nhà tư duy chiến lược giỏi nhất phía Tào Tháo là Từ Thứ lui về hậu tuyến. Có thể tìm thấy vô số câu chuyện như vậy trong lịch sử tư duy của Trung Quốc

Loại tư duy này không hề có trong lịch sử tư duy châu Âu. Phương thức tiến hành chiến tranh nổi bật của phương Tây là dàn trận và triển khai tối đa sức mạnh của binh lực. Ở Trung Quốc, loại tư duy nổi bật là "tướng giỏi là tướng không đánh mà vẫn thắng". "Không đánh" không có nghĩa là không động binh, mà là làm cho đối phương tan rã và sụp đổ trước khi ra đòn quyết định cuối cùng. Trong loại tư duy này, chiến trường không chỉ là một đại dương, một thảo nguyên để hai bên dàn trận. Trong đầu óc Câu Tiễn, chiếc giường mà nàng Tây Thi ngủ với Ngô Phù Sai cũng là một phần chiến trường

Trong chiến tranh châu Âu, phân định thắng bại rất nhanh chóng. Bởi cuộc chiến kết thúc sau khi người lính cuối cùng gục ngã. Trong tư duy Trung Quốc, ngay cả khi đã thâu tóm được đối phương, việc kiểm soát sao cho nó không thể phục hồi vẫn luôn là nhiệm vụ bắt buộc, thành ra, cuộc sống là một "cuộc chiến" vĩnh viễn

4. Đối đầu với loại tư duy nói trên của Trung Quốc là không đơn giản. Người ta buộc phải bắt kịp mọi diễn biến trong tư duy của họ. Những quốc gia không có lực lượng tư duy chiến lược, hoặc có nhưng què quặt, khó có thể là đối thủ của Trung Quốc

Vấn đề biển đảo hiện nay là một ví dụ. Nó không đơn giản là một vụ "lình xình" ngắn hạn giữa nước ta và Trung Quốc. Phương hướng giải quyết chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng nếu đặt vấn đề ấy trong bối cảnh cuộc tranh sống để sinh tồn của dân tộc ta trước người khổng lồ. Bản chất của tranh chấp Biển Đông là cuộc so tài về phương thức tư duy, về giáo dục và văn hóa, về khoa học kỹ thuật, về khả năng sáng tạo, về cách cách tổ chức đời sống xã hội, về quan hệ quốc tế, về... mọi mặt

Cả Trung Quốc và Đài Loan đều đã có nhiều think tanks, cả "chính phủ" lẫn "phi chính phủ", chuyên trách về vấn đề Biển Đông, cho nên nếu Việt Nam và các nước Đông Nam Á hải đảo chỉ có các chính trị gia ngồi lại với nhau "bàn mưu tính kế" thì chúng ta không thể so sánh với họ, ngay từ trong khâu chiến lược

5. Chiến lược "không đánh mà thắng" của Trung Quốc dựa trên một phương thức tư duy chiến lược đặc biệt, "tư duy cờ vây"

Nguyên tắc thời gian trong chơi cờ vây là không quan tâm đến thời điểm thắng, chỉ cần biết sẽ thắng. Áp dụng nguyên lý cờ vây vào đời sống thực tại, họ nhìn quả địa cầu này như một bàn cờ vây vĩnh viễn. Người chơi cờ vây phải có một năng lực tư duy toàn cục rất cao để có thể tính trước được xu thế vận động của nhiều nhóm quân cùng một lúc, không chỉ nhóm quân của mình của cả nhóm quân của đối phương, nhằm bành trướng diện tích trên bàn cờ

Được rèn luyện trí tuệ bằng tư duy cờ vây, người Trung Quốc là bậc thầy của khả năng đưa quân cờ của mình tiến vào cấu trúc của đối phương để thay đổi từng yếu tố trong cấu trúc đó, dần dần tiến tới phá vỡ toàn bộ cấu trúc. Họ là bậc thầy trong việc hoạch định những nước cờ "tầm thường" để di chuyển những quân cờ "tầm thường" đến những vị trí "tầm thường" - "tầm thường" trong thời điểm hiện tại nhưng sẽ trở thành một quả đấm thép trong một cục diện mới

Đối thủ duy nhất của tư duy cờ vây là chính nó. Ngày nay, để hiện thực hóa phương thức tư duy ấy, thì một cá nhân không thể làm được. Nếu người đồng chí khổng lồ của chúng ta đã có trên 700 think tanks, có tài liệu của Trung Quốc nói là trên 2000 think tanks, cả ở cấp nhà nước lẫn tư nhân, lại có một truyền thống tư duy chiến lược đặc biệt, thì Việt Nam để có thể tìm được một "cửa sinh" giữa muôn vàn "cửa tử" của thế giới này, cần ít nhất 1/10 số đó

Tác giả: Nguyễn Lương Hải Khôi
 
Hoạt động của các think tank ở Hoa Kỳ

-
“Think tank” là những tổ chức nghiên cứu chính sách, có chức năng chính là nghiên cứu, tư vấn, phản biện, và xây dựng các đề xuất chính sách. Trong nền chính trị Hoa Kỳ hiện đại, think tank được ví như những “chiếc hộp tư duy”, thực hiện vai trò cầu nối giữa “tri thức” và “quyền lực”. Hoạt động của các think tank rất đa dạng: tiến hành các nghiên cứu, cung cấp các xuất bản phẩm, tổ chức các buổi thuyết trình hay tranh luận chính sách, tham gia vào vận động chính sách. Bài viết trình bày hoạt động của các think tank ở Hoa Kỳ, nhận diện những ảnh hưởng của các think tank trong đời sống chính trị và quy trình chính sách ở Hoa Kỳ

1. Khái lược think tank ở Hoa Kỳ hiện nay

Theo thống kê, Hoa Kỳ hiện có khoảng 1800 “think tank” - thường được hiểu là những tổ chức nghiên cứu chính sách, có chức năng nghiên cứu, tư vấn, phản biện, và xây dựng các đề xuất chính sách. Bởi vậy, “think tank” thường được ví như “những chiếc hộp tư duy” hay “những nhà máy sản xuất ý tưởng”. Trên thực tế, do sự đa dạng về loại hình tổ chức, hoạt động, ngân sách và nhân sự... cho nên rất khó đưa ra một định nghĩa phổ quát về think tank. Theo Rich và Weaver (2011), khái niệm “think tank” đề cập đến các tổ chức với ba đặc điểm chính

(i) cung cấp dịch vụ nghiên cứu và tư vấn chính sách

(ii) độc lập về mặt tổ chức, và đôi khi cả mặt tài chính, với chính quyền và các trường đại học

(iii) hoạt động dựa trên cơ sở phi lợi nhuận

Tuy nhiên, thực tế Hoa Kỳ cho thấy, rất khó phân biệt các think tank với các tổ chức vận động xã hội hay các tổ chức NGOs bởi ranh giới giữa chúng là rất khó phân định. Thực tế này dẫn đến những cách thức xác định và thống kê số lượng think tank khác nhau. Một cách nhận biết phổ biến là chia các think tank ở Hoa Kỳ thành bốn nhóm với những đặc trưng nổi bật

(i) Think tank nghiên cứu - tập trung vào các hoạt động nghiên cứu chính trị và phân tích chính sách

(ii) Think tank hợp đồng - hoạt động chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các đối tác

(iii) Think tank tư tưởng - hoạt động theo thiên hướng tư tưởng hoặc chính trị đảng phái, hướng đến các kết quả chính trị cụ thể

Để thực hiện được các mục đích trên, các think tank áp dụng nhiều chiến lược hoạt động khác nhau. Họ có thể tuyển dụng các học giả để triển khai các nghiên cứu tự do, phân công các học giả nghiên cứu những vấn đề mà tổ chức hoặc các nhà tài trợ yêu cầu, hoặc tham gia những nghiên cứu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Các hoạt động và sản phẩm của think tank chính là nguồn tham khảo cho các ý tưởng chính sách của chính quyền Hoa Kỳ. Cụ thể hơn, think tank ở Hoa Kỳ tập trung vào một số hoạt động sau đây

- Tổ chức các diễn đàn hoặc hội thảo để thảo luận các vấn đề chính sách.

- Các nhà nghiên cứu thực hiện các bài phát biểu hoặc thuyết trình.

- Điều trần trước các ủy ban hoặc tiểu ban của Quốc hội khi được yêu cầu.

- Xuất bản sách, tạp chí, báo và các báo cáo chính sách.

- Sản xuất các video giành cho công chúng số đông về các vấn đề chính sách.

- Tạo ra các websites để công chúng có thể tiếp cận và thu thập xuất bản phẩm.

- Tổ chức gây quỹ hàng năm.

- Thu hút báo chí và truyền thông để hình ảnh tổ chức và các chuyên gia được xuất hiện và gây ảnh hưởng.

- Các chuyên gia đảm nhận các vị trí chính trị và chuyên môn trong chính quyền.

- Các chuyên gia tham gia các nhóm cố vấn tổng thống hoặc nhóm làm việc trong các giai đoạn chuyển giao nhiệm kỳ tổng thống.

- Duy trì văn phòng liên lạc với lưỡng viện Quốc hội.

- Mời các nhà hoạch định chính sách tham dự các hội thảo hoặc thảo luận chính sách có giới hạn người tham dự.

- Cho phép các quan chức chuyên môn làm việc ngắn hạn.

- Cung cấp vị trí và cơ hội làm việc dài hạn cho các cựu quan chức.

- Thực hiện nghiên cứu chính sách và soạn thảo báo cáo chính sách theo yêu cầu của các nhà hoạch định chính sách.

2. Ảnh hưởng của think tank trong nền chính trị Hoa Kỳ hiện đại

Ảnh hưởng tích cực:

Thứ nhất, cung cấp thông tin và kiến thức chuyên môn về chính sách cho chính quyền và xã hội nói chung. Think tank được coi là “nhà máy sản xuất ý tưởng hành động” phục vụ trước hết cho nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách. Những kiến giải, phân tích, bình luận của chuyên gia think tank có thể giúp định hình nhận thức chính sách của quan chức chính quyền, ảnh hưởng đến trật tự ưu tiên giữa các lựa chọn hành động, đề ra lộ trình hành động, gây dựng các liên minh hành động, cũng như góp phần tạo dựng thiết kế thể chế. Cùng với thời gian, các think tank có thêm chức năng vận động chính sách để có thể thực sự tạo được ảnh hưởng đến các quyết sách của chính quyền. Để đạt được những mục đích này, think tank chủ động tìm kiếm và gia tăng mức độ tương tác với chính quyền thông qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó, các học giả và chuyên gia think tank đã tự ví họ như cây cầu nối giữa cộng đồng khoa học hàn lâm với chính quyền và công chúng. Họ là những người nắm bắt và tìm cách xử lý các vấn đề hiện đang diễn ra chứ không phải chỉ tìm cách lý giải những vấn đề lý thuyết quá hàn lâm, không thực sự đáp ứng nhu cầu của số đông công chúng

Thứ hai, cung cấp nhân sự chất lượng cao cho chính quyền và nền chính trị Hoa Kỳ. Một đặc điểm của đội ngũ nhân sự chính quyền Hoa Kỳ là luôn thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử. Chẳng hạn, với chính quyền liên bang, mỗi khi có một tổng thống mới thì sẽ xuất hiện nhu cầu nhân sự cho các vị trí lãnh đạo cấp cao bên nhánh hành pháp. Tổng số các vị trí cần bổ nhiệm mới, cả về chính trị và chuyên môn, là khoảng 3000 người. Về cả lý thuyết và thực tiễn, lực lượng này có thể được lựa chọn từ đội ngũ quan chức của chính quyền tiền nhiệm. Tuy nhiên, do yếu tố chính trị, các nhà lãnh đạo mới thường thay thế một lượng lớn đội ngũ tiền nhiệm bằng các nhân sự đã từng phục vụ cho ê kíp tranh cử của mình hoặc thuộc về đảng chính trị mà họ đã từng dựa vào để thắng cử. Truyền thống này khiến cho các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính quyền luôn biến động. Cũng bởi vậy, các nhà lãnh đạo mới thường tìm đến các chuyên gia đang làm việc trong khu vực dân sự để lựa chọn nhân sự cho chính quyền của mình. Thực tế này diễn ra lặp đi lặp lại theo thời gian dẫn đến sự hình thành mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và các tổ chức think tank - nơi luôn sẵn sàng cung cấp các chuyên gia chính sách chất lượng để làm việc cho chính quyền. Cũng bởi đặc điểm truyền thống này cho nên các think tank ở Hoa Kỳ vẫn được ví như một “chính quyền dự bị” - nơi mà các vị trí việc làm trong chính quyền luôn là cơ hội khẳng định uy tín của cả cá nhân và tổ chức đối với đội ngũ chuyên gia think tank

Thứ ba, các think tank có thể trở thành nơi tập hợp các chuyên gia, học giả, và bổ sung cho vai trò của các trường đại học. Một thách thức lớn với hệ thống trường đại học ở Hoa Kỳ là các học giả thường rất mạnh về năng lực nghiên cứu hàn lâm, vốn ít khả năng ứng dụng chính sách. Sở dĩ có thực tế này là bởi nghiên cứu của các học giả ở trường đại học thường đi sâu vào một khía cạnh hoặc vấn đề nào đó, khiến họ xa rời khỏi đời sống thực tiễn. Các nghiên cứu cũng thiên về lý thuyết, hướng đến mục đích xây dựng các mô hình lý thuyết để giải thích đời sống xã hội. Thế nhưng, trên thực tế, các mô hình lý thuyết đó lại rất ít hoặc rất khó được sử dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh hàng ngày. Điển hình cho thực tế này là các mô hình lý thuyết về chính sách đối ngoại - dù có thể rất hay và giá trị về tri thức nhưng lại hầu như không được sử dụng bởi các think tank trong việc xây dựng các đề xuất chính sách. Chính bởi vậy, think tank đã trở thành một địa chỉ cho các diễn đàn chính sách - nơi các chuyên gia và học giả cũng như công chúng có thể đến để trình bày và thảo luận các vấn đề chính sách trước các tình huống thực tế đang đòi hỏi hành động kịp thời của chính quyền

Kết nối công chúng số đông với lĩnh vực chính sách công, giáo dục họ về các vấn đề chính sách, khơi gợi và thúc đẩy ý thức tích cực và chủ động trong việc tham gia giải quyết các vấn đề công là vai trò tích cực thứ tư mà các think tank đóng góp cho xã hội Hoa Kỳ. Thông qua nhiều hình thức hoạt động hướng đến số đông, think tank giúp những người dân Hoa Kỳ bình thường nhất có thể hiểu biết về tình hình thế giới và trong nước, nhận thức được những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận và chính quyền, đồng thời cũng có thể tham gia vào các thảo luận chính sách. Thông qua đó, think tank góp phần giúp người dân Hoa Kỳ nắm bắt được các chính sách mà chính phủ Hoa Kỳ đang theo đuổi, từ đó gây dựng sự ủng hộ chính trị của công chúng Hoa Kỳ, vốn rất đa dạng về mặt xã hội, cho các lựa chọn hành động và hình thức hành động của chính quyền, cả trong nước và quốc tế

Giảm bớt sự khác biệt về quan điểm chính sách giữa các quan chức chính quyền, giữa các học giả, giữa các đảng chính trị, thậm chí giữa các chính quyền của các quốc gia...là lợi ích thứ năm của các think tank. Để thực hiện được vai trò hóa giải sự khác biệt, xung đột về quan điểm, think tank có thể tổ chức các diễn đàn đối thoại hoặc trực tiếp tham gia các chương trình tập huấn quan chức hay nhân viên chính quyền. Chẳng hạn, tổ chức “The U.S. Institute of Peace” đã từng tham dự vào các cuộc thương lượng không chính thức cũng như tập huấn cho viên chức chính quyền Hoa Kỳ về các kỹ năng giải quyết xung đột kéo dài. Các think tank khác cũng tham vào các hình thức ngoại giao phòng ngừa, quản lý xung đột và tìm các giải pháp xử lý xung đột. Điển hình là từ cuối những năm 1980, Tổ chức “The Carnegie Endowment” đã tiến hành một chuỗi các cuộc gặp giữa các chính trị gia Nam Phi, doanh nhân, đại diện giới lao động, học giả, các nhà hoạt động xã hội, cũng như các nhà lập pháp. Các cuộc gặp này được tổ chức liên tục trong tám năm đã giúp tạo dựng sự hiểu biết và đồng thuận giữa các giới chức chính quyền và các lực lượng xã hội về tương lai của Nam Phi. Tương tự như vậy, CSIS đã triển khai nhiều dự án nhằm giúp giảm bớt sự khác biệt và chia rẽ giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở các quốc gia như Nam Tư hay Israel

Ảnh hưởng tiêu cực:

Thứ nhất là nguy cơ think tank bị chi phối bởi các nhà tài trợ. Hoa Kỳ đang chứng kiến mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các think tank. Hiện tại, Hoa Kỳ có gần 2000 think tank với quy mô tổ chức và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bản thân các think tank không phải là các doanh nghiệp cho nên họ phải thường xuyên vận động để tìm ra các nguồn kinh phí hoạt động. Các hình thức gây dựng ngân sách phổ biến gồm: vận động tài trợ, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc gây quỹ. Để có thể giành được các khoản kinh phí dưới dạng quà tặng hoặc tài trợ, think tank buộc phải đề cao sự sáng tạo trong hoạt động và đẩy mạnh hơn nữa mức độ chuyên môn hóa. Thực tế này được thể hiện qua xu hướng thành lập các think tank gần đây nhưng chỉ tập trung hoạt động đối với một số lĩnh vực chính sách chuyên sâu nào đó thay vì quan tâm đến nhiều vấn đề như các think tank ra đời trước đây. Trước áp lực cạnh tranh, để có ngân sách hoạt động, các think tank buộc phải thỏa mãn các đơn hàng của nhà tài trợ cũng như phải cho họ thấy được những kết quả tác động trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, đo lường và đánh giá được tác động và kết quả thực tế các hoạt động của think tank không phải là việc dễ dàng, nhất là trong bối cảnh họ luôn bị áp lực về thời gian. Sự phụ thuộc vào kinh phí tài trợ cũng đặt các think tank trước nguy cơ lớn là họ sẽ bị giảm nguồn ngân sách mỗi khi các nhà tài trợ gặp khó khăn, không thể tiếp tục các cam kết tài trợ. Do đó, thách thức về ngân sách là yếu tố hàng đầu đe dọa khả năng độc lập và khách quan của các think tank. Không thể không tính đến nguy cơ think tank bị biến thành công cụ gây ảnh hưởng đến chính quyền của những cá nhân hoặc nhóm quyền lực trong xã hội. Khi đó, thay vì là những tổ chức nghiên cứu khách quan và độc lập, think tank có thể trở thành phương tiện mưu lợi của những cá nhân hoặc nhóm vị kỷ.

Thứ hai là nguy cơ think tank bị ảnh hưởng và chi phối bởi chính trị đảng phái. Chia rẽ sâu sắc về tư tưởng và quan điểm chính trị là một đặc trưng nổi bật của xã hội Hoa Kỳ. Điều này ngày càng thể hiện rõ hơn qua các xung đột giữa các đảng chính trị có vai trò chi phối quá trình lập pháp của Quốc hội; hoặc sự xung đột giữa Quốc hội với Tổng thống. Về bản chất, sự chia rẽ, xung đột về chính trị bên trong chính quyền phản ánh sự xung đột giữa các truyền thống tư tưởng chính trị vốn có trong xã hội Hoa Kỳ. Thực tế này không chỉ tác động đến các chiến lược và định hướng chính sách của các đảng chính trị mà tất yếu cũng sẽ có ảnh hưởng đến các think tank. Bởi vậy, giữ được sự trung lập về chính trị sẽ là thách thức lớn đối với các think tank. Trên thực tế, đã có những think tank, chẳng hạn như Heritage Foundation, công khai đứng hẳn về phía quan điểm chính trị bảo thủ. Cũng bởi vậy, chuyên gia think tank sẽ ngày càng phải đối diện với khuynh hướng chính trị mà tổ chức của họ can dự hay ủng hộ. Việc đưa ra được các giải pháp chính sách khách quan và trung lập hoặc dựa trên sự dung hòa các quan điểm chính trị sẽ ngày càng khó khăn. Khi bị chi phối bởi các xu hướng chính trị, các think tank không còn giữ được bản chất vốn có của nó. Think tank có thể bị biến thành một công cụ cạnh tranh chính trị và lợi ích giữa các lực lượng chính trị khác nhau trong xã hội

Thứ ba là nguy cơ các think tank chỉ tìm cách phục vụ lợi ích của chính họ chứ không phải lợi ích công và toàn xã hội. Để có thể nhanh chóng nhận được các khoản kinh phí và gia tăng ảnh hưởng, think tank có thể “xào nấu” các ý tưởng chính sách cũ hoặc rao bán các giải pháp chính sách mang đậm màu sắc chính trị đảng phái thay vì đầu tư nghiên cứu để đề xuất ra được những chính sách mới. Thách thức này là hệ quả từ môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các think tank cũng như xu hướng bị ảnh hưởng bởi chính trị đảng phái trong những năm gần đây. Khi không còn bảo đảm được chất lượng của các nghiên cứu và phân tích chính sách thì các think tank sẽ tự đánh đồng mình với các tổ chức vận động thuần túy (yếu về chuyên môn) vốn luôn đông đảo trong lĩnh vực chính sách công ở Hoa Kỳ. Họ giống như “những bộ não được đem rao bán”

Một nguy cơ nữa là một số cơ quan chính quyền Hoa Kỳ ngày càng có biểu hiện lệ thuộc vào các think tank. Thay vì tự đưa ra lựa chọn chính sách, cơ quan chính quyền có thể thuê lại các think tank để làm việc này cho họ. Chẳng hạn, CSIS chính là think tank đã chuẩn bị bài phát biểu cho bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La 2013. Người ta đặt dấu hỏi là với bài phát biểu đó, liệu CSIS sẽ chỉ thuần túy đứng trên lập trường lợi ích của Hoa Kỳ, hay họ cũng có thể lợi dụng nó để phục vụ cho lợi ích của các đối tác của họ tại châu Á? Và trách nhiệm của các quan chức chính quyền ở đâu khi họ được hưởng lương từ nguồn thuế của dân chúng nhưng lại thuê các think tank thực hiện công việc chuyên môn cho họ?

Tóm lại, với tư cách là những “nhà máy sản xuất ý tưởng chính sách”, think tank là một chủ thể không thể thiếu trong đời sống chính trị và quy trình chính sách của Hoa Kỳ. Sự gia tăng cả về số lượng và hình thức hoạt động của think tank không chỉ cho thấy quyền lực của tri thức, mà còn gợi ra những tiềm năng đóng góp to lớn của các chủ thể ngoài nhà nước vào việc giải quyết các vấn đề công. Nhờ hệ thống think tank đông đảo, chính quyền Hoa Kỳ đã tận dụng được nguồn nhân lực và tri thức trong xã hội vào quá trình quản trị quốc gia. Có thể thấy, không gian tự do học thuật và thể chế chính trị phân quyền là những yếu tố thuận lợi căn bản để các think tank phát huy được vai trò tích cực của mình


TS Đoàn Trường Thụ

Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
 
Tầm nhìn Vịnh Vân Phong

Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, hầu hết các trung tâm thương mại tài chính lớn đều hình thành từ một thành phố cảng, ví dụ như London, New York, San Francisco, Tokyo, Shanghai, Sidney v.v…

Vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), cách Nha Trang 70km về hướng Bắc, là điểm cực Đông của lãnh thổ Việt Nam, và gần nhất với các trục giao thông hàng hải quốc tế. Đây là một vịnh có đê chắn sóng thiên nhiên dài hơn 20km, diện tích mặt nước rộng 43.544 ha, gấp 3 lần vịnh Cam Ranh. Với mức nước sâu từ 20m đến 40m, vịnh Vân Phong là địa điểm đặc biệt có độ nước sâu vượt hơn các cảng quốc tế hiện nay (ví dụ như Yokohama là 16m, kênh đào Suez là 18,9m, eo biển Malacca/Singapore là 21,2m). Nếu được đầu tư trở thành một cảng trung chuyển quốc tế, Vân Phong có thể tiếp nhận tất cả các loại tàu lớn hiện nay và trong tương lai, kể cả các tàu container siêu lớn, tàu khu trục, tàu sân bay, và tàu chở dầu trên 500.000 tấn


Tầm nhìn nào cho Vịnh Vân Phong? - 1

Khu kinh tế Vân Phong nhìn từ trên cao

Nhiều dịp trò chuyện với các chuyên gia, trong đó có TS Chu Quang Thứ - Nguyên Quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, tôi được biết xây dựng Vân Phong trở cảng trung chuyển quốc tế là ước mơ cháy bỏng lâu nay của ngành Hàng hải và các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Trong góc nhìn của tôi, khi Vân Phong phát huy hết tiềm năng của mình, thành phố cảng Vân Phong sẽ là trung tâm tài chính - kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Tất nhiên điều này cần được nhìn về tương lai hàng chục năm với cách làm đột phá và các bước chuẩn bị bài bản. Điều đáng tiếc là đến nay tiềm năng của Vân Phong với tư cách là một tuyến nước sâu hiếm có, vẫn chưa được "đánh thức" đầy đủ

Từ những năm đầu thập niên 2000 đến nay, đã có nhiều nỗ lực của các bên, nhiều văn bản liên quan đến Vịnh Vân Phong được ban hành, song cái đích cảng trung chuyển quốc tế vẫn còn rất xa

Có thể kể đến như quyết định số 92 từ năm 2006 của Thủ tướng, về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh Tế Vân Phong; nêu rõ mục tiêu đưa Vân Phong trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo… Vào năm 2007, dự án Cảng Vân Phong đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và giao cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư với diện tích 750 ha, gồm 37 bến, chiều dài toàn bến khoảng hơn 12.500m, công suất thiết kế khoảng 17,5 triệu TEU/năm, tổng mức đầu tư 3,6 tỷ USD. Công trình này được kỳ vọng là cảng trung chuyển nước sâu có thứ hạng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự án triển khai từ năm 2009, tuy nhiên sau đó đã phải tạm dừng vì nhiều lý do, bao gồm cả ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

Với cá nhân tôi, từ năm 2003 đã nỗ lực cùng các bên tổ chức cuộc họp giữa Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty tư vấn KHM (Mỹ) và đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, để giới thiệu dự án và kêu gọi phía Mỹ đầu tư, hỗ trợ thực hiện nghiên cứu khả thi. Cũng trong năm đó, chúng tôi đã tổ chức đưa một phái đoàn do Đại sứ Mỹ dẫn đầu đến Nha Trang làm việc với Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Phía Đại sứ Mỹ tỏ ra rất quan tâm đến tiềm năng của vịnh Vân Phong và đề nghị mời một phái đoàn của Việt Nam qua Mỹ tham quan hệ thống cảng quốc tế của Mỹ, đặc biệt là cảng Oakland, một cảng hỗn hợp dân sự và hải quân Mỹ tại tiểu bang California. Nhưng sau đó các cơ quan không nhất trí được thành phần đoàn đi tham quan, rồi công việc dần bị lãng quên…

Gần 20 năm đã trôi qua, nhiều cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhưng tôi vẫn tin tưởng về tương lai của Khu kinh tế Vân Phong và tiềm năng cảng nước sâu tại đây. Nếu chúng ta thực sự "đánh thức" được khu vực này thì triển vọng hợp tác với các đối tác quốc tế là rất lớn - Vân Phong sẽ trở thành một "Singapore" thời đại mới nếu phát triển hết tiềm năng

Quốc hội mới đây đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, trong đó dành một điều về phát triển Khu kinh tế Vân Phong, bao gồm: Danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư; điều kiện với nhà đầu tư chiến lược… Hai tháng trước, ngày 13/4/2022, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Vân Phong được xác định là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực…, với kinh tế biển là nền tảng "có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistic"…

Có thể kể thêm, quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh ưu tiên phát triển các khu bến cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), đã đề cập đến việc nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong nhằm khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của khu vực này

Như vậy, yêu cầu "đánh thức" tiềm năng của vịnh Vân Phong vẫn đang được đặt ra và theo tôi, đang ngày càng trở nên cấp bách hơn bởi bối cảnh kinh tế thế giới xoay chuyển rất nhanh. Chúng ta cần xác định "tầm nhìn Vân Phong" là đô thị hiện đại, một thành phố cảng quốc tế, qua đó xác định các bước đi bền vững. Bước đầu tiên là thực hiện quy hoạch tổng thể và báo cáo tác động môi trường. Tiếp theo mới là quy hoạch chi tiết cho cảng trung chuyển, và giai đoạn khởi động

Với tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ này và giai đoạn tiếp theo, cùng các bước đi đúng, chắc chắn Vân Phong sẽ chuyển mình và cất cánh


Ông Bùi Kiến Thành
 
Singapore trở thành một cường quốc công nghệ

Các công ty đa quốc gia đánh giá Singapore đặc biệt hấp dẫn vì những sáng kiến tuyệt vời của chính phủ và khả năng tiếp cận các cơ hội kinh doanh trong khu vực

Ảnh: Business Insider

Hơn 13 năm trước, AvePoint, nhà cung cấp giải pháp SaaS có trụ sở tại New Jersey, đã nhận ra tiềm năng của khu vực Đông Nam Á. Họ khởi đầu hành trình của mình tại Singapore

Ông Tianyi Jiang, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của AvePoint, cho biết mình rất ấn tượng với những khả năng do môi trường kinh doanh năng động mà Singapore mang lại

Ông nói: “Mặc dù Singapore là một quốc gia rất nhỏ, nhưng quốc gia này tập trung vào phát triển tài năng và nâng cao năng suất dẫn đến việc dẫn đầu về đổi mới với một hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ cho nhân tài và công ty”. Ngày nay, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của AvePoint và trụ sở châu Á phát triển mạnh ở Singapore, sử dụng gần 200 nhân viên tại đây

Tương tự, ServiceNow, một công ty phần mềm doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon, cũng đã xác định giá trị chiến lược của Singapore là trung tâm khu vực Đông Nam Á của họ từ hơn một thập kỷ trước

Ông Ulrick Nehammer, Chủ tịch quốc tế của ServiceNow, cho biết: “Danh tiếng của Singapore là một trong những nền kinh tế có công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực khiến nơi đây trở thành một địa điểm lý tưởng để thành lập trụ sở khu vực, đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây”.

Singapore là một quốc gia nhỏ nhưng đông đúc — nhỏ hơn gần bốn lần so với Rhode Island nhưng có dân số gấp năm lần. Gần đây, quốc gia này đã trở thành điểm đến hàng đầu cho các công ty công nghệ toàn cầu muốn mở rộng hoạt động sang châu Á. Trên thực tế, 80 trong số 100 công ty công nghệ hàng đầu thế giới có đã có trụ sở tại đây

Sức hấp dẫn của Singapore trải rộng ở nhiều cấp độ: Quốc gia này cung cấp một môi trường thân thiện với doanh nghiệp, sự hỗ trợ cạnh tranh của chính phủ và lực lượng lao động có tay nghề cao. Ngoài ra, chính phủ đóng vai trò tích cực trong việc nuôi dưỡng nhân tài, đẩy nhanh quá trình số hóa và thúc đẩy một hệ sinh thái công nghệ đa dạng

Theo ông Ulrick Nehammer: “Các chính sách thân thiện với doanh nghiệp và tập trung vào đổi mới của Singapore đã cho phép chúng tôi tăng cường hoạt động của các trung tâm trong khu vực và cho phép chúng tôi thiết lập dấu ấn của mình tốt hơn ở Đông Nam Á và cung cấp hỗ trợ cho khách hàng APAC”

Singapore đã chứng minh khả năng thích ứng với các xu hướng kinh tế vĩ mô và tận dụng các tiến bộ công nghệ một cách hiệu quả. Jiang đã trích dẫn các chính sách chủ động tạo ra môi trường tăng trưởng kinh doanh phù hợp cho AvePoint. Ông nói: “Trong ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Singapore được xếp hạng số một khi nói đến các sáng kiến kỹ thuật số, được minh chứng bằng các nhiệm vụ "Quốc gia thông minh" của chính phủ Singapore”

Chương trình "Quốc gia thông minh" đầy tham vọng của chính phủ Singapore, được đưa ra vào năm 2014, tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi khía cạnh của xã hội. Ngoài ra còn có một số sáng kiến đáng chú ý gần đây như "AI Singapore"- một chương trình R&D quốc gia nhằm tăng cường năng lực của đất nước và mở ra tác động tích cực của trí tuệ nhân tạo; và nỗ lực phối hợp để thiết lập các quy định tiến bộ cho AI và tài sản kỹ thuật số, thúc đẩy một hệ sinh thái đáng tin cậy để phát triển và sử dụng chúng

Cam kết vững chắc của Singapore đối với tiến bộ công nghệ đã củng cố vị thế là trung tâm đổi mới hàng đầu trong khu vực. Singapore tự hào khi sở hữu tới 25 startup kỳ lân, theo DealStreetAsia, con số cao nhất ở Đông Nam Á. Quốc gia này cũng đã duy trì vị trí dẫn đầu đáng kể với tư cách là điểm đến hàng đầu cho đầu tư mạo hiểm vào năm 2022. Singapore chiếm 56% tổng khối lượng giao dịch được ghi nhận trên sáu nền kinh tế lớn nhất trong khu vực vào năm ngoái

Các cơ hội phát triển sang các thị trường khác trong khu vực

Vị trí chiến lược của Singapore và mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường lớn khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khiến Singapore trở thành bàn đạp lý tưởng cho các công ty đang tìm kiếm doanh thu ở nước ngoài

Tại Singapore, ServiceNow đã có thể tiếp cận mối quan hệ đối tác kinh doanh độc đáo với Singapore Airlines, hãng hàng không được trao nhiều giải thưởng nhất thế giới và là một trong những khách hàng lớn nhất của khu vực, phát triển một hệ thống có tên SQNow, giúp hợp lý hóa và quản lý quy trình công việc CNTT. Công ty cũng hợp tác với công ty dịch vụ CNTT hàng đầu NCS có trụ sở tại Singapore để triển khai các quy trình công việc kỹ thuật số an toàn hơn, cho phép cộng tác hiệu quả hơn với các cơ quan chính phủ

Những thương vụ thành công này cũng đã giúp ServiceNow có thể bán phần mềm của mình cho khách hàng ở các thị trường khác. Nehammer nói thêm: “Thành công ở Singapore thường là một cửa ngõ vào các thị trường khác ở Đông Nam Á. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực công nghệ, nơi Singapore được công nhận là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á"

Ươm mầm tài năng công nghệ

Một yếu tố quan trọng khác góp phần vào sự hấp dẫn của Singapore là sự cởi mở đối với nhân tài toàn cầu. Đất nước này từ lâu đã chào đón các doanh nhân và chuyên gia công nghệ quốc tế, thu hút các doanh nghiệp mới và lao động có tay nghề cao. Năm ngoái, chính phủ đã giới thiệu ONE Pass, thị thực làm việc 5 năm cho phép những người nước ngoài có thu nhập cao và thành tích cao từ mọi lĩnh vực chuyển đến Singapore mà không cần phải đảm bảo việc làm ở nước này trước. Chính phủ cũng cung cấp Tech@SG, một chương trình giúp các công ty công nghệ dễ dàng xin giấy phép lao động (thị thực làm việc) cho nhân tài đến Singapore từ các quốc gia khác

Ông Nehammer cho biết các chính sách lao động thuận lợi của Singapore đã giúp ServiceNow tăng cường năng lực hoạt động trong khu vực. “Chúng tôi không chỉ có thể khai thác nguồn lao động lành nghề mà còn có thể mang chương trình phát triển nghề nghiệp toàn cầu của mình, RiseUp, đến Singapore,” ông nói thêm

Thật vậy, các công ty trong khu vực có thể thúc đẩy đội ngũ tài năng địa phương thông qua các chương trình độc đáo. AvePoint đã triển khai một chương trình đào tạo tại địa phương để phát triển kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực kỹ thuật số như bảo mật dữ liệu, quản trị, phân tích, AI và phát triển phần mềm. Jiang cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được tận dụng nguồn nhân tài lành nghề ở Singapore để thúc đẩy đổi mới và phát triển các nhà lãnh đạo công nghệ trong khu vực"

Bệ phóng cho các sản phẩm và quan hệ đối tác mới

Bằng cách thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà nước và các công ty tư nhân, Singapore đã tạo ra một môi trường độc đáo, nơi các ý tưởng đổi mới có thể phát triển và có tiềm năng nhân rộng ra toàn cầu. Một ví dụ về hệ sinh thái hợp tác này là mối quan hệ đối tác gần đây của AvePoint với Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), ngân hàng trung ương của quốc gia, dẫn đến sự phát triển của COSMIC, một nền tảng công nghệ tài chính tiên tiến được thiết kế để chống rửa tiền và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. Hơn nữa, trung tâm R&D tại địa phương của AvePoint đã củng cố quan hệ đối tác với các Viện Đào tạo Cao học (IHL) ở Singapore, tạo điều kiện trao đổi kiến thức và đổi mới

Theo ông Jiang, các dự án của AvePoint phù hợp hoàn hảo với các sáng kiến đang diễn ra của Singapore nhằm thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời và đảm bảo rằng cư dân luôn được trang bị các kỹ năng kỹ thuật số tiên tiến. Ông nhấn mạnh rằng những nỗ lực này đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục người lớn của Singapore, cách mạng hóa bối cảnh học tập và đào tạo không chỉ trong các cơ sở giáo dục mà còn trong môi trường thương mại và doanh nghiệp

Vì sao Singapore tiếp tục phát triển?

Sự vươn lên của Singapore như một cường quốc công nghệ toàn cầu dựa trên các trụ cột đổi mới, mạng lưới kinh doanh và cơ sở hạ tầng công nghệ mạnh mẽ. Bằng cách tích cực thúc đẩy sự hợp tác với các tổ chức địa phương và quốc tế, chính phủ củng cố vị thế của quốc gia như một điểm đến ưa thích cho các công ty công nghệ đang tìm kiếm sự phát triển
 
Cơ hội cho công nghệ bán dẫn

Đó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế trước những động thái mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao. Đặc biệt, Mỹ cũng khẳng định sẽ hỗ trợ VN nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn

Sẽ có dự án tỉ USD trong thời gian tới ?

Trong chuyến thăm, làm việc tuần qua tại VN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, Mỹ mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại với VN; có kế hoạch tăng cường hợp tác với VN về chuỗi cung ứng trên cơ sở đối tác toàn diện, tin cậy. Đặc biệt, Mỹ muốn hỗ trợ VN nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn và năng lượng tái tạo

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhất trí với đề nghị của phía Mỹ và nhấn mạnh việc mở rộng chuỗi cung ứng, sản xuất chip, chất bán dẫn cũng là ưu tiên trong chiến lược phát triển của VN. Thủ tướng thông tin VN đang thúc đẩy xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi, hạ tầng kỹ thuật, quản trị hiện đại và đào tạo nhân lực trong những lĩnh vực này

Trong thực tế, VN từ lâu đã được "xướng tên" trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lĩnh vực công nghệ, bao gồm công nghiệp bán dẫn. Từ 10 năm trước, Intel bắt đầu phát triển nhà máy sản xuất chip tại VN với quy mô 1 tỉ USD và sau tăng lên 1,5 tỉ USD. Thế nhưng, kỳ vọng VN sẽ sớm trở thành "bến đỗ" mới của ngành công nghiệp bán dẫn bắt đầu được nói đến nhiều sau đại dịch Covid-19, chính sách đóng cửa chống dịch kéo dài của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng chip toàn cầu bị đứt gãy, gián đoạn. Đặc biệt, từ sau khi nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại VN là Samsung, xác nhận sẽ sản xuất các linh kiện bán dẫn tại VN vào tháng 8 năm ngoái, VN càng có nhiều cơ hội để phát triển, thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp bán dẫn mạnh mẽ hơn

Đến nay, với số vốn đầu tư hơn 2,6 tỉ USD, nhiều khả năng dự án sản xuất đại trà các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn của Nhà máy Samsung Electro-Mechanics VN (tại Thái Nguyên) sẽ được thực hiện vào cuối năm nay, sau khi công tác sản xuất thử nghiệm hoàn tất. Một dự án khác trong lĩnh vực bán dẫn đang được triển khai đáng quan tâm là dự án 1,6 tỉ USD của Công ty Amkor Technology Việt Nam (Hàn Quốc) cũng đang triển khai đúng tiến độ tại Bắc Ninh. Dự kiến hoàn thành vào tháng 9 tới và đưa vào sản xuất thử nghiệm ngay sau đó

Ngoài những nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới nói trên, gần đây, VN ghi nhận nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này tiếp tục tìm đến. Đầu tháng 6 vừa qua, công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp bán dẫn cho hệ thống điện và IoT là Infineon Technologies AG cũng đã thông báo việc mở rộng quy mô hoạt động, thành lập một đội ngũ phát triển chip điện tử làm việc tại Hà Nội

Chiến lược này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kiểm thử chức năng và thiết kế mạch tùy chỉnh cho các giải pháp về hệ thống trên chip (SoC) hàng đầu của Infineon. Mục tiêu của Infineon là đưa trung tâm tại Hà Nội thành một trung tâm R&D theo chuẩn quốc tế, như các trung tâm của tập đoàn này đặt tại Ấn Độ, Singapore, Đức…

Ngoài ra, Tập đoàn bán dẫn lớn của Mỹ là Synopsys cũng đang mở rộng hoạt động tại VN với hành động chuyển đầu tư và đào tạo kỹ sư sang VN; hay USI Electronics của Đài Loan, Renesas Electronics của Nhật Bản cũng đã có nhà máy tại VN

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận xét những động thái trên cho thấy, cơ hội cho VN phát triển mạnh công nghệ bán dẫn đang đến rất gần. Ông nhấn mạnh: "Sẽ có nhiều thay đổi, thậm chí dự án tỉ USD trong thời gian tới, đặc biệt, sau những cam kết giữa các nhà lãnh đạo cấp cao 2 nước…"

Không thể chậm trễ hơn nữa...

Quy mô của thị trường chip toàn cầu năm 2022 khoảng hơn 600 tỉ USD, dự báo đến năm 2029 sẽ lên 1.400 tỉ USD. Cơ hội dành cho VN trong chiếc bánh khổng lồ này rất lớn

GS-TSKH Nguyễn Mại nhận xét không phải ngẫu nhiên mà các nhà lãnh đạo cấp cao từ ngoại giao, tài chính và các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ lần lượt đến VN trong thời gian ngắn vừa qua. Rõ ràng mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa 2 quốc gia đang rất tốt. Theo TSKH Nguyễn Mại, công nghệ bán dẫn là "câu chuyện của cả thế giới", chính phủ Mỹ đã công bố kế hoạch chương trình hỗ trợ 55 - 56 tỉ USD cho các nhà sản xuất chip nội địa và mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các nước châu Âu cũng tăng hỗ trợ các nhà sản xuất để đáp ứng nhu cầu và xuất khẩu; nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc cũng đẩy mạnh chính sách ưu đãi tài chính, hỗ trợ các công ty bán dẫn phát triển… VN không có nhiều tiền để đầu tư, nên phải dựa vào thu hút nguồn vốn FDI trong lĩnh vực này

Đến nay, GS Nguyễn Mại thông tin các nước đã hứa đầu tư vào VN khoảng 5 tỉ USD cho công nghệ bán dẫn. Trong đó có Samsung làm chip lưới, Intel đầu tư chip nguồn tại TP.HCM và nhiều nhà đầu tư mới khác

Ông Vũ Quốc Chinh, chuyên gia marketing, bình luận: Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ cao nói chung và vi mạch bán dẫn nói riêng. Trong đó xác định rõ vi mạch điện tử là một trong 9 sản phẩm chủ lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên đến nay, công nghiệp bán dẫn tại VN vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, dư địa phát triển còn rất lớn, cần những quyết sách táo bạo và "nóng" hơn nữa

Theo ông Mại, quan trọng hơn lúc này là phải thay đổi cách tiếp cận ưu đãi. VN và nhiều nước đang phát triển lâu nay cứ chọn ưu đãi về thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…) để thu hút vốn. Nay với quy định thuế tối thiểu toàn cầu mà VN dự kiến tháng 10 tới trình Quốc hội để chính thức từ đầu năm 2024 thì thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung ưu đãi về chi phí, tiêu hao trong đầu tư cho doanh nghiệp bằng tài chính

"Cụ thể, không chờ nhà đầu tư có lãi mới nộp thuế, mà ưu đãi ngay từ đầu. Nước Anh đang áp dụng trợ cấp khoảng 15% trên vốn đầu tư cho doanh nghiệp làm nghiên cứu. VN chắc chắn trong thời gian tới sẽ áp dụng chính sách này, nhưng tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì còn tính sau. Thay đổi chính sách ưu đãi thu hút đầu tư sớm sẽ khiến VN có nhiều cơ hội xác lập được nền công nghiệp bán dẫn, tạo cú hích rất lớn cho nền kinh tế, làm tăng giá trị gia tăng và quan trọng là tạo ra sự lan tỏa, không chỉ trong thu hút vốn ngoại mà nguồn vốn nội địa tham gia vào chuỗi giá trị này", GS Nguyễn Mại nhấn mạnh

Chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh (Pháp) nói từ năm 2022, giữa nỗi lo toàn cầu về đứt gãy cung ứng, Hàn Quốc đã kịp hợp tác với Mỹ mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ với số tiền tại một nhà máy ở Texas đã 17 tỉ USD, kế hoạch sẽ đầu tư 11 nhà máy như vậy cũng tại bang này, tổng số tiền ước 200 tỉ USD

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã ký kết với Ấn Độ để lập chuỗi cung ứng chip bán dẫn, với chính sách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. "VN là một trong những lựa chọn của các nhà đầu tư chip hàng đầu thế giới, nhưng để khiến VN sớm trở thành bến đỗ cho các dự án tỉ USD này, cần đẩy nhanh và rõ ràng chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi hơn nữa. Chậm ngày nào, mất cơ hội ngày đó", ông Chinh nhấn mạnh
 
Doanh nghiệp tìm lời khuyên địa chính trị khi căng thẳng gia tăng trên toàn cầu

Các công ty đa quốc gia đang thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiểu biết về địa chính trị trong bối cảnh các căng thẳng gia tăng trên toàn cầu. Điều này giúp họ đánh giá chính xác hơn về thị trường mục tiêu và chuỗi cung ứng

Doanh-nghiep-tim-loi-khuyen-ve-dia-chinh-tri.jpg

Các tập đoàn đa quốc gia như Microsoft của Mỹ và Hitachi của Nhật Bản đang tìm cách nâng cao hiểu biết về tình hình địa chính trị toàn cầu và các rủi ro liên quan

Tìm sự tư vấn của các cựu quan chức ngoại giao

Trong khi một số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên môn, những công ty khác như Hitachi (Nhật Bản) và ngân hàng đầu tư Lazard (Mỹ) thuê các cựu quan chức ngoại giao và chính trị gia để đưa ra lời khuyên trực tiếp cho các CEO

Lord Malloch-Brown, cựu quan chức ngoại giao và là chủ tịch của mạng lưới Open Society Foundations, cho biết trước đây luôn có một số nhà ngoại giao nghỉ hưu làm việc ở một góc của văn phòng ở các công ty đa quốc gia. Họ sẵn sàng tư vấn cho CEO về một số khó khăn chính trị địa phương

“Điều xảy ra gần đây là chúng ta đã chuyển từ thời kỳ toàn cầu hóa đỉnh cao, nơi thị trường xác định địa điểm sản xuất và bán hàng, sang kỷ nguyên của một thị trường toàn cầu được chính trị hóa nhiều hơn”, ông bình luận

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra năm ngoái, nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay để ứng phó. Giờ đây, họ đang xem xét kỹ hơn các điểm nóng chính trị như quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan, tác động của cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông giữa Hamas và Israel và khả năng ông Donald Trump trở lại ghế tổng thống của nước Mỹ

Tại Nhật Bản, nước có mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng như Trung Quốc và Nga, trong 3 năm qua, các công ty đa quốc gia như Hitachi, tập đoàn đồ uống Suntory và các ngân hàng lớn nhất nước đã thuê các cựu quan chức ngoại giao, chuyên gia quan hệ quốc tế và phóng viên nước ngoài nhằm nâng cao chuyên môn trong lĩnh vực đánh giá rủi ro địa chính trị. Các nguồn thạo tin cho biết, trong những đợt tuyển dụng gần đây nhất, các nhà ngoại giao và chuyên gia khác được hai công ty bảo hiểm lớn nhất Nhật Bản và ba tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi, Mitsui và Itochu săn đón

Ở các doanh nghiệp lớn khác của Nhật Bản, vai trò “giám đốc rủi ro địa chính trị” đã được thiết lập để phản ánh mức độ quan tâm nghiêm túc đến chủ đề này. “Hai đồng nghiệp của tôi gần đây đã đến làm việc tại các công thương mại và một người khác làm cho một công ty năng lượng”, một nhà ngoại giao Nhật Bản hiện làm việc bên ngoài Nhật Bản tiết lộ. Theo nhà ngoại giao này, các công ty mong muốn hiểu biết chi tiết hơn về rủi ro địa chính trị và về cơ bản họ sử dụng nhân sự của Bộ ngoại giao Nhật Bản như một nguồn cung cấp chuyên môn

“Họ nghĩ rằng có thể nắm bắt được những thông tin khó tiếp cận bằng cách trả tiền cho nhà ngoại giao mà họ đang cố gắng thuê. Điều đó có vẻ đang có tác dụng”, nhà ngoại giao nói thêm

Tập đoàn Mitsubishi xác nhận đã thành lập một ủy ban tình báo toàn cầu do chủ tịch của tập đoàn đứng đầu hồi năm ngoái. Mitsubishi cũng thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin rủi ro địa chính trị, điều kiện kinh tế, công nghệ mới, xu hướng chính sách cho ban lãnh đạo

Trong khi đó, các công ty nhỏ hơn của Nhật Bản đang thuê tư vấn bên ngoài với tốc độ chưa từng có. Một chuyên gia tư vấn cho các công ty Nhật Bản cho biết, chiến sự Ukraine cho thấy, rủi ro đang trở nên khó dự đoán hơn và một số rủi ro hiện hữu như các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ nhằm vào Trung Quốc, đã đạt đến cấp độ mà các công ty cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. “Họ không chỉ muốn chúng tôi kể cho họ nghe về một hoặc hai tình huống. Họ đang yêu cầu chúng tôi xếp hạng tất cả những rủi ro mà họ có thể gặp phải trên toàn thế giới”, vị chuyên gia cố vấn nói

Ngành công nghệ chú trọng rủi ro địa chính trị

Các ngành công nghiệp như dầu khí, có các hoạt động quan trọng ở những khu vực dễ biến động trên thế giới, thường là khách hàng chính của các cố vấn địa chính trị. Nhưng khi các công ty trong các lĩnh vực khác mở rộng thị trường và chuỗi cung ứng, họ cũng nhận thấy cần nâng cao chuyên môn địa chính trị

Một ngành đã xây dựng được chuyên môn địa chính trị nội bộ đáng kể là lĩnh vực công nghệ của Mỹ, vốn chịu áp lực quản lý khéo léo sự kết hợp giữa sự phụ thuộc vào các chip chuyên dụng được sản xuất tại Đài Loan và sự hiện diện tại thị trường Trung Quốc

“Ngành công nghệ vượt xa dầu khí trong việc quản lý rủi ro địa chính trị. Microsoft là công ty giỏi nhất trong việc xây dựng đội ngũ địa chính trị nội bộ, bao gồm cả một lãnh đạo cao cấo phụ trách quan hệ với Liên hợp quốc”, Manas Chawla, người sáng lập Công ty tư vấn địa chính trị London Politica, nhận xét

Một số cựu quan chức tình báo và nhà ngoại giao gần đây chuyển sang làm việc cho khu vực tư nhân. Stephen Lovegrove, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Anh đã trở thành cố vấn cấp cao của ngân hàng đầu tư Lazard trong năm nay, trong khi cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Anh (MI6) Alex Younger gia nhập ngân hàng Goldman Sachs với tư cách chuyên gia cố vấn vào năm 2021

Theo Mark Freebairn, đối tác của Công ty săn đầu người Odgers Berndtson, các công ty thuê cựu đại sứ, quan chức quân sự và tình báo cho công việc tư vấn có thể trả mức phí lên tới 2.000-5.000 bảng (2.400 – 6.100 đô la Mỹ)/giờ

Cùng với việc cung cấp các phân tích và lời khuyên, các chuyên gia tư vấn có thể giúp mở ra cánh cửa cho các công ty đang tìm cách xây dựng mối quan hệ với các chính phủ nước ngoài. Dana White, người đứng đầu bộ phận cố vấn chiến lược toàn cầu của Ankura, một công ty tư vấn của Mỹ, cho biết công ty bà đã mua lại một doanh nghiệp tư vấn về quan hệ Mỹ-Trung, giúp thiết lập các giao thiệp cấp cao giữa các giám đốc điều hành và các quan chức Trung Quốc

Một phân tích của Financial Times về các bản công bố thông tin của các công ty toàn cầu và Mỹ trên nền tảng dữ liệu AlphaSense cho thấy cụm từ “địa chính trị” (geopolitics) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn kể từ năm 2017 và việc sử dụng cụm từ này đã tăng lên sau chiến sự Ukraine. Theo Công ty phân tích JH Whitney Data Services, sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, các khách hàng Mỹ bắt đầu yêu cầu tư vấn về chuỗi cung ứng của họ và rủi ro ở các nước châu Á, trong trường hợp xảy ra xung đột ở Thái Bình Dương

”Nhiều công ty ở Mỹ, đặc biệt là các nhà bán lẻ trực tuyến và các công ty dịch vụ tài chính, đã xây dựng dịch vụ tổng đài rất quan trọng ở Philippines”, John O’Connor, Chủ tịch của JH Whitney, nói

Barton Malow, một công ty xây dựng của Mỹ với 3.000 nhân viên, có trụ sở chính tại bang Michigan, đang coi trọng địa chính trị hơn trong kế hoạch kinh doanh. “Công bằng mà nói thì thế giới đã chuyển từ trạng thái ổn định và trật tự tương đối sang kém ổn định hơn nhiều. Sự gián đoạn toàn cầu hóa này tất nhiên có tác động đến hoạt động kinh doanh”, Ryan Maibach, CEO của Barton Malow, cho biết. Barton Malow đã thuê Công ty tư vấn rủi ro chính trị Prism để giúp đánh giá tác động của các mối đe dọa tiềm ẩn, bao gồm rủi ro xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan và biến đổi khí hậu, đối với hoạt động kinh doanh và khách hàng của Barton Malow

Theo Mziar Minovi, CEO của Công ty tư vấn địa chính trị Eurasia Group, các công ty đa quốc gia đã bắt đầu lên kế hoạch cho các cuộc khủng hoảng địa chính trị giống như cách họ dự phòng cho các thảm họa thiên nhiên
 
Top