What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Nguyên nhân thất bại của các công ty công nghệ khổng lồ

thinktank.vn

Administrator
Nguyên nhân thất bại của các công ty công nghệ khổng lồ

steve-jobs-lost-interview.jpg

Quay trở lại với cuộc phỏng vấn nổi tiếng "The Lost Interview" dài 90 phút của cựu CEO Steve Jobs vào năm 1995 - 10 năm sau khi ông bị John Sculley - vị CEO đương nhiệm của Apple gạt ra khỏi chính công ty ông sáng lập do những bất đồng về hướng điều hành công ty

Điều đặc biệt của cuộc phỏng vấn này là tầm nhìn lớn của Jobs về thị trường điện toán trong tương tai và nguyên nhân thất bại của các công ty công nghệ khổng lồ

Ông cho rằng, một khi đã nắm thế áp đảo và gần như độc quyền trên thị trường, các công ty công nghệ sẽ tăng trưởng chậm lại và dễ rơi vào tầm lãnh đạo của các chuyên gia marketing hay sales. Đây là những người có thể giúp công ty mở rộng thêm trên thị trường nhưng lại không có hiểu biết về kỹ thuật. Trong khi đó, các kỹ sư đứng sau sản phẩm thì mất dần tiếng nói trong những lần đưa ra quyết định

Steve Jobs cũng không ngần ngại lấy John Sculley ra làm ví dụ cụ thể

"John Sculley là người đến từ PepsiCo, nơi có lẽ phải 10 năm mới thay đổi sản phẩm một lần, kiểu chỉ thay kích cỡ chai lớn hơn thôi ấy. Chính vì thế mà ở PepsiCo, nếu là một người làm sản phẩm, bạn sẽ khó lòng có tiếng nói trong việc hoạch định hướng đi của toàn công ty. Ai là người định đoạt thành công của PepsiCo? Chính là những người làm sales – marketing. Đây mới là những người được đề bạt nên nắm quyền kiểm soát công ty. Tại PepsiCo thì chuyện này không có vấn đề gì, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các công ty công nghệ bắt đầu chiếm thế độc quyền trên thị trường, như IBM hay Xerox"

"Những yếu tố tinh tế trong sản phẩm từng giúp họ đạt được thế thống trị trên thị trường nay sẽ dần bị loại bỏ bởi những người điều hành công ty chẳng hiểu thế nào là sản phẩm tốt hay không tốt. Họ không có chút ý niệm nào về những gì cần có để biến ý tưởng hay thành sản phẩm tốt. Trong thâm tâm, họ cũng chẳng thực sự muốn giúp khách hàng. Đây chính là những gì đang diễn ra tại Xerox", Jobs trả lời khi MC hỏi về lý do tại sao ông nghĩ Xerox (rất hùng mạnh lúc bấy giờ) lại tự phá hủy công nghệ máy tính mà ông từng cho là vô cùng ưu việt và đi trước thời đại của họ

Apple từng là một công ty nhỏ định hướng bởi sản phẩm với sản phẩm chất lượng tốt, cố gắng cạnh tranh để chiếm thị phần của các công ty lớn như IBM và Microsoft. Ngày nay nó đã trở thành một công ty khổng lồ với giá trị thị trường hơn 1.000 tỷ USD nhưng lại được định hướng bởi marketing và sản phẩm của họ hãng thậm chí còn kém hơn so với những mặt hàng tốt nhất thị trường

Không những thế, sản phẩm Nhà Táo ngày càng đắt đỏ và ít nhận được sự thu hút từ người dùng

Ví dụ như việc công ty vừa phải tạm dừng việc sản xuất iPhone XR vì nhu cầu thấp, dù trước đó đây là thiết bị rất được chờ đợi với giá cả phải chăng, có thêm nhiều màu sắc để lựa chọn. Bởi, so với iPhone X được ra một năm trước đó, iPhone XR giống như một sản phẩm bị "tụt hậu" và "kém sang"

Còn iPhone XS và XS Max thì bị dân tình "chê" tả tơi vì giá trên trời nhưng lại không có nhiều cải tiến mới và 2 thiết bị có vẻ bề ngoài và cấu hình "gần như là một"

Apple đã trở thành chính cái công ty khổng lồ, độc quyền mà Jobs đã nói đến

Quỳnh Như
 
Top