What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Samsung ThinkTank

thinktank.vn

Administrator
Kế hoạch đầu tư 160 tỉ đô của Samsung nhằm khắc chế mối đe dọa từ Trung Quốc
- Hôm 8-8, tập đoàn điện tử Samsung (Hàn Quốc) thông báo kế hoạch đầu tư khổng lồ trị giá 160 tỉ đô la Mỹ trong ba năm tới trong một nỗ lực đa dạng hóa kinh doanh, đồng thời giúp khắc chế mối đe dọa đến từ các công ty công nghệ Trung Quốc

Rót tiền đầu tư AI, mạng 5G, dược phẩm sinh học

Khi Samsung quyết định thử vận may với ngành dược phẩm sinh học vào năm 2010, mảng hoạt động này chỉ bao gồm một nhóm 12 người làm việc tại một tầng hầm nơi đặt phòng thí nghiệm của một bệnh viện. Giờ đây, dược phẩm sinh học là một trong những lĩnh vực kinh doanh hứa hẹn nhất của công ty lớn nhất Hàn Quốc này, sử dụng gần 3.000 nhân viên. Nó như một lời nhắc nhở quan trọng rằng Samsung vẫn giữ được sự linh động để chuyển đổi phương hướng kinh doanh khi cần thiết

Song Samsung cần phải nhân rộng các thành công như vậy trong các lĩnh vực khác khi đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ công nghệ Trung Quốc trong các lĩnh vực được xem là tương lai của ngành công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G

Nhu cầu thúc đẩy đẩy tăng trưởng ở các lĩnh vực mới là một thực tế mà các lãnh đạo Samsung đều quá hiểu rõ vào hôm 8-8 khi họ thông báo kế hoạch đầu tư khổng lồ trị giá 180.000 tỉ won (160 tỉ đô la) trong ba năm tới. Theo kế hoạch, Samsung sẽ rót 22 tỉ đô la vào các công nghệ mà tập đoàn này đang phát triển chẳng AI, mạng lưới 5G và các linh kiện điện tử ô tô cũng như mở rộng các đơn vị dược phẩm sinh học của Samsung

Số tiền đầu tư còn lại sẽ được sử dụng để mở rộng các cơ sở sản xuất bán dẫn và thuê hàng chục ngàn công nhân cũng như nuôi dưỡng một loạt công ty khởi nghiệp

Quy mô đầu tư của Samsung vượt trội so với các tập đoàn công nghệ đang đối đầu với Samsung, chẳng hạn hồi tháng Giêng, Apple cho biết sẽ đầu tư 30 tỉ đô la để mở rộng các cơ sở sản xuất ở Mỹ. Tổng vốn hoạt động của Quỹ Tầm nhìn thuộc tập đoàn đầu tư Softbank (Nhật Bản) chỉ 100 tỉ đô la. Quỹ này chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ trên toàn cầu

So Hyun-chul, nhà phân tích của công ty đầu tư Shinhan Investment, nhận định: “Đây có thể được xem là khoản đầu tư lớn nhất thế giới của một doanh nghiệp. Khoản đầu tư này là nhằm mục đích tồn tại. Không có một lãnh đạo nào ở Samsung mà lại không thấy Samsung có nguy cơ thua cuộc vì sự rượt đuổi quá rát của các đối thủ Trung Quốc. Đó thực sự là một tình huống nghiêm trọng. Họ không thể ngồi yên được”

Tiếp tục củng cố sức mạnh ở mảng bán dẫn

Đà tăng trưởng ấn tượng của Samsung trong những năm qua chủ yếu nhờ vào một sản phẩm: chip bán dẫn. Theo một số nhà phân tích, chip nhớ có lúc chiếm đến 70% lợi nhuận hoạt động của Samsung, giúp củng cố các chỉ số tài chính của Samsung ngay đúng lúc các đối thủ Trung Quốc cướp dần thị phần ở mảng thiết bị di động, từng một thời được xem là con bò sữa đối với Samsung

Giờ đây, nỗi lo sợ của Samsung là các tập đoàn công nghệ được Bắc Kinh hậu thuẫn sẽ mở rộng vào lĩnh vực chip nhớ, đặt Samsung vào tình thế khó khăn. Mọi người làm việc ở Samsung cho biết hãng này vẫn lạc quan trước mối đe dọa từ Trung Quốc, tự tin rằng tính chất phực tạp và phát triển nhanh chóng của ngành bán dẫn sẽ khiến các đối thủ Trung Quốc khó mà bắt kịp năng lực của Samsung

Trong số 160 tỉ đô la mà Samsung dự định chi tiêu trong 3 năm tới, có gần 100 tỉ đô la phân bổ cho đầu tư cho chi phí tài sản cố định. Phần lớn con số này sẽ được chi tiêu cho mảng bán dẫn, bao gồm nâng cấp, mở rộng các nhà máy và trang thiết bị, nâng cao sản lượng. Theo Samsung, cần đến 13 tỉ đô la để xây dựng một nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn và trang bị các thiết bị hiện đại nhất cho nó

“Chúng tôi đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nhưng chúng tôi quyết tâm duy trì lợi thế công nghệ so với các đối thủ. Khi thế giới ngày càng tập trung vào dữ liệu, nhu cầu bán dẫn sẽ tăng trưởng ở mức chưa có tiền lệ”, một lãnh đạo của Samsung nói với Financial Times

Chậm chân trong lĩnh vực AI

Trong những năm gần đây, Samsung đã gia tăng chi phí tài sản cố định cũng như các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Năm 2015, chi tiêu tổng cộng của Samsung là 35 tỉ đô la và con số này tăng lên 55 tỉ đô la vào năm ngoái. Samsung hy vọng kế hoạch đầu tư 160 tỉ đô trong ba năm tới sẽ giúp củng cố sự tăng trưởng đồng bộ

“Các động lực tăng trưởng trong tương lai của Samsung bao gồm AI, 5G, linh kiện điện tử ô tô, liên quan chặt chẽ với nhau. Samsung cần khẩn cấp đầu tư vào các lĩnh vực này cũng như mảng chip”, Song Myung-sup, nhà phân tích ở công ty chứng khoán HI Investment & Securities, nói

Tuy nhiên, Song Myung-sup cho rằng Samsung có thể đã chậm hơn ở một lĩnh vực mà tập đoàn Huawei của Trung Quốc và một số đối thủ châu Âu đang thống lĩnh, đó là AI

Trung Quốc đang nuôi tham vọng vươn lên đứng ngang hàng với Mỹ về năng lực AI vào năm 2020 và trở thành cường quốc số một về AI vào năm 2030. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc công bố Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới nhắm đến mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp AI trị giá 150 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030. Một báo gần đây của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho biết đầu tư AI của Trung Quốc chiếm 60% tổng đầu tư AI toàn cầu trong giai đoạn 2013-2018

Samsung đang vận hành 5 trung tâm nghiên cứu AI trên thế giới và lên kế hoạch tuyển dụng thêm 1.000 chuyên gia AI trong ba năm tới Đây là con số tương đối nhỏ đối với một công ty lớn nhất và giàu nhất của Hàn Quốc. Trái lại, Mỹ có gần 80.000 nhà nghiên cứu AI và Trung Quốc có gần 40.000 chuyên gia AI. Giới phân tích cho rằng Samsung có thể sử dụng số dư tiền mặt khổng lồ 76 tỉ đô la để tiến hành các hoạt động thâu tóm trong lĩnh vực AI

Cho đến nay, Samsung vẫn im lặng về các triển vọng cho các hoạt động thâu tóm này. Thay vào đó, Samsung cho biết muốn tập trung vào sự kết nối và xây dựng một hệ sinh thái của các thiết bị kết nối như tivi và tủ lạnh thông minh

Chánh Tài
 
Last edited:
Chính sách xây vườn ươm sáng tạo kỳ lạ của Samsung
Cho phép nhân viên lập startup bằng tiền của công ty

Ở Samsung, nếu sở hữu một ý tưởng đáng giá, bạn có thể nghỉ việc 1 năm để thực hiện nó và công ty sẽ hỗ trợ tư vấn, đầu tư tiền giúp bạn làm sản phẩm mẫu. Dự án có thể là một phần của Samsung hoặc trở thành startup độc lập được công ty đầu tư cả triệu USD nếu bạn rời công ty và tự vận hành sản phẩm


1-2-15416452374251776511654.jpg

C-Lab sẽ cung cấp đầy đủ điều kiện cho các nhân viên Samsung tạo ra sản phẩm mẫu

Được mô tả với thuật ngữ "trái tim của sự đổi mới", C-Lab Space là khu phức hợp dành riêng cho các hoạt động nghiên cứu tại Samsung Digital City (Thành phố Kỹ thuật số của Samsung ở Suwon, Hàn Quốc). Đây là chương trình nội bộ nhằm nuôi dưỡng các dự án sáng tạo đổi mới và những ý tưởng kinh doanh độc đáo của nhân viên Samsung

Trung tâm của tòa nhà là C-Lab Square, một không gian hiện đại cho phép các nhân viên Samsung tổ chức hội thảo và tương tác với nhau về những ý tưởng mới. Khu vực này được trang bị các thiết bị hiện đại nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, trao đổi thông tin và xây dựng ý tưởng cũng như hiện thực hóa nó

Khu vực nghiên cứu còn được trang bị máy in 3D, máy cắt laser và nhiều dụng cụ với độ chính xác cao để tạo ra những bản thiết kế hoặc nguyên mẫu của sản phẩm. Bên cạnh đó, khu vực Idea Lounge được bố trí quán cà phê sách, máy bán hàng tự động và ghế ngồi, nơi lý tưởng cho các kỹ sư nghỉ ngơi sau những giờ căng thẳng từ phòng thí nghiệm

Chị Chaehyun Yoo - chuyên viên của C-Lab cho biết, vào cuối những năm 2000, Samsung đang liên tục phát triển và được công nhận là nhà tiên phong về công nghệ trên toàn thế giới. Thế nhưng, lãnh đạo của tập đoàn này thấy rằng, đó là thời điểm cần có sự thay đổi quan trọng. Trên thế giới, nhiều tập đoàn công nghệ khổng lồ đang loay hoay trước sự bùng nổ của những startup công nghệ vô cùng sáng tạo kiểu Google. "Họ đang thay đổi cuộc chơi", Chaehyun Yoo chia sẻ

3-2-15416452639662103559942.jpg

Chị Chaehyun Yoo - chuyên viên của C-Lab đang giới thiệu về Mangoslab - một startup bắt đầu từ C-Lab với mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là: "Mỉm cười chia tay nhau"

Samsung dù vẫn phát triển rất mạnh có xu hướng tập trung nỗ lực của mình theo hướng những sản phẩm truyền thống, chẳng hạn như smartphone hay tivi… Trong khi đó, xu hướng của ngành có thể bị "bẻ ngoặt tay lái" bởi sự sáng tạo đột phá từ các startup công nghệ mới nổi. Phát hiện này cũng là khởi đầu quan trọng cho việc khởi tạo C-Lab

Năm 2013, khi lần đầu tổ chức lựa chọn các ý tưởng sáng tạo từ nội bộ Samsung cho C-Lab, chỉ trong vòng 2 tuần, ban tổ chức nhận được tới hơn 1.000 ý tưởng. Những năm tiếp theo, số lượng ý tưởng cho C-Lab tiếp tục tăng. Những ý tưởng này sẽ phải trải qua nhiều vòng góp ý và đến chung kết, những dự án được chọn sẽ do 10 lãnh đạo cấp cao và 100 nhân viên được chọn của Samsung đánh giá. Một điểm thú vị khác, Samsung không giới hạn các ý tưởng sáng tạo ở những lĩnh vực mà công ty đang phát triển, nó có thể đến từ bất cứ lĩnh vực nào

Với các ý tưởng chiến thắng, Samsung cho phép người sở hữu được nghỉ làm 1 năm để toàn tâm phát triển sản phẩm thử nghiệm của mình và vẫn được hưởng lương. Chủ dự án sẽ được các chuyên gia của Samsung tư vấn và được đầu tư tiền làm sản phẩm mẫu đầu tiên. Họ sẽ phát triển sản phẩm mới tại C-Lab, nơi Samsung cung cấp gần như mọi thiết bị cần thiết cho việc hiện thực hoá ý tưởng

Thậm chí, Samsung còn có một chính sách mà bất cứ kỹ sư công nghệ nào cũng phải mơ ước. Nếu ý tưởng đủ xuất sắc, Samsung sẽ sử dụng nguồn lực của mình để giúp các kỹ sư thành lập công ty của riêng họ. Ngoài hỗ trợ tư vấn, Samsung còn đầu tư tới 1,5 triệu USD để các nhân viên của mình có thể khởi tạo startup công nghệ độc lập; và nếu thất bại, họ có thể quay lại Samsung làm việc

2-2-1541645310601350762427.jpg

Danh sách những startup bắt đầu tư C-Lab

Tính đến nay, C-Lab đã vận hành được 5 năm 10 tháng và có 900 nhân viên Samsung tham gia vào 230 dự án. Khoảng 150 nhân viên đã được Samsung hỗ trợ tư vấn và đầu tư tài chính để mở 54 startup công nghệ độc lập và chỉ có 5 người quay trở lại công ty. Trong số các startup tách ra từ C-Lab, có dự án nổi bật đã gọi được tới cả trăm triệu USD vốn đầu tư

Khi được hỏi: "Tại sao Samsung lại cho phép những người có thể tạo ra công nghệ mới, đột phá tách riêng ra khởi công ty để làm startup trong khi đã đầu tư lớn về cả nhân lực và tài chính cho họ?", chị Chaehyun Yoo, chuyên viên của C-Lab nói: "Đó là lựa chọn mang tính trách nhiệm của Samsung"

Rồi Chaehyun Yoo giải thích, một công ty lớn được xã hội tôn trọng không chỉ tạo ra những bước ngoặt cho bản thân mình, mà còn mong muốn đem đến cơ hội đổi thay, đột phá cho những người khác. "Nếu sau này có những startup công nghệ khổng lồ, thậm chí lớn hơn Samsung mà xuất phát từ C-Lab thì đó sẽ là một niềm tự hào lớn của chúng tôi", Chaehyun Yoo nói

Tại Triển lãm Công nghệ CES 2018, những sản phẩm thú vị từ C-Lab của Samsung đã được cả thế giới nhìn thấy. Bên cạnh những thiết bị truyền thống, Samsung đưa tới CES 2018 những sản phẩm hoàn toàn mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống

4-1-15416453565661758610010.jpg

Một trong những sản phẩm nổi bật là Relumino, hệ thống nhằm cung cấp hình ảnh cho những người khiếm thị. Không chỉ là nghiên cứu, những nguyên mẫu đầu tiên đã được trình làng. Bên cạnh đó, "Kính thông minh" cũng đã được Samsung cho ra mắt với khả năng kết nối với điện thoại thông minh và tai nghe để hiển thị hình ảnh và âm thanh sắc nét hơn

GoBreath lại là một bước đi đột phá mới trong lĩnh vực y tế. Nó được thiết kế nhằm hỗ trợ những người gặp tổn thương về phổi. Hệ thống này bao gồm một thiết bị di động và một ứng dụng riêng được thiết kế để hướng dẫn các phương pháp thở khác nhau cho người bệnh. Ứng dụng sẽ theo dõi tình trạng bệnh nhân liên tục và chia sẻ những thông tin đó với bác sĩ

Một sản phẩm khác là S-Ray (Sound-Ray) tập trung nhiều vào lĩnh vực tiêu dùng. Về cơ bản, nó thu nhỏ những chiếc loa kích thước lớn thành thiết bị cầm tay và mang lại trải nghiệm nghe tốt nhất cho thính giả. Đặc biệt, âm thanh chỉ được phát theo một hướng, giúp người dùng không cần tai nghe nhưng cũng không làm phiền những người xung quanh

Linh Anh - Hoàng Ly
 
Samsung có cơ hội vươn lên trong vai trò thống lĩnh mạng lưới 5G

https2f2fs3-ap-northeast-1amazonawscom2fpsh-ex-ftnikkei-3937bb42fimages2f82f12f72f32f16123718-1-eng-gb2frtx39xur2048x1152-1-15446718177551220643454-crop-15446718263541960588084.jpg

Những lo ngại về sự bảo mật xung quanh Huawei có thể giúp Samsung chiếm được lợi thế trên thị trường 5G, một giám đốc điều hành của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc cho biết

Trong khi Samsung vẫn là nhà sản xuất điện thoại smartphone và chất bán dẫn lớn nhất thế giới, thì Huawei lại thu về mức lợi nhuận lớn nhờ việc thống trị về mạng truyền thông. Nhưng vị thế của Huawei trên thị trường thế giới đang bị đe doạ, sau khi có một quốc gia khác ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm 5G của công ty do lo ngại rằng những sản phẩm này có thể là công cụ gián điệp của chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, Huawei đã phủ nhận mọi liên quan đến những hành động gián điệp

"Về mặt chiến lược, những mối lo ngại này giúp chúng tôi giành được nhiều thị phần hơn", S.Abraham Kim, phó chủ tịch của bộ phận di động của Samsung, phát biểu hôm thứ Tư. "Huawei đã chiếm ưu thế trên thị trường mạng kể từ thời điểm 4G LTE ra mắt, nhưng chúng tôi đang triển khai công nghệ 5G cho các sản phẩm smartphone"

Samsung dự định sẽ cho ra mắt một mẫu điện thoại có đi kèm công nghệ 5G và một mẫu khác với màn hình cong vào năm tới, công ty coi đây là những công cụ tiềm năng nhất để phục hồi doanh số đã tăng trưởng chậm bởi người tiêu dùng phải chờ đợi khá lâu để có thể nâng cấp điện thoại của họ.
Tuy nhiên, những thách thức về kỹ thuật vẫn còn đó, ông Kim cho hay. Tín hiệu 5G có thể không ổn định, phụ thuộc vào cách người sử dụng cầm điện thoại, điều này có nghĩa là công ty cần phải lắp ghép thêm những mô-đun ăng-ten quanh chiếc điện thoại vốn đã bị hạn chế về kích cỡ, cùng với chiếc pin lớn. Samsung hiện đang nghiên cứ về việc làm cách nào để một bộ phận bên trong thiết bị có thể bị chia thành hai lớp trong khi độ dày về tổng thể vẫn được giảm thiểu, ông Kim nói


Một thách thức khác mà Samsung phải đối mặt là về độ nóng, 5G truyền nhiều dữ liệu hơn và tiêu thụ lượng điện năng lớn hơn, có khả năng chiếc điện thoại sẽ trở nên quá nóng. Ông Kim cho biết thêm, Samsung đã cố gắng để giới hạn mức nhiệt độ ở mức hơn 40 độ C

Huawei gần đây đã vượt qua Apple trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới và khoảng cách với Samsung đang dần thu hẹp lại. Nhưng những lo ngại về hoạt động kinh doanh toàn cầu của công ty Trung Quốc đã gia tăng kể từ vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu - Phó chủ tịch kiêm CFO của Huawei. Bà Mạnh đã được tại ngoại hôm thứ Ba nhưng vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị dẫn dộ về Mỹ

Hương Giang
 
Sôi động đường đua siêu tốc 5G
- Sau một thời gian tạm lắng, cuộc đua công nghệ không dây siêu tốc mang tên 5G lại được khuấy động trở lại bởi Samsung, nhưng lần này là cả một kế hoạch thực hiện khả dĩ đưa hãng sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới này chiếm lĩnh 20% thị phần thiết bị mạng 5G kể từ 2020
701f2_5_g.jpg
Lần trước vào đầu năm nay trong cuộc Triển lãm Di động Thế giới 2018 (MWC 2018), công nghệ mạng di động thế hệ thứ 5 đã chiếm lĩnh diễn đàn, đẩy mảng điện thoại thông minh (smartphone) sang một bên. Song, vào lúc này ngay tại các nước Đông Nam Á cũng đang nổi lên trào lưu liên kết 5G vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và Samsung thì lại xem 5G là tiền đề để đẩy nhanh ngành kỹ nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Nguồn cấp ô xy cho trí khôn nhân tạo

Samsung Electronics cho biết sẽ đầu tư 22 tỉ đô la vào mạng 5G và trí khôn nhân tạo nhằm bảo đảm công ty chiếm sẽ giữ tối thiểu 20% mức thị phần thế giới trong lĩnh vực cung ứng trang thiết bị mạng 5G vào năm 2020. Phát biểu tại sự kiện Wall Street Journal D.Live ở California (Mỹ), Youngky Kim, Chủ tịch và Giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh mạng của Samsung, nói rằng công nghệ mạng mới này sẽ mở ra tiềm năng cho trí tuệ nhân tạo, và ông mô tả 5G là nguồn cấp ô xy của AI. Ông nói: “Trí tuệ nhân tạo cần rất nhiều dữ liệu để đáp ứng công việc. Khối lượng dữ liệu này chỉ có thể cung ứng bằng đường truyền 5G chứ không phải 4G”. Samsung sản xuất mỗi năm đến hơn nửa tỉ thiết bị điện tử và họ vừa có kinh nghiệm quốc tế lại vừa hiểu khách hàng muốn gì. Tập đoàn của Hàn Quốc này là nhà sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới xét về doanh thu, và hai năm trước Samsung cũng nổi lên như nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất, qua mặt cả Intel

Tập đoàn này cho biết trong ba năm tới họ sẽ đầu tư 180.000 tỉ won, khoảng 161 tỉ đô la Mỹ, cho việc mua sắm và nghiên cứu, phát triển (Research & Development - R&D) tại các trung tâm nghiên cứu trên thế giới, chủ yếu tập trung trong bốn lĩnh vực là trí tuệ nhân tạo, công nghệ mạng di động thế hệ thứ 5, linh kiện điện tử cho các dòng xe tương lai và công nghệ sinh dược học. Trong khoản đầu tư khổng lồ đó, 130.000 tỉ won sẽ được sử dụng trực tiếp tại Hàn Quốc, tạo nên khoảng 40.000 việc làm mới trong nước. Song song với đó, Samsung cũng mở rộng năng lực trí tuệ nhân tạo của họ tại các trung tâm AI toàn cầu ở Anh, Canada, Nga và Mỹ, với số lượng nhà nghiên cứu tăng thêm khoảng 1.000 người. Trong cuộc đua công nghệ, khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển là quan trọng nhất. Đầu tư 25.000 tỉ won (tương đương 22 tỉ đô la) vào 5G và AI, Samsung nhất quyết cải thiện vị trí của mình trong lĩnh vực trang bị mạng từ thứ 5 hiện nay, sau Huawei, ZTE, Ericsson và Nokia

Samsung có truyền thống tuân thủ tốt hệ thống luật lệ các nước và thị trường bên ngoài. Đại công ty công nghệ Hàn Quốc này đang nhắm đến việc tham gia vào lĩnh vực 5G ngay trên đất Mỹ và cho biết đã dành được giấy phép của Ủy ban Thông tin Liên bang FCC. Ở đây, Samsung nhắm đến việc cung cấp thiết bị hỗ trợ 5G FWA cùng trang bị đầu cuối CPE. Trước thềm MWC 2018, Bộ Khoa học Công nghệ & Thông tin Hàn Quốc và ba nhà cung cấp mạng di động gồm SK Telecom Co., KT Corp. và LG Uplus Inc. đã lên kế hoạch sớm đưa dịch vụ mạng 5G vào hoạt động tại các thành phố lớn của Hàn Quốc và xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn quốc vào năm 2020. Điều này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà riêng 2018 đã lên tới 9,36 tỉ đô la. Việc Samsung công bố một khoản đầu tư khổng lồ cho ba năm tới là một bằng chứng cho thấy Hàn Quốc và cả thế giới đang nóng lên với cuộc đua siêu tốc 5G

Nhưng vào lúc này Samsung đang có ưu thế lớn với việc nhiều nước như Mỹ hay Úc và cả Hàn Quốc đang cấm sử dụng trang thiết bị mạng do Huawei của Trung Quốc sản xuất

Cuộc đua nước rút

Cả Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ đều tỏ rõ họ đang chạy nước rút cho một cuộc đua toàn cầu. Châu Âu có vẻ đang nằm lại phía sau nhưng lại là châu lục giữ chiếc chìa khóa căn bản cho công nghệ mới này cũng như họ đã nắm chìa khóa công nghệ 3G trước đây, và điều này buộc các công ty mới bước chân vào mạng di động siêu tốc ở Trung Quốc hay Nhật Bản và cả các công ty tuyền tải mạng vô tuyến tại Mỹ hay Úc phải tìm cách hợp tác

Từ vài năm nay người ta đã luôn theo dõi những thành tựu từ công nghệ 5G bởi họ bắt đầu cảm nhận những thay đổi cuộc sống con người trong môi trường kết nối mọi thứ chung quanh với tốc độ cực nhanh. Trên thực tế 5G không chỉ là cuộc cách mạng cho điện thoại mà là con đường dẫn đến những công nghệ cao khác nhau. Intel cho biết họ đang làm việc với các hãng Dell, HP, Lenovo và Microsoft để mang công nghệ kết nối 5G vào các máy tính cá nhân và thương mại hóa modem 5G Intel XMM 8000

Với Huawei, công ty dẫn đầu về công nghệ 5G tại Trung Quốc, người ta nhận ra ở đó một tham vọng cháy bỏng

Huawei đã sản xuất trang thiết bị cuối CPE (customer premises equipment) cho người sử dụng mạng theo tiêu chuẩn 3GPP 5G, và loại trang bị có tên là Balong 5G01 đã được tung ra thị trường, cho phép người dùng tải về dữ liệu với tốc độ lên đến 2,3Gb/giây ở tần số dưới 6GHz và độ dài sóng cấp milimet. Huawei trở thành công ty đầu tiên cung cấp giải pháp 5G từ đầu đến cuối, từ đài phát sóng đến các loại thiết bị hỗ trợ trung gian và trang thiết bị cuối nơi thiết bị hoạt động. Công ty cho biết “Huawei tần thấp 5G CPE là một thiết bị gọn nhẹ thích hợp với cả hai thế hệ đường tuyền khác nhau, từ 4G đến 5G với tốc độ tải dữ liệu vượt quá 2Gb/giây, nghĩa là gấp 20 lần so với đường truyền 100Mb/giây qua cáp”. Trên thực tế, Huawei đang muốn tạo cho mình một hệ sinh thái 5G để khống chế thị trường, bắt đầu từ những thành phố lớn tại Trung Quốc

Một công ty công nghệ khác của Trung Quốc là ZTE vốn đã đi tiên phong trong mạng 4G nay tiếp tục đặt tham vọng đi đầu trong việc cung cấp mạng 5G cho các công ty viễn thông. Cùng lúc này ZTE cho biết sẽ cho ra đời các kiểu điện thoại 5G 1,2 Gb/giây và máy tính bảng 5G vào cuối năm 2018 hay vào đầu năm 2019. Tham vọng của Huawei hay ZTE cũng chính là tham vọng của Trung Quốc nhằm làm chủ các ứng dụng công nghệ 5G, bắt đầu ngay tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Và để cho mọi việc được trọn vẹn, Huawei đang tìm sự hợp tác với công ty nắm chìa khóa 5G là Intel nhằm bảo đảm rằng mạng 5G cùng hệ sinh thái mà Huawei đang tạo lập có thể hoạt động qua lại được với những hệ thống mà Intel hay Ericsson đang triển khai tại châu Âu, Mỹ hay những nước khác

5ea30_5g_01.jpg

Samsung đang đầu tư hàng chục tỉ đô la Mỹ vào mạng đường truyền 5G và trí tuệ nhân tạo
Những tham vọng, giá trị và những cái bẫy

Công nghệ 5G đang tạo nên một cuộc chuyển động công nghệ toàn cầu. Điều này rất dễ hiểu bởi lợi nhuận từ việc đầu tư sẽ rất lớn, nhưng còn hơn thế nữa, các tập đoàn đang nhắm đến làm chủ các công nghệ cao do 5G mang lại cho dù nhiều công nghệ đó vẫn chưa hiện diện, chưa được đặt tên

Kết quả phân tích của Ericsson cho thấy giá trị thương mại của 5G sẽ lên đến 1.233 tỉ đô la vào năm 2026. Giá trị này chia ra 20% cho các công ty công nghệ năng lượng, 19% cho những công ty chế tạo thiết bị, 13% cho các giải pháp an ninh mạng, 13% cho các ứng dụng chăm sóc sức khỏe, 10% đối với các công ty truyền thông và giải trí cũng như cho các công ty công nghệ giao thông, 8% cho ngành sản xuất xe hơi chủ yếu là dòng xe tự lái, và 6% cho các dịch vụ tài chính. Công nghệ 5G sẽ là một trong các công nghệ lớn của quá trình số hóa nền kỹ nghệ và của việc tạo ra cũng như thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật số vào nhiều lĩnh vực, từ trò chơi điện tử đến xe tự lái, phẩu thuật từ xa, đặc biệt trong lĩnh vực tự động hóa

Chuyển động 5G tại Đông Nam Á lại mang sắc thái đăc biệt. Về căn bản các nước ASEAN sẽ đưa công nghệ 5G vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thư tư (cách mạng 4.0) của mình. Cách thụ hưởng chủ động này bảo đảm cho Đông Nam Á không bỏ lỡ chuyến tàu 5G nhưng lại không phải đầu tư quá lớn, kể cả khi phải triển khai thí điểm, điều mà các nhà sản xuất công nghệ và trang bị 5G như Intel hay Samsung đang phải bỏ ra những khoản tiền rất lớn

Trải qua nhiều thập kỷ phát triển nông nghiệp, các nước Đông Nam Á ngày nay đang chuyển vào nền kinh tế số và nhanh chóng chuyển đổi số trong các lĩnh vực sản xuất chính của mình, với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, điện toán đám mây hay công nghệ tài chính. Singapore và Malaysia đang thiết lập các cụm nghiên cứu và phát triển cho việc ứng dụng 5G tại đây, và Thái Lan đặt ứng dụng 5G vào sáng kiến cách mạng công nghiệp Thailand 4.0 đặc thù của nước này, bao gồm ngành công nghiệp du lịch. Trong lúc này hầu hết các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Philippines đã triển khai hoặc đặt lịch triển khai các thí điểm 5G cho mình, dựa trên thành tựu cập nhật mà các công ty công nghệ đạt được

Nhưng việc triển khai 5G không phải là không có những vấn đề khác ngoài lĩnh vực tài chính và công nghệ đối với cả các nước phát triển cũng như đang phát triển. Marguerite Reardon trên trang cnet.com trong bài “How 5G pits big carriers and government against small towns” đã cảnh báo các công ty viễn thông và chính phủ có thể sụp lỗ 5G nơi các vùng trũng công nghệ của mình. Trên trang trang thesaigontimes.vn cập nhật ngày 26-11-2018, tác giả Võ Đình Trí đã đưa ra những nhận xét thẳng thắn đối với viễn cảnh mạng 5G tại Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh ba điểm: làm thí điểm-không khó, tìm thị trường đủ lớn-rất khó, và việc gì sẽ phải làm sau thí điểm, bao gồm cả tính toán tài chính và tìm vốn đầu tư

Các nước Đông Nam Á đang cố gán 5G vào 4.0, và theo tác giả “Dù biết rằng những tác động từ cách mạng công nghiệp 4.0 là rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhưng đã có nhiều cảnh báo cho rằng những tác động này phần lớn chỉ xảy ra với những quốc gia chuyển đổi từ 3.0 sang 4.0”. Cuộc đua siêu tốc 5G mỗi ngày một nhanh và chắc chắn các nhà sản xuất công nghệ cũng như trang thiết bị đã làm những bài toán cho mình. Nhưng ở góc độ thụ hưởng, các thị trường lại phải tính bài toán của riêng mình để hưởng lợi tối đa mà hạn chế sụp lỗ

Anh Vũ
 
Nhờ sản xuất tại Việt Nam, Samsung né được rủi ro Trung Quốc

Trong khi các đối thủ đang gặp rắc rối vì sản xuất tại Trung Quốc thì Samsung vẫn đang hoạt động bình thường

Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc có thể hưởng lợi từ các vấn đề sản xuất của các đối thủ tại Trung Quốc, gặt hái thành quả sau 10 năm đầu tư phát triển cơ sở sản xuất điện thoại thông minh ở Việt Nam, trang Reuters nhận định

Gần một nửa điện thoại thông minh của Samsung giờ được sản xuất ở Việt Nam – nơi virus corona chủng mới (Covid-19) chỉ có tác động rất hạn chế đến hoạt động sản xuất. Trong khi đó, những đối thủ của Samsung, điển hình là Apple, lại đang gặp nạn vì tình trạng ngưng trệ sản xuất tại Trung Quốc

Trong ngày thứ Hai (17/02), Apple cho biết sẽ không thể đạt mục tiêu doanh thu trong quý kết thúc vào tháng 3/2020, vì tác động của virus corona đến cả sản xuất và doanh số ở Trung Quốc – nơi phần lớn chiếc iPhone được sản xuất. Tuần trước, nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi của Trung Quốc cũng cảnh báo về tác động của virus corona đến doanh số bán quý đầu năm 2020

Huawei – một đối thủ lớn của Samsung – vẫn chưa ghi nhận bất kỳ vấn đề nào về sản xuất, nhưng những người nội bộ ở Samsung, nhà phân tích và nhà cung ứng cho rằng Huawei cũng sẽ bị tác động cực kỳ nặng nề vì quá lệ thuộc vào hoạt động sản xuất và linh kiện Trung Quốc. Nhiều công ty Trung Quốc và nước ngoài đã bắt đầu mở cửa trở lại các nhà máy tại Trung Quốc – vốn đã đóng cửa trong nhiều tuần qua. Tuy vậy, sự thiếu hụt về nguồn nhân công và các vấn đề khác khiến sản lượng chỉ đạt mức tối thiểu

samsung_18154862.png

Samsung cũng nhường lại phần lớn thị trường Trung Quốc cho các đối thủ cạnh tranh trong vài năm gần đây. Điều này có nghĩa họ sẽ không bị tác động bởi tình trạng cửa hàng đóng cửa và sự suy giảm nhu cầu – vốn là hai yếu tố đang tác động tới Apple và các nhà sản xuất khác

“Samsung đang có vị thế tốt hơn để vượt qua tác động của virus corona hơn so với các đối thủ như Huawei và Apple”, một người thân cận với chuỗi cung ứng của Samsung nói với Reuters. “Virus corona phơi bày rủi ro từ Trung Quốc. Chúng tôi cảm thấy khá may khi có thể thoát khỏi rủi ro đó”

Một nguồn thạo tin nói với Reuters rằng: “Dù Samsung không nói công khai, nhưng họ thực sự đang thở phào nhẹ nhõm”

Dù vậy, hai nguồn tin thân cận với hoạt động của Samsung tại Việt Nam vẫn lên tiếng cảnh báo rằng nếu dịch Covid-19 kéo dài, Samsung sẽ bị “ngấm đòn” từ virus corona, khi công ty này cũng nhập nguồn nhiều linh kiện từ Trung Quốc

Các vấn đề với các hoạt động chuyển hàng xuyên biên giới cũng xuất hiện rõ trong giai đoạn đầu của sự bùng phát virus, khi Việt Nam áp biện pháp kiểm soát hà khắc hơn, theo Hong Sun, Phó Chủ tịch của Phòng Doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam

Ông Sun cho biết các vấn đề đã được giải quyết, nhưng rủi ro vẫn còn đó nếu các nhà cung ứng linh kiện Trung Quốc không thể trở lại sản xuất

Samsung cũng phụ thuộc vào các nhà sản xuất theo hợp đồng của Trung Quốc đối với một số dòng điện thoại cấp thấp

TrendForce gần đây giảm dự báo sản lượng quý 1/2020 của Huawei bớt 15% và Apple bị giảm 10%. Trong khi đó, TrendForce chỉ giảm dự báo của Samsung khoảng 3%

Trước khi virus corona bùng phát, thị trường điện thoại thông minh toàn cầu được dự báo hồi phục trở lại sau 2 năm giảm liên tiếp, nhờ nhu cầu về điện thoại thông minh có hỗ trợ 5G

Kể từ khi bắt đầu sản xuất điện thoại ở Việt Nam trong năm 2009, Samsung đã tích cực nâng sản lượng thông qua chi phí lao động rẻ hơn và các ưu đãi hào phóng từ Chính phủ. Hàng loạt nhà cung ứng Hàn Quốc cũng theo chân Samsung tới Việt Nam, từ đó mang lại tăng trưởng ấn tượng

Trong năm 2019, Samsung đã chấm dứt sản xuất điện thoại thông minh ở Trung quốc khi thị phần giảm xuống gần 0%

Apple sản xuất phần lớn iPhone ở Trung Quốc thông qua công ty Foxconn. Các cơ sở sản xuất iPhone của Apple và các thiết bị điện tử khác đã bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng họ hoạt động chậm hơn dự báo, Apple cho biết trong ngày thứ Hai (17/02)

Vũ Hạo
 
Samsung chuyển dây chuyền hàng cao cấp sang Việt Nam vì dịch COVID-19

- Tập đoàn mẹ Samsung Electronics vừa xác nhận sẽ tạm thời chuyển dây chuyền lắp ráp hai sản phẩm cao cấp Galaxy G20 và Z Flip tới Việt Nam, sau khi phát hiện 6 công nhân nhiễm COVID-19 tại nhà máy ở Hàn Quốc

Samsung chuyển dây chuyền hàng cao cấp sang Việt Nam vì dịch COVID-19 - Ảnh 1.
Một người Hàn Quốc trải nghiệm Galaxy S20 tại một cửa hàng ở Seoul

Theo Hãng tin Reuters, Samsung đã tạm thời đóng cửa nhà máy ở Gumi, nơi chỉ cách vùng dịch COVID-19 của Hàn Quốc là Daegu khoảng 1 tiếng lái xe, sau khi phát hiện thêm một công nhân nhiễm bệnh

Tổng cộng kể từ cuối tháng 2, chỉ riêng nhà máy này đã có tới 6 công nhân nhiễm bệnh. Dự kiến nhà máy này sẽ bắt đầu hoạt động lại vào ngày mai 7-3

Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp xấu nhất, Samsung quyết định sẽ chuyển dây chuyền sản xuất "một số smartphone cao cấp" tới Việt Nam

Samsung không nói rõ các sản phẩm cao cấp này là gì nhưng nhà máy ở Gumi là nơi sản xuất Galaxy G20 và Z Flip - hai sản phẩm cao cấp Samsung hiện nay

Samsung dự định sẽ sản xuất 200.000 chiếc điện thoại cấp cao mỗi tháng tại Việt Nam và đưa số điện thoại này về lại Hàn Quốc từ cuối tháng 3.
"Một khi tình hình dịch COVID-19 đã ổn định hơn, chúng tôi sẽ đưa dây chuyền về lại Gumi", thông báo của Samsung ngày 6-3 có đoạn nêu rõ

Theo Reuters, các nhà máy Samsung ở Việt Nam hiện sản xuất tới 50% số smartphone của cả tập đoàn. Nhà máy ở Gumi chỉ góp một tỉ lệ nhỏ vào tổng sản lượng của Samsung

Sự bùng phát của dịch COVID-19 khiến các tập đoàn công nghệ của Hàn Quốc giật mình và ảnh hưởng đến cả các tập đoàn bên ngoài Hàn Quốc do sự kết nối cung ứng

Gã khổng lồ Apple của Mỹ đang ngồi trên đống lửa vì sợ nguồn cung bị thiếu hụt. Tập đoàn này mua các tấm nền màn hình điện thoại từ LG Display, cụm camera từ LG Innotek và RAM từ Samsung

Các nhà máy của LG tại Hàn Quốc đã tạm ngừng hoạt động trong vài ngày gần đây vì diễn biến dịch bệnh
 
Samsung giành hợp đồng 5G trị giá 6,6 tỷ USD với Verizon

Huawei bị quay lưng, Samsung giành hợp đồng 5G trị giá 6,6 tỷ USD với Verizon

Samsung Electronics Co. đã giành được đơn đặt hàng trị giá 7,9 nghìn tỷ won (6,6 tỷ USD) cho công nghệ 5G từ Verizon Communications Inc. của Mỹ

Đây được xem là thắng lợi lớn trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị mạng của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc. Theo Bloomberg, hợp đồng này được hoàn tất ngày 4/9 và có hiệu lực từ ngày 30/6 đến tháng 12/2025

Đây được xem là một trong những hợp đồng 5G lớn nhất của Samsung kể từ thời điểm gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực mạng 5G và cạnh tranh với các công ty hàng đầu như Nokia và Ericsson. Nó cũng giúp gia tăng thị phần trong lĩnh vực này của Samsung, nhất là khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang phải vật lộn với lệnh trừng phạt của Mỹ và những nỗ lực của Washington khiến đồng minh của họ quay lưng với Huawei

"Với hợp đồng chiến lược dài hạn mới nhất này, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy ranh giới của sự đổi mới 5G nhằm nâng cao trải nghiệm di động cho những khách hàng của Verizon", Samsung cho biết trong một tuyên bố

Samsung, nhà sản xuất chip và thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, đã và đang nỗ lực mở rộng thị phần của mình trong lĩnh vực 5G và mạng di động thế hệ tiếp theo. Công ty Hàn Quốc không cung cấp thêm các thông tin chi tiết trong thỏa thuận với Verizon

 
Cách ông Lee Kun Hee khiến giá trị Samsung tăng 350 lần

Dưới sự dẫn dắt của ông Lee Kun Hee, Samsung từ một tập đoàn vô danh trở thành đế chế công nghệ hàng đầu Hàn Quốc

Ngày 25/10, Samsung đã thông báo về sự ra đi của Chủ tịch Lee Kun Hee sau thời gian dài nằm trên giường bệnh bởi một cơn đau tim vào năm 2014

Trong thời gian lãnh đạo tập đoàn, ông Lee đã góp phần đưa Samsung từ hãng sản xuất đồ điện tử vô danh trở thành đế chế công nghệ lớn nhất Hàn Quốc, một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới

28425102020.jpg

Ông Lee Kun Hee là chủ tịch tập đoàn Samsung từ năm 1987

Luôn thích ứng với sự thay đổi

Lee Kun Hee là con trai thứ 3 của Lee Byung Chul, nhà sáng lập tập đoàn Samsung. Ông trở thành chủ tịch vào ngày 24/12/1987, chỉ 2 tuần sau cái chết của cha mình. Ông Lee được cho là có phong cách lãnh đạo quyết đoán, tầm nhìn xa và luôn đề cao chất lượng sản phẩm

Câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất về phong cách lãnh đạo này là khi một lô điện thoại Samsung bị lỗi vào năm 1995, ông Lee đã trực tiếp đến nhà máy của hãng tại tỉnh Gumi. Dưới sự chứng kiến của hơn 2.000 công nhân, ông Lee đã cho thiêu rụi, san phẳng toàn bộ 150.000 thiết bị lỗi

“Nếu còn làm ra những sản phẩm kém chất lượng như vậy, tôi sẽ quay lại và làm điều tương tự”, ông Lee tuyên bố

Chúng ta phải tuyển những người giỏi nhất. Con người thiên tài trị giá hơn một tỷ USD

Lee Kun Hee, cố Chủ tịch tập đoàn Samsung


Trong cuốn sách phát hành năm 1997, chủ tịch Samsung viết rằng một công ty muốn thành công cần trải qua “cảm giác khủng hoảng cực độ”, luôn hướng về phía trước ngay cả khi hoạt động ổn định, thích ứng với những thay đổi của thị trường

Năm 1999, Samsung ra mắt mẫu điện thoại SGH-600 tại châu Âu với thiết kế khá độc đáo so với những sản phẩm cùng thời điểm. SGH-600 là thành công của Samsung khi bán được 10 triệu chiếc tại thị trường khó tính như châu Âu

Sự bùng nổ của điện thoại di động vào những năm 2000 là cơ hội để Samsung vươn mình ra thế giới. Các thiết bị có thiết kế độc đáo, tích hợp công nghệ mới giúp hãng xây dựng hình ảnh tích cực với người dùng toàn cầu

Ra mắt vào năm 2000, Samsung M100 là mẫu điện thoại đầu tiên có tính năng nghe nhạc MP3. Nó được tạp chí Time chọn là một trong 100 thiết bị ảnh hưởng nhất mọi thời đại (giai đoạn 1923-2010)

28525102020.jpg

Sự kiện tiêu hủy lô điện thoại lỗi năm 1995 cho thấy chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của ông Lee

Năm 2005, ông Lee được Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Vị chủ tịch đã tái cơ cấu Samsung Electronics sau khi nhìn thấy các sản phẩm của công ty bám đầy bụi trong một cửa hàng điện tử ở Los Angeles (Mỹ)

Thập niên 2000, Samsung ra mắt nhiều mẫu điện thoại nổi bật như SPH-A500 (2003) với màn hình màu cùng kiểu dáng nhỏ gọn, dòng điện thoại siêu mỏng Ultra Edition (2006-2007), Samsung E1100 (2009) xếp thứ 9 trong danh sách điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại, hay Galaxy i7500 (2009) là smartphone đầu tiên của hãng chạy hệ điều hành Android

Chỉ chiếm thị phần 2,7% vào năm 1998 nhưng đến năm 2009, thống kê của Gartner cho thấy thị phần Samsung đã đạt 19,5%, trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới sau Nokia

28625102020.jpg

Ông Lee Kun Hee được mô tả là người lãnh đạo quyết đoán và có tầm nhìn xa rộng

“Chúng ta phải tuyển những người giỏi nhất”

Năm 2008, ông Lee từ chức chủ tịch Samsung sau những bê bối liên quan đến tham nhũng. 2 năm sau, ông quay lại ghế nóng và tiếp tục điều hành tập đoàn

Năm 2012 đánh dấu 25 năm dẫn dắt Samsung của ông Lee. Trong thời gian ấy, Samsung đã phát triển thành đế chế công nghệ Hàn Quốc khi doanh thu đạt 178,5 tỷ USD, tăng 20 lần so với mức 8,7 tỷ USD năm 1987, tương đương khoảng 15% GDP Hàn Quốc. Cũng trong năm 2012, Samsung Electronics được Interbrand đưa vào danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới

Trong 27 năm lãnh đạo, ông Lee cũng giúp giá trị Samsung tăng mạnh. Tính đến thời điểm ông lâm bệnh năm 2014, giá trị vốn hóa của Samsung là 282,4 tỷ USD, tăng hơn 350 lần so với con số 797 triệu USD của năm 1987. Tổng doanh thu của tập đoàn trong năm 2014 là 294,7 tỷ USD, giá trị xuất khẩu tăng từ 6,3 tỷ USD lên 156,7 tỷ USD sau 27 năm

Thập niên 2010 đánh dấu sự bùng nổ của smartphone, đặc biệt sau thành công của dòng iPhone. Nắm bắt điều này, Samsung đã ra mắt Galaxy S, một trong những smartphone Android mạnh nhất thời điểm ấy, đạt doanh số 25 triệu chiếc trên toàn cầu. Sau hơn 10 năm, Galaxy S vẫn là dòng smartphone Android cao cấp, được người dùng ưa thích

28825102020.jpg

Con trai duy nhất của Chủ tịch Lee Kun Hee đóng vai trò quan trọng trong tương lai của tập đoàn

Không chỉ trên thị trường di động, Samsung còn trở thành cái tên đi đầu trong lĩnh vực thiết bị điện tử, bóng bán dẫn và chip nhớ

“Chúng ta phải tuyển những người giỏi nhất. Con người thiên tài trị giá hơn một tỷ USD” là chia sẻ của ông Lee vào năm 2012

Năm 2014, ông Lee trải qua cơn đau tim và nằm liệt giường. Đó là thời điểm mảng smartphone của Samsung gặp nhiều khó khăn, dưới áp lực phải đổi mới để tồn tại trước sự bành trướng của các đối thủ Trung Quốc. Cũng trong năm đó, ông Lee được Forbes xếp thứ 35 trong danh sách những người đàn ông quyền lực nhất thế giới

Những năm qua, Lee Jae Yong, con trai của Lee Hee Kun là người dẫn dắt tập đoàn, trên danh nghĩa Phó chủ tịch Samsung. Tuy vướng nhiều bê bối, ông được xem là người đóng vai trò quan trọng đối với những quyết định trong tương lai của tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Trọng trách này sẽ còn lớn hơn khi cha ông qua đời
 
Samsung đầu tư lớn để xây chuỗi cung ứng chip nội địa, tránh phụ thuộc bên ngoài

Samsung Electronics đang xây dựng mạng lưới các nhà cung ứng nguyên liệu và thiết bị chế tạo chip ngay tại Hàn Quốc bằng cách đầu tư vào ít nhất 9 công ty con. Đây là nỗ lực mới trong chiến lược xây các vùng “đệm hơi” nhằm giảm bớt các cú sốc từ căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế hàng đầu. Đây cũng là một phần trong kế hoạch đầu tư khổng lồ đến 206 tỉ đô la được Samsung Electronics công bố cuối tháng 8 vừa rồi

SamsungStrategy.jpg

Samsung Electronics công bố hôm 24-8 rằng sẽ đầu tư 206 tỉ đô la cho các ngành công nghệ cốt lõi

Rót vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho 9 hãng công nghệ đột phá

Theo các bản cáo bạch của Samsung và 9 công ty con nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, số tiền Samsung đầu tư vào các công ty này đạt giá trị 276,2 tỉ won, khoảng 238 triệu đô la, kể từ mùa hè năm ngoái. Dòng vốn này hoàn toàn tương phản với số đầu tư khá ít ỏi của Samsung đối với nhà cung ứng trước tháng 7-2020

Cả 9 công ty cỡ trung này đều có thế mạnh riêng. Samsung chiếm tỉ lệ cổ phần ít hơn 10% ở mỗi công ty, phần lớn thông qua các dàn xếp riêng tư để mua cổ phiếu. Nhưng Samsung cam kết hỗ trợ hết mình về vấn đề kỹ thuật cho 9 công ty. Nhiều trong số này dự định sẽ dùng nguồn vốn mới cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D). Tám trong số công ty trên đã niêm yết trên sàn, công ty còn lại là hãng con của công ty đại chúng

Đợt mạnh dạn chi đầu tư lần này bắt đầu với Soulbrian – hãng cung cấp hydrogen fluoride (HF) sử dụng trong sản xuất chip – với nguồn vốn 24,9 tỉ won trong tháng 7-2020. Riêng nhà phát triển hệ thống đánh bóng đĩa bán dẫn KCTech nhân được 20,7 tỉ won trong tháng 11 năm ngoái. Rất nhiều trong các sản phẩm của nhóm công ty trên thuộc các lĩnh vực mà các đối tác Nhật Bản đang chiếm tỉ lệ thị phần lớn

Samsung cũng mua cổ phẩn trong các công ty có công nghệ hay vật liệu công nghệ mũi nhọn hoặc đột phá. Tập đoàn đã đầu tư 43 tỉ won trong tháng 3 rồi vào Fine Semitech, hãng chuyên chế tạo vật liệu bảo vệ cho phim mạng che (photomask). Tương tự là khoản đầu tư 21 tỉ won vào hãng DNF chuyên sản xuất vật liệu công nghệ cao vào tháng 8 rồi. Samsung dự định hợp tác với các công ty này để theo đuổi công nghệ chế tạo chip với mạch nối càng mỏng càng tốt

“Bẳng cách tăng cường hợp tác diện rộng với các công ty, chúng tôi hướng tới ngành công nghiệp bán dẫn có sức cạnh tranh hơn”, Samsung nói về mục đích đầu tư trong tài liệu nộp Sở chứng khoán Hàn Quốc

“Chiến lược đầu tư sống còn” cho các ngành công nghệ cốt lõi

Tập đoàn Samsung sẽ đầu tư 240.000 tỉ won, tương đương 206 tỉ đô la, trong vòng ba năm tới để mở rộng hoạt động trong mảng dược sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn và tự động hóa – thông cáo của Samsung Electrics hôm 24-8 viết. Tập đoàn này nói đây là “chiến lược đầu tư sống còn” và vốn sẽ trải đều từ nay đến hết năm 2023, nhằm giúp tập đoàn củng cố vị thế toàn cầu trong những ngành công nghệ cốt lõi như chế tạo chip. Trong khi đó, Samsung sẽ tìm kiếm các cơ hội phát triển mới ở các lĩnh vực như tự động hóa hay công nghệ viễn thông thế hệ mới Samsung Electronics cũng là hãng chế tạo chip nhớ hàng đầu thế giới. Hãng này đang có kế hoạch củng cố công nghệ và vị thế dẫn đầu thị trường thông qua các hoạt động sáp nhập và mua bán công ty. Hãng đã không cung cấp số liệu về khoản đầu tư cho các hoạt động này. Samsung Electronics cũng không nói con số khổng lồ 206 tỉ đô la đã bao gồm khoản đầu tư 17 tỉ đô la mà hãng này nói sẽ đầu tư cho nhà máy chip mới ở Mỹ

Kế hoạch hiện tại lớn hơn chiến lược Samsung công bố vào năm 2018. Tập đoàn quyết định đầu tư lớn để giữ vững vai trò “cánh chim đầu đàn”, đặc biệt “trong các tình huống khẩn cấp” tại quê nhà hay nước ngoài

“Công nghiệp chip là vùng đệm an toàn cho nền kinh tế Hàn Quốc… Khoản đầu tư lớn là chiến lược sống còn trong bối cảnh một khi chúng ta mất thế mạnh cạnh tranh, chúng ta không thể nào đảo ngược hay làm lại nữa”, thông cáo của Samsung Electronics

Phòng thủ trước những biến đổi địa chính trị và dịch bệnh

Nikkei Asia cho rằng một trong những lý do tập đoàn Hàn Quốc tăng cường đầu tư là các tranh cãi hay căng thẳng quốc tế đã phủ mây mờ đối với triển vọng của mảng chip thuộc tập đoàn

Khi Nhật Bản bắt đầu siết chặt các quy định về nguyên liệu chế tạo chip xuất khẩu sang Hàn Quốc vào tháng 7-2019, các doanh nghiệp và chaebol (tập đoàn) của xứ kim chi bắt đầu nhận thức rõ ràng về nguy cơ phụ thuộc vào Nhật Bản

Tổng thống Moon Jae-in đã đối phó bằng cách thúc đẩy sản xuất nội địa các loại vật liệu, linh kiện và thiết bị chế tạo chip. Trong ngân sách quốc gia năm 2022 công bố hồi tháng rồi, Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại đã dành 1.680 tỉ won, khoảng 1,45 tỉ đô la, để phát triển công nghiệp. Tỉ lệ này tăng 9% so với ngân sách năm 2021 và Nhà Xanh tuyên bố rằng nhằm mục đích giảm lệ thuộc vào nguồn cung ứng nước ngoài đối với các loại nguyên liệu công nghệ mũi nhọn

Các nhà cung ứng liên quan đến ngành chip ở Hàn Quốc cũng đang mở rộng sản xuất. Trong 14 nhà cung ứng được eBest Investement & Securities chọn là các công ty được hưởng lợi nhiều từ chính sách ưu tiên cho hàng nội địa “made in South Korea”, 13 công ty ghi nhận mức tăng trưởng doanh số 39% trong nửa đầu năm nay, vượt xa tỉ lệ chung 17% của tất cả các công ty Hàn Quốc

SK Hynix và các hãng khác cũng có những bước đi tương tự, phát triển các nhà cung ứng nguyên liệu ngay trong nội bộ của tập đoàn

Các nhà sản xuất Hàn Quốc đã vượt qua các hãng Nhật Bản và dẫn đầu trong lĩnh vực chip nhớ và màn hình LCD. Nhưng các nhà cung ứng vẫn đang trong giai đoạn hình thành khi đề cập đến vật liệu và thiết bị chế tạo đòi hỏi công nghệ phức tạp và mất nhiều năm cho công tác R&D. Hệ quả là một số ngành phụ thuộc một thời gian dài vào các nhà cung ứng nước ngoài

Samsung vẫn đang so với hãng bán dẫn TSMC của Đài Loan trong các loại bán dẫn có kích thước nhỏ nhưng năng lực cao. Tập đoàn vẫn không thay đổi chính sách trong việc tận dụng các hình thức công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, Mỹ và châu Âu

Nhưng không thể bỏ qua các nguy cơ chính trị đang gia tăng. Với các hoạt động chế tạo chip ở Trung Quốc, Samsung có thể lâm vào tình thế các nhà máy này bị cắt nguồn cung ứng nguyên liệu và thiết bị do những đối đầu trực diện và kéo dài giữa Bắc Kinh và Washington

Các nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng nội địa của Samsung không thể một sớm một chiều mà có được. Nhưng quy mô to lớn của tập đoàn khiến chuyển động này vô cùng quan trọng. Sự thay đổi này cũng có tác động đến các chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả các nhà chế tạo của Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ có các hợp đồng lớn với các chaebol Hàn Quốc. Nhất là trong bối cảnh chuỗi cung ứng chip toàn cầu bị đứt đoạn, khiến các hãng điện tử dân dụng và xe hơi điêu đứng
 
Samsung chi 15 tỷ USD để thiết lập cơ sở R&D chip

Samsung đang có kế hoạch chi 20 nghìn tỷ KRW (khoảng 15 tỷ USD) vào năm 2028 để thiết lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) chip tại Hàn...

Cơ sở này trải rộng trên diện tích 109.000m2 và sẽ nằm trong khuôn viên Giheung hiện có của Samsung, gần Seoul. Đây là một trong ba trung tâm lớn do Samsung điều hành tại Hàn Quốc cùng với Hwaseong và Pyeongtaek

Samsung chi 15 tỷ USD để thiết lập cơ sở R&D chip mới - Ảnh 1.

Theo một tuyên bố, DRAM 64MB đầu tiên trên thế giới được phát triển tại khuôn viên trường Giheung vào năm 1992. Nó đã giúp Samsung trở thành nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu trên thế giới

Tháng trước, Samsung đã đánh bại TSMC để trở thành nhà sản xuất chip đầu tiên trên thế giới bắt đầu sản xuất chip 3nm (nanomet). Các chip 3nm sử dụng diện tích bề mặt ít hơn 16% và điện năng ít hơn 45% so với chip 5nm hiện đang được sử dụng

"Khu phức hợp R&D hiện đại mới của chúng tôi sẽ trở thành trung tâm đổi mới, nơi những tài năng nghiên cứu giỏi nhất trên khắp thế giới có thể đến và cùng nhau phát triển", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Samsung, Kye Hyun Kyung nói

Sau khi dịch COVID-19 dẫn đến sự gián đoạn trong việc cung cấp chip, các công ty chip đã bắt đầu khám phá nhiều địa điểm trên toàn cầu để thiết lập các cơ sở sản xuất chip mới. Intel đang thiết lập các cơ sở mới ở Mỹ và Đức. Tháng 11 năm ngoái, Samsung cũng thông báo sẽ thành lập một cơ sở sản xuất chất bán dẫn mới tại Texas, Mỹ với vốn đầu tư ước tính khoảng 17 tỷ USD

Mặc dù việc sản xuất chip vẫn đang trong giai đoạn sơ khai ở Ấn Độ, hầu hết các công ty chip toàn cầu như Intel, Texas Instruments, Qualcomm và Nvidia đều có cơ sở R&D tại đây
 
Samsung đẩy mạnh đầu tư R&D

Các khoản đầu tư kỷ lục vào R&D có thể giúp Samsung tăng sức cạnh tranh, đảm bảo nhân lực để đối phó suy thoái kinh tế


14822122022.jpg

Nhà máy bán dẫn của Samsung Electronics tại Giheung

Samsung sẽ khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội vào ngày 23/12. Với quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD, đây là trung tâm R&D lớn nhất của công ty tại khu vực Đông Nam Á

Đầu tư vào R&D đang là xu hướng của các tập đoàn lớn. Không chỉ giúp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ cùng ngành, đẩy mạnh R&D cũng là biện pháp đảm bảo nguồn nhân lực, đối phó suy thoái kinh tế toàn cầu

Lợi thế khi đẩy mạnh R&D

Theo số liệu của Cơ quan Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc, tổng chi phí R&D của 20 công ty lớn nhất nước này, tính đến quý III/2022 là 26,3 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong số đó, Samsung Electronics đứng đầu với 14,5 tỷ USD, chiếm 55%. Theo Seoul Economic Daily, đây là mức đầu tư kỷ lục của Samsung cho R&D. Xếp sau là SK Hynix, cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực bán dẫn với mức đầu tư 2,8 tỷ USD

Vào tháng 6, Samsung đã khởi công xây dựng trung tâm R&D cho lĩnh vực bán dẫn tại khuôn viên nhà máy Giheung (Hàn Quốc). Đây là lần đầu tiên sau 8 năm, Samsung thành lập cơ sở nghiên cứu bán dẫn mới

Ông Lee Jae-yong, thời điểm đó là phó chủ tịch Samsung, cho biết việc xây dựng trung tâm R&D là bước đệm để đảm bảo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho các dự án phát triển chip bán dẫn thế hệ mới

Khi nhu cầu tuyển dụng kỹ sư và trang bị cơ sở vật chất ngày càng lớn, các văn phòng nghiên cứu cũ không còn đáp ứng hiệu quả. Do đó, tăng cường xây dựng trung tâm R&D có thể đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và đảm bảo nguồn nhân lực

Không chỉ Samsung, các công ty như TSMC, Intel hay SMIC cũng tăng cường đầu tư vào R&D. Do đó, thành lập trung tâm nghiên cứu sẽ giúp Samsung chủ động phát triển công nghệ, tạo lợi thế trước những đối thủ cùng ngành

Với sự bùng nổ của xe điện, ngành công nghiệp pin phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Vào tháng 8, công ty sản xuất pin Samsung SDI đã thành lập trung tâm R&D đầu tiên tại Mỹ, lên kế hoạch mở rộng sang Trung Quốc vào năm 2023. Trước đó, Samsung SDI đã xây dựng cơ sở R&D tại một số nước châu Âu

Tương tự trung tâm nghiên cứu bán dẫn, Yonhap cho biết việc thành lập cơ sở R&D dành cho pin giúp Samsung SDI đảm bảo lợi thế cạnh tranh về công nghệ, chủ động tinh chỉnh pin dựa trên quy định và nhu cầu sử dụng tại từng khu vực

Samsung SDI sẽ hợp tác với các trường đại học, startup trong lĩnh vực pin để hỗ trợ những dự án nghiên cứu pin lithium, đồng thời đón đầu công nghệ sản xuất pin thế hệ mới

Thông qua các trung tâm R&D, Samsung SDI kỳ vọng đảm bảo nhân lực chất lượng cao tại địa phương, đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty pin lớn nhất thế giới vào năm 2030


14722122022.jpg

Ảnh dựng trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội. Ảnh: Samsung Electronics

Theo báo Hàn Quốc, Chủ tịch Samsung Electronics đã lên đường sang Hà Nội để tham dự lễ khánh thành trung tâm R&D vào chiều 21/12

Trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam dự kiến chào đón khoảng 3.000 nhân sự, tập trung nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, Big Data, các sản phẩm di động như smartphone và tablet

Nguồn tin trong giới kinh doanh cho biết trước và sau lễ khánh thành ngày 23/12, ông Lee có thể gặp các lãnh đạo chính phủ để thảo luận về những dự án đầu tư tiếp theo của Samsung tại Việt Nam, bao gồm chất bán dẫn

Xu hướng R&D của Samsung

Ngày 20/12, Samsung Research, bộ phận R&D của Samsung Electronics đã công bố 7 xu hướng công nghệ của năm, gồm mạng 6G, trí tuệ nhân tạo (AI), robot, công nghệ camera, phần mềm, chăm sóc sức khỏe và công nghệ truyền hình

Đó là 7 lĩnh vực được Samsung Electronics đẩy mạnh nghiên cứu trong năm nay. Công ty Hàn Quốc đã tổ chức các sự kiện, gửi bài báo nghiên cứu để đăng trên tạp chí khoa học và trình bày tại các hội thảo quốc tế

Việc đầu tư các trung tâm R&D, thay vì mở rộng nhà máy cũng là biện pháp đối phó suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong năm nay, hầu hết cơ sở sản xuất phải cắt giảm sản lượng, sa thải nhân viên do giảm doanh thu, hàng tồn kho tăng đột biến

“Từ năm 2023, tốc độ đầu tư cơ sở vật chất sẽ chậm lại và tỷ lệ R&D cao hơn”, một lãnh đạo trong giới kinh doanh dự đoán
 
Samsung Electronics đầu tư 230 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất chip


Với khoản đầu tư khủng 230 tỷ USD, quốc gia châu Á này có thể sẽ trở thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới - Ảnh 1.


Theo chính phủ Hàn Quốc, Samsung Electronics sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất chip máy tính khổng lồ ở thủ đô Seoul với khoản đầu tư lên tới 230 tỷ USD. Kế hoạch này đã được Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công bố vào ngày 15/3 và được phía Samsung chính thức xác nhận

Ông nói: “Chúng tôi sẽ xây dựng cụm sản xuất linh kiện bán dẫn lớn nhất thế giới với hệ thống công nghệ cao mới tại khu vực Thủ đô Seoul, dựa trên khoản đầu tư tư nhân trị giá gần 300 nghìn tỷ won”

Theo một tuyên bố của chính phủ Hàn Quốc, cơ sở này sẽ được xây dựng tại tỉnh Gyeonggi (Seoul) và nhận đủ số tiền đầu tư trong khoảng 20 năm

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cũng cho hay, kế hoạch của Samsung sẽ bao gồm xây dựng 5 nhà máy sản xuất chip, thu hút 150 nhà sản xuất vật liệu, bộ phận, thiết bị, cùng các tổ chức nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn gần Seoul

Ngoài đầu tư của khu vực tư nhân, chính phủ nước này cũng sẽ cung cấp ngân sách 25 nghìn tỷ won trở lên trong 5 năm để dành cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo

Chính phủ cũng sẽ cung cấp khoảng 360 tỷ won để phát triển bao bì chip và khoảng 100 tỷ won cho cơ sở hạ tầng điện nước trong năm nay cho các khu liên hợp công nghiệp

Ngoài ra, Samsung Electronics, các công ty con và liên kết gồm Samsung Display, Samsung SDI và Samsung Electro-Mechanics cũng có kế hoạch đầu tư 60,1 nghìn tỷ won trong 10 năm tới vào các khu vực bên ngoài vùng đô thị Seoul để phát triển công nghệ đóng gói chip, màn hình và pin

Động thái phát triển toàn diện này được xem là một phần cho cuộc đua toàn cầu nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp chip

Vào tháng 5/2022, Samsung Electronics (SSNLF) đã vạch ra kế hoạch rót hơn 350 tỷ USD vào các hoạt động kinh doanh của mình và tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới cho đến năm 2026. Họ cho biết sẽ đầu tư chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi như sản xuất chip và dược phẩm sinh học

Hiện chưa rõ liệu khoản đầu tư được công bố trước đó có trùng với khoản đầu tư được chính phủ công bố vào thứ 4 (15/3) hay không

Sanjeev Rana, một nhà phân tích của tập đoàn tài chính CLSA đã nói với CNN rằng các kế hoạch đầu tư của Samsung trong hai thập kỷ tới trung bình sẽ khoảng 15 nghìn tỷ won mỗi năm. “Điều này phù hợp với kỳ vọng của thị trường”, ông nói

Samsung được biết đến nhiều nhất nhờ lĩnh vực điện tử, điện thoại thông minh và TV. Trong những năm gần đây, tập đoàn đã tiến xa hơn trong vai trò là nhà cung cấp chất bán dẫn khi các nhà sản xuất trên khắp thế giới gặp phải tình trạng thiếu hụt

Theo thông tin do Samsung cung cấp, chip bộ nhớ - vốn là nguồn lợi nhuận chính của công ty sẽ tiếp tục là lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch đầu tư sắp tới. Đối với lĩnh vực chip máy tính cao cấp, Samsung sẽ cạnh tranh trực tiếp với Intel và TSMC của Đài Loan (Trung Quốc)

Trong vài năm qua, các nền kinh tế lớn bày tỏ lo ngại về việc mất khả năng tiếp cận với chất bán dẫn. Vì vậy, nhiều nơi, bao gồm cả Washington và các công ty lớn như Apple đã yêu cầu các công ty bán dẫn phát triển ngành công nghiệp chip nội địa

Hàn Quốc, quê hương của hai đơn vị sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới - Samsung Electronics và SK Hynix đang nỗ lực củng cố chuỗi cung ứng để trở thành đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực này
 
Samsung muốn đưa Việt Nam thành 'trung tâm của các trung tâm' nghiên cứu và phát triển

Chiều 13/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung

Samsung muốn đưa Việt Nam thành 'trung tâm của các trung tâm' nghiên cứu và phát triển - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh của Tổ hợp các Công ty Samsung tại Việt Nam với tiến độ giải ngân nhanh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng, phát triển công nghệ hỗ trợ, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng chúc mừng Samsung đã hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2022, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt đông Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội theo đúng cam kết

Việt Nam và Hàn Quốc vừa thống nhất nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 5/12/2022 vừa qua, mở ra những cơ hội mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc nói chung cũng như giữa các doanh nghiệp hai nước nói riêng

Thủ tướng tin tưởng và mong muốn, trên cơ sở nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, các kết quả hợp tác đã đạt được và sự tin cậy, chân thành, Samsung sẽ tiếp tục là một trong những ngọn cờ đầu thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước với thêm nhiều dự án mới mang tầm chiến lược, tiếp tục phát huy kết quả hoạt động kinh doanh và mở rộng hoạt động đầu tư, hướng đến những mục tiêu mới cao hơn trong năm 2023 và những năm tiếp theo

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục cùng đồng hành, lắng nghe, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, có các giải pháp phù hợp với tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Samsung đầu tư kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững tại Việt Nam với quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

Tại buổi tiếp, ông Park Hark Kyu cảm ơn sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ và các địa phương, đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam; khẳng định Samsung cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Samsung xác định Việt Nam không chỉ là cứ điểm sản xuất toàn cầu, mà còn hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành "trung tâm của các trung tâm" nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu của Tập đoàn

Samsung muốn đưa Việt Nam thành 'trung tâm của các trung tâm' nghiên cứu và phát triển - Ảnh 2.
Thủ tướng tin tưởng và mong muốn, Samsung sẽ tiếp tục là một trong những ngọn cờ đầu thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước

Ông cũng cho biết Tập đoàn đã đạt nhiều kết quả và sẽ tiếp tục nỗ lực để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng khi dự lễ khánh thành Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội về các giải pháp đào tạo nhân lực để có nhiều hơn nữa người Việt Nam tham gia đội ngũ lãnh đạo Samsung Việt Nam, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, giá trị sản xuất nội địa và đẩy mạnh hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam

Đến nay, có hơn 2.000 kỹ sư đang làm việc tại Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội; số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung tăng gấp 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022

Ngoài ra, ông Park Hark Kyu đề xuất với Thủ tướng một số nội dung về việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm "made in Việt Nam"

Tổng giám đốc Park Hark Kyu và Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã trao đổi về các vấn đề, như thuế tối thiểu toàn cầu, dự báo về tình hình kinh tế ở các nước…

Ghi nhận, đánh giá cao các đề xuất của Samsung, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã thành lập tổ công tác đặc biệt về thuế tối thiểu toàn cầu để nghiên cứu, phân tích, đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng tác động, tiếp tục lắng nghe ý kiến của các bên, tham khảo kinh nghiệm các nước liên quan, sớm trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để có giải pháp phù hợp, tối ưu nhất, thích ứng tình hình, bảo đảm công khai minh bạch, môi trường đầu tư cạnh tranh, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa các bên

Samsung là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Các dự án lớn của Tập đoàn tập trung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 20 tỷ USD

Năm 2022, doanh thu và xuất khẩu đạt tương ứng 73,7 tỷ USD và 65 tỷ USD. Sản lượng sản xuất điện thoại của Samsung tại Việt Nam chiếm khoảng 50% tổng lượng sản xuất điện thoại của Samsung trên toàn cầu

Tính đến tháng 11/2022, tổng số nhân lực của Tổ hợp các công ty Samsung tại Việt Nam là gần 100.000 người
 
Top