What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tổ tư vấn công nghệ của Thủ tướng

thinktank.vn

Administrator
Đề xuất thành lập Tổ tư vấn công nghệ của Thủ tướng
Công nghệ đang phát triển nhanh hơn luật khiến các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc...

Thành lập Tổ tư vấn công nghệ của Thủ tướng hoạt động như mô hình của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo "Cách mạng Công nghiệp 4.0 và các ngành công nghệ mới ở Việt Nam" diễn ra ngày 21/11

Giải thích cho đề xuất này, ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPay) cho rằng sự thay đổi "chóng mặt" của các giải pháp công nghệ đòi hỏi chính sách pháp luật phải có sự thay đổi nhanh chóng để theo kịp xu thế phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. "Bởi công nghệ phát triển nhanh nhưng luật đưa ra chậm, không theo kịp khiến doanh nghiệp công nghệ đang rất vướng", ông Cường cho biết

Khoảng trống pháp lý cần lấp đầy

Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải được nêu rất rõ trong Báo cáo "Cách mạng Công nghiệp 4.0 và các ngành công nghệ mới ở Việt Nam" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện. Ông Đặng Quang Vinh, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết một số ngành công nghiệp mới nổi đã xuất hiện trên thị trường với tốc độ phát triển mạnh mẽ, thậm chí mang tính "huỷ diệt" những ngành kinh doanh truyền thống

Ông Vinh dẫn chứng, trong khi vụ kiện giữa Vinasun và Grab vẫn chưa có hồi kết, thị trường đặt xe qua ứng dụng công nghệ vẫn liên tục xuất hiện những cái tên mới như Aber, Go-Ixe, Fastgo, T.NET... Trong lĩnh vực đặt phòng online, dù chưa có khung pháp lý ở Việt Nam nhưng đặt phòng online vẫn phát triển mạnh với Airbnb (16.000 phòng), Luxstay (10.000 phòng), Uhom, Mystay. Hay hình thức cho vay ngang hàng đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2016 với khoảng gần chục công ty như huydong.com, Tima, SHA, Mobivivi... nhưng "khoảng trống" pháp lý vẫn rất lớn

"Vì thế, mới có chuyện rất nhiều doanh nghiệp thời gian qua phải qua Singapore để thành lập doanh nghiệp sau đó quay trở về Việt Nam hoạt động kinh doanh và đầu tư nhằm "vượt qua" rào cản, vướng mắc liên quan tới vấn đề pháp lý mà không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh", ông Vinh nói

Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây, theo ông Vinh, là Nhà nước cần hợp tác với doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, xây dựng khung thể chế cần thiết, vừa tạo hành lang pháp lý cho kinh doanh, vừa hạn chế rủi ro cho xã hội. Đồng thời, nhanh chóng sửa các quy định kinh doanh không phù hợp, ban hành các quy định mới hoặc khung thể chế thử nghiệm

Thời của "cá nhanh nuốt cá chậm"

Trở lại đề xuất của ông Cường về việc thành lập Tổ tư vấn công nghệ của Thủ tướng, vị này cho rằng tương tác giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp không chỉ yếu ở chiều giữa Nhà nước với doanh nghiệp mà còn ở cả chiều giữa doanh nghiệp với Nhà nước

"Cần có kênh trao đổi giữa doanh nghiệp với Nhà nước để chúng tôi tiếp cận và nắm bắt nội hàm của những luật chuyên ngành như du lịch, giao thông... để các start-up, các doanh nghiệp công nghệ sáng tạo, phát triển những sản phẩm có ý nghĩa", ông Cường nói

Cùng quan điểm, ông Phan Vinh Quang, Phó giám đốc Sáng kiến Hỗ trợ khu vực tư nhân vùng Mekong (MBI) cho rằng không thể cấm doanh nghiệp Việt ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp vì thời "cá lớn nuốt cá bé" đã qua và chuyển sang thời của "cá nhanh nuốt cá chậm"

"Chừng nào doanh nghiệp còn phải ra nước ngoài thành lập, chừng đó chúng ta không thể tự hào về thể chế. Trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, đó không chỉ là cuộc đua của doanh nghiệp mà còn là cuộc đua của Chính phủ. Chúng ta phải dung nạp những mô hình kinh doanh mới, mô hình kinh doanh có tính đổi mới và sáng tạo", ông Vinh khẳng định

Cụ thể hơn, theo vị chuyên gia đến từ MBI, thực tế cho thấy những mô hình cũ nhưng ứng dụng công nghệ mới thì thủ tục không mấy khó khăn trong khi đó mô hình kinh doanh mới thì "bàn tới, bàn lui" vẫn chưa đến hồi kết. "Nếu không đấu tranh mạnh mẽ, làn sóng "xuất ngoại" thành lập doanh nghiệp vẫn diễn ra, chất lượng dịch vụ sẽ không theo kịp các nước trong khu vực và chúng ta sẽ đánh mất thị phần", ông Phan Vinh Quang nhấn mạnh

Dẫn câu chuyện của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, ông Nguyễn Việt Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển (VNPT) cho biết doanh nghiệp này phải trích 18-20% tiền phòng thu được từ khách hàng cho nhà cung cấp ứng dụng từ nước ngoài. Với khối lượng phòng hàng năm lên tới hàng nghìn, số tiền mà doanh nghiệp này chi trả tính trong khoảng thời gian 6-7 năm là rất lớn

"Nếu như doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia thị trường này, luồng tiền sẽ không phải chảy ra bên ngoài", ông Bằng bày tỏ

Vì thế, để giải quyết thực trạng "đau đớn nhất là mình tự cản trở mình", theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó viện trưởng CIEM, Việt Nam cần có sự đột phá trong tư duy, phá bỏ cách nghĩ truyền thống để theo kịp với sự thay đổi của khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo

Anh Nhi
 
Last edited:
Chính phủ mua công nghệ mới của startup
“Chính phủ luôn là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia. “Ông” này chi tiêu vào đâu chỗ đó sẽ phát triển”

Trong Diễn đàn "Tìm giải pháp đột phá cho Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" tổ chức chiều 29/11 tại Đà Nẵng, khi Thủ tướng đề nghị phát biểu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra những vấn đề mấu chốt để startup vươn ra toàn cầu. Đó là tạo không gian quản lý, điều kiện tài chính và phương tiện. Đây cũng là một trong những khó khăn nhiều startup kiến nghị Chính phủ tháo gỡ

Nguyen-Manh-Hung-6848-1543545970.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ý kiến tại diễn đàn

Theo ông Hùng, khởi nghiệp (startup) là nói về cái mới. Theo nguyên lý thường cái mới phá hủy cái cũ nên phải có cách tiếp cận mới

"Logic bình thường cái gì không quản được thì cấm, logic mới là cái gì không quản được thì không quản, cho nó phát triển trong một không gian, thời gian nhất định sau đó khi các vấn đề lộ ra chúng ta mới bắt đầu điều chỉnh nó", ông Hùng nói và đề xuất Chính phủ theo cách tiếp cận này cho các vấn đề mới, cách làm mới mà các startup đang theo đuổi. Cách làm này cũng sẽ khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo

Ở góc độ tạo vốn, ông Hùng đưa ra các gợi ý trước hết khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ, mới, là các startup theo kiểu "doanh nghiệp anh đầu tư vào doanh nghiệp em". Cách làm này nhằm tận dụng sức sáng tạo, nguồn lực từ giới trẻ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ luôn là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia. "Ông này" chi tiêu vào đâu thì chỗ đó sẽ phát triển

"Đề nghị Thủ tướng cho chi tiêu Chính phủ tập trung vào các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là công nghệ của các startup", ông Hùng đề xuất và cho rằng vốn ban đầu quan trọng nhất với các startup, đây là cách tạo đà cho họ. Vì thế các doanh nghiệp nhà nước cũng nên có chính sách chi tiêu, mua sắm dựa trên các sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp startup

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm 30% nền kinh tế Việt Nam cũng nên thành lập quỹ đầu tư để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo

Khi có không gian, có vốn đầu tư, đầu ra để sản phẩm vươn ra toàn cầu, điểm nghẽn là ngôn ngữ. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Thủ tướng sớm tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai của Việt Nam. Điều này giúp giải quyết điểm nghẽn tiếng Anh trong giới trẻ Việt

Đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận được nhiều tràng vỗ tay từ dưới hội trường

khoinghiep11-4607-1543545970.jpg

Hàng trăm startup tham dự diễn đàn chiều 29/11

Tại diễn đàn nhiều ý kiến cho rằng hiện các startup không chỉ khó về vốn, khi có nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền các thủ tục hành chính mất nhiều thời gian, qua nhiều khâu theo đúng quy trình khiến họ nản

Các nhà khởi nghiệp sáng tạo đa số dựa vào giải pháp công nghệ mới, nhưng khi có sản phẩm lại khó ra thị trường, khó ứng dụng thử nghiệm vì phải tuân thủ đúng quy trình như các sản phẩm công nghệ truyền thống. Thậm chí có đơn vị thấy sản phẩm hữu ích, muốn ứng dụng cũng không có cơ chế để mua do sản phẩm này chưa đủ giấy tờ chứng nhận để được quyền thương mại

Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề "Tìm giải pháp đột phá cho Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" thu hút hơn 300 đại biểu là thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ đang có các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư, chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Sự kiện tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2018 (Techfest 2018) do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức

Bích Ngọc
 
Thủ tướng chia sẻ khát vọng Việt Nam hùng cường từ đổi mới sáng tạo
Chinhphu.vn – Nhiệt huyết khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là thể hiện lòng yêu nước, làm cho quốc phú, dân cường. “Đã đến lúc phải đi ra thế giới, chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam. Một giấc mơ quốc gia vĩ đại sẽ làm nên các doanh nghiệp vĩ đại, những con người vĩ đại”

NQH_8560.jpg

Thủ tướng phát biểu tại Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (TECHFEST) được tổ chức vào tối 29/11, tại thành phố Đà Nẵng

Cùng dự lễ khai mạc sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo một số bộ, ngành và các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư, thanh niên, sinh viên

Chưa bao giờ khát vọng khởi nghiệp lại cháy bỏng như bây giờ

“Cũng như các bạn, ai cũng có khát vọng và mơ ước, mong muốn được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống”, Thủ tướng mở đầu bài phát biểu. Khát vọng của mỗi người Việt Nam sẽ hòa mình vào khát vọng lớn hơn của dân tộc chúng ta về một đất nước thịnh vượng, người dân hạnh phúc. Năm 2045, thời điểm tròn 100 năm Quốc khánh, mục tiêu Việt Nam sẽ là một nước phát triển, với thu nhập người dân hơn 18.000 USD. Thủ tướng tin tưởng rằng làn sóng khởi nghiệp hiện nay sẽ hình thành nên lớp thế hệ doanh nhân đầy tự hào của Việt Nam chúng ta. Không món quà nào có ý nghĩa hơn món quà này cho năm 2045

Thủ tướng cho biết, trên công cụ tìm kiếm Google đang có hàng triệu tin bài liên quan đến các từ khóa “khởi nghiệp”, “sáng tạo”. Trong khi đó, cách đây mấy năm, từ khóa này vẫn còn ít thịnh hành ở Việt Nam. Điều này cho thấy sự quan tâm của xã hội đến vấn đề khởi nghiệp, sáng tạo đang ngày càng lớn. Như vậy là thêm một tín hiệu vui nữa cho ngày hội của chúng ta

“Chúng ta đang chứng kiến không khí khởi nghiệp đang lan tỏa rộng khắp cả nước, trên mọi miền tổ quốc, từ giới trẻ cho đến người lớn tuổi, bất kể dân tộc, tôn giáo vì khởi nghiệp là không có ranh giới và giới hạn

Chúng ta có rất nhiều chương trình khởi nghiệp trên truyền hình, một số tờ báo cũng dành nhiều không gian cho các diễn đàn và ý tưởng khởi nghiệp, một số trường đại học cũng có các chương trình đào tạo hay trung tâm khởi nghiệp,... Có thể nói chưa bao giờ khát vọng khởi nghiệp lại cháy bỏng trong mỗi chúng ta như bây giờ. Ai trong chúng ta cũng muốn tạo dựng được một sự nghiệp vững chắc cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội – Thủ tướng khẳng định

Người Việt có đầy đủ tố chất bẩm sinh cho sự sáng tạo

“Nhưng mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là một con đường kiếm sống, tạo dựng sự nghiệp mà còn là một triết lý sống, khẳng định mình, thử thách bản thân, kiểm tra giới hạn tiềm tàng của chúng ta”, Thủ tướng nói

Tại sao chúng ta gọi là khởi nghiệp sáng tạo? Thủ tướng nêu vấn đề và lý giải: Nội hàm của từ khóa này rất sâu sắc, trong đó chúng ta xem sự sáng tạo là một thứ tài nguyên mới để chúng ta khởi nghiệp. Nhân loại không còn nhiều tài nguyên tự nhiên để khai thác và Việt Nam cũng vậy, nhưng chúng ta lại có thứ tài nguyên vô tận, đó chính là sự sáng tạo của con người, của chính tiềm năng trong mỗi chúng ta

Không có thứ tài nguyên nào vô tận và vĩnh cửu như khả năng sáng tạo cả. Khởi nghiệp trên nền tảng sáng tạo tôi tin thành công ắt sẽ đến

Sáng tạo phải từ con người và vì con người. Con người phải là trung tâm của sáng tạo. Người Việt Nam chúng ta có đầy đủ tố chất bẩm sinh cho sự sáng tạo. Thủ tướng tin nếu có đủ những dưỡng chất tốt sẽ tạo ra những con người xuất sắc cho đất nước. “Chúng ta hãy cùng ươm mầm ước mơ và hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp sáng tạo không giới hạn của chúng ta”

Bày tỏ vui mừng vì trên bảng xếp hạng về các thương hiệu khởi nghiệp giá trị trên thế giới có 93 cái tên đến từ Việt Nam, trong đó có một số thương hiệu xếp trong top 500 và top 1.000 của thế giới như Baomoi, Web-Sosanh, Lozi, HelloBacsi…, nhưng Thủ tướng tin vẫn còn nhiều khởi nghiệp sáng tạo có giá trị khác của Việt Nam đã chưa được cập nhật hoặc đang bị bỏ sót trên bảng xếp hạng. Bởi vì con số 93 startup của chúng ta vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của chúng ta

Thủ tướng cho biết, chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (GII) 2018 của Việt Nam xếp ở vị trí khá cao, thứ 45/126 nền kinh tế được xếp hạng. Xếp hạng Chỉ số Theo dõi Doanh nhân toàn cầu (GEM), chúng ta xếp thứ 15/54 nền kinh tế được xếp hạng

Mọi ý tưởng khởi nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đáng quý

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận một thực trạng là hệ sinh thái khởi nghiệp của chúng ta vẫn chưa tốt

“Tôi muốn hỏi các bạn một câu: Các bạn có sợ thất bại khi khởi nghiệp không? Tôi tin có những bạn trả lời là có. Đó cũng là lẽ tự nhiên. Chúng ta hiểu rằng, hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một sự trải nghiệm mạo hiểm thú vị, đó là quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và khám phá khả năng của bản thân”, Thủ tướng nói

Dẫn câu nói của ông bà ta “thất bại là mẹ thành công” hay câu nói ở Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ): “Bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại. Bạn sẽ học được nhiều điều từ thất bại”, Thủ tướng đặt vấn đề: Các bạn đã sẵn sàng chấp nhận “thử và sai” chưa ? Tất cả chúng ta hãy hun đúc tinh thần khởi nghiệp không sợ hãi

“Tôi mong các bạn trẻ hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa những ước mơ và hoài bão của mình. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không nhất thiết bắt nguồn từ mong muốn làm chủ, tìm kiếm lợi nhuận cao. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng không nhất thiết là bắt đầu từ những điều lớn lao mà nhiều khi từ những công việc giản dị, những điều bình thường với những giải pháp mới, sáng tạo, có khi chỉ là mở rộng kinh doanh, lĩnh vực mới, sản phẩm mới, sáng tạo kỹ thuật mới. Khởi nghiệp có thể bắt đầu bằng việc lập công ty, hoặc hộ kinh doanh hay bắt đầu từ việc tái cấu trúc một doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài. Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dù nhỏ hay lớn đều đáng quý, miễn là nó tạo cho bạn sống với ước mơ của mình và qua đó tạo ra giá trị cho xã hội. Hãy tự tin lên, hãy có những khát vọng cháy bỏng và luôn duy trì ngọn lửa đam mê và hoài bão của mình”

Thu%20tuong%20bam%20nut%20khai%20mac%20ngay%20hoi%20khoi%20nghiep%20sang%20tao%20QG%20Techfest%20VN%202018.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2018

Hình thành một Trung tâm khởi nghiệp quốc gia thống nhất

Thủ tướng nhìn nhận, Chính phủ cũng nên tự hỏi mình tại sao có nhiều người Việt Nam phải ra nước ngoài khởi nghiệp, đặc biệt là Singapore. Được biết trình duyệt Cốc Cốc, mạng xã hội về địa điểm ăn uống Lozi… được xem là những dự án khởi nghiệp khá thành công của người Việt nhưng lại chọn Singapore làm nơi đăng ký kinh doanh. “Thiết nghĩ chúng ta phải dám thừa nhận mình đang yếu hơn Singapore để chúng ta học tập họ, nhìn sang những gì họ đang làm tốt để chúng ta làm theo nhưng không hoàn toàn theo sau họ. Chúng ta hãy tự tin rằng mình có thể làm tốt hơn Singapore ở nhiều tiêu chí nào đó”

Nhân dịp này, Thủ tướng khẳng định Chính phủ cam kết sẽ bảo hộ tối cao quyền sở hữu trí tuệ, sáng kiến, ý tưởng khởi nghiệp. Vì Chính phủ hiểu rằng, đây là tài sản vô cùng lớn, thậm chí là vô giá hoặc duy nhất của các bạn. Các bộ ngành và chính quyền địa phương cần xem việc hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mình

Phải hình thành được một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, kết nối và hội tụ những người có năng lực ở nhiều lĩnh vực như quản trị, công nghệ, tài chính, marketing… vào một cụm. Nói khác đi, chúng ta phải có được một trái tim hệ sinh thái khởi nghiệp

Hiện tại Việt Nam có nhiều trung tâm khởi nghiệp ở khắp mọi nơi nhưng hoạt động lại rời rạc và thiếu kết nối. Chúng ta cần kết nối các trung tâm khởi nghiệp này lại để tăng khả năng tương tác và hiệu ứng cộng hưởng giá trị

Thủ tướng đề xuất hình thành một Trung tâm khởi nghiệp quốc gia thống nhất (trước mắt đặt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng) và xây dựng Mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia

Chính phủ cam kết sẽ đồng hỗ trợ tài chính và các nguồn lực cần thiết nhưng không phải được quản trị bằng hệ thống hành chính quan liêu mà bằng triết lý quản trị của tư nhân, của khối óc của những nhà khởi nghiệp sáng tạo. Trung tâm khởi nghiệp quốc gia phải thực sự là một cộng đồng sáng tạo và đổi mới mạnh mẽ, nơi các doanh nhân, nhà đầu tư, nhà phát triển công nghệ và các cố vấn trong môi trường kỹ thuật số tương tác được mang đến gần nhau. Mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia phải là một mạng lưới mở, nơi tập hợp các nhà khởi nghiệp, các nhân tài trong nước và nước ngoài của Việt Nam và cả đối tác, bạn bè khắp năm châu

Phát huy vai trò của các vườn ươm khởi nghiệp nhằm tạo ra không gian khởi nghiệp “thực nghiệm” cho doanh nghiệp mới hình thành, chia sẻ nguồn lực và chi phí, được hướng dẫn hoạt động cũng như cách thức quản trị và hỗ trợ tài chính trong giai đoạn đầu. Khuyến khích và thách đố các nhà khoa học bước ra khỏi phòng thí nghiệm, nói chuyện bằng ngôn ngữ của khách hàng và bắt đầu suy nghĩ từ quan điểm của khách hàng tiềm năng

Tạo mọi điều kiện để có một môi trường khởi nghiệp thuận lợi nhất

Chúng ta cần có các chương trình đào tạo tăng tốc khởi nghiệp. Thúc đẩy việc đưa tinh thần khởi nghiệp vào trong các trường phổ thông và đại học của chúng ta. Tăng cường các chuyên đề giảng dạy về khởi nghiệp vào trong chương trình đào tạo bắt buộc hoặc tự chọn

“Với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, tôi muốn nói với các bạn rằng Đảng và Nhà nước chúng ta rất quan tâm đến thế hệ trẻ các bạn và rất muốn đồng hành cùng các bạn. Các bạn không chỉ là tiềm năng của tương lai, là nguồn lực và tài nguyên hiện tại, mà chính các bạn sẽ là chủ nhân của đất nước”, Thủ tướng chia sẻ và khẳng định Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để có một môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuận lợi nhất. Nhưng khởi nghiệp có thành công được hay không phụ thuộc vào chính các bạn. Nhiệt huyết khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là thể hiện lòng yêu nước, làm cho quốc phú, dân cường

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam nuôi dưỡng các bạn thanh niên như người mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn. “Đã đến lúc phải đi ra thế giới, chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam. Một giấc mơ quốc gia vĩ đại sẽ làm nên các doanh nghiệp vĩ đại, những con người vĩ đại. Chính bản thân các bạn thanh niên hôm nay cũng cần có một giấc mơ lớn hơn, một khát vọng lớn hơn và đó sẽ là lý do tồn tại, phát triển cho các bạn trong chặng đường phía trước”

“Tôi xin chúc các bạn nhiều niềm tin hơn, nhiều khát vọng hơn, nhiều lao động hơn, nhiều trách nhiệm hơn với đất nước mình để hiện thực hóa giấc mơ Việt Nam hùng cường”, Thủ tướng nói

Đức Tuân
 
Thủ tướng nêu rõ thông điệp chính sách cho khởi nghiệp
Chinhphu.vn - Chiều 29/11, tại TP. Đà Nẵng, dự Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sẽ thiết kế chính sách theo tinh thần Chính phủ kiến tạo và khởi tạo, tức là là chấp nhận và chia sẻ một phần rủi ro với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Chính phủ cũng xem xét về cơ chế “kích cầu” cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Dành hơn 2 tiếng rưỡi lắng nghe các ý kiến, phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, ghi nhận những ý kiến xác đáng của những người bước đầu khởi nghiệp, có ý tưởng khởi nghiệp, các nhà quản lý… “đây là những kinh nghiệm rất tốt”

Khuyên thanh niên dám chấp nhận thất bại

“Chính phủ và các bộ, ngành sẽ xem xét một cách nghiêm túc những ý kiến, đề xuất hôm nay”, Thủ tướng nói và biểu dương vai trò của Ban Tổ chức diễn đàn, đặc biệt là Trung ương Đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã chủ động nắm bắt xu thế, tạo kênh kết nối, đối thoại hữu ích giữa Chính phủ, các thành viên Chính phủ và cộng đồng thanh niên, trí thức trẻ tiên phong trong khởi nghiệp sáng tạo

Thủ tướng cho biết, so với cách đây hai năm, khi ông dự lễ khởi xướng “Năm quốc gia khởi nghiệp” (năm 2016) thì đến nay có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. “Sự háo hức, sáng kiến, kiến nghị của các bạn hôm nay nói lên khát vọng thành công”

Thủ tướng nhìn nhận, từ trước đến nay, chưa bao giờ khởi nghiệp ở nước ta phát triển mạnh mẽ như thời gian qua

Vì thế, Thủ tướng đặt một niềm tin rất lớn vào thế hệ trẻ, được đào tạo bài bản, đã và đang nỗ lực tiếp bước ông cha trong xây dựng và phát triển đất nước. Trong những câu chuyện thành công về khởi nghiệp ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác, Thủ tướng nhận thấy có một số điểm chung để khởi nghiệp thành công: Đó là đam mê, khát vọng, dám nghĩ dám làm và đặc biệt là không sợ thất bại. Không có đam mê và khát vọng thì không thể “dốc hết trái tim, trí tuệ và nhiệt huyết của mình” cho mục tiêu hướng đến. Không dám nghĩ, dám làm thì không thể đi đến cùng với thách thức. Điều đó cũng có nghĩa là có tầm nhìn mà không có hành động cụ thể. “Thất bại là mẹ thành công. Nếu sợ thất bại thì chắc chắn bạn sẽ không thể thành công”. Dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám chấp nhận thất bại để thành công là tinh thần để mạnh dạn khởi nghiệp sáng tạo

“Diễn đàn này đưa đến cơ hội cho nhiều đại diện ưu tú của cộng đồng khởi nghiệp trẻ với những dự án khởi nghiệp táo bạo gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và truyền lửa cho nhau. Rất nhiều bạn trẻ đã đạt được nhiều thành công ấn tượng ở phạm vi quốc tế”, Thủ tướng nói. Đây là tin vui cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt và cho đất nước

Cho biết Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đã đứng thứ 3 trong ASEAN, Thủ tướng cam kết Chính phủ sẽ quyết tâm, tạo mọi điều kiện để hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam lớn mạnh và hoàn thiện hơn nữa trong những năm tới đây. Thị trường Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, “là điều kiện tốt để có thể đón nhận những sản phẩm của các bạn sáng tạo ra”. “Chúng ta đang có một nền kinh tế đa dạng và đầy đủ nguồn lực để giúp các bạn thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình, dù đó là vốn đầu tư, công nghệ hỗ trợ, nguyên liệu hay các yếu tố để tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp”

Tạo sân chơi cho đổi mới sáng tạo

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, những tiến bộ kể trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn, chưa tạo được môi trường khởi nghiệp thực sự thuận lợi và hiệu quả

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn quan tâm và đặt khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng

Ghi nhận các ý kiến tại diễn đàn như cần có khung pháp lý để có giải pháp thiết thực hơn cho khởi nghiệp sáng tạo, cũng như cần có cơ chế vốn, tài chính, thủ tục hành chính thuận lợi hơn, cần có sàn chứng khoán cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hay việc đem ý tưởng thế chấp ngân hàng để vay vốn, Thủ tướng nhấn mạnh, tóm lại, phải đổi mới chính sách mạnh mẽ, tạo sân chơi cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam

Theo đó, phải đẩy mạnh triển khai Đề án 844 về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 khi mà hiện nay mới 34 địa phương ban hành kế hoạch thực hiện

Nguyen%20PTTg%20Duc-Nguyen%20Giam%20doc%20dieu%20hanh%20dien%20dan%20kinh%20te%20the%20gioi%20Philipp%20Rosler%20phat%20bieu.jpg

Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler- nguyên Giám đốc Điều hành WEF phát biểu tại Diễn đàn

Liên quan tới vấn đề vốn cho khởi nghiệp sáng tạo và các cơ chế tài chính, tạo lập quỹ đầu tư khởi nghiệp và huy động nguồn vốn từ cộng đồng, từ các doanh nghiệp lớn trong nước, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cụ thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 này. Cần thiết kế chính sách theo tinh thần Chính phủ kiến tạo và khởi tạo, khởi tạo ở đây là chấp nhận và chia sẻ một phần rủi ro với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, vì đây là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và nhiều rủi ro

Bộ KH&CN nhanh chóng có giải pháp để phát huy Quỹ phát triển khoa học và công nghệ doanh nghiệp, làm sao để những quy định có thể hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong doanh nghiệp. “Người ta nói với Thủ tướng là ông phải hỗ trợ cho người chiến thắng, người chạy marathon mà có huy chương chứ ông đừng hỗ trợ từ đầu mà tạo ra bao cấp”, Thủ tướng chia sẻ và nhấn mạnh: Đây là vấn đề cần suy nghĩ trong thiết kế chính sách. Chính phủ xem xét về cơ chế “kích cầu” cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn

Chính phủ sẽ yêu cầu các bộ nghiên cứu để có định hướng rõ nét về từng lĩnh vực cụ thể, từng vướng mắc từ hạ tầng, khung pháp lý, về thị trường, dựa trên đánh giá về thị trường của khu vực và quốc tế... nhằm đồng hành với doanh nghiệp

Vạn sự khởi đầu nan, nhưng Thủ tướng tin tưởng: “Tuổi trẻ có thể làm việc lớn, tương lai phụ thuộc vào các bạn” và mong Việt Nam có thêm nhiều người trẻ tuổi góp phần làm thay đổi thế giới, đưa Việt Nam ra biển lớn, để nước ta giàu mạnh, không thua kém bất cứ dân tộc nào, đưa Truyền thuyết Thánh Gióng thành hiện thực

Đức Tuân
 
Thoát bẫy thu nhập trung bình bằng công nghệ

4mlunh-(1)_291856.jpg

Phát triển công nghệ là con đường tắt giúp Việt Nam tạo ra những bứt phá trong phát triển kinh tế và xã hội

Theo thống kê, đến hết năm 2018, quy mô GDP của Việt Nam đạt trên 250 tỉ USD, thuộc nhóm 45 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới, GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 2.600USD. Tuy nhiên, chưa nói đến việc hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, chỉ riêng việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình đã là thách thức không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiến triển nhanh chóng, Việt Nam có cơ hội lớn để tăng năng suất, tiến tới ngưỡng toàn cầu. “Những thay đổi công nghệ đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, ví dụ robot, tự động hóa, in 3D... Những điều này hết sức quan trọng với Việt Nam”, ông Ousmane Dione nói

tn1_2918438.png

Theo Giáo sư Sungchul Chung, Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST), do có xuất phát điểm tương đồng nên Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Hàn Quốc từng là một trong những nền kinh tế nghèo nhất thế giới với GNP bình quân đầu người là 82USD, chủ yếu dựa vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 60% việc làm. Đầu những năm 80, Hàn Quốc rất quan tâm phát triển công nghệ thông tin vì đây là ngành tận dụng được tri thức và không tốn nhiều lao động. Hàn Quốc cũng đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) dựa trên khu vực tư nhân

“Chúng tôi sớm nhắm vào mục tiêu ưu tiên những công nghệ có tiềm năng thương mại lớn hơn, những dự án lớn có thể hợp tác liên bộ... Qua đó, đưa Hàn Quốc vào bản đồ công nghệ thông tin trên toàn cầu”, Giáo sư Chung chia sẻ. Những tập đoàn công nghệ lớn trở thành xương sống cho nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay. Chẳng hạn, Samsung thời gian đầu đã đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ, đầu tư nguồn lực lớn để học hỏi công nghệ, nhưng sau 10 năm phát triển, Samsung đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Hay Tập đoàn Posco cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ về đầu tư ban đầu và hạ tầng. Trong vòng 15 năm, doanh nghiệp này đã phát triển nhiều công nghệ tối tân để sản xuất thép

Hiện tại, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo (A.I), Internet vạn vật (IoT), robot, Blockchain... Xác định các chương trình R&D là công nghệ lõi của cách mạng 4.0, quốc gia này định vị được phân khúc, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất thông minh

tn3_29184388.png


Theo Giáo sư Massimo Piccardi, Đại học Công nghệ Sydney (UTS), A.I sẽ mang lại nhiều chuyển đổi to lớn về năng lực cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngày nay, A.I và robot tự trị có thể xây dựng cả ngôi nhà. A.I có thể chỉnh sửa hàng loạt, ứng dụng trong y tế, giao thông... Bản thân World Bank cũng đưa ra nhiều tư vấn về việc ứng dụng A.I trong xây dựng thành phố thông minh, xây dựng hệ sinh thái ứng dụng A.I và phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Nền kinh tế số cần sử dụng công năng để nâng cao hiệu năng sản xuất. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Data 61 (Úc), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỉ USD trong 20 năm nếu chuyển đổi số thành công. Trong sự biến chuyển này, doanh nghiệp là trung tâm trong phát triển kinh tế số

Có thể thấy kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là phát triển tự phát, nhưng phát triển khá nhanh. Điều này là do Việt Nam có nền tảng hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng khắp với mật độ người sử dụng cao. Chính phủ cũng đã thử nghiệm Sandbox cho mô hình kinh tế mới nhằm đẩy mạnh các sáng tạo đột phá trong startup, fintech... Với hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp hình thành trong 2 năm qua, cùng với đó là 40 quỹ tổ chức đầu tư mạo hiểm, mạng lưới đầu tư thiên thần, nếu có một không gian kinh tế phù hợp, sẽ có thể tạo nên sức bật mạnh mẽ cho kinh tế Việt Nam

Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 (VRDF 2019), khảo sát về tính sẵn sàng cho cách mạng công nghệ 4.0, ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ADB tại Việt Nam, cho biết, Việt Nam còn khá non trẻ với mức xếp hạng 4.9, đứng sau nhiều nước như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore... “Điểm đáng mừng là Việt Nam đang có sự chuyển dịch, hướng đến nhóm các nước sẵn sàng đón đầu kinh tế số”, ông nói

tn3_29185813.png

Mới đây, Viettel đã trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ 5G. Hay hàng loạt mạng xã hội Việt Nam như Lotus, Gapo... mạnh dạn đầu tư để cạnh tranh với Facebook. Công nghệ cũng đang rất phát triển tại Việt Nam và được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất, nông nghiệp, dịch vụ... Mặc dù vậy, nền tảng của nền kinh tế số Việt Nam đang có một số vấn đề như số lượng kỹ sư có trình độ cao còn ít, cơ sở hạ tầng dữ liệu và chất lượng dữ liệu còn hạn chế, doanh nghiệp chưa có động lực đầu tư vào công nghệ cao để tự động hóa vì chi phí lao động còn thấp...

Theo Giáo sư Sungchul Chung, tính sẵn sàng về công nghệ chỉ có thể có được thông qua R&D và học hỏi, điều này đòi hỏi năng lực và đầu tư hấp thụ công nghệ lớn. Để chuyển đổi thành công sang nền kinh tế số, chính phủ cần khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân không chỉ trong quá trình thiết kế chính sách mà cả khi xây dựng cơ sở hạ tầng

Ông Eric Sidgwick cũng cho rằng để nâng cao tính sẵn sàng cho kinh tế số, Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ, chất lượng giáo dục và kỹ năng, đồng thời tạo hệ sinh thái công nghệ startup thuận lợi, tạo môi trường bình đẳng để các doanh nghiệp phát triển. Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghệ và đổi mới công nghệ để mở con đường tắt nhằm bứt phá trong phát triển kinh tế, xã hội, quan trọng hơn là không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Hà Cúc
 
Chờ “nền kinh tế iPhone” tại Việt Nam

linhpham-bloomberg_291616977.jpg

Chuỗi sản xuất của Apple giúp Việt Nam tự tin loại bỏ các dự án FDI chất lượng thấp

Sự dịch chuyển sản xuất của Apple gửi nhiều tín hiệu tốt cho các tham vọng kinh tế Việt Nam

Apple đã trở thành công ty đắt giá nhất thế giới có mặt trên thị trường chứng khoán. Trading Economics so sánh nếu là một quốc gia, con số 2.000 tỉ USD sẽ giúp Apple xếp thứ 9 trong danh sách những nước có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhất

Con số trên cho thấy sự hấp dẫn vô cùng lớn nếu Apple đặt nhà máy tại Việt Nam. Cơ hội này một lần nữa được truyền thông Việt Nam rầm rộ đưa tin khi Tập đoàn Foxconn vừa công bố kế hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPad và Macbook sang Việt Nam. Dự án có quy mô công suất khoảng 8 triệu sản phẩm mỗi năm với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 270 triệu USD

Trước đó, có thông tin Apple đã bắt đầu sản xuất loại tai nghe AirPods ở Việt Nam, thông qua các nhà sản xuất là Goertek và Luxshare với sản lượng hằng năm có thể lên đến 15% số AirPods bán ra trên thế giới. Năm 2021, thế hệ thứ 3 của AirPods dự kiến cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời, tại Việt Nam, Apple cũng xúc tiến mở trung tâm nghiên cứu nhỏ, phân phối, bán hàng, chăm sóc khách hàng hoặc tham gia vào các khâu sản xuất, kiểm thử với các đối tác của Apple


1-_291611103.jpg

Apple Iphone thúc đẩy một số nền kinh tế tại Châu Á

Những thông tin này trở nên đáng chú ý hơn trong bối cảnh các đối tác lớn của Apple như Pegatron, Wistron hay Luxshare lần lượt rút khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt. Cùng với đó là tình hình dịch bệnh cũng thúc đẩy làn sóng dịch chuyển khỏi các cơ sở sản xuất tại công xưởng thế giới này

Theo phân tích của Credit Suisse về “nền kinh tế iPhone”, ước tính Apple trả cho các công ty Đài Loan từ 100-150 USD mỗi chiếc iPhone cho chi phí linh kiện và lắp ráp. Theo đó, hoạt động sản xuất iPhone mang lại doanh thu từ 17,9- 26,9 tỉ USD cho các công ty Đài Loan. Tương tự như vậy là khoản tiền khổng lồ cho các đối tác đến từ Nhật, Hàn Quốc với những đơn hàng về màn hình, chip...

Vì vậy, sự dịch chuyển sản xuất của tập đoàn công nghệ khổng lồ như Apple sang Việt Nam được dự báo sẽ ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái gia công phần cứng, chuỗi cung ứng cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam. Đặc biệt, cái tên Apple tiếp tục là bảo chứng cho một làn sóng đầu tư quốc tế chất lượng cao vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi động trong năm 2021, trở thành chất xúc tác mạnh cho tham vọng Make in Vietnam và kinh tế số mà Việt Nam đang theo đuổi để bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0


2-_291614474.jpg


Đồng thời, sự xuất hiện của những doanh nghiệp công nghệ cao trong chuỗi sản xuất của Apple giúp Việt Nam tự tin loại bỏ các dự án FDI chất lượng thấp. Đây là mô hình cần sớm loại bỏ vì kéo dài mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam theo chiều rộng, tập trung vào khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuống vị trí thấp hơn trong chuỗi giá trị

Ông Đỗ Khoa Tân, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, nhận định: “Với sự tham gia dây chuyền sản xuất các sản phẩm chính của Apple, Việt Nam sẽ thu hút được hàng loạt dự án công nghệ khác. Không chỉ các dự án này sẽ tạo ra nhiều lao động từ phổ thông đến trung, cao cấp và thậm chí quản lý mà còn kéo theo những trung tâm nghiên cứu và phát triển, chuyên cho ra đời những công nghệ mới nhất”

Samsung với số vốn đầu tư đã lên đến vài chục tỉ USD, ban đầu vào Việt Nam cũng chỉ lắp ráp, sau này mới có các công ty thầu phụ ở Việt Nam. Điều này cũng có thể lặp lại với Apple nếu Việt Nam tạo ra đủ sức hấp dẫn cho các công ty công nghệ của Mỹ đưa ra quyết định

Apple không trực tiếp xây dựng nhà máy sản xuất như Samsung, LG mà thuê doanh nghiệp khác gia công. Hai nhà sản xuất gia công lớn nhất cho Apple hiện nay là Foxconn (Đài Loan) và Luxshare (Trung Quốc). Economist Intelligence Unit (EIU) đánh giá Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn đối với hoạt động sản xuất và những doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở châu Á. Nhiều lợi thế đang giúp Việt Nam ghi điểm cao hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách về FDI

Theo EIU, Việt Nam sẽ trở thành “cái tên thay thế rất thuận lợi cho một phần sản xuất của Trung Quốc”. Việt Nam đã đạt đến trình độ có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm phức tạp. Năng lực này giúp Việt Nam thu hút nhiều tập đoàn công nghệ tỉ USD như Intel, Samsung, LG, Nokia, Panasonic...

Trong vòng 7 năm (2014-2020), Việt Nam đã tiến 29 bậc, từ vị trí 71 lên vị trí 42/131 quốc gia/nền kinh tế trong Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Sáng tạo toàn cầu (GII) do WIPO công bố. Những con số kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), xuất nhập khẩu trong 8 năm qua của Việt Nam là minh chứng cho năng lực sản xuất của Việt Nam

“Nếu Đài Loan và Hàn Quốc có thể đảm nhận vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng công nghệ, tại sao không phải là Việt Nam?”, một lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex nói với Nikkei
 
Thủ tướng đồng ý triển khai thí điểm Mobile Money trong 2 năm

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, doanh nghiệp viễn thông có thể xin phép thí điểm triển khai dịch vụ Mobile – Money từ ngày 9/3. Thời gian thí điểm dịch vụ Mobile – Money sẽ kéo dài trong 2 năm


Thủ tướng chính thức đồng ý triển khai thí điểm Mobile - Money trong 2 năm

Nhà mạng và các doanh nghiệp cung ứng ví điện tử được phép thí điểm

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money). Quyết định cho phép triển khai thí điểm Mobile - Money có hiệu lực từ ngày ký (9/3/2021)

Việc cho phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile – Money nhằm mục tiêu góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam

Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng. Đồng thời, kết quả thí điểm triển khai dịch vụ Mobile – Money sẽ là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành các quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ tại Việt Nam

Theo Quyết định vừa ban hành, Thủ tướng đồng ý cho các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ví điện tử và Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần vô tuyến điện hoặc các công ty con (được công ty mẹ cho phép sử dụng hạ tầng, mạng lưới, dữ liệu viễn thông) được phép tham gia thí điểm

Các doanh nghiệp này được cung cấp dịch vụ đến các khách hàng có Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được doanh nghiệp thí điểm định danh, xác thực theo quy định. Các số thuê bao di động có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile – Money. Quyết định nêu rõ: “Mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile – Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện”

Được triển khai trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm phải ưu tiên triển khai dịch vụ Mobile – Money tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp chỉ được cung ứng các dịch vụ Mobile – Money để chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định hiện hành để phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân. Dịch vụ Mobile – Money chỉ áp dụng với các giao dịch nội địa và không thực hiện cho các dịch vụ xuyên biên giới

Theo quy định, thời gian thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile – Money là 2 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ này

Hạn mức giao dịch Mobile – Money tối đa 10 triệu đồng/tháng

Theo quy định, doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile – Money được sử dụng để nạp tiền mặt vào tài khoản Mobile – Money tại các điểm kinh doanh, nạp tiền vào tài khoản Mobile – Money từ tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoạt ví điện tử của khách hàng

Rút tiền mặt từ tài khoản Mobile – Money tại các điểm kinh doanh, rút tiền từ tài khoản Mobile – Money về tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử

Thanh toán khi giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng tài khoản Mobile – Money. Ngoài ra, các giao dịch chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile – Money của khách hàng trong cùng hệ thống của doanh nghiệp thực hiện thí điểm, giữa các tài khoản Mobile – Money của khách hàng với tài khoản thanh toán ngân hàng hoặc ví điện tử do doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung cấp

Chính phủ cũng quy định hạn mức giao dịch không quá 10 triệu đồng/tháng đối với mỗi tài khoản Mobile – Money cho tổng các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền và thanh toán

Nhiều hành vi bị cấm được nêu ra khi triển khai thí điểm. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile – Money, trả lãi trên số dư tài khoản Mobile – Money hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên tài khoản Mobile – Money so với giá trị tiền khách đã nạp vào tài khoản Mobile – Money

Doanh nghiệp thực hiện thí điểm thực hiện hoạt động ngân hàng (cho vay, huy động vốn) hay các hành động cung ứng hoặc sử dụng tài khoản Mobile – Money để giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo và các hành vi gian lận

Thuê, cho thuê, mượn cho mượn hoặc trao đổi, mua bán tài khoản Mobile – Money và thông tin tài khoản Mobile – Money. Doanh nghiệp thực hiện thí điểm sử dụng nguồn tiền từ tài khoản Mobile – Money của khách hàng cho các mục đích khác của doanh nghiệp thực hiện thí điểm đều là các hành vi bị cấm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia từ trước đó, việc triển khai Mobile- Money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thơi, tạo ra những tiện lợi đáng kể cho người dân, nhất là người dân nông thôn. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, người dân đang dần thích ứng với việc giao dịch online, việc triển khai Mobile - Money sẽ là hành động thích hợp để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

Duy Vũ
 
Công nghệ sẽ giải quyết những nỗi đau của đất nước

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói sẽ từ chức nếu công nghệ không "giải" được những nỗi đau của đất nước. Lời cam kết này lập tức nhận tràng pháo tay của khán phòng, trong đó có Thủ tướng

Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số khép lại sau 18h hôm nay với phần chia sẻ trăn trở của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lời đáp từ nhiều cảm xúc của Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số chiều 11/12. Ảnh: Phạm Chiểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số chiều 11/12

Thủ tướng cho biết vui khi tham dự ngày hội dành cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam này và bởi ông nhìn thấy trong quá trình chuyển đổi số, các ngành đã vào cuộc, phù hợp với đòi hỏi của đất nước, có lợi cho người dân

Nhưng ông cũng nói "lo lắng" vì chuyển đổi số có tham vọng lớn, yêu cầu cao trong khi thời gian có hạn. Mâu thuẫn này, ông muốn ngành công nghệ số cùng giải quyết để tại diễn đàn sang năm, người dân sẽ được hưởng lợi với nhiều sản phẩm chất lượng hơn

"Năm 2022 mà không tốt hơn 2021 thì hội nghị hôm nay không đáp ứng với sự mong mỏi của nhân dân", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói

Người đứng đầu Chính phủ cũng chia sẻ sự trăn trở khi nói về những "nỗi đau của đất nước" như cạn kiệt tài nguyên, già hoá dân số, biến đổi khí hâu, chênh lệch giàu nghèo, đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế... Ông coi đây là những "bài toán" đặt ra với những người làm công nghệ để giải quyết

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đáp từ phát biểu của Thủ tướng tại diễn đàn ngày 11/12. Ảnh: Nhật Bắc

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đáp từ phát biểu của Thủ tướng tại diễn đàn ngày 11/12

Đáp từ sau đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói "rất xúc động" với những trăn trở của Thủ tướng. Và những nỗi đau này, sẽ là động lực cho anh em trong giới công nghệ giải quyết và thông qua đó, giúp Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Ông cho rằng, chỉ có hùng cường, thịnh vượng, mới có hoà bình lâu dài. Vì nếu Việt Nam yếu như trong lịch sử, luôn bị xâm lược

"Chúng tôi xin nhận những nhiệm vụ này, dùng công nghệ số, giải pháp số, trí tuệ, sự đổi mới sáng tạo Việt Nam để giải quyết những bài toán đó. Chúng tôi - những người làm trong lĩnh vực công nghệ số, luôn có niềm tin rằng công nghệ số giải được rất nhiều những bài toán khó tồn tại lâu dài với nhân loại, với Việt Nam", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói

Ông cũng xin Thủ tướng "hãy tin vào người Việt Nam, tin vào trí tuệ Việt Nam"

"Nếu ngày này năm sau Thủ tướng đến diễn đàn, mà không nhìn thấy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ số, các sản phẩm do những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm ra, giúp cho người dân hạnh phúc, đất nước phát triển, tôi xin phép từ chức", ông nói. Lời cam kết này ngay sau đó nhận được tràng pháo tay lớn của khán phòng, trong đó có Thủ tướng

Khi ông Nguyễn Mạnh Hùng rời bục phát biểu xuống chỗ ngồi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đứng lên bắt tay và ôm bộ trưởng để chia sẻ

Trước đó, Thủ tướng đánh giá chuyển đổi số là vấn đề cần cách tiếp cận toàn cầu, nhưng nó lại ảnh hưởng đến toàn dân. Ông yêu cầu, mọi chính sách phải hướng đến người dân, doanh nghiệp. Song hành, người dân và doanh nghiệp cần tham gia quá trình chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất

Thủ tướng tán thành với nhiều đại biểu tham dự sự kiện rằng, phải thể hiện tinh thần dân tộc trong chuyển đổi số. "Dân tộc ta có cái hay là càng khó khăn, phức tạp càng đoàn kết, phấn đấu vươn lên. Đây chính là cơ hội để phát triển", ông nói

Diễn đàn Quốc gia doanh nghiệp công nghệ số 2021 là sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số, cộng đồng nghiên cứu phát triển công nghệ, các nhà quản lý và đầu tư. Đây cũng là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất các giải pháp sáng tạo, ý tưởng để huy động nguồn lực nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
 
Nghiên cứu chính sách thử nghiệm thu hút tập đoàn công nghệ số hàng đầu thế giới

Nghiên cứu, đề xuất khung chính sách thử nghiệm và giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ số (techfirm) hàng đầu thế giới vào Việt Nam


Có chính sách thu hút đầu tư các tập đoàn công nghệ số hàng đầu thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị số 14 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài (FDI) trong giai đoạn mới

Chỉ thị đánh giá việc thu hút FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Thu hút tập đoàn công nghệ, hình thành khu công nghệ thông tin tập trung

Tuy vậy, cạnh tranh giữa các nước trong thu hút đầu tư nước ngoài thời kỳ hậu COVID-19 ngày càng gay gắt; vấn đề áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024, xu hướng đẩy mạnh điều chỉnh chuỗi cung ứng... đang tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động này tại Việt Nam

Trong khi đó, công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài còn có bất cập, có nơi còn biểu hiện cục bộ, chưa chú trọng tiêu chí về công nghệ, môi trường, lao động. Môi trường kinh doanh chưa có ưu việt đáng kể, mặt bằng sạch còn thiếu và chi phí bị đẩy lên cao, nguồn lao động đã qua đào tạo còn yếu và thiếu. Sự liên kết với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế

Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu bộ ngành, địa phương đẩy nhanh việc tổ chức lập, thẩm định quy hoạch để tạo không gian phát triển. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm trong quản lý, kiên quyết cắt bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, làm tăng chi phí tuân thủ

Đáng chú ý, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất khung chính sách thử nghiệm và giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ số (techfirm) hàng đầu thế giới vào Việt Nam

Nghiên cứu cơ chế khu công nghệ thông tin tập trung nhằm hình thành các khu đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới vào đầu tư, nghiên cứu và phát triển

Xây dựng hoặc đề xuất ban hành cơ chế khuyến khích cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam nghiên cứu và phát triển các phần mềm lõi, công nghệ nguồn. Phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin như phủ sóng mạng 5G, mạng lưới Internet cáp quang băng thông rộng tốc độ cao, siêu cao tới các khu công nghiệp, hạ tầng cáp quang Gigabit kết nối giữa các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước…

Nghiên cứu xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm

Các bộ ngành liên quan cũng được giao báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn làm nhà cung ứng cho các doanh nghiệp FDI. Xây dựng giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế, không trái với cam kết và đảm bảo bình đẳng

Để phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chính sách, giải pháp đào tạo, đào tạo lại, ưu tiên ngành nghề công nghệ mới, thúc đẩy hợp tác công tư, chuyển đổi số. Khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, có giải pháp sử dụng nhân tài người Việt Nam tại nước ngoài. Đào tạo theo đơn đặt hàng các tập đoàn lớn

Sửa đổi quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo hướng đơn giản hóa thủ tục. Không tiếp nhận các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu cơ chế về chuyển giao công nghệ

Bộ Tài chính sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, sửa đổi quy định ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia nước ngoài, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, nhân lực chất lượng cao...
 
Thủ tướng mong các tập đoàn công nghệ Mỹ khai thác thị trường 100 triệu dân

Thủ tướng mong các tập đoàn công nghệ của Mỹ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các giải pháp công nghệ, chuyển giao công nghệ; hợp tác về tài chính, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số

Chiều ngày 18/9 (giờ địa phương), tại thung lũng Silicon, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với tập đoàn công nghệ Meta (Facebook trước đây), Nvidia

Thị trường Việt Nam rất lớn và tiềm năng

Ông Joel Kaplan, Phó Chủ tịch Meta phụ trách chính sách công toàn cầu, đánh giá rất cao sự kiện Việt Nam – Mỹ vừa thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và nhấn mạnh thị trường Việt Nam rất lớn và tiềm năng

Phó Chủ tịch Meta cho biết trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Meta đã bắt đầu sản xuất tại Việt Nam một số thiết bị cho “vũ trụ ảo” metaverse - thuật ngữ chỉ môi trường tích hợp liên kết tất cả các sản phẩm và dịch vụ của công ty

bandan-607.jpg

Thủ tướng tin tưởng các hoạt động hợp tác với Meta sẽ ngày càng hiệu quả, thực chất hơn, nhất là trong các lĩnh vực chủ chốt như kinh tế số, trí tuệ nhân tạo,...

Tuy nhiên, việc này đã bị gián đoạn do đại dịch. Vì vậy, bây giờ tập đoàn muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có việc tiếp tục sản xuất các thiết bị của metaverse cho những năm tới

Ông cho biết, ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Meta đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vinh danh 12 giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc nhất đại diện cho 12 hạng mục giải thưởng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, lựa chọn từ 758 hồ sơ đăng ký tham gia từ hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ

Ông Joel Kaplan dẫn chứng Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam đã trở thành một đối tác chiến lược, quan trọng và hiệu quả tại Việt Nam của Meta ngay từ trước khi đại dịch Covd-19 bùng nổ. Hiện, trang fanpage trên Facebook của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã có 4,2 triệu người theo dõi thường xuyên với tương tác rất tốt...

Từ hình mẫu hợp tác này, Meta mong muốn triển khai chương trình hỗ trợ thực hiện ngoại giao số, hỗ trợ tiêm chủng… với các cơ quan khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa xác lập, Việt Nam – Mỹ đã xác định hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá mới trong quan hệ song phương, nhất trí hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp

Thủ tướng cho rằng, tương lai của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ phụ thuộc rất lớn vào khả năng hiện thực hóa các tiềm năng và cơ hội giữa các doanh nghiệp hai nước. Việc này nhằm phát triển đầu tư kinh doanh ở các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có sự đóng góp của các doanh nghiệp Mỹ nói chung và Meta nói riêng

Thủ tướng tin tưởng các hoạt động hợp tác với Meta sẽ ngày càng hiệu quả, thực chất hơn, nhất là trong các lĩnh vực chủ chốt như kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, nội dung số, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp…

Thủ tướng mong Meta tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các giải pháp công nghệ, chuyển giao công nghệ nhiều hơn; hợp tác về tài chính để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số

Đồng thời, hợp tác nâng cao năng lực quản trị trong các lĩnh vực mà Meta có thế mạnh; hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao; hợp tác phòng chống tội phạm mạng, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và tăng cường cung cấp những thông tin tích cực, chính xác về quan hệ hai nước

Thủ tướng hoan nghênh việc Meta tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thời gian tới với Trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam cũng như các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam trên tinh thần cùng thắng, khai thác tốt nhất thị trường Việt Nam với 100 triệu dân, có lợi cho Mỹ, cho Việt Nam và cho quan hệ hai nước

Mong Nvidia sớm có nhà máy sản xuất tại Việt Nam

Thủ tướng cũng dành nhiều thời gian trao đổi với ông Jensen Huang - Chủ tịch của Nvidia về xu hướng phát triển AI toàn cầu và tiềm năng hợp tác rất rộng mở giữa công ty với Việt Nam, cũng như những góp ý cho chiến lược quốc gia về bán dẫn mà Việt Nam đang xây dựng

Thủ tướng đề nghị Nvidia tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà tập đoàn có thế mạnh và Việt Nam cũng đang dành ưu tiên cao, góp ý, tư vấn về chính sách, hỗ trợ đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ và quản trị, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng

congnghebandan-608.jpeg

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Chủ tịch của Nvidia Jensen Huang

Thủ tướng mời Chủ tịch Nvidia thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất, với mong muốn Nvidia sớm có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, lấy Việt Nam làm cứ điểm tại khu vực Đông Nam Á

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho lãnh đạo các bộ tham gia đoàn công tác (Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường), Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đồng hành, hỗ trợ, cùng đại diện của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trao đổi cụ thể lại với Nvidia để có các kế hoạch triển khai các chương trình, dự án thời gian tới

Nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng, Chủ tịch Nvidia đánh giá Việt Nam đang có những thay đổi rất lớn; mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo; kỳ vọng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á
 
Thủ tướng mong Nvidia có nhà máy tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nvidia tăng cường các hoạt động hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, lấy Việt Nam làm cứ điểm tại Đông Nam Á

Trong chuyến thăm và làm việc với một số tập đoàn công nghệ tại Thung lũng Silicon (California) chiều 18/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian trao đổi với Jensen Huang, người đồng sáng lập và hiện là Chủ tịch của Nvidia. Thủ tướng cùng ông Huang trao đổi về xu hướng phát triển AI toàn cầu và tiềm năng hợp tác rộng mở giữa công ty với phía Việt Nam, cũng như những góp ý cho chiến lược quốc gia về bán dẫn mà Việt Nam đang xây dựng

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Chủ tịch Nvidia. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Chủ tịch Nvidia

Nvidia là một công ty công nghệ đa quốc gia, chuyên thiết kế các bộ xử lý đồ họa (GPU), giao diện lập trình ứng dụng (API) cho khoa học dữ liệu và điện toán hiệu năng cao cũng như hệ thống trên các đơn vị chip (SoC) cho thị trường điện toán di động và ô tô

Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về sự phát triển của công ty do một người gốc châu Á sáng lập và vận hành. Ông đề nghị Nvidia tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà tập đoàn có thế mạnh và Việt Nam cũng đang dành ưu tiên cao, góp ý, tư vấn về chính sách, hỗ trợ đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ và quản trị, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng

Thủ tướng mời ông Jensen Huang thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất, với mong muốn Nvidia sớm có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, lấy Việt Nam làm cứ điểm tại khu vực Đông Nam Á

Người đứng đầu Chính phủ giao nhiệm vụ cho lãnh đạo các Bộ tham gia đoàn công tác, gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đồng hành, hỗ trợ, cùng đại diện của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trao đổi cụ thể lại với Nvidia để có các kế hoạch triển khai các chương trình, dự án thời gian tới

Nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng, Chủ tịch Nvidia đánh giá Việt Nam đang có những thay đổi rất lớn. Ông Huang mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á

Nvidia hiện có hơn 26.000 nhân viên trên toàn cầu, với doanh thu đạt gần 27 tỷ USD. Có nhiều đối thủ cạnh tranh, song Nvidia được coi là công ty đặc biệt bởi các đơn vị khác trong lĩnh vực AI khác đều phải sử dụng các sản phẩm của Nvidia. Với cơn sốt AI toàn cầu, tập đoàn này đang tăng kế hoạch sản xuất chip AI cho năm 2024 lên hơn ba lần và doanh thu dự kiến tăng trưởng mạnh trong thời gian tới

Tại Việt Nam, Nvidia cũng là nhà cung cấp máy chủ và trí tuệ nhân tạo hàng đầu. Hãng đã ký thỏa thuận với Viettel, với mong muốn trở thành một đối tác của Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực nội địa về AI. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đang nghiên cứu phát triển hệ thống siêu tính toán với chip A100 của Nvidia nhằm hỗ trợ triển khai các giải pháp AI mới nhất. Hai bên dự kiến hoàn thiện các thủ tục nội bộ và ký kết thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu - phát triển - chuyển giao và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn vào tháng 10
 
Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ Nvidia muốn tăng cường hợp tác bán dẫn và AI với Việt Nam

Chủ tịch tập đoàn Nvidia mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI); đồng thời kỳ vọng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á...

thu-tuong-va-nnivia.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với tập đoàn công nghệ Nvidia

Chiều ngày 18/9 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc với một số tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ tại thung lũng Silicon (California) gồm Nvidia, Meta và Synopsys

Tại Nvidia, Thủ tướng đã dành thời gian trao đổi với ông Jensen Huang, người đồng sáng lập và là Chủ tịch Tập đoàn về xu hướng phát triển AI toàn cầu và tiềm năng hợp tác rộng mở giữa Tập đoàn với Việt Nam, cũng như những góp ý cho chiến lược quốc gia về bán dẫn Việt Nam đang xây dựng

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Nvidia tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Tập đoàn có thế mạnh và Việt Nam cũng đang dành ưu tiên cao, góp ý, tư vấn về chính sách, hỗ trợ đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ và quản trị, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng

Thủ tướng cũng mời Chủ tịch Nvidia thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất, với mong muốn Nvidia sớm có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, lấy Việt Nam làm cứ điểm tại khu vực Đông Nam Á

thu-tuong-va-nnivia1.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Nvidia sớm có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, lấy Việt Nam làm cứ điểm tại khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó Chủ tịch tập đoàn Nvidia mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho lãnh đạo các Bộ tham gia đoàn công tác (Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường), Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đồng hành, hỗ trợ, cùng đại diện của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trao đổi cụ thể lại với Nvidia để có các kế hoạch triển khai các chương trình, dự án thời gian tới

Nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Nvidia đánh giá Việt Nam đang có những thay đổi rất lớn; mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo; kỳ vọng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á

Nvidia là một công ty công nghệ đa quốc gia, chuyên thiết kế các bộ xử lý đồ họa (GPU), giao diện lập trình ứng dụng (API) cho khoa học dữ liệu và điện toán hiệu năng cao cũng như hệ thống trên các đơn vị chip (SoC) cho thị trường điện toán di động và ô tô. Có nhiều đối thủ cạnh tranh, song Nvidia được coi là công ty rất đặc biệt bởi các công ty trong lĩnh vực AI khác đều phải sử dụng các sản phẩm của Nvidia

Tính đến hiện tại, Nvidia có hơn 26.000 nhân viên trên toàn cầu, với doanh thu đạt gần 27 tỷ USD. Với cơn sốt AI toàn cầu, Nvidia đang tăng kế hoạch sản xuất chip AI cho năm 2024 lên hơn 3 lần và doanh thu dự kiến còn tăng rất nhiều trong thời gian tới

Tại Việt Nam, Nvidia là nhà cung cấp máy chủ và AI hàng đầu. Nvidia đã ký thỏa thuận với Viettel với mong muốn trở thành một đối tác của Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực nội địa về AI

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đang nghiên cứu phát triển hệ thống siêu tính toán với chip A100 của Nvidia nhằm hỗ trợ triển khai các giải pháp AI mới nhất. Hai bên dự kiến hoàn thiện các thủ tục nội bộ và ký kết thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu-phát triển-chuyển giao và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thời gian tới
 
Thủ tướng yêu cầu Viettel, VNPT, Mobifone đi đầu nghiên cứu chip bán dẫn

Các doanh nghiệp nhà nước như Viettel, VNPT, Mobifone.. được Thủ tướng yêu cầu phải đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ mới nổi như chip bán dẫn...

Đây là nội dung có trong Chỉ thị số 07 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước vừa được Thủ tướng ký ban hành

Đi đầu trong nghiên cứu công nghệ mới nổi

Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong nền kinh tế, bảo đảm DNNN là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục hồi nền kinh tế

2085026_97394c061941b9ea94d0b474d1aacbbe.jpeg

Thủ tướng ra chỉ thị yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), VNPT, Mobifone, Tổng công ty công nghệ - viễn thông toàn cầu (GTEL)… tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển và phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số

Các doanh nghiệp nhà nước này cũng cần phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và nền tảng số, ứng dụng số tạo động lực phát triển kinh tế số; đồng thời đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ mới nổi (chip bán dẫn...)

Công nghiệp bán dẫn được xem là ngành công nghiệp nền tảng và còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới. Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn và sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2024. Đây cũng là ngành được Thủ tướng Chính phủ mong muốn phát triển đột phá trong thời gian tới

Trong những năm gần đây, một số công ty công nghệ trong nước như FPT, Viettel, VNPT… đang nỗ lực tham gia hệ sinh thái hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Thậm chí các ngành phụ trợ cũng nhìn thấy cơ hội lớn từ thị trường này

Chủ tịch NVIDIA Jensen Huang trong chuyến công tác Việt Nam hồi cuối năm 2023 cũng tuyên bố, tập đoàn này sẽ tạo điều kiện cho các kỹ sư, học viên của Việt Nam có thể tham gia thực tập, làm việc tại NVIDIA; xây dựng vườn ươm doanh nghiệp trong ngành bán dẫn, cũng như tư vấn hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp sản phẩm, dịch vụ; ủng hộ, phối hợp với Việt Nam trong việc tiếp cận, triển khai các dự án trong khuôn khổ Quỹ trợ cấp cho các hoạt động sản xuất và phát triển chất bán dẫn của Chính phủ Hoa Kỳ

'Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam chưa có gì cả'

Đánh giá về ngành chip bán dẫn của Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT, cho rằng doanh số của ngành chip bán dẫn rất lớn, nhưng nhân công Việt Nam chỉ đóng góp ở phần giá trị gia tăng thấp nhất trong những khâu kiểm định, lắp ráp và đóng gói. Toàn bộ khâu sản xuất chất bán dẫn và thiết kế cán bộ người Việt Nam hầu như không được tham gia

z5185100002052_e2f3049d2c1358bf01389093290637e8.jpg

Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn và sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2024

Theo ông Sỹ, Việt Nam cũng không có công nghệ lõi, công nghệ nền hay các phát minh, sáng chế làm nền tảng để có thể đi cùng với các nước trên thế giới trong lĩnh vực này

"Tôi nhớ ngày trước khi Intel bắt đầu đầu tư vào Việt Nam họ chỉ tuyển 40 kỹ sư công nghệ bán dẫn nhưng chúng ta không đáp ứng được. Điều đó cho thấy chất lượng đào tạo của chúng ta chưa đạt yêu cầu so với thị trường lao động công nghệ cao mà thế giới đòi hỏi. Ngành công nghiệp bán dẫn của chúng ta thực ra chưa có gì cả, chúng ta có doanh số xuất khẩu, nhưng đó là nhờ Intel và Samsung", ông Sỹ nói

Theo chuyên gia này, xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn không dễ và phải làm bài bản từ nghiên cứu cơ bản, có đầu tư lớn về trang thiết bị, về con người, phải xây dựng các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phải tự nghiên cứu ra một số sản phẩm công nghệ của riêng mình

Về giải pháp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng trước tiên, Việt Nam phải nhanh chóng học hỏi công nghệ, tiếp thu tri thức khoa học, tiến tới làm chủ công nghệ để có thể phát triển cùng các nước

Bên cạnh đó, Việt Nam phải sẵn sàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng đầy đủ điều kiện cung cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, cảng hàng không...

Theo vị chuyên gia này, hiện nhiều quốc gia rất mong muốn các tập đoàn lớn như Intel đầu tư như Indonesia, Ba Lan, Malaysia. Họ có những ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành bán dẫn cả về đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng. Điều đó cho thấy, Việt Nam chưa phải lựa chọn duy nhất của họ. Do đó, cần có một cơ chế đặc biệt, thuận lợi, một hệ thống tổ chức quản lý tinh gọn, hiệu quả cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn
 
Top