What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

WeWork

thinktank.vn

Administrator
Công ty Coworking space 20 tỷ USD nhảy vào Việt Nam

photo1537844555374-15378445553751709810785.jpg

WeWork được xem là một trong những startup thành công và lớn nhất hiện nay về Coworking space (văn phòng chia sẻ). Sau 7 năm ra mắt đã trở thành startup lớn thứ ba tại Mỹ và thứ sáu trên thế giới, được định giá lên tới 20 tỉ USD

Hãng nghiên cứu thị trường Jones Lang LaSalle (JLL) vừa mới tiết lộ về kế hoạch mở rộng tới thị trường Việt Nam của WeWork trong một báo cáo mới đây của mình. Theo hé lộ của JLL, công ty tỷ đô này đang nhắm tới một cao ốc có vị trí tại quận 4 gần khu vực được xem là phố wall Sài Gòn (quận 1) để mở văn phòng và kinh doanh mặt bằng cho thuê văn phòng theo mô hình mới này

Coworking Sapce chỉ mới được biết đến ở Việt Nam được vài năm gần đây, chỉ có một vài đơn vị kinh doanh mô hình này như Regus, Toong, Up, Dreamplex…mới đây có sự xuất hiện của CoGo với 3 trung tâm mới mở tại Hà Nội có tổng diện tích sàn 7.000m2

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng mạnh trong một hai năm qua, trung bình khoảng 58%, nhưng quy mô thị trường này tại Việt Nam còn rất nhỏ, theo dự báo của CBRE thì tổng diện tích mặt bằng coworking space tại Việt Nam đến cuối năm 2018 chỉ vào khoảng 90.000m2 sàn, một con số rất khiêm tốn so với văn phòng truyền thống hiện có, riêng Hà Nội và TP.HCM mỗi thành phố đều có hơn 1 triệu m2 sàn

coworkingspace-1535334867968580908383.jpg

Coworking Space được xem là mô hình văn phòng trẻ trung, hiện đại, thân thiện và tiết kiệm chi phí…do vậy, mô hình này đang phát triển khá nhanh, đặc biệt phù với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trẻ mới starup

Với thị trường tiềm năng như Việt Nam thì việc một công ty tỷ đô như WeWork tham gia thị trường được xem như một "cú huých" cho thị trường này bùng nổ trong những năm tới. Và ngay cả những công ty non trẻ trong nước như CoGo cũng đang tỏ ra khá tham vọng với lĩnh vực này. Theo kế hoạch thì CoGo sẽ tiếp tục nâng tổng diện tích sàn năm nay lên con số 12.000m2 sàn dù chỉ mới ra mắt hồi giữa năm

Còn với WeWork, họ đã có động thái nhắm tới thị trường Việt Nam từ trước đó. Giới kinh doanh trong ngành có thể dễ nhận thấy động thái này khi thương vụ Wework thâu tóm thành công một coworking space lớn tại Trung Quốc là nakedHUB với trị giá 400 triệu USD được kích hoạt. Bởi lẽ hiện nakedHUB đang sở hữu hai trung tâm coworking space tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Theo định giá mới đây thì giá trị của Wework có thể lên tới 35 tỷ USD khi Softbank đang dự tính đầu tư thêm 3 tỷ USD nữa vào Wework. Đối tượng khách hàng của Wework rất đa dạng từ những startup nhỏ, freelancers cho đến các tập đoàn lớn như General Motors, Samsung, Microsoft…Vì thế, đơn vị này đang mở rộng sang thị trường châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam

Các hoạt động xúc tiến tìm hiểu thị trường cũng như thăm dò khách thuê được WeWork tổ chức rầm rộ trong quý III/2018. Theo JLL, dự kiến trong tháng 12 tới đây WeWork sẽ ra mắt tại TP.HCM, với quy mô trung tâm vào khoảng 5.000m2 – được xem là trung tâm có diện tích lớn nhất Việt Nam về coworking space

Theo đánh giá của JLL, thị trường coworking space Việt Nam lọt vào tầm ngắm một tay chơi sừng sỏ trong giới khởi nghiệp BĐS thế giới là một tín hiệu tích cực. Bởi WeWork thuộc nhóm công ty khởi nghiệp lớn nhất nước Mỹ chỉ sau Uber và Airbnb, có ty hiện có tới 250.000 thành viên sau 8 năm thành lập

Tuy nhiên, đáng chú ý là trong một chia sẻ gần đây trên Reuters, WeWork dự báo công ty còn tiếp tục thua lỗ, trung bình khoảng nửa tỷ USD mỗi năm, nguyên nhân là bởi đơn vị này liên tục mở rộng và khai trương nhiều trung tâm mới khắp toàn cầu và rót tiền cho hoạt động tiếp thị. Tỷ lệ thuê trung bình được WeWork tiết lộ là 84% tính tới cuối quý II/2018. Sáu tháng đầu năm 2018, WeWork đã báo cáo lỗ 723 triệu USD

Nhật Minh
 
SoftBank đầu tư số tiền lớn chưa từng có trong lịch sử vào WeWork

photo1539155433588-15391554335881461315970.jpg

WeWork là công ty cung cấp không gian hợp tác (co-working space)
SoftBank có thể đầu tư 15 đến 20 tỷ USD vào WeWork để nắm thị phần lớn trong công ty chuyên về cung cấp không gian làm việc chung cho startup và doanh nghiệp (co-working space)

Theo Thời báo Phố Wall, SoftBank đang thảo luận về khoản đầu tư 15 đến 20 tỷ USD vào WeWork . Thương vụ nếu xảy ra sẽ là khoản đầu tư lịch sử, chưa từng có tiền lệ vào một công ty tư nhân, giúp tập đoàn của Nhật Bản nắm phần lớn cổ phần trong WeWork. Nó cũng củng cố vị thế của Chủ tịch SoftBank, ngài Masayoshi Son, như thế lực thống trị trong nền kinh tế công nghệ hiện đại với mọi thứ từ bán dẫn trong smartphone đến mạng lưới viễn thông dưới đế chế của mình

Giao dịch đang trong quá trình đàm phán và kết quả cuối cùng không được bảo đảm. Đại diện SoftBank và WeWork đều chưa trả lời về thông tin này. Hồi tháng 6, CEO quỹ Vision Fund của SoftBank, Rajeev Misra, cho biết tại một hội thảo rằng WeWork đang tìm cách kêu gọi đầu tư 35 tỷ USD nhưng không tiết lộ SoftBank có tham gia vào vòng gọi vốn hay không

WeWork thành lập 8 năm trước, thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư cho mô hình cho thuê không gian làm việc chung hay còn gọi là không gian hợp tác. Công ty đã hoạt động tại 22 nước và đang trên đà gặt hái doanh thu hơn 2 tỷ USD năm nay. Dù vậy, tốc độ mở rộng nhanh chóng và nhiều vụ thâu tóm đồng nghĩa với hãng đang “đốt tiền”. Những người hoài nghi lo lắng hoạt động cốt lõi của WeWork không thể bảo đảm cho giá trị khổng lồ của nó

Theo truyền thông, WeWork lỗ hàng trăm triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2018 và lỗ tại Anh gần gấp 3 lần. Tuy vậy, tòa nhà flagship của hãng tại châu Âu ở Luân Đôn đã sinh lãi năm 2017, cho thấy đây là mô hình kinh doanh khả thi

Khoản đầu tư của SoftBank có thể thông qua quỹ Vision Fund 92 tỷ USD đang được các quỹ giầu có của Ả-rập Xê-út và Abu Dhabi chống lưng cũng như vốn riêng của SoftBank. Quỹ Vision Fund tập trung vào công nghệ đã đầu tư 4,4 tỷ USD vào WeWork tháng 8/2017, giúp họ nắm 20% cổ phần.
Số vốn lớn nhất mà SoftBank từng rót vào một startup là 7,7 tỷ USD, tương đương 15% cổ phần Uber

Du Lam
 
“Miếng bánh” coworking space ngày càng hấp dẫn
- Văn phòng làm việc chung (coworking space) đang được đầu tư mạnh với hàng trăm trung tâm trên cả nước trong vài năm gần đây. Ông Lars Wittig, Tổng giám đốc Regus Việt Nam, Campuchia và Phillipines (Regus trực thuộc tập đoàn IWG có 8 thương hiệu kinh doanh dịch vụ coworking space trên toàn cầu), cho rằng thị trường này tại Việt Nam đang rất tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển. Thị trường Địa ốc đã có những trao đổi kỹ hơn với ông Lars Wittig về nội dung này

9b1ef_nha_dat_1.jpg

Một không gian làm việc chung tại TPHCM

Có mặt ở Việt Nam 20 năm nay nhưng Regus lại mới chỉ đẩy mạnh đầu tư coworking space trong thời gian gần đây, xin ông cho biết vì sao ?

- Ông Lars Wittig: Regus đã mở trung tâm đầu tiên tại Việt Nam cách đây 20 năm. Đó là thời điểm khó khăn khi khủng hoảng tài chính Châu Á đang lan rộng và nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút lui khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, Regus vẫn ở lại vì nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam về lâu về dài. Đến nay, Regus đã có 9 trung tâm (8 trung tâm coworking space và một trung tâm hội nghị), với tổng diện tích sàn 9.000 mét vuông

Tại Hà Nội, chỉ trong một năm gần đây, tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm tại Regus tăng từ 60% lên đến 89%. Đây là tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục và đứng đầu trong các thành phố mà Regus kinh doanh tại Châu Á Thái Bình Dương. Sắp tới, Regus sẽ mở thêm một trung tâm nữa tại Hà Nội với diện tích sàn bằng 1/3 của 9 trung tâm đang hoạt động

- Việc đầu tư vào coworking space được Regus đẩy mạnh trong thời gian gần đây do nhu cầu của thị trường tăng trưởng nhanh. Mỗi tháng, khoảng 500 khách hàng tiềm năng liên hệ với Regus để tìm hiểu về các giải pháp công ty đang cung cấp. Số khách tìm hiểu tăng 15% so với trước - điều này cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới các giải pháp văn phòng linh hoạt để cải thiện hiệu quả hoạt động và cắt giảm chi phí. Hay vấn nạn kẹt xe cũng làm tăng nhu cầu của các doanh nghiệp đối với các trung tâm coworking space ở nhiều địa điểm khác nhau để nhân viên của họ có thể làm việc ở nhiều nơi

Coworking space đang trở thành một xu hướng không thể phủ nhận. Nó đã trở thành lối sống chứ không chỉ là một cách thức làm việc. Ngoài việc giúp cho mọi người làm việc linh hoạt hơn, coworking space còn có khả năng kết nối các doanh nghiệp và xây dựng cộng đồng. Khi làm việc tại một địa điểm coworking, các nhân viên không chỉ làm việc với những đồng nghiệp trong công ty mình mà còn có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với nhiều người ở công ty khác

Đặc biệt, khi môi trường kinh doanh thay đổi rất nhanh, doanh nghiệp rất khó xác định trong 2-3 năm nữa họ sẽ có bao nhiêu nhân viên, cần bao nhiêu bàn làm việc. Doanh nghiệp của họ có thể sẽ sáp nhập với doanh nghiệp khác, hoặc họ sẽ mua thêm hoặc xóa sổ một bộ phận kinh doanh nào đó... Các doanh nghiệp cần phải thích nghi với sự thay đổi liên tục, nên coworking là giải pháp phù hợp với họ

a0440_nha_dat_2.jpg

Ông Lars Witti, Tổng giám đốc Regus Việt Nam, Campuchia và Phillippines

Có vẻ như Regus đang tăng trưởng rất tốt. Vậy khó khăn của công ty tại Việt Nam là gì ?

- Hiện khó khăn lớn nhất của Regus là việc tìm kiếm mặt bằng mới để đầu tư thêm. Các trung tâm của Regus thường được đặt ở những vị trí đắc địa, trong các tòa nhà hạng sang với nguồn cung hạn chế và thường được lấp đầy rất nhanh. Do đó, nhân viên của Regus tại Việt Nam đã cố gắng tìm thuê địa điểm một cách nhanh nhất, từ khi các tòa nhà còn đang trong quá trình xây dựng

Một số doanh nghiệp Việt đầu tư kinh doanh coworking space cho biết sau 6 tháng hoạt động đã có lãi, đối với Regus thì sao, thưa ông ?

- Điều này tùy thuộc vào từng trung tâm. Một vài trung tâm cần nhiều thời gian hơn để hoàn vốn, số khác lại hoàn vốn rất nhanh. Đã có một trung tâm của Regus chỉ mất 4 tuần để đạt ngưỡng hoàn vốn. Nói chung, thời gian hoàn vốn của các trung tâm của Regus tại Việt Nam hiện ở mức trung bình trên thị trường

Hiện tại ở Hà Nội ước tính có 40-50 trung tâm coworking space do khoảng hơn chục doanh nghiệp Việt đầu tư kinh doanh. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng thị trường này tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung ?

- Thị trường coworking space tại Việt Nam đang phát triển dưới mức kỳ vọng so với tiềm năng thực sự. Tại các nước trong khu vực như Phillipines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Regus có từ 25-35 trung tâm tại mỗi nước, cao hơn nhiều so với con số 9 trung tâm ở Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam cùng với Indonesia và Phillippines đang được coi là điểm sáng tăng trưởng của Đông Nam Á. Tôi nghĩ không có lý do gì để Việt Nam không thể bắt kịp các nước phát triển thêm loại hình dịch vụ này

Việc phát triển thêm nhiều trung tâm coworking space cũng là ưu tiên hàng đầu của Regus tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Tôi đang cố gắng để 5-6 năm nữa, Regus Việt Nam sẽ có số trung tâm kinh doanh nhiều như Regus Phillipines

Hiện tại mô hình coworking space mới chỉ chiếm 2-3% trong tổng diện tích văn phòng cho thuê trên thế giới. Tuy nhiên, đây là một xu hướng tất yếu trong tương lai. Các dự báo của John Lang Lasalle, Colliers, KPMG, JP Morgan, Deloitte... đều cho rằng coworking space sẽ phát triển nhanh để chiếm đến 30% tổng diện tích văn phòng làm việc trong tương lai

Tiềm năng lớn nhưng sự cạnh tranh trên thị trường coworking space có vẻ khá khắc nghiệt khi không chỉ doanh nghiệp nội mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang “nhăm nhe miếng bánh” này. Ông nghĩ thế nào về điều này ?

- Tôi rất mong có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường này. Chính điều này sẽ mang lại nhiều sắc màu và mở ra nhiều mô hình kinh doanh độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường

Các doanh nghiệp nội và ngoại sẽ cạnh tranh với không chỉ một, mà nhiều thương hiệu của chúng tôi. Regus trực thuộc tập đoàn IWG vốn có 8 thương hiệu để đáp ứng các nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau trên thị trường này. Chúng tôi cũng đang làm việc để sớm ra mắt SPACES - một trong những thương hiệu trực thuộc IWG tại Việt Nam

Mức giá của Regus liệu có cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường ?

- Mức giá khởi điểm thuê chỗ tại coworking space của Regus là 1.600.000 đồng/người/tháng. Tôi nghĩ đây là mức giá khá mềm vì nhiều doanh nghiệp khác đưa ra mức giá cao hơn. Trong khi đó, với mức giá này, khách hàng sẽ có thẻ thành viên Regus và có thể đến làm việc tại bất kỳ trung tâm nào của Regus tại Việt Nam, cũng như trên 3.000 trung tâm của chúng tôi trên toàn thế giới

Xin cảm ơn ông !

Vân Ly
 
WeWork vừa được Softbank rót thêm 3 tỷ USD
Được thành lập năm 2010, WeWork đã huy động được 10,6 tỷ USD đến thời điểm hiện tại, trong đó có tới 8,65 tỷ USD nhận trực tiếp từ Softbank

wework-15421611607291257281899-crop-1542161168968224574807.jpg

WeWork – gã khổng lồ chia sẻ văn phòng có trụ sở tại New York chuẩn bị nhận thêm một khoản đầu tư lớn nữa từ tập đoàn Softbank của Nhật Bản

WeWork tuyên bố vào thứ 3 vừa qua rằng họ đã ký kết thỏa thuận đầu tư trị giá 3 tỷ USD với Softbank. Thỏa thuận này cho phép Softbank mua cổ phiếu WeWork với giá 110 USD/cổ phiếu trước tháng 9/2019 dù công ty này sẽ IPO, huy động thêm 1 tỷ USD hay là bị mua lại

WeWork hiện được định giá 42 tỷ USD sau các khoản đầu tư nhận được. Trước đó, con số này chỉ là 20 tỷ USD khi Softbank đầu tư 4,4 tỷ USD vào năm ngoái

Thỏa thuận lần này không phải đến từ Softbank Vision Fund mà là từ bản thân tập đoàn Softbank

Được thành lập năm 2010, WeWork đã huy động được 10,6 tỷ USD đến thời điểm hiện tại, trong đó có tới 8,65 tỷ USD nhận trực tiếp từ Softbank

WeWork hiện hoạt động ở 24 quốc gia, tại 83 thành phố trên khắp thế giới. Trong báo cáo gửi nhà đầu tư vào thứ 3, công ty này cho biết 50% số bàn trong không gian của họ hiện ở bên ngoài nước Mỹ và trạng thái số chỗ hoạt động lên tới 84%

Phương Linh
 
SoftBank tung 5 tỷ USD cứu WeWork, kiểm soát 80% công ty

Giá cổ phiếu của SoftBank niêm yết tại thị trường Tokyo giảm gần 3% sau tuyên bố trên...

1-15718070968761681806680-crop-15718071032021553530421.jpg

Một văn phòng WeWork ở New York

Tập đoàn Nhật Bản SoftBank đã đạt một thỏa thuận giải cứu WeWork, theo đó giành quyền kiểm soát công ty khởi nghiệp (startup) về chia sẻ không gian làm việc này

Trong một tuyên bố được phát đi ngày 23/10, WeWork cho biết SoftBank sẽ bơm 5 tỷ USD vốn đầu tư mới và lời chào mua thêm 3 tỷ USD cổ phần từ nhà đầu tư hiện hữu của công ty. Ngoài ra, SoftBank cũng sẽ đẩy nhanh việc thực thi cam kết rót vốn 1,5 tỷ USD vào WeWork đưa ra trước đó

Một khi việc rót vốn và mua cổ phần này hoàn tất, cổ phần của SoftBank trong WeWork sẽ đạt xấp xỉ 80%

"SoftBank có niềm tin vững chắc rằng thế giới đang trải qua một cuộc chuyển đổi lớn trong cách thức mọi người làm việc. WeWork đi đầu trong cuộc cách mạng này", Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (CEO) SoftBank, ông Masayoshi Son, nói trong một tuyên bố được hãng tin CNBC trích dẫn

Vị tỷ phú người Nhật nói "những thách thức về tăng trưởng" mà WeWork đang gặp phải "không phải là điều bất thường đối với những công ty đi đầu trong việc tạo ra sự thay đổi trong công nghệ trên toàn cầu"

"Do tầm nhìn không có gì thay đổi, SoftBank quyết định tăng đầu tư vào công ty bằng cách cung cấp thêm một lượng vốn lớn và hỗ trợ hoạt động. Chúng tôi giữ vững cam kết với WeWork, nhân viên, khách hàng và các chủ cho thuê mặt bằng của công ty", ông Son nói trong tuyên bố

Giá cổ phiếu của SoftBank niêm yết tại thị trường Tokyo giảm gần 3% sau tuyên bố trên

Theo thỏa thuận đạt được, WeWork sẽ bổ nhiệm Giám đốc hoạt động (COO) của SoftBank là ông Marcelo Claure vào ghế Chủ tịch điều hành Hội đồng quản trị WeWork. Nhà đồng sáng lập kiêm cựu Tổng giám đốc (CEO) Adam Neumann của WeWork sẽ rời cương vị Chủ tịch và trở thành "quan sát viên Hội đồng Quản trị"

Hôm thứ Ba, tờ Wall Street dẫn nguồn thạo tin nói rằng SoftBank sẽ trao cho ông Neumann một gói bồi thường thôi việc trị giá 1,7 tỷ USD để ông từ chức Chủ tịch và từ bỏ quyền bầu

Theo ước tính của CNBC, vụ rót vốn này của SoftBank định giá WeWork ở mức 7,5-8 tỷ USD, chỉ bằng một phần so với mức định giá 47 tỷ USD trong các vòng gọi vốn tư nhân gần đây trước khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của WeWork đổ bể

Hai đồng CEO của WeWork là Artie Minson và Sebastian Gunningham đã lên thay Neumann ở cương vị này vào tháng 9, sau khi Neumann bị phê phán về phong cách lãnh đạo và sự xung đột lợi ích rõ ràng. Cuối tháng 9, WeWork phải hoãn kế hoạch IPO do hứng chịu sự chỉ trích của giới đầu tư, những khoản thua lỗ chồng chất và mức định giá công ty sụt giảm chóng mặt

Sau khi Neumann rời ghế CEO, ban lãnh đạo mới của WeWork đã cố gắng tìm ra giải pháp nhằm đưa công ty đi theo một hướng đúng đắn, bao gồm tính đến khả năng bán lại một số bộ phận. Theo một số nguồn tin, WeWork đang có kế hoạch sa thải ít nhất 2.000 nhân viên, tương đương 13% tổng số nhân viên
 
Top