What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

VinFuture

thinktank.vn

Administrator
VinFuture Grand Prize

Anh%20Hoi%20dong%20Giai%20thuong.jpg

Ngày 20 tháng 12 năm 2020 – Vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt Quỹ VinFuture. Đây là Quỹ được thành lập để tổ chức Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng và là một trong những giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất thế giới. Người sáng lập Giải thưởng VinFuture là Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân là Bà Phạm Thu Hương

Sứ mệnh của Giải thưởng là "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên Trái Đất bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ”. Vì vậy, Giải thưởng VinFuture tôn vinh những trí tuệ xuất sắc không phân biệt quốc gia, giới tính, lứa tuổi – tác giả của các nghiên cứu khoa học, các phát minh, sáng chế đổi mới công nghệ nhằm giải quyết những thách thức chung của nhân loại như: nâng cao sức khỏe và chất lượng sống, xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, tạo cơ hội cho mọi người được hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ, nước sạch, năng lượng tái tạo, bình đẳng, công bằng, sản xuất và thương mại có trách nhiệm, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Về cơ cấu, hàng năm Giải thưởng VinFuture có 01 Giải thưởng chính và 03 Giải Đặc biệt, với tổng trị giá 104,5 tỷ đồng (tương đương 4,5 triệu đô la Mỹ)

Trong đó, Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 70 tỷ đồng, tương đương 3 triệu đô la Mỹ, là một trong những giải thưởng khoa học - công nghệ quy mô toàn cầu có giá trị lớn nhất cho đến nay. Giải thưởng chính sẽ được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai

Nhằm khuyến khích sự đa dạng, sự công bằng về cơ hội và hướng tới tương lai, Quỹ VinFuture cũng trao Ba Giải Đặc biệt mỗi giải trị giá 11,5 tỷ đồng mỗi năm, tương đương 500.000 đô la Mỹ, bao gồm

• Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đến từ các nước đang phát triển. Đây là giải thưởng toàn cầu có giá trị lớn nhất dành riêng cho các nhà khoa học đến từ những quốc gia mà điều kiện nghiên cứu khoa học cũng như cơ hội các nhà khoa học được tôn vinh ở cấp độ này còn hạn chế

• Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh là phụ nữ. Đây là giải thưởng có giá trị lớn nhất thế giới dành riêng cho các nhà khoa học nữ

• Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả nghiên cứu hoặc phát minh mang tính tiên phong trong lĩnh vực mới

Các đề cử được giới thiệu bởi các nhà khoa học, các nhà phát minh có ảnh hưởng toàn cầu và các tổ chức nghiên cứu, giáo dục, tập đoàn công nghệ, vườn ươm đổi mới sáng tạo uy tín ở tất cả các quốc gia

Một Hội đồng Giải thưởng độc lập sẽ chịu trách nhiệm xét chọn người đạt giải từ các đề cử. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Những thành tựu và đóng góp trong lĩnh vực khoa học – công nghệ của các thành viên Hội đồng Giải thưởng đã được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại. Có thể kể tới như Giáo sư Gérard Mourou, Đại học Bách Khoa Pháp – người đạt Giải Nobel Vật lý năm 2018; Giáo sư Sir Richard Henry Friend – Giáo sư Vật lý Cavendish tại Đại học Cambridge; Giáo sư Jennifer Tour Chayes – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Microsoft, Phó hiệu trưởng Trường Máy tính, Khoa học Dữ liệu và Xã hội, Đại học California, Berkeley; Giáo sư Michael Porter, Đại học Harvard, cha đẻ học thuyết “chiến lược cạnh tranh toàn cầu”; Giáo sư Sir Kostya S. Novoselov, Đại học Manchester – người đạt Giải Nobel Vật lý năm 2010 ở tuổi 36…

Để đảm bảo hoạt động vận hành và trao giải VinFuture, những người sáng lập cam kết tài trợ số tiền ban đầu 2000 tỷ đồng và sẽ được tiếp tục bổ sung trong tương lai để đảm bảo việc hoạt động lâu dài cho quỹ. Đơn vị trực tiếp quản lý Giải thưởng và triển khai các hoạt động là Quỹ VinFuture, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập. Sát cánh ở vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các Nhà sáng lập là Hội đồng Cố vấn gồm những nhà khoa học xuất sắc người Việt Nam do Giáo sư Vũ Hà Văn, Đại học Yale và Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, Đại học California Santa Barbara làm đồng Chủ tịch

“Tạo nên sự thay đổi tích cực để mang tới một cuộc sống tốt hơn cho mọi người luôn là mục tiêu của chúng tôi - trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Các biến cố của năm 2020 đã cho thấy hơn bao giờ hết, chúng ta cần đồng hành với những trái tim nhân hậu và khối óc lỗi lạc đang nỗ lực phát huy sức mạnh của Khoa học Công nghệ, giúp thế giới vượt qua những thử thách cam go và làm cho cuộc sống của nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn.”, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương chia sẻ về động lực sáng lập giải thưởng

Giải thưởng VinFuture sẽ bắt đầu nhận đề cử cho mùa trao giải đầu tiên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021. Danh sách những người đạt Giải thưởng VinFuture sẽ được công bố vào tháng 12 năm 2021. Lễ trao giải chính thức sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2022
 
VinFuture 2022 hơn một nửa hồ sơ thuộc nhóm ‘tinh hoa nhất thế giới’

Với chủ điểm là "Hồi sinh và Tái thiết", các đề cử của Giải thưởng VinFuture năm 2022 (mùa 2) tập trung vào những công trình và phát minh quan trọng giúp giải quyết thách thức lớn của nhân loại để hồi sinh sau đại dịch. Trong đó bao gồm sức khỏe và lương thực, môi trường và năng lượng bền vững, ứng dụng của công nghệ trong mọi mặt của đời sống

Theo đó, dẫn đầu số lượng đối tác đề cử của Giải thưởng VinFuture mùa 2 là các nhà khoa học châu Á (với 34,6%); tiếp đến là châu Mỹ (29,8%); châu Âu (16,2%) và châu Đại Dương (7%). Đặc biệt, tỉ lệ đối tác đề cử đến từ châu Phi là 12,4%, tăng hơn 6 lần so với mùa giải đầu tiên vào năm 2021

Về mặt chất lượng, 584 trong số 2618 đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới đăng ký, tăng hơn gấp đôi so với năm 2021. Bên cạnh đó, 941 đối tác đề cử đến từ 500 trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới như: Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Yale (Mỹ), Đại học Oxford (Vương Quốc Anh), Học viện Karolinska (Thụy Điển), Học viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), Đại học Witwatersrand, Johannesburg (Nam Phi), Đại học Cairo (Ai Cập)...


Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải thưởng chính của VinFuture mùa đầu tiên (năm 2021) cho Giáo sư Katalin Kariko và 2 đồng nghiệp - những người đặt nền móng cho công nghệ mRNA trong cuộc chiến chống Covid-19

Vòng Sơ khảo của Giải thưởng VinFuture năm 2022 diễn ra từ 18/5 đến cuối tháng 9/2022 nhằm giúp Hội đồng có thể xem xét kỹ lưỡng và chọn ra những công trình ấn tượng, xứng đáng nhất để đưa vào vòng Chung kết

Trong giai đoạn này, Hội đồng Sơ khảo của Giải thưởng VinFuture sẽ tuân theo quy trình xét duyệt khắt khe, dựa trên các chuẩn mực quốc tế cao nhất, nhằm đảm bảo tính khoa học, công bằng và minh bạch. Đồng thời Hội đồng Sơ khảo cũng sẽ tiến hành đánh giá các đề cử theo các tiêu chí cốt lõi, bao gồm mức độ tiến bộ trong khoa học công nghệ, tầm ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của con người cũng như quy mô và sự bền vững của dự án

TS. Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Giải thưởng VinFuture chia sẻ: "Với chủ đề trọng tâm "Hồi sinh và Tái thiết", Giải thưởng VinFuture 2022 đã quy tụ thêm được những nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm tăng thêm những góc nhìn đa chiều cho giai đoạn đánh giá các đề cử

Thông qua mùa giải 2022, chúng tôi mong muốn tìm ra được các giải pháp khoa học giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết của toàn cầu, đồng thời truyền cảm hứng để lan tỏa rộng hơn các giá trị tốt đẹp mà khoa học công nghệ có thể mang lại trong nhiều lĩnh vực mới, tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ mới, đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn thương"

3 nhà khoa học nổi tiếng tham gia VinFuture 2022

Đặc biệt, cùng với việc chính thức bắt đầu vòng Sơ khảo, Giải thưởng VinFuture 2022 cũng công bố thêm 3 nhà khoa học nổi tiếng thế giới lần đầu tiên góp mặt trong các Hội đồng khoa học


3 gương mặt mới lần đầu tiên góp mặt trong các Hội đồng khoa học của Giải thưởng VinFuture 2022

Người đầu tiên tham gia vào Hội đồng Giải thưởng VinFuture từ năm 2022 là Giáo sư Dan Kammen từ Đại học California Berkeley, Mỹ, nguyên đặc phái viên khoa học của Bộ Ngoại giao Mỹ, đồng thời là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về chuyên ngành năng lượng

Hai nhà khoa học còn lại tham gia Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture năm 2022 là Giáo sư Quarraisha Abdool Karim, chủ nhân Giải thưởng L’Oréal-UNESCO cho Phụ nữ trong Khoa học, một trong những chủ nhân Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên và Giáo sư Ermias Kebreab – Giám đốc trung tâm Lương thực Thế giới thuộc Đại học California, Davis, Mỹ

Lần đầu tiên góp mặt trong Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giáo sư Dan Kammen chia sẻ: "Tôi đặc biệt ấn tượng với thông điệp rất thực tế, cũng như sứ mệnh của Khoa học Công nghệ đã được truyền tải qua góc nhìn đầy nhân văn của Giải thưởng VinFuture ngay từ năm đầu tiên

Tôi kỳ vọng, không chỉ vào chất lượng chuyên môn, mà còn vào tiềm năng ứng dụng thực tế của các đề cử để khoa học có thể thực sự đi vào cuộc sống. Với những nhà khoa học theo đuổi triết lý "khoa học vị nhân sinh", được trực tiếp xử lý các bộ hồ sơ đề cử và chọn lọc những phát minh, sáng chế khoa học để tìm ra chủ nhân giải thưởng, là một điều ý nghĩa và hạnh phúc"
 
Top