What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

QUANGTRUNG.AI

thinktank.vn

Administrator
'Bố già của AI' đến Việt Nam trong tuần lễ VinFuture 2024

Những trí tuệ kiệt xuất sẽ có mặt tại Việt Nam tại chuỗi sự kiện VinFuture 2024 để cùng bàn về tương lai thế giới, trong đó có GS Yann LeCun, người được thế giới gọi là 'bố già của AI'

Quỹ VinFuture mới xác nhận những tên tuổi kiệt xuất của khoa học thế giới đương đại sẽ đến Việt Nam trong tuần lễ VinFuture 2024. Một trong những cái tên đầu tiên được Quỹ VinFuture nhắc đến là GS Yann LeCun, người được dân công nghệ gọi là "bố già của AI" (Godfathers of AI) hoặc "bố già của học sâu" (Godfathers of Deep Learning).


GS Yann LeCun tại Trường Bách khoa Paris (École Polytechnique), Pháp

GS Yann LeCun sẽ xuất hiện tại tọa đàm "Triển khai AI trong thực tiễn" (ngày 4.12). Tọa đàm này được dự báo là một trong những sự kiện "nóng" nhất trong chuỗi hoạt động của tuần lễ VinFuture 2024, do đề cập đến lĩnh vực được thế giới quan tâm bậc nhất hiện nay. Đặc biệt, sự xuất hiện của GS Yann LeCun, Phó chủ tịch và Giám đốc Khoa học AI tại Tập đoàn Meta sẽ càng khiến tọa đàm có sức hút

GS Yann LeCun là nhà khoa học Mỹ gốc Pháp (hiện ông giữ hai quốc tịch Pháp - Mỹ), nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về AI, học máy, thị giác máy tính, robot và khoa học thần kinh tính toán… Đặc biệt, ông đã có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực học sâu và mạng nơ-ron tích chập (CNN). CNN chính là nền tảng của nhiều sản phẩm và dịch vụ do các "gã khổng lồ" công nghệ toàn cầu, như Facebook, Google, Microsoft, Baidu, AT&T… triển khai và được hàng tỷ người trên trái đất sử dụng mỗi ngày

Năm 2018, GS Yann LeCun cùng 2 nhà khoa học là Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio đã nhận giải thưởng Turing (một giải thưởng được ví như giải Nobel trong lĩnh vực khoa học máy tính). Truyền thông thế giới gọi GS Yann Le Cun cùng hai đồng nghiệp của ông (GS Geoffrey Hinton, GS Yoshua Bengio) là các "bố già của AI" (Godfathers of AI) hoặc "bố già của học sâu" (Godfathers of Deep Learning)
 
Nvidia công ty 3.500 tỷ USD làm rung chuyển ngành chip toàn cầu

Hiện tại chỉ những công ty chip hợp tác, sản xuất thuê cho Nvidia mới sống sót, những ai cạnh tranh trực diện đều thất bại


25 năm trước, Intel đã tạo nên lịch sử khi trở thành một trong hai công ty công nghệ đầu tiên được đưa vào Chỉ số công nghiệp Dow Jones. Hiện tại, Nvidia - cũng là một công ty sản xuất chip - đã thay thế Intel trong chỉ số kể trên sau khi giá cổ phiếu của họ tăng gấp bảy lần trong hai năm qua. Đáng nói, đây mới chỉ là khởi đầu cho sự thay đổi mà ngành chip phải đối mặt

Nhu cầu về chip trí tuệ nhân tạo cung cấp năng lượng cho công nghệ AI tạo ra vẫn mạnh mẽ còn chip AI cao cấp vẫn còn khan hiếm. Trong khi đó, chỉ có một số ít nhà sản xuất chip hoạt động trong thị trường béo bở này - điều này dường như đảm bảo tăng trưởng thu nhập và tăng giá cổ phiếu cho ngành

Tuy nhiên, đầu tư vào cổ phiếu chip là một canh bạc cực kỳ rủi ro trong năm nay. Cổ phiếu của Intel giảm gần 50% trong khi Nvidia tăng gấp ba, hiện là cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất trong chuẩn mực. Điều gì đằng sau sự phân cực này giữa các cổ phiếu chip?

Theo Financial Times, ngành công nghiệp chip đang phải đối mặt với ba vấn đề lớn. Vấn đề đầu tiên là hầu hết các nhà sản xuất chip hiện đang tụt hậu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất chip AI hiệu suất cao. Các thiết kế tiên tiến của Nvidia có nghĩa là các nhà sản xuất chip hiện đang phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn so với khi hầu hết nhu cầu về chip toàn cầu đến từ điện thoại thông minh và các nhà sản xuất ô tô

Các tiêu chuẩn chất lượng ngày càng nghiêm ngặt có nghĩa là thời gian giao hàng lâu đối với một số ít nhà sản xuất chip có kỹ năng và tiền mặt để sản xuất chip tiên tiến

Thứ hai, hai trong số những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới có khả năng sản xuất chip AI cao cấp hiện đang phải vật lộn để phục hồi sau những sai lầm trước đó. Đối với Intel, chỉ cần một sự chậm trễ trong việc thực hiện những thay đổi đối với các nhà máy của mình, vốn có thể giúp chip của họ nhanh hơn vào năm 2015, thì vị thế dẫn đầu trong sản xuất chip toàn cầu của họ đã bắt đầu tan rã

Sự chậm trễ, cùng với tình trạng đầu tư không đủ, khiến đối thủ Đài Loan TSMC chỉ mất hai năm để thu hẹp khoảng cách công nghệ với Intel, khi hãng này bắt đầu sản xuất chip 10 nanomet vào năm 2017. Khoảng cách này ngày càng nới rộng kể từ đó và Intel đã nhường lợi thế sản xuất của mình cho TSMC

Intel có sự hiện diện không đáng kể trong ngành sản xuất chip theo hợp đồng - một phân khúc đặc biệt sinh lợi khi Nvidia thuê ngoài việc sản xuất chip vật lý của mình - so với thị phần 62% của TSMC


Samsung cũng vậy, công ty đã tụt hậu so với SK Hynix trong việc sản xuất chip nhớ băng thông cao - một bộ phận quan trọng của tất cả các chip AI của Nvidia. Theo dữ liệu của TrendForce, SK dự kiến sẽ chiếm hơn 52% thị phần trong năm nay, vượt Samsung

Thứ ba, giống như bất động sản và ô tô, phân khúc chip cao cấp đã vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của thị trường. Khoảng cách lợi nhuận giữa chip cao cấp và chip nhớ thông dụng, hay chip cũ được sử dụng trong các thiết bị điện tử truyền thống, đã nới rộng trong những năm gần đây

Một phần là do nhu cầu đối với các thiết bị như điện thoại thông minh và PC chậm lại. Nhưng yếu tố lớn nhất là giá bán trung bình của chip hiệu suất cao dùng cho AI cao hơn khoảng năm lần so với chip nhớ thông thường

Điều đó đã thúc đẩy xu hướng "kẻ thắng sẽ được tất cả" trong ngành chip. Không phải ngẫu nhiên mà hai nhà sản xuất chip có hiệu suất tốt nhất thế giới năm nay lại là hai nhà cung cấp chính của Nvidia: TSMC đã công bố mức lợi nhuận ròng kỷ lục trong quý gần đây nhất và nâng dự báo doanh thu trong năm, trong khi SK Hynix báo cáo mức lợi nhuận hoạt động kỷ lục trong quý gần đây nhất

Cả hai đều báo cáo biên lợi nhuận hoạt động là hơn 40% trong quý thứ ba, cao hơn gấp đôi so với các công ty cùng ngành. Cổ phiếu của TSMC tăng 80% trong năm nay và SK tăng 1/3

Điều đó có nghĩa là rủi ro tụt hậu hiện cao hơn bao giờ hết. Samsung đã không đạt được ước tính lợi nhuận cho mảng kinh doanh chip của mình trong quý gần đây nhất, trong khi Intel công bố khoản lỗ theo quý lớn nhất từ trước đến nay là 16,6 tỷ USD, mặc dù công ty này đã tự sản xuất chip AI để cạnh tranh với Nvidia

Intel cũng đã hủy bỏ dự báo doanh số bán chip AI Gaudi là 500 triệu USD cho năm 2024. Để đưa ra bối cảnh, doanh số tại mảng kinh doanh trung tâm dữ liệu của Nvidia, nơi sản xuất chip AI, đạt 26,3 tỷ USD trong quý tính đến tháng 7

Sự dư thừa ngày càng tăng của các chip nhớ truyền thống dự kiến sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá và biên lợi nhuận của các sản phẩm này trong các quý tới

Các chip AI có biên lợi nhuận cao đang ngày càng trở thành cách duy nhất để bù đắp cho điểm yếu đó. Trong một thế giới AI do Nvidia dẫn đầu, thông điệp gửi đến các nhà sản xuất chip toàn cầu rất rõ ràng: Nếu không đủ khả năng đánh bại, hãy tham gia vào chuỗi cung ứng của chúng tôi
 

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử, các giải Nobel Vật lý và Hóa học được trao cho những nhà tiên phong của cái gọi là trí tuệ nhân tạo, hay AI. Sự kiện này đã gây nên những tranh luận sôi nổi và gay gắt về tính thích hợp của quyết định đó

Đặc biệt, nó làm dấy lên những câu hỏi về mối liên hệ giữa những người được giải với Google. Nó một lần nữa cho thấy sự lệch pha giữa điều lệ của Giải Nobel và tình hình hiện tại của khoa học. Và, đáng chú ý hơn cả, nó làm nổi bật sự bùng nổ gần đây của AI và cơn sốt truyền thông xoay quanh nó, đồng thời nhấn mạnh những lợi ích cũng như những mối nguy hiểm tiềm tàng của AI

Nobel-AI-anh-1.png

Geoffrey Hinton, một trong những người nhận giải Nobel Vật lý năm nay, được mệnh danh là “Bố già AI”

Giải thưởng được trao cho các nhà khoa học Geoffrey Hinton và John Hopfield cho lĩnh vực vật lý và Demis Hassabis, John Jumper và David Baker cho lĩnh vực hóa học

Giải Nobel Vật lý năm nay được dành cho “những khám phá và phát minh nền tảng cho phép [thực hiện] học máy bằng mạng thần kinh nhân tạo”. John Hopfield phát minh ra một loại mạng sử dụng một phương pháp lưu trữ và tái tạo mẫu, lấy cảm hứng từ vật lý sắt từ. Mạng được huấn luyện bằng cách tìm những giá trị liên kết giữa các nút (đóng vai trò tương tự tế bào thần kinh trong não) sao cho các hình ảnh được lưu trữ có “năng lượng” thấp. Khi mạng nhận một hình ảnh bị biến dạng hoặc không hoàn chỉnh, nó đi tới các nút và cập nhật các giá trị để làm giảm năng lượng của hệ. Như thế, mạng từng bước tìm ra hình ảnh lưu trữ gần với hình ảnh đầu vào nhất. Dựa trên mạng Hopfield, Geoffrey Hinton tạo ra một loại mạng mới sử dụng một phương pháp khác, gọi là máy Boltzmann. Nó có thể học cách nhận dạng các yếu tố đặc trưng của một loại dữ liệu cho trước. Máy Boltzmann được huấn luyện bằng các ví dụ nó nhiều khả năng gặp khi chạy. Nó có thể được dùng để phân loại hình ảnh hoặc sinh ra các ví dụ mới về các mẫu đã được huấn luyện. Hinton đã phát triển thêm từ công trình này, đóng góp vào sự phát triển bùng nổ của học máy

Giải Nobel Hóa học được dành cho “dự đoán cấu trúc protein” dựa vào các chuỗi axít amin của chúng. Demis Hassabis và John Jumper đã giải quyết bài toán 50 năm này bằng cách phát triển một mô hình AI của protein – các phân tử điều khiển và thúc đẩy mọi phản ứng hóa học cơ sở của sự sống. Mô hình có tên gọi AlphaFold2 giúp dự đoán cấu trúc của gần như mọi protein đã biết. Nó hiện được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng sinh học, giúp các nhà sinh học hiểu rõ hơn về hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, hoặc giúp tạo ra hình ảnh của các enzym có khả năng phân hủy nhựa

Tất nhiên, có chút khiêu khích trong quyết định của Ủy ban Giải thưởng Nobel khi trao giải cho một số nhà khoa học tiên phong về AI có liên hệ với Google, công ty hàng đầu về nghiên cứu AI, cạnh tranh với OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, qua đó khuấy lên tranh luận về sự thống trị của Google trong nghiên cứu. Mặc dù có sự đồng thuận chung về chất lượng xuất sắc của các công trình được giải và về tác động quan trọng của chúng trong các lĩnh vực khoa học liên quan, chứng tỏ chúng xứng đáng được công nhận, nhưng các quyết định trao giải này cũng đã gây ra những tranh luận không hồi kết về vai trò của các giải thưởng như vậy

Nhiều người kiêu ngạo ngầm ý rằng các nhà vật lý “siêu việt” hơn những nhà khoa học máy tính

Cá nhân tôi không thấy bức xúc về lựa chọn năm nay, và tôi cho rằng những người được giải là các nhà khoa học đáng kính trọng. Như tôi vẫn thường lập luận trong các bài viết trước, vai trò chính của các giải thưởng khoa học là nêu gương cho thế hệ trẻ, thúc đẩy mối quan tâm của họ đối với khoa học và chỉ cho họ con đường đạt được sự xuất sắc. Giải Nobel 2024 làm tốt vai trò đó. Người ta có thể cho rằng danh tiếng Giải Nobel mang lại vượt quá mức cống hiến của nhà khoa học được giải khi so sánh với các đồng nghiệp: trong mắt công chúng, họ phải là thiên tài. Nhiều người kiêu ngạo ngầm ý rằng các nhà vật lý “siêu việt” hơn những nhà khoa học máy tính. Tôi cho rằng điều đó hoàn toàn vô lý. Hình ảnh một thiên tài không phải là tấm gương chúng ta muốn đưa ra cho sinh viên: người ta có thể trở thành nhà khoa học xuất sắc nhờ nỗ lực phấn đấu, còn thiên tài là món quà trời ban. Hơn nữa, chọn ai giữa nhiều nhà khoa học cùng có đóng góp vào thành tựu được giải thường là việc khó khăn. Hãy nhớ lại, Giải Nobel Vật lý 2013 được trao cho Higgs và Englert, trong khi cùng đóng góp vào khám phá đó: Brout đã qua đời, còn Guralnik, Hagen và Kibble không được giải. Ta cần chấp nhận rằng quyết định lựa chọn sẽ luôn có một chút chủ quan, và theo tôi, Ủy ban Giải thưởng Nobel đã làm khá tốt, tốt nhất có thể trong khuôn khổ điều lệ giải thưởng. Một trăm ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi Alfred Nobel ký di chúc và dùng phần lớn tài sản của mình để thành lập giải thưởng. Trong suốt khoảng thời gian dài đó, bối cảnh khoa học đã thay đổi. Làm việc theo nhóm đã trở thành phổ biến và hạn chế trao giải cho không quá ba người là quá bó buộc: nên cho phép trao giải cho các nhóm nghiên cứu. Hơn nữa, các lĩnh vực khoa học có thể được chọn để trao giải đã rất khác. Bỏ qua toán học1, các lĩnh vực như sinh học tế bào, sinh học phân tử, cùng với vật lý vũ trụ và vật lý thiên văn, hiện là những lĩnh vực đi đầu trong khoa học tự nhiên và rõ ràng xứng đáng có những giải thưởng riêng

Nhưng nguyên nhân chính phía sau những tranh luận căng thẳng nảy sinh từ các giải thưởng vật lý và hóa học là cơn sốt truyền thông hiện nay về AI. Cũng như những khái niệm thời thượng khác, như sự nóng lên của Trái đất và khủng hoảng khí hậu, AI bị công chúng sử dụng và lạm dụng rộng rãi; nó dường như bao trùm mọi loại hoạt động có máy tính hỗ trợ mà kết quả nhận được gợi ý rằng máy móc có thể đạt đến hoặc thậm chí vượt qua trí tuệ con người. Chúng ta sống trong một thế giới bất bình đẳng và bất công, ở đó chỉ một số ít tài phiệt nắm hết quyền lực và quyết định ai trên Trái đất này được ăn và được sống, và ai phải nhịn đói và chết. Cả hành tinh đã nhận thức được điều đó, di cư và chiến tranh đang đe dọa tương lai của chúng ta. Trong bối cảnh như vậy, người ta có quyền tự hỏi liệu những tài nguyên khổng lồ được đầu tư cho AI, mục tiêu không phát thải ròng, du lịch vũ trụ, xe không người lái và những thứ hợp mốt khác có nên được dùng để giúp giảm bớt khổ đau cho những người nghèo nhất, thiếu thốn nhất. Quả thực, nhìn từ một nước đang phát triển, tôi thấy khó mà chấp nhận rằng AI và mục tiêu không phát thải ròng nằm trong danh sách ưu tiên của chúng ta, và trong phần còn lại của bài viết, tôi sẽ xem xét AI dưới góc nhìn đó

Nobel-AI-anh-4-1170x700.jpeg

AI đang tích cực đóng góp vào công cuộc robot hóa thế giới mà chúng ta đang chứng kiến

AI2 trở nên phổ biến từ cuối thập niên 1990 và đầu thế kỷ 21 bằng cách khai thác các phương pháp toán học hình thức và giải quyết một số bài toán cụ thể. Học sâu, một dạng học máy sử dụng mạng thần kinh nhân tạo, bắt đầu thống trị các chuẩn mực của ngành từ năm 2012 và được sử dụng rộng rãi. Thành công của nó dựa trên cả những phát triển về phần cứng (máy tính, bộ xử lý đồ họa, điện toán đám mây) lẫn khả năng truy cập một lượng dữ liệu lớn. Nó dẫn đến sự quan tâm và tài trợ tăng vọt, lượng nghiên cứu về học máy tăng 50% trong khoảng thời gian 2015 – 2019. Cuối những năm 2010 và đầu những năm 2020, các công ty bắt đầu cung cấp các phần mềm tạo ra sự quan tâm to lớn. Chẳng hạn AlphaGo, phần mềm cờ vây đánh thắng nhà vô địch thế giới, chỉ được dạy luật chơi và tự phát triển chiến lược. GPT-3, một mô hình ngôn ngữ lớn, được phát hành năm 2020 và có khả năng tạo ra văn bản chất lượng cao giống như người thật viết. Những phần mềm này, cùng với những phần mềm khác, tạo cảm hứng cho một cuộc bùng nổ AI dữ dội, trong đó các công ty lớn đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu AI. Trong khoảng năm 2022, chỉ riêng ở Mỹ đã có khoảng 50 tỷ USD đầu tư vào AI, và khoảng 20% tân tiến sỹ khoa học máy tính thuộc chuyên ngành AI. Cũng năm 2022, ở Mỹ có 800 nghìn vị trí tuyển dụng mới liên quan đến AI

Một số ứng dụng nổi bật của AI gồm tìm kiếm nâng cao trên internet (ví dụ Tìm kiếm Google), các hệ thống đề xuất (YouTube, Amazon, Netflix), tương tác bằng giọng nói (Trợ lý Google, Siri, Alexa), xe tự lái (Waymo), công cụ tạo sinh và sáng tạo (ChatGPT, nghệ thuật AI), và các trò chơi chiến lược (cờ vua, cờ vây). Chúng giải quyết những vấn đề lớn như suy luận và giải quyết vấn đề, biểu diễn tri thức, lập kế hoạch và ra quyết định, học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên

AI có cả những lợi ích tiềm năng cũng như những rủi ro tiềm tàng. Nó có thể thúc đẩy khoa học và tìm ra lời giải cho những vấn đề nghiêm trọng, nhưng với việc sử dụng AI ngày càng rộng rãi, người ta đã xác định được một số hệ quả và rủi ro không lường trước

AI được sử dụng rộng rãi để kiếm tiền trong môi trường tư bản và tân tự do quen thuộc của nó, chẳng hạn giúp tăng hiệu quả quảng cáo hoặc thúc đẩy nhu cầu xe tự lái, nhưng cũng có những ứng dụng đầy tiềm năng cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong y tế. Quả thực, AI có cả những lợi ích tiềm năng cũng như những rủi ro tiềm tàng. Nó có thể thúc đẩy khoa học và tìm ra lời giải cho những vấn đề nghiêm trọng, nhưng với việc sử dụng AI ngày càng rộng rãi, người ta đã xác định được một số hệ quả và rủi ro không lường trước. Chúng bao gồm những vấn đề cụ thể như quyền riêng tư và bản quyền, sự thống trị của các công ty công nghệ khổng lồ, sự thiên lệch và thiếu minh bạch của thuật toán. Quan trọng hơn cả, những hệ lụy nghiêm trọng của ảnh hưởng ngày càng tăng của AI đã trở thành một mối lo ngại lớn. Chúng gồm có ảnh hưởng đến môi trường, thông tin sai lệch, tội phạm và thất nghiệp. Tôi sẽ bình luận ngắn gọn về từng hệ lụy này

Tháng 1/2024, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra một báo cáo dự đoán rằng nhu cầu điện cho AI và tiền mã hóa có thể tăng gấp đôi vào năm 2026, với lượng tiêu thụ điện tăng thêm bằng với tiêu thụ điện của cả nước Nhật. Ở Mỹ, với số lượng tăng nhanh chóng của các trung tâm dữ liệu được xây mới, mức tiêu thụ điện dự báo lớn đến nỗi có lo ngại sẽ không đủ điện. Một câu hỏi cho ChapGPT sử dụng điện gấp 10 lần một yêu cầu tìm kiếm Google. Một bài báo năm 2024 của Goldman Sachs Research dự đoán rằng tới năm 2030, các trung tâm dữ liệu sẽ chiếm 8% tiêu thụ điện của cả nước Mỹ, so với 3% năm 2022. Năm 2024, Wall Street Journal đưa tin các công ty AI lớn bắt đầu thương lượng với các nhà cung cấp điện hạt nhân của Mỹ: Amazon mua một trung tâm dữ liệu chạy bằng điện hạt nhân ở bang Pennsylvania với giá 650 triệu USD vào tháng ba; và vào tháng chín, Microsoft công bố thỏa thuận với Constellation Energy về việc khởi động lại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island, vốn ngừng hoạt động từ năm 20193. Chính phủ Mỹ và bang Michigan đang đầu tư gần 2 tỷ USD để khởi động lại lò phản ứng hạt nhân Palisades ở Hồ Michigan

Nobel-anh-3-scaled.jpeg

Kẻ xấu hoàn toàn có thể sử dụng AI để tạo ra một lượng lớn thông tin tuyên truyền và sai lệch, giúp các nhà độc tài thao túng cử tri trên quy mô lớn

Youtube, Facebook và các nền tảng tương tự sử dụng AI để lôi kéo người xem. Các phần mềm này học được rằng người dùng có xu hướng thích thông tin sai lệch, thuyết âm mưu, và các nội dung mang tính đảng phái cực đoan, và do đó càng đề xuất thêm nhiều những nội dung đó. Người dùng thường xem thêm các nội dung có cùng chủ đề, do đó AI thiên về đề xuất nhiều phiên bản khác nhau của cùng một thông tin sai lệch. Điều này khiến người xem tin rằng thông tin sai lệch là sự thật, làm xói mòn niềm tin vào các tổ chức, báo chí và chính quyền. Năm 2022, AI bắt đầu tạo ra được hình ảnh, âm thanh, video và văn bản giống hệt ảnh thật, ghi âm, phim và văn bản do con người viết. Kẻ xấu hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ này để tạo ra một lượng lớn thông tin sai lệch hoặc tuyên truyền, làm dấy lên mối lo về việc AI giúp các nhà độc tài thao túng cử tri trên quy mô lớn

Một cách tổng quát hơn, AI cung cấp nhiều công cụ đắc lực cho các chính phủ độc tài, tổ chức hủng bố, tội phạm hoặc nhà nước phi pháp. Các công cụ AI vô cùng sẵn có có thể bị các đối tượng xấu dùng để phát triển vũ khí tự động có khả năng định vị, lựa chọn và tấn công mục tiêu con người và không cần sự giám sát của con người. Nếu được sản xuất ở quy mô lớn, chúng có thể trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt. Năm 2014, 30 quốc gia trong đó có Trung Quốc ủng hộ một lệnh cấm của Liên Hợp Quốc đối với vũ khí tự động, nhưng Mỹ và các nước khác không tán đồng. Năm 2015, hơn 50 nước được cho là đang nghiên cứu robot chiến đấu. Các công cụ AI như nhận diện mặt hoặc giọng nói giúp các chính phủ kiểm soát công dân hiệu quả hơn, cho phép giám sát trên diện rộng. Sử dụng những dữ liệu này, họ có thể nhận dạng người chống đối tiềm năng, ngăn không cho họ lẩn trốn, định hướng tuyên truyền và đưa thông tin sai lệch tạo bởi deepfake và AI tạo sinh

Một cách tổng quát hơn, AI cung cấp nhiều công cụ đắc lực cho các chính phủ độc tài, tổ chức hủng bố, tội phạm hoặc nhà nước phi pháp và tích cực đóng góp vào cuộc robot-hóa thế giới mà chúng ta đang chứng kiến

Cuối cùng, AI đang tích cực đóng góp vào cuộc robot-hóa thế giới mà chúng ta đang chứng kiến. Theo một nghiên cứu mới, nó có thể loại bỏ tới 8 triệu việc làm ở Anh; nghiên cứu này cảnh báo rằng phụ nữ và nhân công ít kinh nghiệm là những người có nhiều nguy cơ mất việc nhất. Một nghiên cứu của McKinsey vào năm 2018 ước lượng rằng từ năm 2016 đến năm 2030, AI có thể thế chỗ 15% số nhân công trên toàn thế giới, thức khoảng 400 triệu người. Trong một kịch bản mà AI được ứng dụng rộng rãi, số việc làm bị thay thế có thể lên đến 30%. Rất nhiều nghiên cứu dự đoán một tương lai đen tối4. AI và robot sẽ tạo ra khoảng cách thu nhập ngày càng lớn, như tự động hóa đã làm những thập kỷ vừa qua, làm giảm mạnh lương của công nhân cổ cồn xanh bị robot thay thế. Các hệ thống AI có mặt khắp nơi. Cứ thử đặt một câu hỏi: thay vì được một người bằng xương bằng thịt trả lời, bạn sẽ trò chuyện với một chatbot. Những tháng gần đây chứng kiến sự trỗi dậy của ChatGPT, vượt qua một triệu người dùng sau năm ngày, một khoảng thời gian ngắn kỷ lục. Thế giới chưa sẵn sàng cho một thay đổi như vậy. Người ta cho rằng hơn 50 triệu người Trung Quốc có thể cần đào tạo lại, hệ quả của sự triển khai liên quan đến AI. Nước Mỹ sẽ cần trang bị lại cho hơn 10 triệu người những kỹ năng cần có thể tồn tại được trong lực lượng lao động. Hàng triệu người ở Brazil, Nhật và Đức sẽ cần hỗ trợ vì những thay đổi tạo ra bởi AI, robot và những công nghệ liên qua. Sẽ ngày càng nhiều người mất lương và bất bình đẳng thu nhập thì tiếp tục tăng

AI, #metoo, khí hậu, đó là những mối quan tâm ngày nay của thế giới phương Tây. Sự thiển cận đáng sợ ngăn họ nhìn xa hơn biên giới của mình để thấy những vấn đề cấp bách của Trái đất mà tương lai của chúng ta phải đối mặt

Nguyễn Hoàng Thạch
 
Không phải ngẫu nhiên CEO Nvidia chọn Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của mình


avatar1733210275470-17332102786781363454146.png

Chủ tịch FPT tin rằng vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, nhiều công ty khác sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là ngôi nhà của mình

Tại Hội nghị Tác động Công nghệ Việt Nam (Vietnam Tech Impact Summit 2024 – VTIS) , ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT chia sẻ ba điều quan trọng trong thời đại mới

Thứ nhất về bối cảnh thế giới và vận hội của đất nước, ông Trương Gia Bình cho rằng thế giới đang bước vào giai đoạn lịch sử với nhiều biến đổi chưa từng thấy và một thế thế giới mới dần hiện lên

Trong bối cảnh đó, chúng ta phải ứng xử với tương lai như thế nào? Người lao động có thể đối mặt với tương lai như thế nào khi 75% công việc mà chúng ta đang làm có thể biến mất vì AI thay thế vào 2030? Làm thế nào để chúng ta có sức chống đỡ? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh và sống sót qua các bão tố địa chính trị ?

Chủ tịch FPT cho rằng bối cảnh đó có những cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Đó chính là "Vận hội" với cuộc cách mạng mang tên "Chuyển đổi số" mà Tổng bí thư phát biểu trong bài viết vào ngày 2/9 vừa qua. Phát biểu của Tổng bí thư để đánh dấu kỷ nguyên vươn mình của đất nước và Việt Nam có cơ hội đứng ngang hàng các dân tộc tiên tiến thế giới vào 100 năm ngày độc lập của mình

Thứ hai , ông Trương Gia Bình nhấn mạnh về "Thế" và "Lực" của Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng tuyên bố Việt Nam là bến đỗ an toàn của thế giới trong cơn bão địa chính trị

" Quả đúng là như vậy. Việt Nam đã phát triển quan hệ ngoại giao với các cường quốc lớn trên thế giới, kết nối với thị trường bằng những nghị định thương mại cởi mở. Cơ hội đã đến với đất nước, với tất cả chúng ta. Vấn đề lớn nhất là các bạn ở đây hôm nay có nắm lấy cơ hội hay không mà thôi" , lãnh đạo FPT nhận định

Hơn nữa, Việt Nam có vị thế và đang tỏa sáng trên bản đồ công nghệ thế giới. Ngài Narayana Murthy, nhà sáng lập Infosys Technologies đã nói: Ấn Độ và Việt Nam đã có doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm doanh thu vượt 1 tỷ USD. Ấn Độ cũng như Việt Nam có lực lượng cán bộ công nghệ mà nhiều nước mơ không có được

" Không phải phải ngẫu nhiên CEO Nvidia - Jensen Huang chọn Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của mình vào thời điểm này. Tôi tin rằng vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, nhiều công ty khác sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là ngôi nhà của mình ", ông Bình khẳng định

Không nhiều nơi như Việt Nam khi người ta nói bất kỳ công nghệ mới nào đều có lực lượng kỹ sư phần mềm có thể học và tham gia, đó là AI, edutech, gaming và nhiều thứ nữa

Thứ ba , ông Bình cho rằng dữ liệu là điều quan trọng nhất và nếu được chọn 1 từ để ghi nhớ ông sẽ chọn dữ liệu (Data). Bởi mọi công nghệ đều phát triển quanh dữ liệu. Đây là nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam và là nguyên liệu quan trọng nhất của thế giới mới. Dữ liệu không tuân thủ bảo toàn khối lượng (không giống nguyên lý vật chất)

Vậy làm thế nào để có đủ dữ liệu, để dữ liệu sạch, quyền sở hữu dữ liệu ra sao? Hay nói gọn lại Data why? Chúng ta chưa xác định được và cần phải suy nghĩ thấu đáo về chuyện này

Theo vị lãnh đạo, tất cả dữ liệu các bạn có được, đều có thể biến thành tiền. Dữ liệu là dầu mỏ của tương lai. Ai biết khai thác, chế biến, sử dụng, người đó có thể chiếm lĩnh đỉnh cao mới
 
Cơ hội tỉ đô từ hợp tác với NVIDIA

Chính phủ và 'ông lớn' công nghệ NVIDIA vừa ký thỏa thuận, hợp tác lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của tập đoàn này tại Việt Nam, điều này mở ra cơ hội phát triển ngành công nghệ tỉ USD - công nghệ AI những năm tới

Cơ hội tỉ USD từ hợp tác với NVIDIA - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) và chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA

Ông Võ Xuân Hoài, phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), nhận định như trên trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ. Ông Hoài nói

- Nhìn bề ngoài thì dự án của NVIDIA không cồng kềnh như các dự án đầu tư của Samsung, Amkor, Intel, nhưng giá trị kinh tế từ dự án của NVIDIA mang lại những năm tới sẽ lớn hơn rất nhiều

Nhiều thông tin về hợp tác đầu tư giữa Chính phủ và NVIDIA đến nay chưa được phép công bố. Việt Nam là địa điểm thứ 3 mà NVIDIA đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) về AI, sau Mỹ nơi NVIDIA đặt trụ sở tập đoàn và Đài Loan quê hương của ông Jensen Huang

Tại Việt Nam, sau khi thiết lập, Trung tâm nghiên cứu và phát triển AI Việt Nam thời gian đầu có khoảng 130 nhân viên. Nếu tính theo số tài sản trên đầu người, thì giá trị của trung tâm NDVIA tại Việt Nam lên tới khoảng 15 tỉ USD

Ông Võ Xuân Hoài


Đã chuyển một phần chuỗi sản xuất đến Việt Nam

* Cụ thể, NVIDIA quyết định đến "làm tổ" sẽ mang lại cơ hội gì cho nền kinh tế?

- NVIDIA là tập đoàn thiết kế, sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới. Hợp tác hai bên cũng tập trung vào phân khúc cao nhất trong chuỗi cung ứng của NVIDIA là lập trung tâm R&D về AI tại Việt Nam

Đây là phần lõi hệ sinh thái. Điều này sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệp cung cấp các thiết bị AI data center sẽ vào theo. Trung tâm này sẽ như một thỏi nam châm thu hút các vệ tinh xung quanh đến đầu tư, ví dụ như Supermicro

Lâu nay, chúng ta thu hút được các "ông lớn" công nghệ toàn cầu như: Samsung, Intel, Foxconn... đến đầu tư nhưng vẫn dừng ở mức thu hút những nhà máy, tổ hợp sản xuất đơn thuần nhằm tận dụng lực lượng lao động giá rẻ, mang lại giá trị gia tăng thấp. Việc thu hút NVIDIA đến nước ta đầu tư trung tâm R&D về AI sẽ mang lại giá trị gia tăng lớn hơn rất nhiều

Hiện NVIDIA đang có 28.000 kỹ sư, nhân sự, vốn hóa thị trường khoảng 3.600 tỉ USD, lớn nhất thế giới hiện nay. Dự kiến, trong thời gian tới sẽ có hơn 100 kỹ sư, nhân sự làm việc trong trung tâm R&D về AI của NVIDIA ở Việt Nam, tập đoàn này cam kết trong 5 năm tới, lượng kỹ sư, nhân sự làm việc trong trung tâm sẽ tăng lên hơn 1.000 người

NVIDIA đánh giá cao sự đồng hành của Chính phủ, Thủ tướng với họ trong hơn một năm qua. Trên thực tế, trước khi quyết định lập trung tâm R&D về AI tại Việt Nam, NVIDIA đã chuyển dịch một phần chuỗi giá trị sản xuất hàng tỉ USD đến Việt Nam

Một điểm đáng chú ý nữa là khi đầu tư vào Việt Nam NVIDIA không làm từ đầu mà chọn cách bỏ ra rất nhiều tiền để mua lại một start-up - Công ty VinBrain - làm cơ sở để lập trung tâm R&D về AI của NVIDIA tại Việt Nam

Điều này cho thấy NVIDIA đã có những đánh giá rất chắc chắn về tiềm năng đầu tư, mang lại giá trị lớn cho cả NVIDIA và Việt Nam

8 lý do khiến NVIDIA chọn Việt Nam

* Theo ông vì sao nhiều quốc gia như Indonesia, Nhật Bản đã chào NVIDIA đến đầu tư bằng những ưu đãi lớn nhưng họ lại chọn Việt Nam để đầu tư một trung tâm R&D về AI lúc này?

- NVIDIA chọn Việt Nam vì những lý do sau: Thứ nhất, nguồn nhân lực của Việt Nam trẻ, năng động, có khả năng học STEM (học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) rất tốt. Điều này được NVIDIA khảo sát rất kỹ trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, chi phí thuê đội ngũ kỹ sư chất lượng cao khi đặt trung tâm R&D về AI ở Việt Nam thấp hơn so với đặt tại Mỹ, trong khi vẫn duy trì được chất lượng

Thứ hai, NVIDIA đánh giá cao tiềm năng phát triển công nghệ của Việt Nam. Hiện Chính phủ đang đặt trọng tâm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất chip bán dẫn, công nghệ AI và đã có những bước tiến đáng kể trong tạo lập chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, R&D, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế những năm qua đã xuất hiện những kỳ lân công nghệ trong nước, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI

Thứ ba, nước ta nằm trong vị trí địa lý chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, gần các thị trường lớn nhất toàn cầu là Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này giúp NVIDIA khi đầu tư vào Việt Nam sẽ dễ dàng kết nối với các thị trường tiềm năng

Thứ tư là sự ổn định về chính trị, kinh tế. Đặc biệt, các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã chào đón ông Jensen Huang rất tận tình, giúp nhà đầu tư tin tưởng hơn

Thứ năm là chính sách thu hút đầu tư FDI của Việt Nam, những năm qua Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt với lĩnh vực công nghệ cao

Thứ sáu, Việt Nam là thị trường tương đối lớn, quy mô 100 triệu dân, đang phát triển mạnh về công nghệ, là thị trường có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm công nghệ trong tương lai

Thứ bảy, hạ tầng số của nước ta đã bước đầu đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư như đường truyền Internet, hình thành các khu công nghệ cao, các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, trung tâm dữ liệu AI tạo thuận lợi cho việc phát triển công nghệ AI

Thứ tám là quyết tâm cao của Chính phủ trong phát triển kinh tế số, ứng dụng công nghệ cao

Theo dự báo thì những năm tới công nghệ AI sẽ phủ toàn cầu, trong mọi ngõ ngách của xã hội. Một trong những sản phẩm chúng ta đang sử dụng hiện nay là Chat GPT. Việt Nam hợp tác với NVIDIA để đẩy mạnh phát triển công nghệ AI là phù hợp với xu thế phát triển

Dự kiến, trung tâm R&D về AI của NVIDIA sẽ được đặt tại trụ sở Công ty VinBrain ở Hà Nội và TP.HCM


* Ông Võ Xuân Hoài

Việt Nam có cơ hội đi đầu trong phát triển AI tại châu Á

Trong những "đại bàng" công nghệ toàn cầu đến Việt Nam đầu tư hiện nay chỉ có Samsung và NVIDIA quyết định đầu tư trung tâm R&D lớn. Riêng trong lĩnh vực AI thì NVIDIA là tập đoàn đầu tiên lập trung tâm R&D. Điều này xuất phát từ thực tế phát triển công nghệ AI là lĩnh vực mới, có nhiều triển vọng, Việt Nam đang có cơ hội là quốc gia đi đầu trong phát triển công nghệ AI tại châu Á
 
Mua VinBrain, muốn mở trường AI

CEO Nvidia Jensen Huang khiến truyền thông bùng nổ khi tới Việt Nam lần thứ hai, lập trung tâm về trí tuệ nhân tạo thứ 3 trên thế giới, khai trương Nvidia Việt Nam, tiếp quản VinBrain, nhận giải VinFuture và uống bia cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Loạt sự kiện này được xem là bước ngoặt đối với cả Việt Nam và Nvidia. Vậy ông lớn ngành chip thế giới muốn gì ở Việt Nam và Việt Nam sẽ được hưởng lợi gì?

Những diễn biến chưa từng có

Gần một năm sau chuyến thăm ngày 11/12/2023, CEO Nvidia Jensen Huang đã quay trở lại Việt Nam hôm 5/12. Sự kiện này thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, cộng đồng công nghệ Việt Nam và quốc tế

Đó là bởi tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong thế giới ngày nay, mà Nvidia đang là cỗ máy thúc đẩy xu hướng này

Tần suất tới Việt Nam với hai lần trong vòng chưa đầy 1 năm của ông trùm công nghệ Jensen Huang - người điều hành tập đoàn có vốn hóa lớn nhất thế giới (3.500 tỷ USD) Nvidia - và việc ông tham gia họp báo ngay sau sự kiện là điều đáng chú ý

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang là người hiếm hoi tham gia họp báo, ở bất kỳ quốc gia nào

Ông Huang là người làm công nghệ và thường không mấy hào hứng với báo chí

Nhưng với Việt Nam thì khác hẳn, ông phấn khích và thân thiện!

Những gì diễn ra thì đều đã rõ. Jensen Huang đến Việt Nam để thành lập hai trung tâm về trí tuệ nhân tạo đẳng cấp thế giới. Đó là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI), được gọi là VRDC và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Thỏa thuận được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Nvidia

VRDC sẽ là một trong 3 trung tâm nghiên cứu phát triển AI lớn trên thế giới, bên cạnh thung lũng Silicon của Mỹ và một trung tâm khác ở Đài Loan (Trung Quốc). Bản thân ông Huang cũng đánh giá, 5/12 là một ngày đặc biệt đối với Việt Nam và ngày lịch sử đối với Nvidia

Nhà sáng lập Nvidia Jensen Huang cho hay 5/12 là ngày khai sinh của Nvidia Việt Nam. Đây là một trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) lớn, nơi sẽ tập trung vào trí tuệ nhân tạo, phần mềm và công nghệ hệ thống mà Nvidia đang triển khai. CEO Nvidia khẳng định sẽ thúc đẩy ngành AI trong nước

Ngoài việc gặp gỡ và làm việc với các nhà lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia đã cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thưởng thức ẩm thực đường phố của Hà Nội, uống bia Trúc Bạch... tại phố Tạ Hiện

Điểm đáng chú ý nữa là thông tin về việc Nvidia chính thức tiếp quản công ty trí tuệ nhân tạo VinBrain từ Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và ông Huang giành giải VinFuture - một giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu, lần đầu tiên được trao cho một doanh nhân (cùng với 4 nhà khoa học)

Cũng có khả năng Nvidia cũng sẽ mua VinAI của tỷ phú Vượng. Hồi giữa tháng 10, một nguồn tin trên Tech in Asia cũng như The Business Times tiết lộ Nvidia cân nhắc mua lại VinAI

“Sự kiện Jensen Huang” cho thấy điều gì?

Có thể thấy, sự kiện CEO Nvidia Jensen Huang hiện diện tại Việt Nam lần này rất đặc biệt.

Việc tập đoàn số một thế giới Nvidia mua lại công ty trí tuệ nhân tạo Việt Nam - VinBrain, thay vì đầu tư thành lập một công ty mới, chứng tỏ Nvidia đánh giá cao VinBrain, là một tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghệ Việt Nam

VinBrain là một startup chuyên phát triển các giải pháp AI trong lĩnh vực y tế, trong đó có sản phẩm DrAid - giải pháp AI hỗ trợ toàn diện cho chẩn đoán y tế. CEO của VinBrain là Trương Quốc Hùng, người từng làm việc cả thập kỷ tại Microsoft, giữ vị trí giám đốc AI tại tập đoàn Mỹ

DrAid thu thập và làm sạch được một lượng dữ liệu khổng lồ hình ảnh từ các bệnh viện lớn ở Việt Nam và quốc tế, có khả năng xử lý khối dữ liệu này, từ hình ảnh X-quang, CT, MRI... để đưa ra các chẩn đoán có độ chính xác cao. VinBrain hợp tác với nhiều bệnh viện lớn trong nước và đang mở rộng ra thị trường quốc tế

Với VinBrain, Vingroup đã tạo ra được một sản phẩm công nghệ cao, hình thành trên cơ sở trang thiết bị phần cứng và phần mềm hiện đại, nhân lực chất lượng quốc tế, tập hợp được dữ liệu lớn và khả năng tổ chức ở trình độ rất cao

Việc Nvidia chọn Việt Nam làm trung tâm AI thứ 3 trên thế giới, mà không phải các quốc gia hàng đầu về AI khác như Trung Quốc, Anh, Singapore, Canada... là tín hiệu rất đáng mừng

Một số chuyên gia công nghệ hàng đầu tại Việt Nam phân tích, Nvidia có thể đang áp dụng chiến lược lock-in (khóa chặt) mà Oracle và Cisco đã từng dùng ở Việt Nam, hay Microsoft áp dụng trên toàn cầu với hệ điều hành Windows, khiến khách hàng khó có thể rời xa

Nhận định này không phải không có lý, bởi đây là chiến lược quen thuộc của các tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Ngay cả việc mua VinBrain cũng có thể nằm chiến lược M&A trên phạm vi toàn cầu, khi tài chính dồi dào và muốn đảm bảo duy trì vị thế số 1 trong lĩnh vực AI

Nvidia cũng có kế hoạch mở trường đào tạo AI ở Việt Nam. Tất nhiên, học viên sẽ học công nghệ AI của Nvidia và đây là lợi thế về lâu dài của tập đoàn này

Tuy nhiên, đó chỉ là một góc nhìn. Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại chọn Việt Nam, mà không phải các cường quốc AI khác?

Trên thực tế, không ít phân tích cho rằng, AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã đi sâu vào các lĩnh vực kinh tế, là động lực để một quốc gia có thể bứt phá. AI sẽ đóng góp thêm hàng chục nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh ông Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng, rất ưu tiên phát triển công nghệ và có chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc, thì dòng vốn quốc tế có thể dịch chuyển và chọn Việt Nam

Với sự xuất hiện của Nvidia, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nơi thu hút nhân tài công nghệ trên thế giới
 
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình hỏi “Ông nghĩ thế nào về tương lai của Việt Nam”


Ông Jensen Huang trong lần đầu đến Việt Nam vào tháng 12/2023

Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT, cơ hội lớn nhất cho Việt Nam là nước ta đang trở thành điểm đến đầu tư an toàn nhất từ khắp nơi trên thế giới. "Nếu đã là công nghệ cao, điểm chọn đầu tiên sẽ là Việt Nam. Bởi vì nguồn nhân lực của Việt Nam trở nên hấp dẫn. Người ta xây dựng những viện nghiên cứu tại Việt Nam, bởi người Việt Nam đã có những nghiên cứu rất thành công. Người ta cũng biết rằng Việt Nam bấy lâu nay được biết đến là dân tộc thích học toán và học toán giỏi. Đây là những điểm vượt trội của Việt Nam ", ông Trương Gia Bình nhấn mạnh

Người đứng đầu Tập đoàn FPT cho biết, Nvidia là một công ty rất đặc biệt. Họ không chọn những người bình thường. Họ chọn những người xuất sắc nhất và Việt Nam chúng ta được chọn

Ông Trương Gia Bình cho biết, tại hội thảo về trí tuệ nhân tạo tại Nhật Bản tháng trước, Nvidia đánh giá FPT là một trong bốn đối tác ưu tiên hàng đầu trên thế giới. Nvidia cũng công bố FPT là công ty duy nhất đến nay cung cấp đồng thời cả nhà máy AI và dịch vụ chuyển đổi AI, tức là làm cả hạ tầng và dịch vụ để phục vụ khách hàng

"Các công ty khác hiện nay cung cấp cho khách hàng hoặc máy móc hoặc sản phẩm, nhưng không cung cấp người để giải quyết bài toán. FPT đã tạo ra sự khác biệt quan trọng nhất. Đó là cùng khách hàng sáng tạo, sản xuất, cùng chuyển đổi AI và đây là cái không có ai đang làm", Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết

Nvidia hiện nay tập trung vào công nghệ lõi trong lĩnh vực dữ liệu. Sau một năm, dữ liệu của nhân loại tăng gấp đôi. Điều này có nghĩa là năng lực tính toán của AI cũng phải tăng gấp đôi và thậm chí theo Nvidia thì phải tăng gấp 4 lần

Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, Nvidia rất cần những người như FPT. Bởi không phải ai cũng có tiền để mua thiết bị hay xây dựng một đội ngũ trí tuệ nhân tạo cũng như kinh nghiệm để làm việc này. Do đó rất cần những công ty như FPT khi đã làm cho chính mình, ra được những kết quả cụ thể, triển khai cho nhiều đơn vị khác. Đây là lõi hợp tác và cũng là lý do mà FPT học các chứng chỉ của Nvidia để thông thạo về công nghệ của hãng chip này

Ngoài ra, Nvidia thực chất là đem những công cụ của mình vào tất cả các ngành. FPT thì lại có rất nhiều ngành như giáo dục, bán lẻ, dược phẩm…

"Hợp tác giữa FPT và Nvidia là gần như trên tất cả mọi phương diện của FPT. Bản thân FPT cũng cố gắng vươn nhiều hơn nữa vào những lĩnh vực mà Nvidia đang bao phủ", ông Trương Gia Bình khẳng định

"Chúng tôi 'đặt cược' với AI"


Ông Trương Gia Bình khẳng định FPT đang "đặt cược" vào AI

Theo ông Trương Gia Bình, khi nói FPT đặt cược vào AI có nghĩa là niềm tin thành công của FPT cao hơn rất nhiều, Trước đây, khi quyết định ra toàn cầu, FPT không gọi là "đặt cược" vì biết có thể thất bại, đồng thời lường trước là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bây giờ FPT dùng từ này bởi tin rằng đây là quyết định đúng đắn nhất

Ông Trương Gia Bình lý giải, thứ nhất, các tập đoàn lớn hiện nay đều đang đầu tư vào AI, với mức độ có thể gấp đôi sau mỗi năm, đồng thời ở quy mô hàng trăm tỷ USD. Trên thực tế, Nvidia cũng trở thành doanh nghiệp hơn 3.000 tỷ USD và sản xuất không kịp cung cấp cho thị trường. Việc này là do nhu cầu ở khắp nơi. "Rất nhiều quốc gia phải chờ đợi mà không được, nhưng Việt Nam đã có", ông Trường Gia Bình nhấn mạnh

Thứ hai, "cược" ở đây tức là làm ngược. Trước kia, khi đầu tư phần mềm, FPT bắt đầu từ nghiên cứu thị trường và tiến hành tính toán thật cẩn trọng về việc ai sẽ đặt hàng, đặt hàng bao nhiêu và trong bao lâu. Thế nhưng, với AI, làm thế sẽ chậm. "Chúng tôi làm ngược lại. Đó là chuẩn bị hạ tầng trước và thị trường sau. Đây là đánh cược và chúng tôi tin tưởng mọi thứ trong tương lai đều sẽ là AI"

AI không cướp việc của ai

Theo ông Trương Gia Bình, trong bối cảnh AI bùng nổ như hiện nay, mỗi người chúng ta cần phải thay đổi nhận thức. AI sẽ không cướp việc của ai và chỉ có những người giỏi AI mới lấy việc của những người còn lại

"Người Việt nên giỏi AI và không chỉ làm trong nước mà còn cho cả thế giới. Hôm nay, mọi việc có thể trở nên vô cùng dễ dàng là nhờ AI. Viết văn, làm toán, hay thậm chí viết kịch, AI đều có thể hỗ trợ cho bạn được. Thế nhưng đến ngày mai, khi ai cũng biết dùng AI và còn dùng giỏi hơn thì tất cả những thứ mà bạn đang làm sẽ chẳng có ai quan tâm"

Do đó, chúng ta cần chuẩn bị gì cho tương lai? "Đó là học . Cả người và doanh nghiệp đều phải học", ông Trương Gia Bình khẳng định

Mới đây, trang bị siêu chip Nvidia GPU H100 tiên tiến bậc nhất thế giới đã tới Việt Nam. Đây là "quả ngọt" sau cú bắt tay của FPT với Nvidia, đồng thời khẳng định cam kết của ông Jensen Huang - nhà sáng lập, CEO Nvidia là "biến Việt Nam thành "ngôi nhà thứ hai" của Nvidia"

Đặc biệt, theo kế hoạch, nhà máy AI đầu tiên của FPT tại Việt Nam được trang bị hàng nghìn chip đồ họa Nvidia GPU H100, sẵn sàng cung cấp dịch vụ vào tháng 1/2025
 
Ông Putin hợp tác với Trung Quốc để đấu với Mỹ trong cuộc đua AI

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo với các đối tác BRICS và các quốc gia khác nhằm thách thức sự thống trị của Mỹ

Phát biểu tại hội nghị AI hàng đầu của Nga, Tổng thống Nga Putin cho biết Mạng lưới Liên minh AI mới sẽ bao gồm các hiệp hội quốc gia và tổ chức phát triển trong lĩnh vực AI từ các nước BRICS và các quốc gia quan tâm khác

"Nga phải tham gia một cách bình đẳng vào cuộc chạy đua toàn cầu nhằm tạo ra trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ. Đây chính xác là những giải pháp tiên tiến mà các nhà khoa học Nga hiện đang nghiên cứu", ông Putin phát biểu tại một hội nghị về AI ở Moscow

"Chúng tôi mời các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tham gia hợp tác", ông nói thêm

163335putin-nga-1633.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Mỹ và Trung Quốc là những cường quốc AI hàng đầu thế giới và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã bổ nhiệm một "Sa hoàng AI và tiền điện tử của Nhà Trắng" để giúp đảm bảo Mỹ vẫn là cường quốc giàu có nhất và tiên tiến nhất về công nghệ trên thế giới

Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Nga đối với các công nghệ mà nước này cần để duy trì cuộc chiến với Ukraine đã khiến các nhà sản xuất vi mạch lớn trên thế giới phải ngừng xuất khẩu sang Nga, hạn chế nghiêm trọng tham vọng AI của nước này

Ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga Sberbank đang dẫn đầu trong việc phát triển AI tại Nga, nhưng Tổng giám đốc điều hành của Sberbank, ông German Gref, thừa nhận vào năm 2023 rằng bộ xử lý đồ họa (GPU) - vi mạch hỗ trợ quá trình phát triển AI, là phần cứng khó thay thế nhất mà Nga phải đối mặt

Ngày 11/12, ngân hàng cho biết các hiệp hội AI quốc gia từ các thành viên BRICS là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, cũng như từ Serbia, Indonesia và các quốc gia không thuộc BRICS khác, đã tham gia Mạng lưới Liên minh AI

Mạng lưới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chung về công nghệ và quy định về AI, đồng thời tạo cơ hội để các sản phẩm AI được bán trên thị trường các quốc gia thành viên

Theo các chuyên gia, động thái liên minh với Trung Quốc của ông Putin có thể thay đổi động lực của cuộc đua AI

Nga là một trong 10 quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Anh và Israel, đang phát triển các mô hình AI tạo sinh của riêng họ. Công ty tư vấn Yakov and Partners, do cựu nhân viên McKinsey tại Moscow điều hành, cho biết điều này mang lại cho họ tiềm năng trở thành một nhân tố quan trọng hơn nhiều

Nga dự kiến việc sử dụng công nghệ AI trên mọi lĩnh vực sẽ giúp tăng thêm 11,2 nghìn tỷ rúp (109 tỷ USD) vào tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030, cao hơn nhiều so với 0,2 nghìn tỷ rúp (1,9 tỷ USD) vào năm 2023

Chiến lược AI của nước này cũng nêu rõ rằng 80% lực lượng lao động Nga phải có kỹ năng AI vào năm 2030, trong khi con số này vào năm 2023 chỉ là 5%. Đầu tư vào AI phải tăng gấp bảy lần lên 850 tỷ rúp

Sberbank, đơn vị đã phát triển mô hình AI tạo sinh có tên là GigaChat, và công ty công nghệ hàng đầu Yandex, với mô hình YandexGPT, đang thống trị thị trường AI trong nước của Nga

Nga hiện xếp thứ 31 trong số 83 quốc gia về triển khai, đổi mới và đầu tư vào AI theo Chỉ số AI toàn cầu của Tortoise Media có trụ sở tại Anh, không chỉ kém Mỹ và Trung Quốc mà còn kém cả các thành viên BRICS khác là Ấn Độ và Brazil

Công cụ đánh giá mức độ năng động của AI của Đại học Stanford, đánh giá 36 quốc gia dựa trên 42 chỉ số AI bao gồm nghiên cứu và phát triển, xếp hạng Nga ở vị trí thứ 29
 
Top