What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

AI Thinktank.vn

thinktank.vn

Administrator
Y tế chính là một trong các lĩnh vực có nhiều ứng dụng AI nhất
Nhấn mạnh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm thay đổi mạnh mẽ ngành y tế những năm tới, song theo Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse (Pháp), dù AI được ứng dụng sâu vào y tế thì nó vẫn không thể thay thế được bác sĩ, các bác sĩ không lo thất nghiệp

Nhận định nêu trên được Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse (Pháp), một trong những chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế chia sẻ tại hội thảo chủ đề “Trí tuệ nhân tạo – AI trong y tế” vừa được Bộ Y tế và FPT phối hợp tổ chức ngày 22/2 vừa qua

Đề cập về bức tranh tổng quan tình hình phát triển lĩnh vực AI trong y tế trên thế giới, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh: AI đang làm thay đổi toàn bộ thế giới về mọi mặt. Theo báo cáo Marketsandmarrkets, thị trường AI tăng trưởng trên 36%/năm, nếu chỉ tính riêng sản phẩm hoàn toàn AI 100% thì đạt khoảng 16 tỷ USD năm 2017 và với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, con số này được dự báo sẽ lên tới gần 200 tỷ USD vào năm 2025. Hiện nay, đang có cuộc đua về AI, các nước lớn trên thế giới đều phải có chính sách, chương trình chiến lược về AI để khỏi bị lạc hậu, đào thải

Cho biết y tế chính là một trong các lĩnh vực có nhiều ứng dụng AI nhất và phát triển mạnh nhất, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cũng cho hay, AI được dự báo sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành y tế trong những năm tới. Số liệu của Marketsandmarrkets chỉ ra rằng, thị trường AI y tế tăng trưởng tới 50%/năm, từ 2,1 tỷ USD năm 2018 dự kiến sẽ đạt trên 36 tỷ USD vào năm 2025, chiếm khoảng 20% toàn bộ thị trường AI

“AI sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh 40%. Tính tổng lại thì cùng một đồng tiền bỏ ra, bệnh nhân được khám chữa bệnh tốt hơn gấp 3 lần nhờ có AI. Nếu chỉ tính riêng nước Mỹ, trong khoảng 10 năm tới, AI được dự báo có thể giúp Mỹ tiết kiệm mỗi năm khoảng 150 tỷ USD, và con số này của cả thế giới là khoảng 500 tỷ USD trong 10 năm tới”, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ

Nhấn mạnh sự phát triển của AI gắn liền với phát triển của dữ liệu, ông Dũng cho biết, nhiều dữ liệu chính là động cơ để cho phép AI phát triển nhanh hơn. AI y tế gắn liền với sự phát triển lượng dữ liệu y tế, tăng gần 50%/năm và được dự báo sẽ có hơn 2 triệu T bytes dữ liệu AI trong y tế vào năm 2020

Có thể kể đến những ứng dụng sâu rộng của AI trong y tế như sổ y tế điện tử bao gồm cả bệnh án điện tử; theo dõi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng ngày; khám chữa bệnh điện tử; phòng bệnh và phát hiện bệnh từ sớm, như bệnh tim nạch, bệnh ung thư; chẩn đoán bệnh dựa trên phân tích hình ảnh y tế; điều trị; y tá ảo; nghiên cứu tìm thuốc mới, nhờ có AI mà thời gian tìm ra thuốc mới bằng 1/4 so với trước đây; đào tạo bác sĩ...

Đáng chú ý, nói về ảnh hưởng của AI đến bác sĩ và bệnh nhân, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, AI không thể thay thế bác sĩ, các bác sĩ sẽ không lo bị thất nghiệp và ngành y không lo bị thất thu

“Khi người ta giàu lên thì tỷ lệ tiền dư để chi cho chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên. Bởi vậy tỷ lệ nguồn thu của ngành y tế trong toàn bộ nền kinh tế thế giới không những không giảm đi vì công nghệ; mà ngược lại chi cho y tế ổn định và tăng lên khi người ta giàu có. Điều đáng quan tâm là AI sẽ khiến cho những người làm trong ngành y tế phải thay đổi cách làm việc, các bác sĩ phải biết sử dụng công nghệ AI để giỏi lên, làm việc hiệu quả cao hơn”, ông Dũng giải thích

Đối với bệnh nhân, theo chuyên gia đến từ Đại học Toulouse, AI được ứng dụng sâu vào lĩnh vực y tế sẽ giúp cho bệnh nhân được chăm sóc tốt lên với chi phí rẻ đi, thêm nhiều bệnh được chữa, thêm nhiều người được chăm sóc và cả những người nghèo ở vùng xa xôi cũng được chăm sóc sức khỏe

Ngoài ra, AI được ứng dụng mạnh mẽ và sâu rộng trong y tế cũng hướng tới phát triển y tế theo nhu cầu; đồng thời giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của mọi người. “AI sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong ngành y tế”, ông Dũng nhấn mạnh

Chia sẻ ở góc độ cá nhân, PGS. TS Đinh Văn Hân, Viện Bỏng Quốc gia cũng cho rằng ứng dụng công nghệ AI sẽ hỗ trợ đắc lực các mảng hoạt động của ngành y như: đào tạo y khoa, chẩn đoán và điều trị, giúp tăng năng suất khám bệnh, giảm sai sót lâm sàng…

Minh chứng cho nhận định của mình, PGS. TS Đinh Văn Hân phân tích, trong chẩn đoán và điều trị bệnh, ứng dụng AI có thể thay thế được một phần việc khám bệnh. Khám bệnh Tây y có nhìn, sờ, gõ, nghe, còn trong Đông Y là vọng (nhìn, quan sát), văn (nghe, ngửi), vấn (hỏi), thiết (sờ). Trong khám bệnh, nhìn là quan trọng nhất và với công nghệ xử lý hình ảnh của AI sẽ hỗ trợ được khâu này, giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Đề cập đến khả năng ứng dụng AI trong y tế Việt Nam, ông Phạm Xuân Viết - Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế) cho biết, ngành y tế đang tập trung và kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện các nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ AI trong thực tiễn các sản phẩm khám chữa bệnh; hiện cũng đã thí điểm 1 vài phần mềm, hệ thống của nước ngoài nhưng rất trân trọng những hệ thống AI do người Việt phát triển

Nhấn mạnh để không lạc hậu thì ngành y tế Việt Nam cần phải ứng dụng được AI, ông Viết cho biết ứng dụng AI là lĩnh vực Bộ Y tế đang rất quan tâm và sẽ tạo điều kiện để cộng đồng, doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, đại diện Cục CNTT – Bộ Y tế cũng chia sẻ: “Hành lang pháp lý cho ứng dụng CNTT là thách thức chung, trong thời gian tới chúng tôi sẽ xem xét để có thể giải quyết vấn đề này. Chúng tôi sẽ suy nghĩ để tạo ra cơ sở dữ liệu lớn để tạo điều kiện cho cộng đồng công nghệ nghiên cứu”

AI y tế
 
Last edited:
Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc: Ba mô hình chiến lược trí thông minh nhân tạo

Bài viết này chỉ ra sự khác biệt trong cách tiếp cận của các nước EU với hai quốc gia hàng đầu khác trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI : Artificial Intelligence), đó là Mỹ và Trung Quốc

bb746_bamohinhchienluoctrithongminhnhantao_600.jpg

Bài viết Trí thông minh nhân tạo - thấy gì từ dự thảo luật của EU? đăng trên Kinh tế Sài Gòn số 26 ra ngày 24-6-2021 đã chỉ ra những điểm chủ chốt trong dự thảo luật về AI của Liên minh châu Âu (EU). Như nhiều người đã biết, đây sẽ là khuôn khổ pháp lý chung đầu tiên về AI của các nước EU, với mục đích đảm bảo an ninh cũng như bảo vệ các quyền căn bản của cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sáng tạo và đầu tư phát triển công nghệ AI ở khu vực này

Có thể nói, cách tiếp cận của EU là một “đường lối thứ ba”, rất đặc trưng cho giá trị chung châu Âu, và dựa trên nguyên tắc chính là bảo vệ một cách hiệu quả an ninh an toàn và quyền lợi cho công dân EU. Cách tiếp cận của EU, tuy có một số điểm giao thoa, nhưng về căn bản, lại rất khác cách tiếp cận của Mỹ, hay Trung Quốc

Mỹ và “đường lối thứ nhất”

EU đang có tham vọng xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chi tiết, cũng đồng nghĩa với việc dành rất ít chỗ cho sự tự điều chỉnh của thị trường, vốn khá phổ biến ở Mỹ; so với Mỹ thì EU nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng AI trong các dịch vụ công cộng và vì lợi ích chung của người dân

Còn Trung Quốc tập trung vào sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước, nhằm biến công nghệ AI thành một công cụ phát triển kinh tế cũng như đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội


Sắc lệnh 13859 liên quan tới việc duy trì vị trí hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI, ký ngày 11-2-2019 của Tổng thống Mỹ Donald Trump (Executive Order 13859 on Maintaining Leadership in Artificial Intelligence), đã đánh dấu sự khởi đầu của Chương trình AI Mỹ (American AI Initiative)

Chiến lược AI của quốc gia hàng đầu thế giới này nhấn mạnh vào mục tiêu căn bản là giữ vị trí đứng đầu thế giới của Mỹ cả về khoa học, công nghệ lẫn kinh tế trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển AI

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Mỹ tập trung vào chính sách đào tạo nhân lực, cũng như nâng cao sự tin tưởng của người dân qua việc đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền về đời tư cũng như giá trị Mỹ

Dưới chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mục tiêu này không thay đổi. Ngày 1-3-2021, Ủy ban An ninh quốc gia về AI Mỹ (NSCAI: National Security Commission on Artificial Intelligence) đã đưa ra báo cáo gửi cho tổng thống mỹ và quốc hội về vấn đề này

Đầu tiên, báo cáo nhấn mạnh sự tác động sâu rộng của trí thông minh nhân tạo đối với cuộc sống: “AI là một lĩnh vực bao gồm nhiều lĩnh vực... Nó là chìa khóa để tái cấu trúc lại cuộc sống của toàn thế giới”. Báo cáo này cũng chỉ ra những nguy cơ mà nước Mỹ có thể phải đối mặt: “Lần đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ 2, vị trí đứng đầu thế giới của nước Mỹ trong lĩnh vực công nghệ - xương sống của quyền lực kinh tế và quân sự Mỹ - đang bị đe dọa. Trung Quốc đang sở hữu những sức mạnh, khả năng và tham vọng để có thể vượt lên Mỹ để giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI vào thập kỷ tới, nếu như (nước Mỹ) không có sự thay đổi”

Báo cáo còn chỉ ra nguy cơ tấn công an ninh mạng đến từ Nga, Trung Quốc và các đối thủ khác, nhằm ăn cắp dữ liệu và gây bất ổn. Vì thế, NSCAI đề xuất một chiến lược “tái cấu trúc chính phủ, định hướng lại quốc gia, và tìm kiếm đồng minh thân cận trong việc bảo vệ nước Mỹ cũng như cạnh tranh trong kỷ nguyên mà AI đang là nhân tố thúc đẩy mọi cạnh tranh và xung đột”

Báo cáo tập trung vào tìm cách giải quyết các nguy cơ mà AI đặt ra, đồng thời thúc đẩy công nghệ AI để gia tăng khả năng cạnh tranh kinh tế của nước Mỹ cũng như bảo vệ các lợi ích căn bản khác. Ví dụ, NSCAI nhấn mạnh sự cần thiết thu hút nhân tài trong lĩnh vực AI ở trong nước và ngoài nước, sửa đổi hệ thống luật về sở hữu trí tuệ hiện tại (coi đây là một “ưu tiên an ninh hàng đầu”), duy trì những lợi thế công nghệ kinh tế của nước Mỹ, thúc đẩy sản xuất nội địa vi mạch điện tử...

Ngày 10-6-2021, chính phủ Mỹ thông báo việc thành lập Lực lượng nghiên cứu nguồn lực về AI quốc gia (National Artificial Intelligence (AI) Research Resource Task Force), có nhiệm vụ chuẩn bị lộ trình phát triển các công cụ giáo dục để thúc đẩy sự phát triển công nghệ AI cũng như ứng dụng của nó ở nước Mỹ

“Đường lối thứ hai” của Trung Quốc

Nếu như chính sách của Mỹ được coi là “đường lối thứ nhất”, thì ta có thể nói đến chính sách của Trung Quốc như “đường lối thứ hai”

Đây là một quốc gia có nhiều tiềm lực trong AI, cũng như nhiều tham vọng. Năm 2017, Trung Quốc đã chính thức xây dựng chiến lược về AI, mang tên “Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới” (New Generation Artificial Intelligence Development Plan) với mục đích trở thành cường quốc công nghệ về AI cũng như đặt ra giá trị tiêu chuẩn đạo đức “kiểu Trung Quốc” về AI

Quốc gia này rõ ràng là có cách tiếp cận khác so với Mỹ và EU, như tập trung vào sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước, nhằm biến công nghệ AI thành một công cụ phát triển kinh tế cũng như đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội ở đất nước này (việc dùng công nghệ AI “social scoring” (chấm điểm xã hội) ở Trung Quốc vốn không được mấy ủng hộ ở các nước phương Tây)

Một số công ty hàng đầu, được gọi là “vô địch quốc gia về AI”, được chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện để bứt phá, như Baidu trong lĩnh vực ô tô không người lái, Alibaba trong việc phát triển các “smart city” (thành phố thông minh) hay Tencent trong lĩnh vực chẩn đoán y học. AI cũng được khuyến khích sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, xét xử của tòa án... ở Trung Quốc

Về an ninh an toàn cũng như tính đạo đức trong việc sử dụng AI, tuy không được như ở các quốc gia EU, nhưng một số trao đổi về vấn đề này trong dư luận cũng đang nổi lên ở Trung Quốc, ví dụ Viện nghiên cứu Tencent cũng có xuất bản sách kêu gọi, cảnh báo những nguy cơ về an ninh an toàn cá nhân do AI đặt ra

Quay lại “đường lối thứ ba” của EU, có thể thấy rằng EU đang có tham vọng xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chi tiết, cũng đồng nghĩa với việc dành rất ít chỗ cho sự tự điều chỉnh của thị trường, vốn khá phổ biến ở Mỹ (thể hiện qua các bộ ứng xử, label hay giấy chứng nhận do các doanh nghiệp tư nhân tự xây dựng)

Cũng xin bổ sung là, đối với những lĩnh vực chứa đựng nhiều “nguy cơ”, dự án luật của EU cũng có đề cập tới giải pháp “sand-box” - cho phép thử nghiệm công nghệ mới dưới sự kiểm soát của cơ quan chính phủ, trước khi được phép đưa ra thị trường. Ngoài ra, so với Mỹ thì EU nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng AI trong các dịch vụ công cộng và vì lợi ích chung của người dân, vốn luôn là nguyên tắc nền tảng của EU

Hướng tới sự “vượt trội” và “niềm tin” của người dân EU, EU đặt ra những mục tiêu rất thuyết phục, nhưng đối đầu với Mỹ và Trung Quốc vốn cạnh tranh rất quyết liệt, mô hình này liệu có thể thành công và trở thành hình mẫu của thế giới ?

TS. Lê Thiên Hương
 
Top