What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Make in Vietnam

thinktank.vn

Administrator
Make in Vietnam, giành độc lập về công nghệ

Tuyên bố 'Make in Vietnam' chính là một tuyên bố quyết tâm giành độc lập về mặt công nghệ, được đưa ra đúng thời điểm, khi mà Việt Nam đang trở thành một cơ hội và là điểm thu hút đầu tư lớn

Doanh nghiệp Việt kỳ vọng lớn

“Make in Vietnam” đang “gây sóng” trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ khi được xác định là một chiến lược mới để đưa Việt Nam “hóa rồng”. “Tuyên bố Make in Vietnam chính là một tuyên bố quyết tâm giành độc lập về mặt công nghệ, được đưa ra đúng thời điểm, khi mà Việt Nam đang trở thành một cơ hội và là điểm thu hút đầu tư lớn”, ông Nguyễn Thành Nam, Thành viên Sáng lập FPT bình luận

VinFast vừa chính thức bàn giao lô xe Lux SA2.0 và Lux A2.0 đầu tiên cho khách hàng. Như vậy, hãng xe Việt đã cơ bản hoàn tất việc lắp đặt nhà máy và sẵn sàng vận hành thử nghiệm trước khi đi vào sản xuất hàng loạt. Với việc hoàn thành sản xuất, thử nghiệm mẫu xe hơi đầu tiên, VinFast đang từng bước hiện thực hoá “giấc mơ ô tô Việt”

Mới đây, chủ tịch FPT Software, ông Hoàng Nam Tiến đã chia sẻ những hình ảnh về chiếc xe tự lái do đội ngũ lập trình viên của FPT xây dựng trong suốt thời gian 2 năm qua. Dự kiến cuối năm nay, những chiếc xe điện của Yamaha tích hợp công nghệ tự hành của FPT sẽ lăn bánh mà không cần người lái tại khu đô thị sinh thái Ecopark

Điều này hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai mới cho ngành công nghiệp Việt Nam và cả ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam, khi mà công nghệ tự hành được ứng dụng trong thực tế, mang nhiều trải nghiệm mới cho việc di chuyển của cư dân, du khách trong các khu đô thị, khu du lịch cao cấp hay vận chuyển hàng hoá trong nhà máy, kho bãi

Quyết đi đầu trong Make in Vietnam, cuối tháng 5/2019, Viettel đã thành lập Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel, nhiệm vụ chính là tập trung phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp điện tử viễn thông

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác đã Make in Vietnam một cách quyết liệt như: Bkav kiên định 10 năm nghiên cứu, sản xuất thành công Bphone và Smarthome. VNG đưa Zalo của người Việt Nam ra thế giới, FastGo, Be phát triển ứng dụng gọi xe thành những siêu ứng dụng và mở rộng ra ASEAN

Hiện thực hóa “Make in Vietnam”, Got It vừa qua đã ra mắt sản phẩm Querychat - một dịch vụ hướng tới các kho lưu trữ dữ liệu trên nền điện toán đám mây, khởi đầu với Google BigQuery

Chuẩn bị thế và lực

Ông Nguyễn Thành Nam đánh giá, Việt Nam đang đứng trước thời cơ. Trong thời đại toàn cầu hóa, ở đâu có cơ hội, ở đó có cạnh tranh. Cơ hội càng lớn, cạnh tranh càng khốc liệt. “Chúng ta không nên và không thể đối đầu với thế giới. Ngược lại chúng ta cần mềm dẻo, lấy "vũ khí địch đánh địch", tận dụng tối đa lợi thế của người đi sau”, ông Nam nói

Để đặt được bài toán, hiểu thấu bài toán một cách mạch lạc, cần có một đội ngũ giỏi về khoa học công nghệ và có kiến thức nền rất rộng. Đội ngũ này ở Việt Nam vừa thiếu vừa phân tán. Do đó việc tập hợp được đội ngũ này, tạo điều kiện cho họ cọ xát và cộng hưởng là việc cần được ưu tiên cao nhất

Theo ông Nam, trong lúc chưa tập hợp được nguồn nhân tài, chưa có thời cơ rõ ràng, thì điều quan trọng nhất là chuẩn bị lực lượng. Chính phủ cần ưu tiên nhanh chóng giãn sức "doanh", tức tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp, để họ có thể tích lũy nguồn lực. Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích những công ty lớn, những đại gia, những quỹ đầu tư bỏ tiền để "chiêu hiền, đãi sĩ"

Về phía các doanh nghiệp công nghệ, ông Nam cho rằng, trước hết phải là một doanh nghiệp bình thường, công nghệ không phải là đũa thần. Không phải cứ danh xưng công nghệ hoặc cứ "make" được công nghệ là sẽ thành công, tức là vẫn phải giải quyết thấu đáo các câu hỏi như thị trường của mình ở đâu, có những nhu cầu gì đặc biệt, đối thủ mình là ai, mình có gì hơn họ...

Không ảo tưởng cho rằng vì mình ở Việt Nam nên mình sẽ hiểu nhu cầu Việt Nam hơn đối thủ nước ngoài. Sau đó cần trả lời những câu hỏi như mình cần nguồn nhân lực cỡ như thế nào, ở Việt Nam có không, có bao nhiêu, nếu không có thì bù đắp như thế nào và cuối cùng ai sẽ là nhà đầu tư cho mình, vì sao họ lại bỏ tiền

"Độc lập về công nghệ là một giấc mơ kỳ vĩ. Muốn giấc mơ đó trở thành hiện thực, ngoài quyết tâm, cái chúng ta cần nhất lúc này có lẽ là nỗ lực lao động một cách kiên nhẫn và thông minh, dựa trên một hiểu biết sâu sắc về thực tiễn và những sự thay đổi lớn lao do tác động công nghệ đang xảy ra trên toàn cầu', ông nhấn mạnh

Duy Anh
 

Giải bài toán nhân lực trên con đường phát triển công nghiệp vi mạch


Khi hàng loạt “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất chip có mặt tại Việt Nam, việc tìm lời giải cho bài toán phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao lại càng trở nên cấp thiết, để có thể khai thác tiềm năng rộng mở cho ngành công nghiệp này

Tại một cuộc hội thảo diễn ra gần đây, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, chia sẻ rằng trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, hiện đã có các kỹ sư trong nước được doanh nghiệp Singapore mời làm việc với mức lương gấp đôi tại Việt Nam

Như vậy, câu chuyện cạnh tranh thu hút nhân lực vi mạch của thế giới đã lan rộng đến Việt Nam, khi hàng loạt nền kinh tế đang chạy đua đầu tư phát triển công nghiệp chip, vi mạch…

Công nghiệp vi mạch bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử – vi mạch và linh kiện điện tử dùng để sản xuất ra các sản phẩm máy tính, máy giặt… Do đó sự thành công của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn sẽ giúp phát triển của ngành công nghiệp điện tử và nền kinh tế


Chip-Intel-1.jpg

Đại học tăng cường đào tạo ngành chip, vi mạch

Nhận thấy nhu cầu lớn về nhân lực vi mạch trong tương lai, thời gian gần đây nhiều người đại học trên cả nước tăng quy mô đào tạo hoặc mở thêm ngành đào tạo này

Được biết, khi trường Đại học Bách khoa Hà Nội khảo sát nhu cầu của hơn 30 doanh nghiệp để xây dựng chương trình ngành Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano, nhiều công ty lớn như Samsung hay LG chia sẻ sẵn sàng nhận vài trăm nhân sự mỗi năm vào vị trí kỹ sư thiết kế, chế tạo, sản xuất chip và linh kiện điện tử

Do đó, năm nay Đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tuyển sinh chương trình Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano – đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành thiết kế chế tạo chip và linh kiện điện tử bán dẫn. Được biết trước đây trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có một số ngành liên quan đến lĩnh vực này như Vật lý kỹ thuật hay Khoa học và Kỹ thuật vật liệu. Trường này cũng dự kiến thành lập trường trực thuộc chuyên về Khoa học vật liệu

Đi trước một bước, tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, từ năm 2021 chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử đã mở thêm phân ngành Hệ thống Mạch – Phần cứng nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ sư vi mạch trình độ cao

Còn tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội hình thành chương trình đào tạo sâu về thiết kế vi mạch, chủ yếu ở bậc cao học như: chương trình thạc sĩ Vật lý, chuyên ngành Công nghệ bán dẫn; thạc sĩ và tiến sĩ Kỹ thuật điện tử. Còn với hệ đại học, ở trường này sinh viên được học về các vật liệu bán dẫn, vật liệu và công nghệ nano trong chương trình của ngành Khoa học vật liệu. Ngoài ra, sinh viên Vật lý, Kỹ thuật điện tử và Tin học cũng được đào tạo một số nội dung có liên quan

Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tổng số sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan trực tiếp đến thiết kế vi mạch và các ngành liên quan khoảng 1.200 mỗi năm

Cung cấp thông tin cho báo chí, ông Phạm Nguyên Hải, khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay trường có chủ trương nâng cao chất lượng các ngành đang đào tạo và mở rộng một số chuyên ngành trên cơ sở nhu cầu chuyên sâu về thiết kế và sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam và thế giới. Hiện, khoa Vật lý của trường đang đào tạo gần 800 sinh viên mỗi năm

Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội còn có 9 nhóm nghiên cứu, 6 phòng thí nghiệm cho lĩnh vực này

Còn tại Đại học Bách khoa Hà Nội, nhóm ngành Kỹ thuật vật liệu, Vật lý kỹ thuật, Điện tử – Viễn thông và các ngành gần khác cũng tuyển khoảng 1.000 sinh viên mỗi năm. Mục tiêu của trường này là đào tạo ra các kỹ sư có am hiểu sâu sắc về kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano, có khả năng phát triển các thiết bị và hệ thống điện tử tiên tiến, giải “cơn khát” nhân lực ngành này

Sinh viên được trang bị kiến thức về các đặc tính vật liệu, quy trình chế tạo và sản xuất linh kiện vi điện tử, thiết kế mạch và tích hợp cấp hệ thống, các hệ nhúng và lập trình nhúng, các hệ điều khiển tự động, cảm biến, Internet vạn vật

Sinh viên cũng sẽ có được kỹ năng và kiến thức về xử lý siêu sạch, màng mỏng, công nghệ bán dẫn, đóng gói và kiểm chuẩn linh kiện điện tử; đồng thời biết sử dụng các phần mềm và công cụ chuyên sử dụng trong thiết kế và mô phỏng các linh kiện vi điện tử

Thực tế, các trường đại học đều đang nâng dần quy mô đào tạo nhân lực ngành chip nhằm giải “cơn khát” cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc này cần phải thực hiện dần dần

Tại buổi tiếp đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) mới đây, tập đoàn FPT đã thông tin về việc thành lập Công ty cổ phần bán dẫn FPT (FPT Semiconductor) vào năm 2022. Với những nghiên cứu về lĩnh vực này, ông Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc FPT Semiconductor cho biết, từ nay đến 2030, thế giới thiếu một triệu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn. Sự thiếu hụt này diễn ra mạnh nhất ở các nước phát triển, nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam

Các chuyên gia cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Trước các đề nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ và các cơ quan liên quan cùng nghiên cứu, đưa ra phương án để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngắn hạn và dài hạn. Thủ tướng cho rằng chủ trương hướng tới nghiên cứu công nghệ mới như chip, bán dẫn hay thành lập khu trung tâm thiết kế vi mạch là hướng đi đúng. Do đó đào tạo cần đón đầu xu hướng của ngành chip, bán dẫn, vi mạch

Trong chuyến thăm và làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chủ trương của nước ta hướng tới nghiên cứu công nghệ mới như chip, bán dẫn hay thành lập khu trung tâm thiết kế vi mạch là hướng đi đúng

Thủ tướng nhấn mạnh ba chiến lược không thể đi chậm, đó là đẩy mạnh đột phá nhân lực, thể chế và hạ tầng, trong đó cần phát triển nhanh và đột phá nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực phải toàn diện, từ nhân lực nghiên cứu cơ bản đến quản lý, thực hành…

Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội thành đại học thông minh, liên ngành, đảm bảo vừa nghiên cứu khoa học, học tập ứng dụng, vừa tiếp tục chính sách thí điểm thương mại hoá sản phẩm…

Hợp tác quốc tế trong phát triển nhân lực ngành vi mạch

Được biết, giữa tháng năm vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức tọa đàm “Tăng cường cơ hội hợp tác đầu tư giữa Trung tâm vi điện tử liên đại học IMEC và Việt Nam”.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ Thông tin và Truyền thông đánh giá, buổi tọa đàm là cơ hội để chúng ta nâng cao trình độ công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vi mạch

Bởi hiện nay, IMEC là phòng thí nghiệm trọng điểm không chỉ ở châu Âu mà trên toàn cầu. Các nhà cung cấp chip lớn nhất hiện nay như Intel, Qualcomm, MediaTek, đồng thời cũng là khách hàng và đang hợp tác với IMEC, từ đó có những định hướng về công nghệ, định hướng về sản xuất cho các tập đoàn TSMC, UMC (Đài Loan (Trung Quốc) và Samsung (Hàn Quốc)

Về định hướng đối với lĩnh vực thiết kế vi mạch, ông Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết, trong ngành công nghiệp vi mạch, hợp tác đóng vai trò quan trọng vì không ai có thể làm việc một mình, kể cả đó là nước lớn. Việt Nam định hướng sẽ tham gia từng phần vào hệ sinh thái công nghiệp này. Theo khuyến nghị của IMEC, Việt Nam có thể tham gia từng bước, ban đầu có thể cung cấp các dịch vụ như dịch vụ đóng gói, kiểm thử, cung cấp các dịch vụ thiết kế cho các tập đoàn lớn. Sau đó sẽ cân nhắc có hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam hay đi sâu hơn vào lĩnh vực đóng gói, kiểm thử

Tại tọa đàm trên, ông Lode Lauwers, Phó Chủ tịch Phụ trách phát triển kinh doanh IMEC, cho biết đơn vị này sẵn sàng hợp tác về đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch tại Việt Nam. IMEC không hỗ trợ đào tạo chuyên gia thiết kế vi mạch mà đào tạo những người sẽ đào tạo ra các chuyên gia thiết kế vi mạch. Đây là việc cần thiết để xây dựng một hệ sinh thái nhân lực mạnh trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Việt Nam

Được biết, hai bên cũng có thể xem xét phát triển một trung tâm nghiên cứu phát triển để đào tạo sinh viên tại Việt Nam. Ngoài ra, để hỗ trợ Việt Nam phát triển nhân lực trong ngành thiết kế vi mạch, IMEC có thể triển khai các chương trình trao đổi sinh viên. Sinh viên các trường đại học Việt Nam có thể sang học tập tại các trung tâm nghiên cứu phát triển của IMEC tại Bỉ rồi quay trở lại Việt Nam phục vụ cho sự phát triển của ngành thiết kế vi mạch

Cuối tháng 3 vừa qua, Ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) và Công ty cổ phần Tập đoàn Sun Electronics đã đưa vào vận hành Trung tâm Đào tạo điện tử quốc tế (IETC, đặt tại trung tâm đào tạo SHTP). Trung tâm IETC hoạt động phi lợi nhuận, do các chuyên gia người Việt Nam làm việc lâu năm ở các tập đoàn điện tử lớn ở Thung lũng Silicon (Mỹ) trực tiếp giảng dạy. Đối tượng đào tạo là những kỹ sư đang làm việc tại doanh nghiệp, các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng, những doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử, vi mạch…

Trước đó, 24 giảng viên đầu tiên đến từ nhiều trường đại học đã được trao chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo giảng viên thiết kế vi mạch do Trung tâm Thiết kế vi mạch của SHTP tổ chức. Các giảng viên tham gia lớp nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ thực hành từ các kỹ sư của hãng Synopsys. Các giảng viên tham gia được tiếp cận toàn bộ thư viện, tài liệu giảng dạy độc quyền của Synopsys, từ đó có thể xây dựng chương trình giảng dạy thiết kế vi mạch phù hợp thực tiễn cho công tác đào tạo sau này

Được biết, cuối năm 2022, SHTP và tập đoàn cung cấp công cụ thiết kế vi mạch Synopsys (Mỹ) hợp tác thành lập SCDC. Cung cấp thông tin cho báo chí, ông Robert Li, Phó Chủ tịch kinh doanh của Synopsys (phụ trách vùng lãnh thổ Đài Loan và Nam Á), cho biết Synopsys hỗ trợ SHTP thành lập trung tâm thiết kế chip với công nghệ tiên tiến của Synopsys và các sáng kiến của chương trình hỗ trợ đại học

Ông Robert Li cho rằng, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành sản xuất chip là thiếu nguồn nhân lực. Trong khi Việt Nam có thế mạnh này và chi phí còn thấp so với các nước khác trong khu vực như Singapore, Malaysia… SCDC là cơ sở hạ tầng quan trọng để đào tạo nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Qua đó, Synopsys cung cấp các bản quyền phần mềm thiết kế đến các trường, viện; tổ chức các khóa đào tạo về thiết kế vi mạch cho giảng viên các trường, viện; tổ chức các khóa đào tạo cao cấp về thiết kế vi mạch…

Tại sự kiện hợp tác, ông Nguyễn Anh Thi – Trưởng ban Quản lý khu Công nghệ cao TP.HCM cho rằng việc thành lập SCDC và IETC – hai trung tâm quan trọng, hợp thành một hệ sinh thái đào tạo hoàn chỉnh tại SHTP sẽ góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành điện tử, vi mạch. Đây cũng là bước chuẩn bị hết sức quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp có vị trí chiến lược như công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Điều này từng bước củng cố cho mục tiêu Việt Nam là trung tâm thiết kế vi mạch bán dẫn của khu vực và thế giới

Ông Thi cho biết, phát triển ngành vi mạch bán dẫn được Trung ương và TP Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm từ cách đây gần 20 năm. Do đó, TP Hồ Chí Minh phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Song để thực hiện được chương trình trên, Việt Nam phải có những đột phá về nguồn nhân lực, hạ tầng và thể chế. Trong đó, quan trọng hơn hết là phát triển nguồn nhân lực. Trên tinh thần đó, tháng 10 năm 2022, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM đã ký kết hợp tác với Công ty Synopsys hợp tác thành lập Trung tâm Thiết kế vi mạch – với cơ sở vật chất ban đầu được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa do các doanh nghiệp thuộc Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tài trợ

Cuối năm ngoái, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với Tập đoàn TTC, Tập đoàn SUN Electronics đã bàn giao thiết bị cho Phòng thiết kế vi mạch (Chip Design Lab) thuộc Trung tâm Thiết kế vi mạch (SCDC), thuộc SHTP với tổng kinh phí 2,6 tỉ đồng…

Trong thời gian tới, Trung tâm Thiết kế vi mạch sẽ tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo vi mạch đến các trường, các doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ giảng viên và tổ chức các chương trình hội thảo về vi mạch…
 
Top