What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

R&D Thinktank

thinktank.vn

Administrator
These countries spend the most on R&D
large_-lSZmttmDTQqqq8tk57huFFDo_B1-xUbjw_Do2ZTzec.jpg

South Korea, Israel and Japan spend the highest proportion of their economies on research & development​

Innovation can be a major competitive advantage for any developed economy

However, achieving a sustainable rate of innovation isn’t necessarily a straightforward exercise. The reality is that innovation is a complex and difficult outcome to measure, and there are many different variables that factor into it at a national level

Research and development (R&D) expenditure is certainly one of these factors – and while it doesn’t always directly correlate with innovation outcomes, it does represent time, capital, and effort being put into researching and designing the products of the future

igJAL88-zawPoWKlGqZOrKl6Nf0RJTZccBJAUB4S6-g.jpg

Measuring R&D spend

Today’s infographic comes to us from HowMuch.net, and it compares R&D numbers for nearly every country in the world. It uses data from the UNESCO Institute for Statistics adjusted for purchasing-power parity (PPP)

As you can see, R&D expenditures are heavily concentrated at the top of the food chain

MUvIR9IGLXhjbrh6dTjyiYoJciApMD1dNKZ1QhjHUhY.JPG

Put together the numbers for the U.S. ($476.5 billion) and China ($370.6 billion), and it amounts to 47.0% of total global R&D expenditures. Add in Japan and Germany, and the total goes to 62.5%

At same time, the countries left off the above list don’t even combine for 15% of the world’s total R&D expenditures

As a percentage of GDP

Measuring R&D in absolute terms shows where most of the world’s research happens, but it fails to capture the countries that are spending more in relative terms.
Which countries allocate the highest percentage of their economy to research and development ?

qclcqPvkyJ0zE2kOIsdSgsctA_0ac6OoHhyHrwl4sxs.JPG

As you can see, countries like South Korea and Japan allocate the highest portion of their economies to R&D, which is part of the reason they rank so highly on the list in absolute terms as well

Meanwhile, there are some smaller economies – namely Israel (4.2%) – that spend a far higher portion than normal on research

R&D Thinktank
 
Samsung, Google chi nhiều nhất thế giới cho sự đổi mới
Công ty Hàn Quốc dành 7,2% doanh thu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, trong khi Alphabet, công ty mẹ của Google, bỏ ra 14,5%

Trang web của Ủy ban châu Âu đăng bảng xếp hạng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty trên thế giới, thông qua việc thống kê 2.500 doanh nghiệp lớn tại 46 quốc gia và khu vực năm 2018. Trong danh sách này, có 339 công ty ở Nhật Bản, 438 công ty Trung Quốc, 778 ở Mỹ và 577 ở châu Âu.

e7735f593a804689027b4c5e99fe29-7172-4741-1546415294.png

Xếp hạng 20 công ty đầu tư cho R&D nhiều nhất thế giới năm 2018

Samsung dẫn đầu danh sách với 13,4 tỷ Euro (15,4 tỷ USD), tương đương 7,2% doanh thu. Công ty đứng kế tiếp là Alphabet - công ty mẹ của Google với tỷ lệ 14,5%, sau đó là Volkswagen, Microsoft và Huawei. Trung Quốc có 11 công ty nằm trong top 100 công ty hàng đầu về R&D

Apple đứng ở vị trí thứ 7, với 9,7 tỷ Euro (tương đương 11,1 tỷ USD) ngân sách cho lĩnh vực này, chiếm 5,1% doanh thu. Năm 2017, Apple chi tới 12,7 tỷ USD. Facebook đứng ở vị trí thứ 15 với 6,5 tỷ Euro (khoảng 7,5 tỷ USD). Tuy nhiên, số tiền này chiếm tới 19,1% doanh thu của công ty

Bảng xếp hạng cho thấy trong 5 năm qua, cả Alphabet, Huawei và Facebook đã rất mạnh tay trong việc chi tiêu cho nghiên cứu phát triển. Trước đó, cả ba công ty này đều nằm ở vị trí ngoài top 200, trong danh sách chi tiêu cho R&D hàng năm

Bảo Nam
 
300 tỉ USD rót vào công nghệ xe điện thế giới 5-10 năm tới
Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu lên kế hoạch chi 300 tỉ USD cho công nghệ ô tô điện trong 5-10 năm tới. Gần một nửa số tiền này nhắm vào thị trường Trung Quốc


Theo Reuters, hàng trăm tỉ USD sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ngành ô tô từ nhiên liệu hóa thạch sang công nghệ chạy bằng điện và pin ở các nước châu Á. 300 tỉ USD là mức chi tiêu lớn chưa từng có, được thúc đẩy đáng kể nhờ chính sách cắt giảm lượng khí thải CO2 của chính phủ. Phần nhiều số tiền này xuất phát từ hãng Đức Volkswagen

Nhiều thập niên qua, Trung Quốc cố gắng bắt kịp nhiều nhà sản xuất ô tô Đức, Nhật Bản và Mỹ - các bên thống trị phương tiện công nghệ đốt trong. Giờ đây, Trung Quốc định vị bản thân ở thế sẵn sàng đi đầu phát triển xe điện. “Tương lai của Volkswagen (VW) sẽ được quyết định ở thị trường Trung Quốc. Trung Quốc sẽ trở thành một trong các cường quốc ô tô thế giới”, giám đốc điều hành VW Herbert Diess cho hay. Hãng có liên doanh nhiều thập niên với hai công ty ô tô lớn nhất Đại lục là SAIC Motor và FAW Car

Sếp VW nói thêm: “Những gì chúng tôi tìm thấy ở Trung Quốc thực sự là môi trường phù hợp để phát triển thế hệ ô tô tiếp theo. Chúng tôi tìm thấy những kỹ năng phù hợp, những gì mà chúng tôi chỉ bắt gặp một phần ở châu Âu và nhiều nơi khác”

Để bắt kịp với xu hướng hạn chế động cơ diesel và động cơ xăng của nhiều nước, ngành ô tô đẩy mạnh điện khí hóa. Một năm trước, họ dự định chi chỉ 90 tỉ USD để phát triển xe điện. Số tiền 300 tỉ USD mà các nhà sản xuất ô tô tính dành để đưa xe điện đến gần hơn với tài xế Trung Quốc, châu Âu và Bắc Mỹ giờ đây còn lớn hơn cả nền kinh tế Ai Cập hoặc Chile

taixuong_kewy.jpg

Xe Volkswagen Passat đang được sạc tại Berlin (Đức)

1/3 tổng chi tiêu xe điện của toàn ngành, tức 91 tỉ USD, là từ cam kết của VW. Công ty cố đứng lên sau vụ bê bối khí thải xe diesel khiến hãng phải nộp hàng tỉ USD tiền phạt và thiệt hại danh tiếng. VW cho biết kế hoạch điện khí hóa trên ba châu lục sẽ giúp doanh nghiệp xuất xưởng 15 triệu phương tiện điện đến năm 2025, trong đó có 50 mẫu thuần chạy bằng điện và 30 mẫu xe hybrid. Cuối cùng, công ty Đức có kế hoạch điện khí hóa toàn bộ 300 mẫu xe thuộc 12 thương hiệu mà hãng sở hữu, trong đó gồm cả Audi và Porsche

Daimler, hãng ô tô Đức, cam kết 42 tỉ USD để phát triển xe điện. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ General Motors thì dự kiến chi 8 tỉ USD cho công nghệ xe điện và xe tự hành. Gần 45% tổng chi tiêu cho xe điện, tức 135 tỉ USD, mà cả ngành dự kiến chi sẽ chảy về Trung Quốc. Trung Quốc hiện thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất và bán ô tô điện thông qua hệ thống hạn ngạch, tín dụng và ưu đãi từ chính phủ

Vì lẽ đó, chi tiêu cho xe điện của nhiều cái tên lớn Trung Quốc, từ SAIC cho đến Great Wall Motor, có thể ngang bằng hoặc thậm chí vượt chi tiêu của nhiều đối tác liên doanh đa quốc gia như VW, General Motors hay Daimler. Hãng tin Reuters phân tích ngân sách đầu tư và mua sắm được 29 hãng xe hàng đầu thế giới công bố trong hai năm qua và kết luận rằng chi tiêu thực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D), kỹ thuật, dụng cụ sản xuất và mua sắm của các hãng có thể cao hơn nhiều so với số liệu được công bố

“Có sự gấp rút trong việc đầu tư vào phương tiện chạy bằng điện và pin”, Alexandre Marian, giám đốc điều hành hãng AlixPartners cho hay. Báo cáo thực hiện năm 2018 do ông Marian làm đồng tác giả cho thấy tổng chi tiêu cho xe điện của các hãng xe và nhà cung ứng phụ tùng ô tô hàng đầu thế giới sẽ đạt 255 tỉ USD đến năm 2023

Thu Thảo
 
5G sẽ là huyết mạch của nền kinh tế mới
Mạng 5G được xem như là công nghệ thế hệ mới có khả năng mang lại thay đổi cho nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, y tế tới nông nghiệp.

Giới chuyên gia công nghệ ví von rằng nếu 1G giống như chiếc ván trượt, 2G là chiếc xe đạp, 3G là chiếc ôtô, 4G là máy bay thì 5G sẽ giống như tên lửa vậy

“Về cơ bản, 5G sẽ mang lại một đường dẫn kết nối rộng hơn và nhanh hơn”, phát ngôn viên của Verizon, Marc Tracey cho biết. Về lý thuyết, 5G sẽ có tốc độ hòa mạng là 1Gbps và có thể đẩy lên đến 20 Gbps

Theo dự kiến, mạng 5G sẽ được triển khai trên toàn thế giới vào năm 2020, tồn tại song song với công nghệ 3G và 4G để giúp người dùng có thể trực tuyến bất cứ nơi nào

b0c5g-getty2.jpg

CNN cho rằng 5G sẽ là huyết mạch của nền kinh tế thế giới mới. Với 5G, thế giới sẽ thực sự xuất hiện ôtô tự lái, thực tế ảo, thành phố thông minh hay các mạng lưới robot. Công nghệ kết nối mạng thế hệ mới này cũng hứa hẹn mở ra cơ hội cho phương pháp phẫu thuật mới, vận tải an toàn cũng như các trò chơi nhập vai

Tốc độ nhanh hơn, kết nối nhanh hơn và truy cập lên đám mây nhanh hơn là ba lợi ích chính mà 5G sẽ mang lại cho thế giới, theo CNN

Tốc độ nhanh hơn

Giống như các công nghệ kết nối không dây thế hệ mới, 5G sẽ giúp điện thoại của mọi người kết nối nhanh hơn gấp 100 lần so với 4G. Để tải một video 8K hay một bộ phim 3D về thiết bị của mình, người dùng 4G sẽ mất 6 phút và người dùng 5G chỉ mất 3 giây

So với công nghệ 4G, 5G có băng thông rộng hơn, cho phép nhiều thiết bị truy cập vào một mạng cùng một lúc. Trong tương lai, không chỉ điện thoại thông minh, ngay cả thiết bị cảm biến, máy điều chỉnh nhiệt độ, ôtô, robot và các công nghệ mới khác cũng sẽ đều sử dụng mạng 5G. Công nghệ 4G hiện nay không có đủ băng thông để chứa một lượng dữ liệu khổng lồ để tất cả thiết bị đó truyền tải

Để làm được những điều này, phần lớn mạng 5G sẽ sử dụng sóng vô tuyến siêu cao tần, bởi tần số cao hơn sẽ đảm bảo tốc độ nhanh hơn và băng thông rộng hơn

Tuy nhiên, sóng cao tần không thể đi xuyên tường, cửa sổ hay mái nhà và sẽ yếu đi đáng kể trên khoảng cách xa. Điều này có nghĩa là các công ty viễn thông sẽ phải lắp đặt hàng nghìn, thậm chí hàng triệu tháp di động thu nhỏ trên đỉnh cột đèn, bên ngoài các tòa nhà cũng như bên trong các hộ gia đình.
Đó là lý do tại sao ban đầu 5G được triển khai để hỗ trợ 4G chứ không phải thay thế hoàn toàn. Trong các tòa nhà và những nơi đông dân, 5G có thể giúp tăng tốc độ truy cập nhưng 4G vẫn sẽ được sử dụng để đảm bảo kết nối mạng trên diện rộng trong thời gian tới

Kết nối nhanh hơn

Với mạng 5G, độ trễ giữa thiết bị và máy chủ mà chúng đang kết nối tới gần như bằng 0

Các mạng kết nối hiện nay chưa cần tới 1 giây để thiết bị gửi và nhận thông tin về. Thiết bị liên tục giao tiếp với mạng khi hiển thị các tệp lớn như trò chơi thực tế ảo hay video HD

Độ trễ bằng 0 đồng nghĩa rằng các loại ôtô tự lái sẽ xử lý toàn bộ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định mang tính sống còn trong nháy mắt. Ngành y tế tin rằng 5G có thể mở ra thời đại mới với công nghệ điều trị từ xa và phẫu thuật tự động

Thế giới sẽ được chứng kiến sự ra đời của những công nghệ tân tiến này chỉ khi quá trình giao tiếp giữa mạng và thiết bị diễn ra suôn sẻ

f2d5G.jpg

Truy cập lên đám mây nhanh hơn

5G có thể hoạt động giống như một máy chủ đám mây, thực hiện phần lớn công việc tính toán và lưu trữ mà ôtô tự lái sẽ phải làm nếu không có sự hỗ trợ từ mạng này. Khi đó, mỗi chiếc ôtô sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và không gian

Các trung tâm dữ liệu ngày nay được xây dựng tập trung ở một số nơi. Trung tâm dữ liệu càng xa, thời gian truy cập tới dữ liệu càng dài. Tuy nhiên, mạng 5G sẽ giúp rút ngắn rất nhiều khoảng cách giữa thiết bị và kho lưu trữ, nói cách khác là giúp thiết bị truy cập thông tin nhanh hơn

Với công nghệ 4G hiện nay, xe tự lái và thực tế ảo cần phải lưu trữ dữ liệu ngay tại chỗ. Việc truy cập vào các trung tâm dữ liệu mất quá nhiều thời gian, gây ra hiệu tượng giật hình ảnh trên thực tế ảo và có thể đe dọa mạng sống của người đang lái ôtô

5G sẽ làm nên nông nghiệp thông minh

3525g-nong-nghiep.jpg

Lợi ích của 5G không chỉ dừng lại ở đó. Mạng thế hệ mới này cũng sẽ tác động tới môi trường khi được sử dụng trong nông nghiệp thông minh

Ông David Houghton, Giám đốc bộ phận Asset Tracking Solutions tại công ty NimbeLink, trả lời CNN về cách 5G và Internet of Things (Internet vạn vật, hay IoT) bảo vệ ong mật nói riêng và nguồn cung lương thực toàn cầu nói chung

NimbeLink đã hợp tác với công ty The Bee Corp để phát triển một hệ thống theo dõi và quản lý tổ ong. Những dữ liệu cần thiết như nhiệt độ, độ ẩm, tình hình di chuyển và địa điểm của đàn ong sẽ được các thiết bị cảm biến thu thập, sau đó được chuyển về cho người nuôi để phân tích

“Tổ ong là thứ có giá trị và vì mọi người có nhu cầu nên những người nuôi ong cần phải bảo vệ chúng. Vì vậy, họ sử dụng các thiết bị theo dõi tài sản chủ yếu để giám sát tình trạng sức khỏe của đàn ong”, ông Houghton nói

Tất nhiên, đây chỉ là một trong những ứng dụng nhỏ của 5G đối với lĩnh vực nông nghiệp

Trong khi chúng ta vẫn bị choáng ngợp bởi mạng thế hệ mới 5G thì các nhà khoa học lại đang nghiên cứu về một thứ lớn hơn. “5G tốt nhưng 6G còn tốt hơn”, giáo sư khoa học Ari Pouttu tại Đại học Oulu (Phần Lan) cho biết. Được kỳ vọng sẽ ra mắt vào năm 2030, mạng 6G sẽ là một bước phát triển vượt xa điện thoại thông minh

Thanh Tùng
 
Top