What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Synopsys

thinktank.vn

Administrator
Hãng phần mềm thiết kế chip của Mỹ đầu tư sang Việt Nam khi gặp khó tại Trung Quốc

Synopsys đang chuyển dịch đầu tư và hợp tác đào tạo kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam. Hãng đang gặp khó tại Trung Quốc sau khi Hoa Kỳ đưa chất bán dẫn vào danh mục kiểm soát xuất khẩu


Nguồn tin từ Nikkei Asia cho biết nhà sản xuất phần mềm thiết kế chip Synopsys đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Synopsys là một trong số ít các công ty Hoa Kỳ thống trị thị trường toàn cầu về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), hay phần mềm thiết kế chip. Hôm 26/8, họ thông báo sẽ đào tạo nhân lực thiết kế chip tại Việt Nam và tặng giấy phép phần mềm cho một trung tâm thiết kế vi mạch của Việt Nam

Ngành công nghiệp EDA có quy mô nhỏ hơn ngành chế tạo chất bán dẫn nhưng đang trở thành mặt trận quan trọng trong cuộc chiến chip vì Bắc Kinh đang phải vật lộn để tạo dựng một nền sản xuất chip riêng mà không phụ thuộc vào Mỹ

Theo Nikkei Asia, động thái của Synopsys là một điều đáng mừng với Việt Nam. Các nhà sản xuất lớn như Apple và Panasonic đang tràn vào quốc gia này, nhưng ngành công nghiệp chip của Việt Nam vẫn chưa phát triển cho tới khi Intel và Samsung đầu tư vào ngành này cách đây 2 năm

"Thông qua quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài, Việt Nam có thể bắt đầu thiết kế các chip tầm trung, chẳng hạn như cho tủ lạnh và các máy điều hòa không khí, và sau đó nâng cao chuỗi giá trị" - ông Robert Li, Phó chủ tịch kinh doanh của Synopsys khu vực Đài Loan và Nam Á, nhận định

"Việc tạo ra một con chip giống như thai nghén một đứa trẻ. Phải mất 9 tháng," ông Li nói với phóng viên Nikkei Asia. "Nếu bạn muốn thiết kế một con chip mới, phải mất ba năm"

Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm 12 tháng 8 đã mở rộng danh mục các sản phẩm và công nghệ không được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong danh mục đó có phần mềm thiết kế chip, nơi Hoa Kỳ chiếm 97% thị phần toàn cầu

Giám đốc Bán hàng Adrian Ng Siong Teck cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia được Synopsys đánh dấu đầu tư sau khi công ty họp báo cáo tài chính nội bộ. Trung Quốc vẫn là một thị trường quan trọng, nhưng "chúng tôi phải cẩn thận một chút," ông nói

Ông Li không cho biết Synopsys sẽ đầu tư thêm bao nhiêu vào Việt Nam, ngoại trừ cho biết 30 giấy phép được tặng cho một khu công nghệ cao trị giá 20 triệu USD. Synopsys có hai văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và hai tại Đà Nẵng với hơn 400 nhân viên. Hang có kế hoạch tăng thêm 300 đến 400 nữa

Các kỹ sư chip ở Việt Nam đã thiết kế các chương trình máy tính back-end cho các công ty mẹ của họ, như Renasas hoặc Ampere, và có thể phát triển dựa trên kiến thức chuyên môn đó, Teck nói

Việt Nam đã nuôi dưỡng ước mơ có được chỗ đứng trong lĩnh vực bán dẫn trong hơn một thập kỷ qua

Ông Robert Li cho biết: “Có rất nhiều công ty muốn đến Việt Nam để tìm kiếm nhân tài. Họ sẽ mang đến những dự án thiết kế vi mạch. Một khi Việt Nam tích lũy đủ kinh nghiệm, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.(sản xuất chip)"
 
Synopsys hỗ trợ thành lập Trung tâm ươm tạo thiết kế chip tại Hòa Lạc

Theo biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch tại Việt Nam vừa được Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và Synopsys ký kết, doanh nghiệp Mỹ hỗ trợ NIC thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế chip

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ KH&ĐT vừa cho biết, ngày 18/9, tại Sunnyvale, California, Mỹ, Tiến sĩ Robert Li, Phó Chủ tịch Synopsys phụ trách kinh doanh tại Đài Loan và Nam Á và Phó Giám đốc NIC Võ Xuân Hoài đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch tại Việt Nam

Lễ ký có sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng các lãnh đạo khác của Việt Nam trong chuyến thăm trụ sở Synopsys

w-ky-ket-hop-tac-1-1-1-706.jpg

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Synopsys diễn ra tại Mỹ vào ngày 18/9

Hiện nay, NIC đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho trung tâm ươm tạo thiết kế vi mạch tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, bao gồm các công nghệ tiên tiến của Synopsys trong tạo mẫu và mô phỏng để tối ưu hóa phần mềm và đồng bộ thiết kế SoC (hệ thống trên chip) phần cứng

Hợp tác mới ký kết với Synopsys nhằm đào tạo lực lượng lao động thiết kế vi mạch chất lượng cao và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng khởi nghiệp thiết kế chip tại Việt Nam. Chương trình hợp tác này cũng hỗ trợ chiến lược của Chính phủ Việt Nam với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch và thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp

Cụ thể, Synopsys sẽ cung cấp giấy phép đào tạo, bao gồm giáo trình, nguồn lực giáo dục và chương trình “Đào tạo Giảng viên” cho NIC để giúp thành lập trung tâm ươm tạo thiết kế chip. NIC sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng mô phỏng và tạo mẫu công nghệ thông tin để thành lập trung tâm ươm tạo dự kiến đi vào hoạt động trong tương lai gần

NIC cũng cho biết, trong phát biểu tại lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã khẳng định, Việt Nam có đủ năng lực phát triển công nghiệp bán dẫn và một hệ thống chính trị được đánh giá ổn định, vị trí địa lý thuận lợi

Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam; đã giao Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT và các bộ, ngành xây dựng chương trình hành động để phát triển ngành này ở Việt Nam, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành công nghiệp này đến năm 2030

“Việc hợp tác giữa NIC và Synopsys sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp về thiết kế và phát triển sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam, cũng như tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc nâng cao năng lực hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và ngành công nghiệp bán dẫn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định

Phó Giám đốc NIC Võ Xuân Hoài cho biết: “Synopsys nổi tiếng với các giải pháp phần mềm thiết kế bán dẫn, IP và bảo mật phần mềm đầu ngành. Việc hợp tác thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế vi mạch NIC tại Việt Nam có thể nhận được những lợi ích từ công nghệ thiết kế tầm cỡ thế giới của công ty bằng cách đào tạo các nhà thiết kế chip tương lai của chúng tôi theo những xu hướng mới nhất của ngành. Hợp tác cũng có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành bán dẫn Việt Nam”

Ông Robert Li, Phó Chủ tịch Synopsys kỳ vọng việc hợp tác với NIC sẽ không chỉ mang tới những công nghệ mới cho các đối tác của tập đoàn tại Việt Nam mà còn bồi dưỡng tài năng trẻ cũng như giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành bán dẫn Việt Nam

“Sự phát triển thành công của ngành bán dẫn đòi hỏi phải có tinh thần đồng đội và hợp tác giữa chính phủ, các trường đại học công nghệ, viện nghiên cứu và doanh nhân. Synopsys sẽ hợp tác chặt chẽ với NIC để giúp củng cố sự phát triển của ngành bán dẫn và nâng cao vị thế dẫn đầu trong khu vực”, ông Robert Li chia sẻ

vi-mach-1-707.jpg

Những năm gần đây, doanh nghiệp Mỹ Synopsys đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc đào tạo nguồn nhân lực thiết kế chip tại Việt Nam

NIC được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập tháng 10/2019 với sứ mệnh hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn, góp phần đóng góp mô hình tăng trưởng đất nước dựa trên khoa học và công nghệ

Trước đó, vào tháng 8/2022, Synopsys và Ban quản lý khu công nghệ cao TP.HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập mô hình Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Khu công nghệ cao. Trên cơ sở thỏa thuận này, từ tháng 10 cùng năm, Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch khu công nghệ cao (SCDC) bắt đầu đi vào hoạt động

Gần đây nhất, vào đầu tháng 9/2023, SCDC đã được hợp nhất với Trung tâm đào tạo điện tử quốc tế (IETC), để hình thành nên Trung tâm đào tạo điện tử, vi mạch bán dẫn (ESC)

Qua đó, tạo thành một hệ sinh thái đào tạo hoàn chỉnh tại Khu Công nghệ cao TP.HCM, góp phần trực tiếp vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hai công đoạn ưu tiên phát triển của Việt Nam là thiết kế vi mạch và ứng dụng vi mạch
 
Top