What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Thị trường không gian 1.000 tỷ USD

thinktank.vn

Administrator
Đức nhắm đến "miếng bánh" thị trường không gian 1.000 tỷ USD
– Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, Mỹ, thậm chí đất nước nhỏ bé Luxembourg , Đức đang chạy đua với thời gian để soạn thảo luật mới giúp thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân để giành một phần của miếng bánh thị trường không gian khổng lồ có thể đạt giá trị đến 1.000 tỉ đô la vào thập niên 2040
Soạn luật khuyến khích các dự án không gian

1147d_khong_gian_11_600.jpg

Động lực để Đức tìm kiếm một vai trò lớn hơn trong không gian xuất hiện trong bối cảnh các công ty ở Mỹ, châu Âu và châu Á đang ráo riết giành thị phần trong một thị trường hứa hẹn mang lại các hợp đồng béo bở từ các hoạt động thăm dò cho đến khai thác các nguồn tài nguyên từ vũ trụ

Theo Bộ Kinh tế Đức, dự luật mới mà Đức đang soạn thảo sẽ hạn chế các trách nhiệm tài chính và pháp lý của các công ty tư nhân trong trường hợp các tai nạn xảy ra trong quỹ đạo đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn cho các hoạt động ở không gian cũng như cung cấp các chính sách ưu đãi cho các dự án không gian mới

Thomas Jarzombek, điều phối viên chính sách hàng không và không gian của chính phủ Đức, có thể đệ trình dự luật cho quốc hội Đức xem xét vào tháng 9 tới

Động thái này diễn ra khi các công ty và các hiệp hội kinh doanh hối thúc các cơ quan quản lý Đức thành lập khung quản lý đối với thị trường không gian để khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân

“Chúng tôi đang lo ngại rằng Đức và châu Âu sẽ tụt lại đằng sau so với Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực không gian. Chúng ta đang ở khúc ngoặt quan trọng để bảo đảm rằng chúng tôi duy trì vị thế trong nhóm dẫn đầu”, Dirk Hoke, Giám đốc bộ phận không gian và quốc phòng ở hãng sản xuất máy bay Airbus, nói

Đức là cường quốc kinh tế số một châu Âu và là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Tuy nhiên, năm 2018, ngân sách quốc gia dành cho không gian của Đức chỉ đứng thứ bảy trên thế giới, ước tính khoảng 1,1 tỉ đô la, tức chỉ hơn phân nửa ngân sách không gian của Pháp, theo công ty nghiên cứu Euroconsult

Điều nghịch lý là tham vọng không gian của Mỹ có thể mang lại “phao cứu sinh” cho ngành công nghiệp không gian của Đức.​
Con số này càng nhỏ bé nếu so với với ngân sách không gian gần 40 tỉ đô la của Mỹ, nước dẫn đầu thế giới về mức chi tiêu cho các chương trình không gian

Điều nghịch lý là tham vọng không gian của Mỹ có thể mang lại “phao cứu sinh” cho ngành công nghiệp không gian của Đức

Hoke cho biết chương trình xây dựng trạm không gian Gateway của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) tạo cơ hội cho các công ty công nghệ không gian Đức và các nước khác ở châu Âu tham gia hợp tác và giành một vai trò quan trọng trong thị trường không gian

Chương trình này bao gồm thiết kế và phát triển một tàu vũ trụ nhỏ bay xung quanh quỹ đạo Mặt trăng, đóng vai trò như là nơi lưu trú tạm thời cho các phi hành gia cũng như trạm làm việc trên bề mặt Mặt trăng và sau đó, phục vụ các sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa

NASA dự định hoàn thành dự án Gateway vào năm 2026 nhưng Washington giờ đây muốn đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2024. Điều này có nghĩa là tiến độ phóng tàu vũ trụ trong dự án Gateway sẽ được thúc đẩy nhanh hơn so với dự kiến

Chảy máu chất xám

9435c_khong_gian_1.jpg

Mô đun dịch vụ châu Âu (ESM), đang được sản xuất ở một cơ sở của Airbus tại Bremen (Đức). ESM là khoang chứa nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho tàu vũ trụ Orion mà NASA dự kiến sẽ phóng lên quỹ đạo Mặt trăng trong dự án Gateway​

Đức đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám giữa lúc các công ty trên thế giới đang lên kế hoạch khai thác khoáng sản và nước từ Mặt trăng và các tiểu hành tinh trong vòng một thập kỷ tới

Một số công ty Đức giờ đây cân nhắc di dời trụ sở đến Luxembourg, nước đang dẫn đầu châu Âu trong nỗ lực thông qua các luật giới hạn trách nhiệm của các vụ tai nạn ở không gian cũng như nới lỏng các hạn chế về hoạt động khai thác khoáng sản ở không gian. Nước này đã thành lập quỹ đầu tư 100 triệu euro cho các dự án không gian

Mỹ đã thông qua một đạo luật hồi năm 2015 để khuyến khích các công ty tư nhân tiến hành các dự án khai khoáng bên ngoài trái đất và cho phép họ quyền sở hữu các nguồn tài nguyên mà một ngày nào đó họ có thể khai thác được từ các thiên thể

Marco Fuchs, Giám đốc điều hành công ty phát triển vệ tinh OHB (Đức), cho rằng Đức cần tăng ngân sách cho không gian để có nguồn tài chính hỗ trợ cho các hoạt động phát triển tiên phong ở không gian. Tổng ngân sách không gian của Đức, bao gồm ngân sách dành cho các chương trình không gian quốc gia và ở Cơ quan không gian châu Âu (EAS) được dự báo không tăng trong giai đoạn 2020-2023. Bất cứ kế hoạch tăng ngân sách nào cho các chương trình không gian sẽ vấp phải sự phản đối vì Đức đang đối mặt với các căng thẳng ngân sách và triển vọng kinh tế u ám

Trong tháng 4 vừa qua, các lãnh đạo từ một số tổ chức tài chính bao gồm ngân hàng Deutsche và công ty tái bảo hiểm Munich Re đã nhóm họp ở Berlin để thảo luận các biện pháp cấp vốn đầu tư và bảo hiểm các dự án không gian mới

Walter Ballheimer, Giám đốc điều hành hãng sản xuất các vệ tinh thông tin German Orbital Systems, có trụ sở ở Berlin, nói: “Đức bị các nước khác vượt mặt từ lâu nhưng vẫn chưa quá muộn. Nếu Đức có đủ can đảm và thông qua một chính sách không gian rõ ràng, chúng ta vẫn có được một phần của miếng bánh mà chúng ta đáng có với tư cách là nước xuất khẩu hàng đầu”

Hiện tại, hãng công nghệ không gian SpaceX của tỉ phú Elon Musk và tập đoàn ArianeGroup, một liên doanh giữa Airbus và Safran (Pháp) đang cạnh tranh để giành hợp đồng phóng vệ tinh do thám Georg do OHB sản xuất cho Cơ quan tình báo nước ngoài Đức vào năm 2022. Giá trị hợp đồng này khoảng vài chục triệu đô la. OHB và chính phủ Đức sẽ tuyên bố công ty thắng thầu vào cuối năm 2020

Reuters
 
Top