What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

ThinkTank Go Club

thinktank.vn

Administrator
Thinktank Go Club - Tư Duy Cờ Vây
Sau khi nghiên cứu liên hệ giữa cờ vây với Binh pháp Tôn Tử, với chiến thuật của Mao và cả của người Nhật, các chuyên gia quân sự Mỹ bắt đầu… chơi cờ vây trong những căn phòng được CIA bảo vệ

Tôn Tử, nhà quân sự Trung Hoa vào thế kỷ 5 trước Công Nguyên, từng nói rằng: “Đừng tấn công kẻ địch mà hãy tấn công vào kế hoạch của chúng; quân như nước chảy: không chảy lên đỉnh núi cao mà chảy thấm xuống chỗ trũng”. Và cờ vây - môn chơi ra đời từ 4.000 năm trước tại Trung Hoa - cũng đưa ra triết lý tương tự

Sau này, vào năm 1945, Tổng thống Truman của Mỹ đã rất ngạc nhiên trước những thành công về quân sự của Mao Trạch Đông khi chiến thắng quân của Nhật và Tưởng Giới Thạch. Ông đã cho người tìm hiểu và biết được rằng, ngoài áp dụng các chiến thuật của phương Tây như Hannibal, Machiavelli, Clausewitz, Foch… thì Mao đã lấy ý tưởng nhiều nhất từ cờ vây

Sau khi nghiên cứu liên hệ giữa cờ vây với Binh pháp Tôn Tử, với chiến thuật của Mao và cả của người Nhật, các chuyên gia quân sự Mỹ bắt đầu… chơi cờ vây trong những căn phòng được CIA bảo vệ

Đó là những gì mà Jean-Christian Fauvet và Marc Smia tìm hiểu khi viết nên cuốn sách Nhà quản lý - Kỳ thủ cờ vây. Và theo như các tác giả cuốn sách này, khi phương Tây thấy cần thúc đẩy mối quan hệ với châu Á, họ bắt đầu giải mã môn cờ vây



Bìa sách Nhà quản lý - Kỳ thủ cờ vây



Bách khoa Toàn thư Universalis nêu ra nhiều truyền thuyết về nguồn gốc cờ vây của Trung Hoa, trong số đó có truyền thuyết về vị vua của Trung Hoa cổ đại - vua Thuấn chính là người đã sáng tạo ra môn chơi này để phát triển trí thông minh của con trai ông là Thường Quân. Vậy là, cờ vây vốn được tạo ra để dạy các hoàng tử cách trị quốc, vì vậy nó hàm chứa triết lý và nguồn cảm hứng cho việc điều hành chính trị và quản lý trong kinh doanh

Văn hóa phương Tây chú trọng sự phân tích, họ suy nghĩ dựa trên 3 nguyên tắc: đồng nhất, không mâu thuẫn, triệt tam (mọi mệnh đề đều đúng, hoặc sai). Trong khi đó, thế giới trong mắt người phương Đông là một thế giới uyển chuyển, vì vậy họ đề cao 3 nguyên tắc: thay đổi thường xuyên, tương phản và bao quát

Tính uyển chuyển trong nghệ thuật quản lý của phương Đông được người phương Tây phân tích và học hỏi như thế nào qua các nước cờ vây sẽ được trình bày cụ thể trong 19 chương sách với nội dung đầy hấp dẫn như

- Bàn cờ vây là “sân chơi” của nhà quản lý

- Áp dụng “chiến thuật bám biên”

- Hãy xây dựng tổ chức của bạn như một quần đảo, chứ không phải một hòn đảo

- Biết từ bỏ cái đã mất và giữ thế chủ động…


Lĩnh hội được Cờ Vây sẽ cho phép kỳ thủ

- Hình dung sự phức tạp một cách đơn giản

- Nhìn xa, đặt cột mốc và hiện diện ở mọi nơi

- Cùng tồn tại với những lực lượng đối lập

- Tạo liên kết và xây dựng những vùng lãnh thổ ảnh hưởng

- Nhất quán và chặt chẽ trong hành động

- Trong mọi hoàn cảnh, giữ gìn những cửa sổ tự do(mức độ tự do) của bạn

- Phát triển khả năng chinh phục

- Biết sử dụng chiến lược mở rộng cũng như chiến lược kiềm hãm...

Kỳ thủ cờ vây rèn luyện trí tuệ bằng tư duy cờ vây

Kỳ thủ cờ vây đưa quân cờ của mình tiến vào cấu trúc của đối phương để thay đổi từng yếu tố trong cấu trúc đó, dần dần tiến tới phá vỡ toàn bộ cấu trúc

Kỳ thủ cờ vây hoạch định những nước cờ "tầm thường" để di chuyển những quân cờ "tầm thường" đến những vị trí "tầm thường" - "tầm thường" trong thời điểm hiện tại nhưng sẽ trở thành một quả đấm thép trong một cục diện mới
 
Last edited:
Cờ Vây trong giáo dục tại Nhật Bản
Cờ Vây được đưa đến Nhật Bản từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên và nhanh chóng trở thành trò chơi trí tuệ yêu thích của giới quý tộc và Samurai. Năm 1612, chỉ vài năm sau khi trở thành Shogun vào năm 1603, Tokugawa Ieyasu đã thể chế hóa Cờ Vây bằng cách thành lập Học viện Cờ Vây, và vị trí đặc quyền cao quý này dành cho Cờ Vây trong xã hội Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn trong hơn 250 năm cho đến khi Mạc phủ sụp đổ trong Cách mạng 1868. Ngày nay, các bậc thầy về Cờ Vây của Nhật Bản đều là những người giàu có và đáng kính (như những người nổi tiếng trong các bộ môn Sumo, Quần vợt hoặc Golf)

Cờ Vây chiếm một vị trí danh dự duy nhất trong đời sống văn hóa Nhật Bản ngang tầm với nghệ thuật, văn học và âm nhạc. Ước tính có khoảng 10 triệu người Nhật Bản (gần 10% toàn bộ dân số) là những người chơi Cờ Vây, bao gồm nhiều giám đốc điều hành kinh doanh và 4 trong số 6 người đoạt giải Nobel của họ. Mức độ phổ biến của Cờ Vây tại Nhật là rất lớn khi các chương trình hướng dẫn và các trận đấu tranh giải được phát sóng thường xuyên trên truyền hình quốc gia

Ông Kazuaki Minami, tác giả của cuốn sách "Cờ Vây và giáo dục", nói "Một trong những điều quan trọng nhất mà Cờ Vây mang lại cho trẻ em là khả năng tập trung". Richard Bozulich (người sáng lập của nhà xuất bản Ishi Press Tokyo) nói rằng Tiến sĩ Akira Tano, một nhà nghiên cứu giáo dục Nhật Bản và là trưởng khoa Tâm lý học trẻ em tại Đại học Quốc gia Chiba, đã thực hiện thử nghiệm rộng rãi cho trẻ nhỏ Nhật Bản và đưa ra kết luận rằng "Học Cờ Vây là cách tốt nhất để phát triển khả năng trí tuệ bẩm sinh của trẻ ". Ông cũng chỉ ra rằng "Trẻ càng nhỏ học chơi Cờ Vây, kết quả càng tốt" và coi độ tuổi 4 hoặc 5 là tốt nhất để bắt đầu. Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ em thường học Cờ Vây một cách tự nhiên bằng cùng một phương pháp "thẩm thấu" được sử dụng trong việc tiếp thu ngôn ngữ - chỉ bằng cách đắm mình trong một môi trường mà trẻ được thực hành, luyện tập (trong trường hợp này chỉ đơn giản bằng cách xem những nước đi chuẩn xác của cha mẹ và các chuyên gia trên TV)

Japan Go
 
Last edited:
Phong trào Cờ vây trên toàn quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ

Là một trong những giải đấu quan trọng nhất của hệ thống thi đấu cờ vây, giải Vô địch cờ vây, giải trẻ cờ vây toàn quốc tranh Cúp LS đã góp phần tích cực trong việc cổ vũ, phát triển phong trào Cờ vây tại Việt Nam

Khởi tranh từ ngày 11-8, Giải Vô địch cờ vây, giải trẻ cờ vây toàn quốc năm 2019 do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Cờ Việt Nam và Tập đoàn LS phối hợp tổ chức đã khép lại sau 4 ngày thi đấu. Xếp hạng chung cuộc, các kỳ thủ của thành phố Hồ Chí Minh đã xuất sắc giành ngôi Nhất toàn đoàn với 12 Huy chương vàng, 11 Huy chương bạc, 8 Huy chương đồng. Xếp Nhì toàn đoàn là Câu lạc bộ Ciaolink Việt Nam với 6 Huy chương vàng, 6 Huy chương bạc, 4 Huy chương đồng. Xếp thứ Ba toàn đoàn là Đà Nẵng với 4 Huy chương vàng, 6 Huy chương

Tham dự giải có trên 100 VĐV. Đây đều là những kỳ thủ xuất sắc nhất được các tỉnh, thành cử đi. Điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư của các đơn vị cho phong trào cờ vây đã tăng lên đáng kể so với những năm trước đây

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Anh Thư – Tổng thư ký Liên đoàn Cờ Việt Nam: Hiện nay số lượng kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp và nghiệp dư ở Việt Nam đã và đang tăng qua các năm. Theo thống kê của Liên đoàn cờ vây thế giới vào năm 2014. Số lượng người chơi cờ vây ở một số nước Châu Á như sau: Hàn Quốc: 8.000.000, Nhật Bản: 4.000.000, Thái Lan: 1.000.000, Singapore: 100.000, Indonesia: 500, Malaysia: 500 và Việt Nam: 300. Con số 300 thì có vẻ hơi ít nếu tính luôn cả những người “biết sơ sơ”. Nhưng trình độ 10 kyu trở lên và còn chơi thường xuyên (ít nhất 1 trận/tuần) thì đúng là khoảng 300 người. Singapore là nước gốc Hoa nên không đáng ngạc nhiên khi lượng kỳ thủ tương đối đông. Còn Cờ vây Thái Lan được đỡ đầu bởi tập đoàn CPall – Seven Eleven, vì thế nên cờ vây cũng được tính là một nghề ở Thái Lan

Với số lượng tương đối ít ỏi, người chơi cờ vây ở Việt Nam không có nhiều lựa chọn ngoài việc chơi cờ vây online. Hằng ngày có trung bình 40 người thường xuyên online tại Room Vietnam Cafe ở KGS. Ngoài ra, các kỳ thủ sinh hoạt theo hình thức CLB, các hội, nhóm. Khoảng 90% người chơi thường xuyên hiện đang sinh sống tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, trong các giải đấu gần đây có sự xuất hiện của một vài địa phương như: Thanh Hóa, Đà Nẵng… là rất đáng mừng

Được biết, để đẩy mạnh phong trào cờ vây trong cả nước, Liên đoàn Cờ Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc tổ chức những sân chơi mới, các giải đấu có quy mô hơn và đặc biệt đẩy mạnh hợp tác với các nước có phong trào cờ vây phát triển mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc … để tranh thủ sự trao đổi và hỗ trợ về công tác tập huấn, giảng dạy và tài liệu sách, báo về cờ vây

Bên cạnh giải đấu lớn nhất của năm với sự tài trợ của LS (tiền thưởng và hiện vật lên đến 200 triệu/ giải), để duy trì phong trào, ở các thành phố đều cố gắng tổ chức một số giải đấu tự phát như Giải kỳ thủ mạnh, Giải cờ vây TPHCM, Giải cờ vây đồng đội Hà Nội, Giải giao lưu Việt – Hàn, Giải cờ vây sinh viên TPHCM…

Trong thời gian tới, để tiếp tục gây dựng và phát triển phong trào Cờ vây, Liên đoàn Cờ Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển phong trào tại các địa phương, nhân rộng mô hình CLB và chú trọng vào đối tượng thanh thiếu niên từ 6- 20 tuổi; liên kết đào tạo, trao đổi tập huấn với các nước có phong trào cờ vây phát triển mạnh trong khu vực; chuẩn hóa các giải đấu, và nâng cao quy trình tổ chức …
 
Last edited:
Chiến lược cờ vây kinh tế Nhật Bản

Có một trò chơi chiến lược thể hiện tuyệt vời triết lý kinh tế mà Nhật Bản thi hành trên quy mô toàn cầu: đó là môn cờ vây. Phức tạp và tinh tế hơn môn cờ vua nhiều, cờ vây là một môn cờ gốc Trung Quốc, với một bàn cờ có 19 đường ngang và 19 đường dọc cắt nhau ở 361 điểm. Quân cờ bên đen, bên trắng. Quy tắc chơi căn bản rất đơn giản. Chỉ cần học không tới một giờ, ai cũng có thể chơi cờ vây. Nhưng muốn chơi hay thì phải luyện nhiều năm, đôi khi cả đời người. Để thắng, phải chiếm được càng nhiều lãnh thổ càng tốt, nhiều hơn là địch thủ. Trong khi đánh, một lãnh thổ có thể trở thành bất khả xâm phạm với một số điều kiện, dù địch thủ có làm gì đi nữa. Nhưng lãnh thổ càng rộng thì lại càng khó bảo vệ chống lại sự tấn công của địch thủ, khó bảo đảm tính chất bất khả xâm phạm của nó. Một lãnh thổ bị rơi vào tay địch thủ thì được gọi là “đất chết”. Ngược lại, phần đất mà địch thủ không được xâm phạm nữa, được gọi là “đất sống”. Không có người nửa chiến thắng hay nửa chiến bại. Chỉ có sống hoặc chết, như trong chiến tranh. Một ván cờ có thể kéo dài trong nhiều giờ, với những tính toán phức tạp, cực kỳ căng thẳng. Nếu trình độ của hai đối thủ cách biệt quá xa, người chơi giỏi hơn sẽ chấp người kia ngay từ một đến chín quân cờ từ đầu ván

Công và thủ

Kết thúc ván cờ, vinh dự thuộc về tay chơi cờ nào biết phối hợp nhịp nhàng công và thủ, mở rộng được vùng ảnh hưởng của mình trên bàn cờ và giảm ảnh hưởng của đối thủ. Thất bại thuộc về kẻ quá mạo hiểm, muốn thắng nhanh, phát hiện ra quá chậm sự tài tình của đối thủ và không còn cách gì để bảo vệ cuộc tấn công sơ hở của mình. Quá rụt rè sẽ thua, nhưng tham vọng quá lớn chắc chắn cũng sẽ thua. Bởi vì, trong cờ vây, nắm vững kỹ thuật là cần thiết nhưng chưa đủ. Ở đây không có vấn đề may mắn, cờ vây không phải là trò chơi may rủi. Chiến lược, chiến thuật luôn luôn kết nối chặt chẽ. Tâm lý và tính cách tự chủ cũng vậy

Đầu ván cờ, điều then chốt cho giai đoạn tiếp theo là bạn phải đánh giá đúng địch thủ. Phải bắt mạch được những ý đồ thầm kín nhất của địch thủ. Địch thủ sốt ruột ? Muốn thắng nhanh ? Bạn hãy bình tĩnh và tự chủ. Địch thủ muốn tìm thắng lợi trước mắt và cục bộ ? Hãy để địch thủ chiếm một, hai khu vực mà địch thủ muốn giành cho bằng được. Hãy lợi dụng thời cơ ấy để tăng cường vị trí của bạn ở chỗ khác. Hãy chuẩn bị cho chiến thắng chung cuộc. Nhưng hãy coi chừng, nếu bạn đánh giá thấp địch thủ. Địch thủ thừa thông minh để giả vờ yếu thế và nhử cho bạn triển khai quân khắp nơi, để rồi phản công và tiêu diệt lãnh thổ của bạn mà bạn đành bó tay. Còn nếu bạn đánh giá địch thủ quá cao ? Dù địch thủ có thể chơi kém hơn bạn, nhưng lợi dụng sự khiêm nhường và rụt rè của bạn, địch thủ có thể đi những nước cờ táo bạo và thắng bạn

Sau màn mở đầu ấy, vấn đề còn lại là sự dẻo dai và sự tập trung. Nếu tất cả tế bào thần kinh của bạn thống nhất trong một nỗ lực và nhắm cùng một đích thì bạn đã tập trung được mọi khả năng, và nếu thất bại, chẳng có gì phải hối tiếc. Nhưng nếu bạn không làm chủ được thần kinh, bị chia trí, hoảng hốt, nóng giận, hấp tấp, thì dù bạn có mạnh hơn địch thủ, địch thủ cũng có thể thắng. Bởi vì, trong môn cờ vây, khi hai đối thủ ngang sức, phải đến phút chót mới biết được ai thắng ai thua. Chỉ cần đi sai một nước cờ, chỉ cần một sự vụng về nhỏ là cũng đủ để làm sụp đổ cả một thế cờ công phu

Một nghệ thuật sống

Ở Nhật, môn cờ vây không chỉ là một trò giải trí mà mang ý nghĩa hơn thế nhiều. Cũng giống như môn bắn cung, trà đạo hay cắm hoa, đó là một nghệ thuật sống, một triết lý. Nó cũng là biểu hiện sự khôn ngoan của nhân dân, một khuôn phép tinh thần, một sự rèn luyện trí tuệ, tinh thần. Mọi lứa tuổi đều chơi cờ vây. Nhưng nếu muốn trở thành một kỳ thủ giỏi mà qua 12 tuổi mới bắt đầu chơi là vô ích. Đã quá trễ để có thể tiếp thu đúng vô số các thế cờ hay. Người ta chơi cờ vây lúc nào cũng được. Một phút nghỉ xả hơi ở văn phòng cũng có thể bắt đầu một ván cờ, rồi chơi tiếp sau nữa. Được nghỉ một ngày ở một ngôi nhà trên núi hay bên một suối nước nóng ? Một ván cờ vây sẽ mang lại sự sảng khoái tinh thần. Cờ vây còn là biểu tượng của hoàn cảnh không ngừng đổi thay. Bởi vì, cùng với thời gian, các kỹ thuật chơi cờ cũng tiến triển. Tuổi già không biết đổi mới dừng lại và tuổi trẻ đầy sinh lực giành chiến thắng. Những bậc thầy cao cường phải nhường chỗ cho những chú ngựa non háu đá mà đôi khi chính các bậc thầy đã đào tạo

Tôi nhớ lại những trận cờ tuyệt vời tại giải vô địch quốc tế nghiệp dư cờ vây được tổ chức ở Tokyo năm 1980. Tôi chỉ là một tay chơi cờ kém cỏi. Nhưng tôi cũng biết theo dõi và hiểu được những giây phút gay cấn của một ván cờ giữa hai cao thủ. Ở Trung Quốc, từ lâu người ta đã không còn chơi cờ vây. Nay giới trẻ lại bắt đầu môn cờ này với tất cả sự nóng nảy, đầy sức sống và sự hăng say của lớp người muốn có những đổi thay mạnh mẽ. Người già thì vui vẻ truyền lại kinh nghiệm cho lớp trẻ vì muốn thấy truyền thống được duy trì. Hôm ấy ở Tokyo có các đồ đệ khắp thế giới của môn cờ vây: Nam Triều Tiên, Mỹ, Pháp, Ba Lan… Danh sách còn dài. Ba thanh niên Trung Quốc so tài với ba bậc thầy tuổi tác đáng kính của Nhật. Người trẻ nhất trong đội cờ Bắc Kinh chưa tới 17 tuổi

Giây phút chiến thắng của đội thật đáng nhớ. Xong ván cờ, cả ba chỉ hơi mỉm cười rồi từ từ đứng dậy khỏi ghế, cúi mình trước các đối thủ không may của họ, sau đó nhanh chóng rút lui, đầy vẻ khiêm tốn, gần như bối rối về việc đã hạ nhục những bậc thầy 70 tuổi hoặc hơn ! Trong khung cảnh như vậy, các cuộc gặp gỡ này không chỉ là một cuộc đấu trí hữu nghị: đó là sự đối đầu của hai quốc gia. Khi người ta biết được sự thù hận ở Trung Quốc đối với Nhật Bản hơn 45 năm sau khi chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, thì người ta đoán được giá trị của việc thắng ván cờ vây. Tay cờ giỏi nhất Trung Quốc, Nie Weiping, đã trở thành một anh hùng dân tộc từ sau khi anh thường xuyên đánh bại các bậc thầy Nhật Bản.
Ván cờ vây toàn cầu

Bây giờ chúng ta hãy xét bản chất của chiến lược kinh tế Nhật Bản trên thế giới. Thật khó mà không nghĩ tới những nhà kinh doanh và những nhà quản lý Nhật đầy thế lực, nắm trong tay những nguồn tư bản quan trọng, âm thầm ngồi trước một quả địa cầu chỉ nhỏ bằng một bàn cờ vây. Một mình Nhật Bản đối lại với cả thế giới ! Một chấm trên quả cầu sáng lên: Nhật vừa siết cổ một lãnh thổ của địch; thêm một xí nghiệp kình địch phải đóng cửa. Một điểm khác lại sáng lên: lần này là một nhà máy Nhật vừa được khánh thành, một quân cờ nữa trong lãnh thổ của địch. Nhưng, cũng như trong môn cờ vây, phải kiên nhẫn, thận trọng, suy nghĩ kỹ. Trong cuộc chiến tranh kinh tế, hấp tấp là có thể chết

Ván cờ thế giới gay go này đã bắt đầu gần nửa thế kỷ nay. Vẫn còn khó để nói ai sẽ thắng. Tương quan lực lượng luôn thay đổi. Hoàn cảnh cũng thế. Và lợi thế về bên nào thì chưa chắc. Nhưng rõ ràng là Nhật Bản bước vào trận chiến với nhiều bất lợi nhất, đã tỏ ra là một đối thủ thông minh, học rất nhanh. Mới đầu, họ thường do dự trước khi đặt những đồng tiền đầu tiên. Nhưng họ đã không phạm sai lầm lớn. Những bất lợi của họ từ lâu đã được san bằng. Và lâu nay Nhật đã dám đặt các quân cờ xa căn cứ địa của mình, ngay sát lãnh thổ địch thủ. Hơn thế, mới đây, họ còn tỏ ra khinh khi địch thủ ngay trong vùng ảnh hưởng của địch. Mới nhìn, dường như các vị trí của Nhật bị bao vây chặt. Nhưng nhìn kỹ hơn và tinh ý hơn sẽ thấy tình hình thực tế hoàn toàn khác. Chỉ cần Nhật tiếp tục chiến lược chinh phục thận trọng của mình và đối thủ của họ bối rối tiếp tục quên củng cố một số vị trí đặc biệt yếu, thì tất cả chắc chắn sẽ xoay chiều
 
Baduk boom in Thailand

How many Baduk players (who know how to play) do you think there are in the world ?

Besides the three main countries of Baduk, the number of Baduk players is barely over three million. This isn't a lot considering the population of the world. Many people even don't know what Baduk is

By the way, one country has about half of those three million: Thailand

1(7).jpg

There are about a million and four hundred thousand Baduk players in Thailand. About 350,000 Baduk sets have been sold in Thailand, so a million and four hundred thousand could be right. Most players are under thirty years old. I didn't see anyone over thirty years playing Baduk many times when I was in Thailand last year. Maybe it's because there are no tournaments for seniors, which is not a good state. If there is a tournament or something for seniors, needless to say the population of senior players will go up. However, the dan test is open to everyone, regardless of age or sex. It must be very important for Thai people (especially the younger) to get a dan certification, because with that anyone can enter a reputable university and get a job easily

It is said that the reasons why the Thai Baduk community has become so big are well-known: the Baduk manga Hikaru-no-go and serious support from CP 7/11 by Mr. Korsak Chairasmisak. He is also the president of Thai Baduk Association

000001.jpg

The Thai Baduk Association was established in 1993 and some Baduk clubs as well. At that time, there were not many people know how to play Baduk and most people didn't know what Baduk is

Mr. Korsak started to spread Baduk in Thailand around that time. He tried to get university students to know Baduk first, because elementary and high school students are mostly too busy to learn. University students have more free time, so they could learn Baduk

If anyone reaches about three dan level then he/she can enter a reputable university and receive a full scholarship. Tuition fees are quite high for reputable universities so it's obviously nice for them to study without the high cost

In addition, there are about sixty promising companies, including big group CP(7-11), that are open to anyone who is about dan level to get a job

And since the great scholarship in university has been offered to anyone, a lot of middle, high school, and even elementary students started to study Baduk seriously

Mr. Korsak has established a school of commerce to provide resources to CP 7-11 and to also add basic Baduk in the course outline. This is the beginning of the following curriculum in all schools and universities

Those ideas were great to make Baduk community getting bigger

Today, many Thai people know what Baduk is and they are willing to learn it. The only thing that Thai Baduk lacks is that there is not many high dan players or a pro system at the moment. In my opinion, it is proper time to invite strong players to Thailand and make many strong Thai players. Not only is it nice to have many strong players, but also it will also cause another Baduk boom in Thailand

Thai Baduk community has grown greatly since 1993 and is still in progress. We need to pay more attention to Thai Baduk. When they have strong players like the three main countries of Baduk do then Thailand can probably compete for the No.1 country of Baduk someday. Let's keep our eyes on Thailand!

000011.jpg
 
Last edited:
Thái Lan có hơn một triệu kỳ thủ yêu thích Cờ Vây

Ông Korsak Chairasmisak là CEO của C.P. Group Thái Lan. Ông đặc biệt yêu thích môn “Cờ vây”, ông đánh giá Cờ Vây như đánh giá doanh nghiệp của mình

Với Kosak, “Cờ vây” và kinh doanh là sự hiệp lực Khổng – Đạo. Ông biết rằng các học giả Trung Quốc thường vận dụng Khổng giáo trong công việc và đời sống. Nhưng khi gặp khó khăn họ lại dựa vào Đạo giáo để tìm lối đi

Ông đã bảy lần đại diện cho Thái Lan tại giải quán quân Cờ Vây quốc tế. Ông còn gắng sức phổ biến “Cờ vây” ở Thái Lan qua truyền hình và báo chí, ông tổ chức giải Cờ Vây trong các trường đại học ở Thái Lan, mời các kiện tướng Cờ Vây từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên về huấn luyện

Ông còn tổ chức một sân chơi khá lớn tại trung tâm Bangkok cho mọi người chơi Cờ Vây. Nhờ những nỗ lực của ông, Thái Lan ngày nay đã có hơn một triệu kỳ thủ yêu thích “Cờ vây”. Là chủ tịch hội Cờ Vây Thái Lan, ông được coi như là người cha của Cờ Vây đất nước này

Là một doanh nhân luôn nghĩ về sự sống còn và phát triển, ông phải tìm ra cách trụ vững trước nền kinh tế toàn cầu. Nhưng có nhiều yếu tố bất định và ẩn giấu đối với công việc. Chúng ta có thể so sánh tình trạng này với sự thay đổi 361 điểm của bàn Cờ Vây
 
Cờ vây – môn nghệ thuật ẩn chứa nội hàm và triết lý thâm sâu

Trong 4 loại hình nghệ thuật thời cổ đại: Cầm, Kỳ, Thi, Họa thì Kỳ chính là chỉ về Vi Kỳ, có nghĩa là cờ vây. Người cổ đại coi trọng tâm tính trong nghệ thuật, nên tứ nghệ phải chứa tâm đạo

Song riêng Kỳ, nó không chỉ có tâm đạo, mà còn trí đạo và triết lý thâm sâu. Ngày nay, người ta vẫn phải trầm trồ khen ngợi, cờ vây như một đóa hoa đẹp đẽ, một trang sách trí tuệ vàng son mà nền văn minh Trung Hoa cổ xưa lưu lại cho hậu thế

Nguồn gốc ra đời môn cờ vây

Ra đời từ hơn 2.500 năm trước, cờ vây gắn liền với những truyền thuyết đầy giá trị nhân văn về nguồn gốc của nó. Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận, với một lịch sử rất lâu dài

Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của nó, trong đó có một thuyết được khá nhiều người công nhận là môn này khởi đầu từ thời Nghiêu Đế. Trương Hoa, thời nhà Tấn, đã viết trong sách “Bác vật chí” rằng: “Vua Nghiêu nghĩ ra môn chơi cờ vây để dạy dỗ Đan Chu, con trai của mình”. Trong đó còn nói vua Thuấn cảm thấy con mình là Thương Quân không được thông minh lắm, cũng từng dạy dỗ con bằng bàn cờ vây

Trong “Lộ sử hậu ký” của La Bí, thời đại nhà Tống, có nói rằng: Phi tần của vua Nghiêu là Phú Nghi Thị sinh được một hoàng tử, đặt tên là Đan Chu. Hành vi của Đan Chu không được tốt, nên vua Nghiêu đã đi tìm những vị đạo tiên để hỏi cách chỉ bảo cách dạy con

Một hôm, ở gần bờ sông Phấn, ông nhìn thấy hai vị tiên đang ngồi đối diện nhau dưới cây tùng. Ông ngắm họ vạch những đường ngang dọc trên cát, rồi đặt những miếng đá đen trắng trên hàng vẽ như đang bày trận đồ. Nhà vua tiến đến hỏi cách làm thế nào để có thể sửa đổi tính tình Đan Chu

Một vị tiên nói: “Đan Chu hay tranh giành mà lại ngu ngốc, hãy dùng những phương diện gì hắn có sở trường mà uốn nắn tính tình của nó theo con đường tốt”. Còn vị tiên kia lấy tay chỉ những đường kẻ trên cát và các viên đá đen trắng nói rằng: “Cái này gọi là bàn cờ Vi Kỳ. Bàn cờ này hình vuông mà yên tĩnh, trong khi những viên đá kia hình tròn mà chuyển động. Nó đi theo cách vận chuyển của Trời và Đất

anh_3_tkkk.png

Từ khi bàn cờ vây được thành lập đến nay, chưa có ai có thể hoàn toàn phá giải nó được” (trích từ Lịch đại Thần Tiên thông giám ). Sau đó Đan Chu đã được vua Nghiêu dạy chơi cờ vây, và quả thật tính nết cũng thay đổi tốt hơn

Từ đó mà thấy, người xưa sáng tạo ra môn cờ vây không phải chỉ để tiêu khiển giết thời giờ hay học cách tranh giành hơn thua, mà để tu thân dưỡng tính, phát sinh trí tuệ và biểu lộ tài năng nghệ thuật của người chơi. Vả lại, cờ vây còn có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược, và vấn đề trị quốc an dân

Một bàn cờ vây gói gọn cả một tiểu vũ trụ

Một bàn cờ gói gọn cả một tiểu vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Có 19 đường dọc và 19 đường ngang trên bàn cờ và tổng cộng 361 điểm. Một điểm dư ở trung tâm gọi là Thiên Nguyên, tức là Thái Cực. Đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm âm lịch, được chia ra làm bốn mùa ở bốc góc của bàn cờ: xuân, hạ, thu, đông. Những con cờ đen và trắng tượng trung cho ngày và đêm. Như vậy cả bàn cờ như một hình tượng biến hóa của Trời và Đất

Trong cuốn cổ thư: Hà Đồ, Lạc thư, có ghi chép rằng cờ vây có 361 giao điểm, có 8 ngôi sao tinh tú chỉ phương vị, 72 giao điểm dọc theo vòng chu vi mà tương ứng với 360 ngày, 8 quẻ bát quái: càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn
anh_1_iwxm.png
Họa hình người xưa đánh cờ vây

Con cờ hình tròn, phía trên nhô lên, phía dưới phẳng ngang, phân biệt nhau bằng hai màu đen, trắng, tượng trưng cho Âm và Dương. Trong cuốn Kỳ kinh, thuộc thời đại Nam bắc triều, người ta tìm thấy trong động đá Mỗ Cao thuộc Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc có nói rằng: 361 đường là phỏng theo con số của Chu Thiên

Trong cuốn Lê Hiên Mạn Viễn viết rằng: Vi Kỳ ban đầu không phải là sự việc của nhân gian. Nó được phát hiện đầu tiên trong khi khai quật phần mộ của vua Chu Mục Vương thuộc tỉnh Tứ Xuyên và sau đó còn được tìm thấy trong một thạch thất nằm trên núi Thương Sơn. Đó là dụng cụ cho các vị đạo tiên nuôi dưỡng tính nết và vui chơi thưởng Đạo

Chứa đựng nhiều giá trị triết lý uyên thâm

Người Trung Hoa cổ đại coi trọng đạo lý và tâm tính của con người, giống như bắn cung, trà đạo, hay cắm hoa, thì cờ vây cũng mang theo những triết lý và những nghệ thuật sống được gọi chung là: Đạo

Đạo trong cờ vây là một khái niệm rất rộng và liên quan tới cả thuyết của Đạo gia, Phật gia và có hồi hướng liên quan tới Nho giáo. Người chơi phải rèn luyện tinh thần: ‘‘nhẫn đạo’’. Luyện óc quan sát và phán đoán tìm hiểu đối phương mà đưa ra chiêu sách hợp lý đối phó

Ví như: với người quá mạo hiểm, thích tấn công, đánh nhanh thắng nhanh, thì mưu cầu tấn công lại chính là sơ hở. Nhưng nếu rụt rè sẽ thua, ôm tham vọng lớn mà không xét nội lực thì thất bại lúc nào không hay. Bởi trong cờ vây, không chỉ cần nắm vững kĩ thuật, mà chiến thuật, chiến lược phải chặt chẽ. Trạng thái tinh thần ổn định, điềm tĩnh, nhẫn nại quan sát, tập trung cao độ và óc phán đoán thì mới nắm được tinh thần của người chiến thắng

Ngoài nhẫn đạo, người chơi cờ vây sẽ cần một khả năng cảm nhận trực quan về con người một cách sâu sắc. Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Nắm được đối phương thuộc loại người nào, nhút nhát, tham lam, cố chấp, nhu nhược, hiếu thắng, nóng tính hay hiền hòa

Tất cả những điều này đều được thực hiện trong từng nước đi của cờ. Từ đó mà nắm luôn điểm yếu và sơ hở của đối phương mà dành chủ động trên thế trận. Nhưng cũng từ những nước đi của đối phương mà tìm ra tri kỉ và người tương hợp với tư tưởng của mình. Người xưa gọi đó là kết giao thâm tình qua bàn cờ

Cờ vây là một môn nghệ thuật mà tính cách, tư tưởng, đạo đức đều nằm trên bàn cờ, nó xóa đi mọi rào cản về địa lý và ngôn ngữ, mang con người và con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, dễ thông cảm và sẻ chia hơn. Do vậy người xưa coi Kỳ trong tứ nghệ là một môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người. Người chơi cờ vây không chỉ là giải trí, mà còn được học về đạo lý nhân sinh, giáo huấn con người nâng cao bài học về đạo đức

Nên cờ vây không dừng lại ở tính khoa học, mà hơn hết nó còn là kho tàng kiến thức trong mọi lĩnh vực, giúp con người trở nên hoàn thiện hơn, am hiểu hơn từ đó mà thay đổi cách nhìn nhân sinh quan. Hiểu được chính bản thân mình mà bồi đắp trở thành một con người hoàn thiện

Thành Trung
 
Nhà vô địch cờ vua Emmanuel Lasker:
“Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây”

Cờ Vây


Cờ vây là một trò chơi chiến lược dạng board game, thường dành cho hai người chơi. Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận

Sự ra đời của cờ vây

Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4300 năm. Khởi thủy của môn cờ bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế của Trung Hoa) với vị tiên Dung Thành. Nhà vua đang thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn thỉnh cầu tiên dạy cờ cho mình

Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Nhà vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu, con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ.
Còn trong “Lộ sử hậu ký” của La Bí, thời đại nhà Tống, có nói rằng: “Phi tần của vua Nghiêu là Phú Nghi Thị sinh được một hoàng tử, đặt tên là Đan Chu. Hành vi của Đan Chu không được tốt, nên vua Nghiêu đã đi tìm những vị đạo tiên để hỏi cách chỉ bảo cách dạy con

Một hôm, ở gần bờ sông Phấn, ông nhìn thấy hai vị tiên đang ngồi đối diện nhau dưới cây tùng. Ông ngắm họ vạch những đường ngang dọc trên cát, rồi đặt những miếng đá đen trắng trên hàng vẽ như đang bày trận đồ. Nhà vua tiến đến hỏi cách làm thế nào để có thể sửa đổi tính tình Đan Chu

Một vị tiên nói: “Đan Chu hay tranh giành mà lại ngu ngốc, hãy dùng những phương diện gì hắn có sở trường mà uốn nắn tính tình của nó theo con đường tốt”. Còn vị tiên kia lấy tay chỉ những đường kẻ trên cát và các viên đá đen trắng nói rằng: “Cái này gọi là bàn cờ Vi Kỳ. Bàn cờ này hình vuông mà yên tĩnh, trong khi những viên đá kia hình tròn mà chuyển động

Nó đi theo cách vận chuyển của Trời và Đất. Từ khi bàn cờ vây được thành lập đến nay, chưa có ai có thể hoàn toàn phá giải nó được” (trích từ Lịch đại Thần Tiên thông giám ). Sau đó Đan Chu đã được vua Nghiêu dạy chơi cờ vây, và quả thật tính nết cũng thay đổi thành tốt hơn”


Từ đó mà thấy, người xưa sáng tạo ra môn cờ vây, không phải chỉ để tiêu khiển giết thời giờ hay học cách tranh giành hơn thua, mà để tu thân dưỡng tính, phát sinh trí tuệ, và biểu lộ tài năng nghệ thuật của người chơi. Vả lại, cờ vây còn có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược, và vấn đề trị quốc an dân, vô cùng kỳ diệu!

Cờ vây và vũ trụ

Một số những thầy chơi cờ vây giỏi ngày nay cho rằng bàn cờ vây nhìn giống như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Có 19 đường dọc và 19 đường ngang trên bàn cờ, và 361 điểm tổng cộng. Một điểm dư ở trung tâm, gọi là Thiên Nguyên, tức là Thái Cực, đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm âm lịch, được chia ra làm bốn. Bốn góc là xuân, hạ, thu, đông. Những con cờ đen và trắng đại biểu cho ngày và đêm. Như vậy cả bàn cờ giống như là hình tượng biến hóa của Trời và Đất

Cờ vây nổi tiếng tới mức trong một loạt phim cổ sử của Trung Quốc, ta thấy Tần Thủy Hoàng đêm ngày luyện cờ vây nhằm mở rộng đất đai lãnh thổ, chinh phục, thống nhất thiên hạ. Ta thấy Khổng Minh đánh cờ vây để tạo ra những trận nổi tiếng như Xích Bích, Hoa Dung. Ta thấy Càn Long lấy cờ vây để thể hiện trí dũng của mình, còn Tể Tướng Lưu Gù chơi những ván cờ vây tuyệt diệu và cơ trí đã lấy được vợ đẹp và nhiều lần mưu trí hạ bệ Hòa Thân gian xảo… Xưa kia, trong triều đình Trung Hoa, ai không biết chơi cờ vây thì vẫn bị coi là “kẻ vẫn còn khiếm khuyết”

Cờ vây – trò chơi trí tuệ có sức sống mãnh liệt

Cho tới ngày nay, dù đã hơn 4300 tuổi nhưng cờ vây không những không bị lão hóa, bị mai một mà ngày càng tràn trề sức sống, 68 quốc gia trên thế giới ở khắp các châu lục đã cùng nhau lập ra Hiệp hội cờ vây quốc tế (trong đó có Việt Nam được kết nạp năm 1998) thu hút hàng triệu người hâm mộ

Người Trung Hoa sau gần 100 năm quên lãng sản phẩm chính hiệu của mình do mải chạy theo cờ Tướng, nay đang ra sức phục hồi. Nhật Bản đã vươn lên hàng đầu trong thế giới cờ vây và họ giữ ngôi quán quân cờ vây trong rất nhiều năm

Nếu như cờ Tướng và cờ Vua đều có một mục tiêu duy nhất là tiêu diệt quân Tướng hay Vua của đối phương, vì chỉ cần diệt được quân đó thôi thì tất cả còn lại sẽ sụp đổ hoàn toàn. Cờ Tướng và cờ Vua nhắm vào một quân duy nhất nên hai loại cờ mang tính chiến tranh, tính hủy diệt rất cao. Tất cả các quân hai bên đều tìm cách ăn quân càng nhiều càng tốt mà không hề để ý gì tới lãnh thổ đất đai. Sự đối kháng trên bàn cờ tướng, cờ vua là một mất một còn, không hề có sự khoan nhượng. Cờ Vây thì hoàn toàn khác!

Cờ vây có mục tiêu tối thượng và duy nhất là chiếm được “đất” càng rộng càng tốt. Bắt quân cũng rất cần nhưng luôn là chuyện thứ yếu. Nếu so với cờ Tướng, cờ Vua chỉ có 32 quân và 64 ô để hoạt động thì người chơi cờ vây phải có sự tính toán cực kỳ sâu xa mới có thể điều khiển 361 quân trên một diện tích rộng gấp 5 lần. Điều đó giải thích vì sao người chơi cờ vây phải tính trước rất nhiều nước không chỉ cho một đám quân mà cả cho chục đám quân xen kẽ rất phức tạp trên bàn cờ. Óc tưởng tượng trong cờ vây là rất lớn

Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp

Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm “đất” để xác định thắng thua, mỗi điểm trong vùng đất sẽ được tính là một “mục” và ai nhiều “mục” hơn sẽ thắng. Trước khi đếm “đất” hai bên trao trả “tù binh” (những quân cờ bị bắt) rồi đặt các “tù binh” vào “đất” của mình, như vậy số “mục” của mỗi phe sẽ bị giảm nhiều nếu phe đó có nhiều quân bị bắt làm tù binh. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm năm mục rưỡi do bên Trắng luôn là bên đi sau

Tuy thế trong suốt chiều dài lịch sử, cờ vây cũng trải qua không ít thăng trầm. Trong một thời gian dài, khoảng một thế kỷ cờ vây hầu như bị quên lãng do những cuộc chiến tranh liên miên của các nước châu Á, do không tổ chức các cuộc thi đấu, khiến cho tình trạng chơi cờ trong dân gian rất tản mạn, bị co hẹp. Đến thời kỳ yên bình, cờ vây mới được khôi phục. Nhưng khi đó các môn cờ khác cũng trỗi dậy và cờ vây lại bị sự lấn át của môn cờ Tướng và sau đó cũng mạnh không kém là môn cờ Vua. Trung tâm cờ vây không còn nằm ở Trung Quốc mà chuyển sang các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc…
 
Chiến lược "không đánh mà thắng"

Chiến lược "không đánh mà thắng" của Trung Quốc dựa trên một phương thức tư duy chiến lược đặc biệt, "tư duy cờ vây"

Nguyên tắc thời gian trong chơi cờ vây là không quan tâm đến thời điểm thắng, chỉ cần biết sẽ thắng. Áp dụng nguyên lý cờ vây vào đời sống thực tại, họ nhìn quả địa cầu này như một bàn cờ vây vĩnh viễn. Người chơi cờ vây phải có một năng lực tư duy toàn cục rất cao để có thể tính trước được xu thế vận động của nhiều nhóm quân cùng một lúc, không chỉ nhóm quân của mình của cả nhóm quân của đối phương, nhằm bành trướng diện tích trên bàn cờ

Được rèn luyện trí tuệ bằng tư duy cờ vây, người Trung Quốc là bậc thầy của khả năng đưa quân cờ của mình tiến vào cấu trúc của đối phương để thay đổi từng yếu tố trong cấu trúc đó, dần dần tiến tới phá vỡ toàn bộ cấu trúc. Họ là bậc thầy trong việc hoạch định những nước cờ "tầm thường" để di chuyển những quân cờ "tầm thường" đến những vị trí "tầm thường" - "tầm thường" trong thời điểm hiện tại nhưng sẽ trở thành một quả đấm thép trong một cục diện mới
 
Cờ Vây Nhật Bản đi xuống so với thế giới

Nếu nhìn lại thời điểm trước những năm 1950 thì cờ vây Nhật Bản thống trị thế giới, nhắc tới cờ vây không ai không nhắc tới Nhật Bản (trong khi Trung Quốc mới là nơi khai sinh ra cờ vây). Ấy vậy mà dần tới nhưng năm cuối thể kỷ 20, lá cờ mặt trời mọc trên bảng xếp hạng cờ vây dần bị thay thế bởi Hàn Quốc và Trung Quốc (đỉnh điểm là Lee Changho thống trị top 1 thế giới với hơn 16 năm). Đến thời điểm hiện tại thì top 10 thế giới đã không còn bất kỳ kỳ thủ Nhật Bản nào trên đó. Vậy do đâu mà gây ra tình trạng này

1. Thời điểm Lee Changho vô địch thế giới đã chính thức lật đổ thời kỳ bá vương của cờ vây Nhật Bản, sau này lại thêm 1 huyền thoại khác là Lee Sedol nắm giữ nó. Giai đoạn song Lee này đã để lại bóng tối quá lớn lên nền cờ Trung thì Trung lập nên đội tuyển quốc gia(chia ra các nhóm cùng style) chuyên cày cho giải quốc tế, kết quả lên thống trị hay ít ra tốt hơn Hàn nhiều ở giai đoạn 2013 tới 2017-18, Hàn sau đó cũng học theo lập ra đội tuyển nhưng dân số Trung áp đảo (Trung Quốc có 40 triệu kỳ thủ, Hàn Quốc có 10 triệu kỳ thủ, Nhật Bản có 5 triệu kỳ thủ , Vietnam có 4000 kỳ thủ)

Nhưng sau đó khi cơn sóng AI cập bến thì thái độ 2 bên Hàn Trung khác biệt nhau

Trung thì "con người không bao giờ đạt được trình độ AI" nên tiếp tục luyện bình thường, kỳ thủ nào luyện với AI thì cứ luyện (riêng lẻ)

Còn Hàn thì lập bộ phận nghiên cứu AI chung, phân tích và tổng hợp giúp phát triển các kỳ thủ trẻ đơn cử là Song Shin (Shin Jinseo và Shin Minjun), khiến cho sóng trước Ke Jie chưa vào bờ thì bị sóng sau Shin Jinseo đã đánh bạt. Một phần do tài năng của Shin Jinseo quá chói lọi, tự học thành pro, giờ có được thầy AI nên nhất phi trùng thiên

Bên cạnh đó, "thế hệ AI"(thế hệ kỳ thủ trẻ học cờ và luyện cờ từ AI) của Hàn có vẻ xuất hiện sớm nhất

Còn Nhật Bản thì sao ? Hệ thống Nhật khó cập nhật cái mới (hầu như bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, ngay cả AI trong cờ vây cũng đi sau thế giới 1 đoạn) vây nên đã bị lạc hậu hơn so với 2 nước bạn rất nhiều, ngay cả thế hệ trẻ cũng không có tên tuổi nào mới mà đa số toàn kỳ thủ lâu năm ngồi trên đỉnh

Có câu nói "Nhật xem cờ vây là nghệ thuật còn Hàn xem cờ vây là thể thao"

2. Giải thưởng và đãi ngộ các giải trong nước cao hơn giải quốc tế và ít cạnh tranh hơn do ít đối thủ hơn. Tại Nhật Bản có hệ thống tranh danh hiệu với 7 danh hiệu chính, và có lẽ đây là lý do chính khiến các kỳ thủ không mấy mặn mà với giải quốc tế khi mà sự cạnh tranh ít khốc liệt hơn + phần thưởng lớn. Cùng với thời gian thi đấu siêu lâu đã là "đặc sản" của cờ vây Nhật Bản (trước đây 1 trận đấu có thể kéo dài cả tháng, còn hiện nay các trận đấu tranh danh hiệu kéo dài 2 ngày/ván) giúp các kỳ thủ có thể "thưởng thức" ván cờ trọn vẹn hơn

Huỳnh Nhật Tân admin page
Genius of Go
 
Last edited:
Cờ Vây Microsoft

photo1614934629193-1614934629395753843169.jpg

CEO Microsoft Satya Nadella

CEO Microsoft Satya Nadella đã chia sẻ quan điểm về các phẩm chất của một lãnh đạo doanh nghiệp

Ông tiếp tục cho thấy sự ôn hòa của mình khi được cựu Giám đốc Microsoft Jeff Raikes hỏi về lời khuyên dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Theo ông, nghệ thuật lãnh đạo không phải là nói rằng “nhóm của tôi tuyệt vời, còn người khác đều dở”. Trong thế giới đa phương, lãnh đạo cần mang mọi người đến với nhau.Ông Nadella không phải tuýp lãnh đạo thích khoe khoang và hạ bệ đối thủ. Sau khi tiếp quản Microsoft từ Steve Ballmer 7 năm trước, ông đã thành lập liên minh với các đối thủ như Red Hat, Salesforce, thậm chí còn cho phép mọi người dùng trợ lý Alexa của Amazon trên hệ điều hành Windows

Ông Nadella gia nhập Microsoft năm 1992, khi đồng sáng lập Microsoft vẫn đang lãnh đạo công ty. Song ông cũng khác với Gates. Trong màn hỏi đáp trên diễn đàn Reddit năm 2013, Gates từng viết: “Bing thật sự là sản phẩm tốt hơn” dù Google đang kiểm soát thị trường tìm kiếm Internet

Ngược lại, Microsoft dưới thời Nadella trở nên khoan dung hơn với các đối thủ cùng ngành. Nếu như trong quá khứ, công ty xem phần mềm nguồn mở là thế lực cạnh tranh, nay hãng lại mua dịch vụ lưu trữ mã nguồn mở GitHub với giá 7,5 tỷ USD và tích hợp hệ điều hành nguồn mở Linux vào Windows

Ông ít khi nhắc trực tiếp tên đối thủ. Chẳng hạn, tại một sự kiện của Microsoft mới đây, ông chỉ nói “không khách hàng nào muốn phụ thuộc vào một nhà cung cấp vừa bán công nghệ cho họ, vừa cạnh tranh với họ”. Đây được xem là lời ám chỉ Amazon, vốn cạnh tranh với một số khách hàng mua đám mây của mình

Ngoài ra, ông cũng nhắc tới một số phẩm chất lãnh đạo khác. Chẳng hạn, ông cho rằng lãnh đạo có năng lực bẩm sinh, giải quyết các tình huống không ổn định, mang tới sự rõ ràng. Lãnh đạo không phải người làm cho một tình huống rắc rối trở nên rắc rối hơn. Lãnh đạo cũng phải là người tạo ra năng lượng. Điều đó thể hiện rõ nhất khi một ai đó sau khi gặp gỡ họ và nói “Chà, tôi muốn tham gia nhóm này, tôi muốn trở thành một phần của nhóm”

Ông Nadella cho rằng: “Lãnh đạo không nói: “Hãy cho tôi một sàn đấu hoàn hảo để trình diễn”. Tôi không thể nói: “Để tôi chờ dịch bệnh kết thúc để thể hiện tài lãnh đạo của mình”. Trong các tình huống bắt buộc, người lãnh đạo cần giải phóng bản thân, giải phóng nhóm của mình để họ có thể đạt được mọi thứ

Theo CEO Microsoft, không ai là hoàn hảo. Song, ông luôn tự hỏi bản thân mỗi ngày liệu ông có tốt hơn ngày hôm qua hay không
 
Tư duy Cờ Vây của Nguyên Soái

Ngày 27-9-1955, Hoài Nhân đường ở Trung Nam Hải, thủ đô Bắc Kinh, ngập tràn không khí hân hoan. Hôm nay, Ban chấp hành Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện (tức Chính phủ) sẽ tổ chức một buổi lễ đặc biệt: Lễ phong cấp hàm Nguyên soái cho 10 tướng lĩnh có công lao đặc biệt xuất sắc trong chiến tranh giải phóng. Mười vị tướng quân trong lễ phục Nguyên soái mới tinh bước lên lễ đài, chờ đợi giây phút được trao quân hàm. Trong số ấy, có một kì thủ cờ vây. Ông đứng đó, mái tóc đã điểm bạc, khuôn mặt khắc khổ nhuốm màu phong sương sau những năm tháng gian lao ngoài chiến trường. Vị kì thủ ấy có tên là Trần Nghị

(Trung Quốc không bao giờ tổ chức lễ phong Nguyên soái nữa. Hiện tại, quân hàm cao nhất của họ là Thượng tướng, tức dưới cấp hàm Nguyên soái 2 bậc. Điều đó nhằm mục đích để các tướng lĩnh đời sau sẽ không bao giờ vượt qua được cấp bậc của những vị tướng khai quốc)

Trần Nghị qua đời vào năm 1972 và không bao giờ được chứng kiến cờ vây Trung Quốc trở lại đỉnh cao. Tuy nhiên, ông chắc chắn sẽ mỉm cười hài lòng khi những thế hệ sau vẫn tiếp nối công việc của ông để khôi phục lại cờ vây

Là một người lính, trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, dù là ở cuộc Vạn lý trường chinh hay kháng Nhật, Trần Nghị luôn mang theo bàn cờ bên mình. Ông rất mê cờ và coi nó như một triết lí để áp dụng vào quân sự. Đối với ông, cờ vây không phải là giải trí. Sau này, con trai ông kể lại bố mình luôn rất nghiêm túc khi chơi cờ và nói rằng, cờ vây thể hiện tính cách của con người. Thật thú vị khi biết vào lúc máy bay Nhật đang bay lượn trên bầu trời, Trần Nghị vẫn bình thản chơi cờ ở dưới hầm mà không chút e sợ. Chính phong thái đó đã giúp ông trở thành một danh tướng của Quân Giải phóng Trung Quốc và được phong quân hàm Nguyên soái. Sức cờ của Trần Nghị được cho vào khoảng 4-6 dan nghiệp dư, nghĩa là ông hoàn toàn có thể mạnh hơn nếu không phải dùng phần lớn thời gian cho việc chỉ huy quân đội. Nhưng chính công lao của ông với cờ vây Trung Quốc mới khiến tên tuổi của ông được nhớ mãi

Năm 1949, Trần Nghị được giao nhiệm vụ làm Thị trưởng Thượng Hải sau đó kiêm nhiệm Bí thư Thành ủy. Mặc dù rất bận rộn với sự vụ, ông vẫn đau đáu nỗi niềm với cờ vây. Ông từng tâm sự thế này “Cờ vây Trung Quốc cần lấy Nhật Bản làm mục tiêu. Cờ vây của chúng ta đã suy vi từ thời Càn Long. Vận mệnh của đất nước bị xuống dốc, cờ vây cũng thế. Bây giờ, đất nước chúng ta đang dần thịnh vượng và cờ vây cũng cần thịnh vượng trở lại”

Để giúp đỡ cờ vây phát triển, Trần Nghị đã đưa ra một loạt chính sách. Ông cho mời các kì thủ lão làng vào làm việc tại Bảo tàng lịch sử thành phố để họ có nguồn sinh kế và thảnh thơi dạy các thế hệ sau. Thậm chí, có cả một kì thủ được mời làm cố vấn của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên, những hành động này chỉ giữ cờ vây Trung Quốc sống lay lắt chứ đừng mơ đuổi kịp Nhật Bản. Đang lúc bí kế thì Trần Nghị bỗng nhiên được Thủ tướng Chu Ân Lai gọi lên Quốc vụ viện làm Phó Thủ tướng. Với tư cách này, ông đã đề xuất với Ủy ban thể thao đưa cờ vây thành môn thi đấu chính thức trong Đại hội TDTT toàn quốc. Đề xuất ngay lập tức được thông qua và các tỉnh vội vã tuyển chọn nhân tài, ra sức đào tạo để ganh đua. Cờ vây Trung Quốc đã dần hồi phục phong trào

Năm 1958, Phó Thủ tướng Trần Nghị được giao kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông liên hệ với nghị sĩ Kenzo Matsumura, người từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nhật Bản và rất yêu thích cờ vây. Cả hai đã đồng ý sẽ tiến hành bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia và sử dụng cờ vây là chất xúc tác. Trần Nghị đã đề nghị các cao thủ cờ vây Nhật Bản tới Bắc Kinh thi đấu giao lưu. Ông Kenzo lập tức vận động Viện cờ Nhật Bản. Viện cờ đã cử một đoàn kì thủ do kì sư vĩ đại Kensaku Segoe dẫn đầu sang thăm Trung Quốc. Chúng ta cần hiểu sự tinh tế của Viện cờ Nhật Bản. Segoe là người luôn chống lại sự kì thị giữa các quốc gia trong cờ vây. Chính ông đã nhận Kì Thánh Ngô Thanh Nguyên lúc còn nhỏ làm môn đệ và sau này cả thiên tài Cho Hun-hyun của Hàn Quốc rồi đào tạo họ hết lòng

Tháng 6-1959, đoàn kì thủ Nhật Bản tới Bắc Kinh giao đấu với các kì thủ mạnh nhất Trung Quốc. Dù đã hơi nương tay nhưng người Nhật vẫn đè bẹp với tỉ số … 27-2 (1 hòa) sau 30 ván. Trần Nghị không chút nao núng. Ông nói “Chúng tôi có thể thua nhưng sẽ không để mất đi ý chí. Năm nay chúng tôi đã thua nhưng năm sau, chúng tôi sẽ tìm cách giành chiến thắng. Chỉ cần chúng tôi nỗ lực thì chúng tôi sẽ đánh bại Nhật Bản”. Dưới sự bảo trợ của Trần Nghị, các đoàn kì thủ Nhật Bản liên tục tới Trung Quốc giao hữu cờ vây

Năm 1964, 29 kì thủ hàng đầu của Nhật và 8 triệu fan hâm mộ đã khởi động phong trào đòi Chính phủ Nhật Bản bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Kết quả, 8 năm sau, hai nước đã kí Thông cáo Bắc Kinh, chính thức thiết lập lại quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Tất nhiên, ngoài cờ vây, còn rất nhiều những vận động hành lang khác của Trần Nghị và Bộ Ngoại giao nhưng không thể không phủ nhận vai trò của nó trong việc nối lại mối quan hệ vốn rất căng thẳng giữa 2 quốc gia

Trần Nghị không được chứng kiến ngày đó. Ông đã qua đời 3 tháng trước Thông cáo Bắc Kinh. Nhưng những di sản ông để lại cho cờ vây Trung Quốc là rất lớn lao. Cùng với Ứng Xương Kỳ, Trần Nghị được suy tôn là “Cha đẻ cờ vây hiện đại Trung Quốc”. Năm 2012, kỉ niệm 40 năm ngày mất của ông, tên tuổi Nguyên soái Trần Nghị đã được đưa vào Bảo tàng danh vọng Viện cờ Nhật Bản. Trần Nghị chính là người nước ngoài đầu tiên nhận vinh dự to lớn này

Vu Hoang
 
Last edited:
Tư duy Cờ Vây của Doanh Nhân
Có một nhân vật không phải là kì thủ chuyên nghiệp nhưng lại nhận được sự ngưỡng mộ lớn lao của giới cờ vây. Ông được tôn vinh là "Người cha của cờ vây Trung Quốc thế kỉ 20" và cũng là người đã sáng lập và tài trợ cho giải đấu Ing Cup - giải đấu lớn nhất của giới cờ vây hiện đại. Ông là Ứng Xương Kỳ - một cái tên có lẽ rất ít người Việt Nam biết tới

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn tới thế giới và cờ vây cũng không phải là ngoại lệ. Giải đấu Ing Cup 2020 đã bị hoãn lại và buộc phải tổ chức theo hình thức trực tuyến. 16 kì thủ mạnh nhất thế giới đã bắt đầu thi đấu với nhau theo thể thức loại trực tiếp để chọn ra nhà vô địch. Tính đến thời điểm này, giải đấu đã xác định được hai kì thủ lọt vào trận chung kết, đó là Tạ Khoa 8 đẳng của Trung Quốc và Shin Jinseo 9 đẳng của Hàn Quốc. Cả hai đều sinh năm 2000, tức là sau khi Ứng Xương Kỳ qua đời khoảng 3 năm. Như vậy là sau 9 lần tổ chức, Ing Cup vẫn chưa tìm ra được kì thủ nào 2 lần vô địch giải đấu. Đương kim Á quân Park Junghwan bị loại ngay từ vòng 1, qua đó chấm dứt tham vọng lập kỉ lục 3 lần liên tiếp lọt vào trận chung kết. Park vẫn chỉ đạt được thành tích tham dự 2 trận chung kết Ing Cup liên tiếp, ngang với Choi Cheolhan và Thường Hạo

Khi Ứng Xương Kỳ thành lập giải đấu, ông đã 70 tuổi. Đó chính là giải cờ vây thế giới chuyên nghiệp đầu tiên. Giải đấu được đặt tên là "Ứng thị bôi" (Ing Cup), tức giải cờ họ Ứng. Là một người rất hào phóng, ông Ứng đã đặt mức tiền thưởng rất cao cho giải đấu. Theo đó, các kì thủ đủ tư cách tham dự giải sẽ nhận ngay 5.000$. Kì thủ lọt vào vòng tứ kết sẽ nhận 15.000 $. 25.000 $ là số tiền thưởng cho người bị thua ở bán kết. Á quân của giải đấu sẽ nhận 100.000 $ và nhà vô địch sẽ ẵm trọn 400.000 $ tiền thưởng. Tổng quỹ thưởng của Ing Cup lên tới 650.000 $. Ông Ứng chỉ được chứng kiến 3 kì Ing Cup trước khi qua đời vào năm 1997. Sau khi ông mất, con trai ông là doanh nhân Ứng Minh Hạo thay cha quản lí giải đấu. Ông Ứng Minh Hạo cũng mất vào năm 2019 ở tuổi 76 nhưng Ing Cup vẫn sẽ được tổ chức theo di nguyện của cha ông

Ứng Xương Kỳ sinh ngày 23-10-1917 tại trấn Từ Thành, khu Giang Bắc, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Như vậy là ông Ứng cùng quê với nhà văn Kim Dung, người cũng rất yêu thích cờ vây. Ngay từ khi còn bé, ông Ứng đã tỏ ra rất thông minh và ham học. Vào thời điểm ấy, Trung Quốc là một đất nước bị chia rẽ bởi các lực lượng quân phiệt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Ứng Xương Kỳ không thể học lên Đại học

Hoàn thành bậc trung học, ông xin học việc tại Ngân hàng Thống Nguyên ở Thượng Hải với mức lương rất ít ỏi. Mặc dù vậy, ông không nản chí, vẫn kiên trì tự học sau giờ làm. Ông học rất nhiều môn: tiếng Anh, toán học, kế toán, ngân hàng, vẽ minh họa và cả thư pháp. Những nỗ lực không mệt mỏi đã khiến ông trở thành một nhân vật có học vấn đáng ngưỡng mộ. Lúc này, Ngân hàng Phúc Kiến đăng tin tuyển dụng 3 nhân viên cao cấp tại Thượng Hải. Hàng trăm lá đơn đăng kí và ông Ứng cũng nằm trong số ấy. Thế nhưng, quy định trình độ lúc đó phải là có bằng Đại học. Ông Ứng bị gạt ra khỏi vòng sơ tuyển. Không cam chịu, ông đã đấu lí với nhà tuyển dụng và buộc họ phải nhận hồ sơ. Sau những kì thi cực kì gắt gao, ông Ứng đã vượt qua tất cả, đạt điểm cao nhất và chính thức trở thành một nhân vật cốt cán trong lĩnh vực ngân hàng

Cuộc Thế chiến thứ 2 bùng nổ, Ứng Xương Kỳ lúc này đã là một quản lí cao cấp của Ngân hàng Phúc Kiến. Ông cùng gia đình di chuyển khắp các tỉnh của Trung Quốc để chủ trì công việc ở các chi nhánh bất chấp sự khó khăn về giao thông và dưới bom đạn của hai phe. Sau năm 1945, ông Ứng gia nhập Ngân hàng Đài Loan với cương vị Giám đốc kinh doanh khi mới 28 tuổi. Ông dần dần thăng tiến rất nhanh, trở thành Phó Tổng giám đốc rồi Quyền Tổng giám đốc khi chỉ mới ngoài 30 tuổi. Trong hơn 10 năm, ông Ứng là trụ cột của Ngân hàng này, điều hành các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ cả Chính phủ Đài Loan về mặt quản lí và điều hành tài chính quốc gia. Năm 1963, ông Ứng rời khỏi ngành ngân hàng và bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp - sản xuất, góp công lớn trong sự phát triển của kinh tế Đài Loan. Ông trở thành một doanh nhân được kính trọng ở hòn đảo này và cả ở Trung Quốc đại lục

Khi Ứng Xương Kỳ trở về Từ Thành vào năm 1988 sau hơn 40 năm xa cách, bất chấp việc ông đang là công dân Đài Loan, ông vẫn được chính quyền Trung Quốc đón tiếp nhiệt thành. Tấm lòng yêu nước và cờ vây của ông đã xóa nhòa đi sự ngăn cách về chính trị. Đích thân lãnh đạo thành phố Ninh Ba đón chào ông. Ngôi nhà nơi ông sinh ra ở Từ Thành cũng được sửa chữa lại và trở thành một khu lưu niệm. Năm 1991, ông Ứng tài trợ 1,4 triệu $ xây dựng lại trường tiểu học Trung Thành - nơi ông đã từng học khi còn ấu thơ. Ông còn hỗ trợ Trung Quốc trong cả việc phát triển ngành công nghiệp và giáo dục đại học cho đến khi qua đời ở tuổi 80

Ngay từ khi còn nhỏ, Ứng Xương Kỳ đã yêu thích cờ vây. Lớn lên ở Thượng Hải, ông cảm thấy rất buồn khi chứng kiến cờ vây Nhật Bản phát triển trong khi cờ vây Trung Quốc suy vi. Vì thế, ngay từ lúc ấy, ông đã có tham vọng hồi sinh cờ vây quốc gia. Năm 1952, ông tham gia sáng lập Hiệp hội cờ vây Đài Loan, giữ chức Giám đốc điều hành và sau đó là Chủ tịch. Ông đóng góp rất nhiều tiền bạc và công sức, dùng danh tiếng của mình để hỗ trợ cờ vây phát triển. Chính ông là người đã sáng tạo ra cách tính điểm kiểu Trung Quốc mà ngày nay được phổ biến bên cạnh cách tính điểm kiểu Nhật Bản

Năm 1983, Ứng Xương Kỳ khởi xướng thành lập Quỹ giáo dục cờ vây mang tên ông. Quỹ Ứng Xương Kỳ đã nhanh chóng thu hút được khoản đóng góp lên tới 3,5 triệu $ và không ngừng tăng thêm. Đến nay, Quỹ quản lí số tiền hoạt động vào khoảng gần 30 triệu $. Năm 1996, ông Ứng tới Thượng Hải và đề nghị hỗ trợ chính quyền thành phố lập Quỹ Ứng Xương Kỳ Thượng Hải. Quỹ này được gia đình ông Ứng tài trợ ngay 160 triệu nhân dân tệ. Ông còn hỗ trợ thành lập Viện cờ Ứng Xương Kỳ tại Thượng Hải để đào tạo các kì thủ trẻ. Nhưng niềm tự hào lớn nhất của ông Ứng chính là việc ông đã tổ chức thành công Ing Cup, biến giải đấu này thành khát vọng lớn nhất của mọi kì thủ cờ vây. Ing Cup đã và vẫn đang là giải cờ vây số 1 hành tinh, là nơi quy tụ "tinh hoa của tinh hoa". Chỉ có những kì thủ tài năng xuất chúng nhất của các quốc gia mới có tư cách tham gia ... vòng sơ loại của giải đấu trước khi chọn ra được 16 người giỏi nhất dự tranh vòng chung kết. Để cổ vũ cho cờ vây ngoài châu Á, ông Ứng còn sẵn sàng cho các kì thủ châu Âu và Bắc Mỹ tham gia vòng loại bất chấp việc họ chưa đủ đẳng cấp (thường chỉ là các kì thủ từ 2-4 đẳng chuyên nghiệp)

Cuộc đời của ông Ứng là một cuộc đời hoạt động sôi nổi với ý chí chiến đấu kiên cường, từ một cậu bé nghèo khó trở thành vị đại doanh nhân được người đời kính trọng. Như chính ông từng nói, bởi trái tim ông luôn có "ngôi sao hi vọng"


Vu Hoang
 
Last edited:
Trò chơi cờ Vây cổ xưa hướng đến cuộc sống hiện đại như thế nào


Chúng tôi đến từ nhiều nơi khác nhau, nhưng có một điểm chung là chúng tôi đều chơi game khi lớn lên. Trò chơi là một tấm gương phản chiếu tự nhiên của thế giới xã hội con người bằng cách bắt chước các kịch bản xã hội thực, phát triển các kỹ năng mới, thỏa mãn trí tò mò của chúng ta và kết bạn - và ai cũng đều thấy vui

Khi còn là một thiếu niên, tôi lớn lên sau Bức màn sắt ở đất nước xã hội chủ nghĩa Bulgaria, và mỗi đêm sau giờ học, tôi nằm trên sàn phòng ngủ, đọc những cuốn sách về triết học và tôn giáo. Tôi đang cố gắng hiểu thế giới và tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Một người có ảnh hưởng trong cuộc đời tôi đã giới thiệu cho tôi một lối tư duy mới thông qua những cuốn sách về triết học phương Đông, mà lúc đó không dễ gì có được. Chính anh ấy đã giới thiệu cho tôi trò chơi cờ Vây, một bàn cờ khiêm tốn với 361 giao điểm và những viên đá đen trắng

Vào cuối những năm 1980, Bức màn sắt sụp đổ, tạo ra một cảm giác kết nối mới với phần còn lại của thế giới, cùng với khả năng đi du lịch và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Tôi theo đuổi việc đi du lịch và tôi quyết định trở thành một công dân toàn cầu cùng với cảm giác tự do khắp Đông Âu. Tôi sống ở Wellington, Dubai, Moscow, Seoul, Sydney, Prague, Sofia, và ở bất cứ đâu tôi đến, đều có một câu lạc bộ cờ Vây địa phương, phản ánh cảm giác kết nối toàn cầu, như thể vĩ độ và kinh độ của địa cầu được phản ánh trên lưới vi mô của bàn cờ Vây. Mặc dù ở cấp độ cá nhân, việc liên hệ trò chơi cờ Vây với kinh nghiệm của riêng tôi là tương đối dễ dàng, nhưng phải đến khi tôi bắt đầu tìm kiếm nguồn gốc và lịch sử của trò chơi thì tôi mới bắt đầu khám phá ra lý do tại sao cờ Vây lại được áp dụng cho các kịch bản thực tế và lý do tại sao bộ môn này lại duy trì vị trí không thể tranh cãi trên thế giới ngày nay

Tuy nhiên, để làm như vậy, trước tiên tôi phải giải quyết sự thiếu hiểu biết của bản thân về những truyền thống sâu xa ở phương Đông. Và tôi sẽ giải thích tại sao. Cờ Vây được phát minh ở Trung Quốc cách đây 40 thế kỷ, và mục đích ban đầu là dạy tư duy chiến lược. Điều này được thể hiện rõ qua bản dịch của từ ở Trung Quốc, "wei qi", "bao vây" và "bàn cờ" - hay theo nghĩa đen, "bao bọc xung quanh" hoặc "trò chơi bao vây". Được coi là một trò chơi cực kỳ tinh hoa thời phong kiến, mục đích ban đầu của cờ Vây không chỉ là dạy tư duy chiến lược mà còn để bắt chước các khái niệm của cuộc sống thực - đến nỗi mà cờ Vây trở thành một trò chơi phổ rất phổ biến

Tôi sẽ cung cấp cho bạn ba ví dụ: Đầu tiên, một khái niệm trọng tâm trong cờ Vây là tạo ra các kết nối giống như mạng lưới hoặc cơ hội để những kết nối đó xảy ra khi một mối đe dọa xuất hiện với nhóm. Điều này rất quan trọng cho sự sống còn của nhóm. Người chơi cờ Vây gọi các nhóm là sống hoặc chết, tùy thuộc vào tình hình địa phương. Điều làm cho một nhóm tồn tại không phải là số lượng đá vật lý trên bàn cờ. Kích thước không quan trọng. Điều quan trọng là không gian bên trong các nhóm làm cho nó tồn tại. Hãy nghĩ về không gian bên trong như giá trị được chia sẻ mà chúng ta chia sẻ hiện nay với các kết nối xã hội duy trì các nhóm đó, thay vì số lượng hoặc quy mô của các kết nối xã hội của chúng ta. Trong khuôn khổ của logic cờ Vây, con người là sinh vật xã hội, tìm cách hình thành các mối liên hệ có ý nghĩa với những người khác vì sự tồn tại của chính họ và cho sự tồn tại của nhóm. Chúng ta cùng nhau mạnh mẽ hơn và điều quan trọng trong cuộc sống là chúng ta hòa hợp với nhau bất chấp sự khác biệt về tuổi tác, tôn giáo, quan điểm chính trị hay chủng tộc

Thứ hai, cờ Vây là một cách giao tiếp, trò chuyện bằng tay. Đó là một công cụ mạnh mẽ để truyền đạt những cách suy nghĩ khác nhau. Điều cần thiết là đạt được thỏa hiệp trong khi phân chia không gian dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Vì bàn cờ Vây mang đến vô số cơ hội chơi với 361 giao điểm, nên việc kiểm soát toàn bộ không gian là điều không thể. Và điều này thách thức quan điểm phương Tây truyền thống đối với các trò chơi chiến lược, nơi tiêu diệt quân cờ của đối thủ và lãnh thổ của đối thủ là mục tiêu cuối cùng của trò chơi. Đó là một kết quả đáng mong đợi của trò chơi và thường là cách duy nhất để xác định người chiến thắng. Tuy nhiên, trong thế giới cờ Vây, cách tiếp cận trò chơi mang tính tích cực, nếu chỉ nhăm nhăm thống trị lãnh thổ mà không nhận ra nhu cầu của đối thủ để cùng tồn tại, và hình thành không gian riêng trong quan hệ tương đối với đối thủ, thì thua là điều chắc chắn. Và điều này được minh họa đơn giản bởi chiến lược đầu tiên trong 10 chiến lược của cờ Vây: "Đừng tham lam." Một người mới chơi sẽ nhanh chóng nhận ra rằng tham lam không phải là một trong những sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải, nhưng cũng là một trong những sai lầm khiến bạn cảm thấy mình như một kẻ ngốc. Trong 100 trận đầu tiên của mình, tôi đặt mục tiêu giành chiến thắng trong mọi trận chiến, chỉ để nhận ra rằng tôi đã thua trắng toàn bộ, và tôi vẫn đang học bài học này cho đến ngày hôm nay

Thứ ba, trong cờ Vây, tất cả các viên đá đều có giá trị như nhau, điều này có thể dễ dàng liên quan đến nguyên tắc bình đẳng và hòa nhập. Người chơi cờ Vây dựa vào tầm nhìn xa của mình để đặt từng viên đá. Cờ Vây là một trò chơi sáng tạo, nơi người chơi bắt đầu với một bàn cờ trống và sau đó kết thúc với một bức tranh toàn cảnh giống như tranh khảm, nơi trí tưởng tượng cũng quan trọng như tư duy logic và giải quyết vấn đề. Điều này có thể dễ dàng liên quan đến cuộc sống thực. Một viên đá được đặt vào đúng vị trí của bàn cờ có khả năng lật ngược toàn bộ kết quả, ngay cả trong trận chiến cuối cùng, điều này không thể xảy ra trong các trò chơi chiến lược khác. Trong cuộc sống thực, điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều đưa ra lựa chọn mỗi ngày và do đó chúng ta có cơ hội thay đổi cuộc sống của mình tại bất kỳ thời điểm nào

Tại một thời điểm trong đời, tôi cảm thấy như mình đã thua tất cả các trận chiến, như thể tất cả các viên đá của tôi đã được đặt sai trên bàn cờ. Tôi đã sống sót sau bạo lực gia đình, và tôi bắt đầu một cuộc sống mới, hình thành một cảm giác mới về vị trí trong một lãnh thổ mới. Khi tôi đặt chân đến Perth khoảng 10 năm trước, đó là một ngày nắng đẹp, giống như hôm nay, nhưng tôi không biết ai. Nói một cách ẩn dụ, tôi đã đặt một viên đá vào một khu vực mới của bàn cờ. Câu lạc bộ cờ Vây Perth trở thành nơi tôi kết nối với mọi người từ nhiều nguồn gốc khác nhau và kết bạn mới. Cờ Vây đã trở thành trụ cột sức mạnh của tôi, nơi tôi có thể hình thành những mối liên hệ có ý nghĩa với những người có hoàn cảnh khác nhau. Tại đây, trong mô hình thu nhỏ của cờ Vây, tôi có thể vừa chiến đấu vừa suy ngẫm về các vấn đề thực tế. Nó cung cấp một nơi hoàn hảo, cả về thể chất và tinh thần, để thực hành một số nguyên tắc cổ xưa trong cờ Vây: "Đừng tham lam chiến thắng." "Mục tiêu hy sinh để dẫn đầu." "Thỏa hiệp khi gặp khó khăn"

Trước khi bạn tuyên bố tôi trở thành bậc thầy cờ Vây, tôi có một lời thú nhận. Tôi là một trong những người chơi cờ Vây tệ nhất ở Perth. (Cười) Lý do tôi tiếp tục chơi không hẳn là để giành chiến thắng mà là để phát triển những kỹ năng mà tôi có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, để đưa ra quyết định tốt hơn và truyền cảm hứng cho những người khác hưởng lợi từ các chiến lược cờ Vây

Cờ Vây là một trò chơi đơn giản nhưng phức tạp. Mọi người có thể học các quy tắc trong vài phút. Tuy nhiên, các quy tắc đơn giản đến khó hiểu của cờ Vây lại trái ngược với các chiến lược của nó, vô cùng phức tạp đến mức chúng thậm chí còn gây khó khăn cho trí tuệ nhân tạo thông qua thử thách DeepMind AlphaGo

Vậy liệu trò chơi có khả năng kích thích tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề cũng như khơi gợi trí tưởng tượng của chúng ta đã duy trì trò chơi cờ Vây hơn 4.000 năm qua không? Và tại sao nó đã bị bỏ qua quá lâu ở phương Tây? Câu trả lời của tôi là trên bất cứ điều gì khác, cờ Vây cung cấp một cách độc đáo để kết nối con người, địa điểm và văn hóa - một cây cầu văn hóa xuyên thời gian. Cờ Vây cung cấp một công cụ hữu hình, chiến lược, có tuổi đời hàng thiên niên kỷ để dạy các kỹ năng phù hợp ngày nay cũng như trong quá khứ. Ví dụ, trong thế giới kinh doanh, điều này có thể đơn giản có nghĩa là thay vì xem đối thủ cạnh tranh kinh doanh của bạn là đối thủ hoặc kẻ thù của bạn, bạn xem họ như những người thầy của mình. Hình thành kết nối dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng có thể đơn giản như yêu cầu một trò chơi tuân theo nghi thức cờ Vây, đó là câu nói trước khi bắt đầu ván cờ: "Xin hãy dạy tôi"

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể kết nối tư duy chiến lược hàng thế kỷ với các phòng họp hiện đại và phát triển tư duy chiến lược bằng các bài học của trò chơi cờ Vây? Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể dạy trẻ em những kỹ năng mới, có thể chuyển giao thông qua chơi game? Theo tôi, cờ Vây được định sẵn để tiếp quản cờ Vua và dạy cho chúng ta những bài học mà chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được. Cờ Vây có tiềm năng to lớn để dạy cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Học sinh chơi cờ Vây được nhận thấy là có quan hệ tốt hơn với các bạn cùng lứa tuổi, có điểm cao hơn và khả năng tập trung tốt hơn. Cờ Vây có khả năng dạy trẻ em Úc khả năng giải quyết vấn đề cũng như trí tưởng tượng và sáng tạo. Trên thực tế, đây chính xác là một trong những mục tiêu trong chương trình giảng dạy tại trường học của Úc: phát triển học sinh trở thành công dân toàn cầu đồng thời cung cấp cầu nối văn hóa với một số nước láng giềng gần gũi nhất của chúng ta trong thế kỷ cổ đại

Tôi có một tầm nhìn: trong mọi phòng họp, trong mọi phòng học, trong mọi trường đại học, phải có bàn cờ Vây, để có thể đưa ra quyết định tốt hơn, có thể dạy những người trẻ cách suy nghĩ, để có thể hình thành một tập hợp mới giá trị phù hợp với những thiên thần tốt hơn trong bản chất của chúng ta. Tôi mơ ước có nhiều nơi để kết nối hơn, nhiều nơi vui chơi hơn và nhiều tự do hơn để học hỏi. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể rèn luyện cảm giác tự do mới, học cách trân trọng sự khác biệt và phát triển thế hệ lãnh đạo tiếp theo
 
Tư duy kinh doanh Cờ Vây

Cờ Vây mỗi quân cờ vây đều giống nhau, ngay từ đầu đã xác định giá trị như nhau trên bàn cờ. Khi bắt đầu ván cờ vây thì 2 người chơi ngồi trước 1 bàn cờ trống…mỗi quân cờ đặt xuống là một bước đi chiến lược của người chơi. Mục đích của trò chơi là kiểm soát càng nhiều không gian càng tốt bằng cách xây lên những mạng lưới các quân cờ bao vây lấy một vùng trống

Trong kinh doanh cũng thế người kinh doanh phải tìm và xây dựng cho mình một vùng đất sống, vùng đất ban đầu có thể rất nhỏ nhưng phải là vùng đất mình có thể sống được. Vùng đất này giúp công ty có doanh thu, có tài chính để nuôi quân, rèn luyện nội lực để có thể đủ sức mở rộng không gian sống của công ty…không gian sống càng lớn thì công ty càng hùng mạnh

Cờ Vây cho người kinh doanh tư duy khác đó là công ty có thể sống bên cạnh và cùng tồn tại với công ty đối thủ. Mỗi công ty có một không gian sống riêng, lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức mạnh của công ty…kinh doanh không phải là các công ty phải lao vào tiêu diệt lẫn nhau, chỉ có một công ty được sống

Trên bàn cờ vây khi quân trắng và quân đen đang được đặt ở 1 vùng không gian quá chật hẹp thì người chơi có thể xây dựng một chiến lược mới, đặt 1 quân cờ sang vùng đất trống khi chưa có quân cờ nào…tạo dựng một vùng đất sống mới cho tổ chức. Trong kinh doanh khi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty có quy mô thị trường quá nhỏ, không còn cơ hội phát triển thì lãnh đạo công ty xây dựng chiến lược kinh doanh mới mở hướng đầu tư mới, tìm động lực mới cho công ty. Khoản đầu tư ban đầu rất nhỏ nhưng tương lai có thể trở thành vùng lãnh thổ lớn nhất, vùng ảnh hưởng lớn nhất của công ty, nguồn lợi chính của công ty

Mỗi quân cờ vây muốn lớn mạnh phải liên kết chặt chẽ với các quân cờ khác, cùng tạo dựng các vùng lãnh thổ, vùng ảnh hưởng…ngày càng rộng lớn. Sức mạnh của sự liên kết cũng chính là nền tảng cơ bản mà một nhà kinh doanh theo đuổi, chỉ có liên kết mới tạo ra sức mạnh và động lực phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp
 
Thu nhập của kỳ thủ Cờ Vây

Bên cạnh các danh hiệu và những ván cờ, thu nhập của các kỳ thủ cũng là một đề tài rất đáng để quan tâm

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thu nhập của các kỳ thủ đẳng cấp nhất không hề cao nếu so với mặt bằng chung của xã hội. Điều này rất dễ hiểu khi mà số lượng người chơi và quan tâm đến cờ vây ở nước ta khó vượt quá con số 2.000. Ở Trung Quốc, số người chơi cờ vây là trên 30 triệu. Ở Hàn Quốc, có tới 6% dân số chơi cờ vây. Còn ở Nhật Bản, cờ vây được nâng lên ở mức “đạo” và được tài trợ cực lớn của các tòa soạn báo và doanh nghiệp. Những kỳ thủ mạnh nhất nước được coi ngang hàng với các giáo sư của các trường Đại học và do đó, mức thu nhập của họ rất cao

Đầu năm 2020, tạp chí Sankei có thống kê 10 kỳ thủ có thu nhập cao nhất của Nhật Bản trong năm 2019. Đứng thứ 10 là kỳ thủ người Đài Loan Hứa Gia Nguyên. Chàng trai sinh năm 1997 này kiếm được hơn 19 triệu Yen trong năm đó, tương đương khoảng 4 tỷ đồng Việt Nam. Rina Fujisawa 5 đẳng, kỳ thủ nữ mạnh nhất của Nhật Bản xếp thứ 5 trong danh sách với thu nhập khoảng gần 7 tỷ đồng. Đứng đầu tất nhiên là Yuta Iyama với số thu nhập siêu khủng là … 37 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với kỉ lục năm 2018, khi anh kiếm tổng cộng 45,5 tỷ, tức xấp xỉ 2 triệu $. Đó là năm thứ 8 liên tiếp Yuta kiếm được trên 100 triệu Yen

Tất nhiên, đây chỉ là thu nhập của các kỳ thủ đỉnh cao được thống kê qua các giải thưởng mà họ giành được. Còn các kỳ thủ cấp thấp hơn sẽ phải làm thêm khá nhiều để có thể sống thoải mái. Nghề mà họ hay làm nhất chính là dạy cờ. Một số ký thủ dạy tại các lớp cờ nghiệp dư hoặc CLB cờ vây. Một số khác thì mở lớp dạy tại nhà riêng và thu học phí đắt hơn. Nhìn chung, do Nhật Bản rất coi trọng cờ vây nên các kỳ thủ sống khá thoải mái

Ở Trung Quốc, các kỳ thủ chuyên nghiệp đều thuộc một đội cờ nào đó do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố lập ra. Vì thế, các kỳ thủ đều có mức lương cơ bản, ước chừng 5.000 – 10.000 tệ, tức khoảng 17,5 đến 35 triệu đồng. Với mức lương cơ bản này, các kỳ thủ có thể chi trả được các nhu cầu ăn ở hàng ngày. Tuy nhiên, nguồn thu chính của họ đến từ các giải đấu. Trung bình mỗi kỳ thủ có thể kiếm tới 200.000-300.000 tệ, tức 700 triệu – hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Vì thế, dù hầu hết đều dạy cờ vây nhưng họ xem như đó là một thú vui hơn là công việc bởi lẽ các khoản thu nhập đảm bảo cho họ một cuộc sống nhàn nhã. Các siêu kỳ thủ kiểu Kha Khiết đương nhiên là kiếm tiền mạnh hơn gấp hàng chục lần các kỳ thủ bình thường bởi họ còn có thể trở thành các gương mặt quảng cáo trong những nhãn hàng hoặc tham dự các sự kiện lớn

Nhìn chung, nếu tính ở mức trung bình thì các kỳ thủ cấp thấp của Trung Quốc có thu nhập cao hơn so với những đồng nghiệp ở Hàn Quốc hay Nhật Bản. Tuy nhiên, thu nhập của các siêu kỳ thủ Trung Quốc thì không bằng. Đơn cử như Kha Khiết rõ ràng xếp hạng thế giới cao hơn Yuta Iyama nhưng thu nhập của anh còn xa mới sánh với kỳ thủ người Nhật. Đối với Hàn Quốc, chỉ cần nhìn vào biệt thự nguy nga của Cho Hun-hyun cũng đủ hiểu thu nhập của ông trong môn cờ vây lớn đến cỡ nào

Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Vì thu nhập cao nên áp lực dành cho các kỳ thủ khi thi đấu là rất lớn. Du Lợi Quân 3 đẳng, một trong những kỳ thủ nữ được hâm mộ nhất hiện nay, trong bài phỏng vấn đã nói về áp lực chiến thắng khi bước vào một ván cờ. Đối với kỳ thủ, tiền thưởng cho mỗi ván thắng chính là tiền lương, nếu không tính khoản tiền nhỏ hàng tháng họ nhận được để duy trì cuộc sống. Nếu một kỳ thủ thua liên tiếp thì đó không chỉ là áp lực về thành tích mà ví tiền của họ cũng sẽ lép kẹp ngay. Du Lợi Quân tâm sự năm cô thi đấu tốt, cô có thể kiếm được khoảng 800.000 Đài tệ tiền thưởng ngoài lương, tức 650 triệu đồng. Nhưng nếu thi đấu kém (thua liên tục), thu nhập của cô giảm xuống chỉ còn khoảng 82 triệu đồng mỗi năm ngay. Mà số tiền này thì ngay ở Việt Nam cũng khá là … khó sống

Vũ Hoàng
 
Thủ Tướng Chính Phủ là kỳ thủ Cờ Vây

Korea Prime Minister Cup International Baduk Championship

Là một trong những ngày hội lớn của các kỳ thủ cờ vây nghiệp dư trên khắp thế giới do Hiệp hội cờ vây Hàn Quốc đứng ra tổ chức

IMG_7548-1024x682.jpg

Giải cờ vây nghiệp dư quốc tế tranh cúp Thủ tướng Hàn năm 2017

Giải đấu lần đầu tổ chức vào năm 2006 và không ngừng phát triển qua từng năm. Người vô địch sẽ đạt được danh hiệu “vô địch cờ vây nghiệp dư thế giới” nên cùng với giải WAGC, giải đấu này đã trở thành một cuộc thi có ý nghĩa lớn về mặt truyền bá và phát triển cờ vây nghiệp dư thế giới

Do tình hình diễn biến dịch đại dịch Covid 19 trên thế giới phức tạp nên năm nay giải vô địch cờ vây nghiệp dư thế giới tranh cúp Thủ tướng Hàn diễn ra trực tuyến trên server Wbaduk từ ngày 02/8 đến 29/8 quy tụ 64 kỳ thủ xuất sắc trên khắp thế giới ở các khu vực như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ… tham gia. Đại diện Việt Nam tham dự giải là kỳ thủ Phạm Minh Quang – 5dan (Hà Nội)

Giải đấu gồm hai vòng chính: Vòng loại kép (Double Elimination) và Vòng chính thức (Main tournament)


14067918_733670353402649_482723915206140335_o-1024x683.jpg

Kỳ thủ Phạm Minh Quang – 5 dan (Hà Nội)

Tại vòng loại kép, kỳ thủ Phạm Minh Quang ở bảng P đã xuất sắc đoạt vé vào vòng chính thức khi chiến thắng trước hai đối thủ Carmona Pedro (Bồ Đào Nha) và Andreyyuk Andrei (Belarus)

aa.jpg

Vòng chính thức (Ảnh: Cho Hye-yeon)

Vào vòng chính thức (32 kỳ thủ), đại diện Việt Nam sẽ thi đấu với Serbia diễn ra lúc 20h00 ngày 18/8/2021 trên Wbaduk, nếu thắng sẽ gặp người thắng trong trận đấu giữa Singapore và Hàn Quốc. Hãy cùng đón xem và cổ vũ cho anh Phạm Minh Quang nhé
 
Last edited:
Cờ Vây mang đến điều gì cho các doanh nhân

Cờ Vây thích hợp cho những ai muốn phát triển như là một doanh nhân và khám phá những chân trời mới cho doanh nghiệp của mình. Trò chơi này giúp cho họ có được một tầm nhìn tổng thể, đưa ra các giải pháp hiệu quả, và khả năng tư duy trước nhiều bước

Phát triển tầm nhìn bao quát: bất cứ ý tưởng mới nào mà bạn có, bạn cần phải hiểu phạm vi của nó một cách chính xác. Nếu bạn mắc kẹt bên trong, sẽ rất khó để bạn có thể nhìn toàn cảnh một bức tranh. Cờ Vây sẽ giúp bạn thoát ra khỏi cái khung và nhìn mọi việc từ trên một tầm cao mới

Đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả: nếu không hiểu biết chính xác nơi đâu cần định hướng dòng vốn và tạo ra sức ảnh hưởng, thì nó sẽ bị lãng phí. Trò chơi này sẽ dạy bạn cách thức để sáng tạo và mở rộng các lĩnh vực khả thi

Tư duy trước vài bước: Thay vì làm điều gì đó để mang lại kết quả ngay lập tức, tốt hơn là nên đầu tư về lâu dài. Cờ Vây sẽ chỉ cho bạn cách kết hợp nhiều hoạt động vận hành cùng lúc với các nhiệm vụ chiến lược

Cờ Vây một mình nó không thể giải quyết tất cả các vấn đề; nó không phải là một viên thuốc thần kỳ hoặc thuốc chữa bách bệnh. Nếu không có quyết tâm hành động và tương tác, Cờ Vây sẽ không mang lại bất cứ kết quả gì. Nhưng nếu bạn có một mục tiêu lớn, thì đây là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn đạt được nó. Hãy nắm vững nó và áp dụng nó
 
Game of go makes great businesspeople

The game of go ― known as baduk in Korean ― is a board game where two players place black and white game stones on empty intersections or points of a board that is lined with a 19x19 grid

Unlike chess where you make your move to attack the opponent by destroying the pawns and knights to capture their king, baduk is more about surrounding a larger area of the board so that the opponent is basically hemmed in, making it impossible for him or her to make the next move

This is a game that calls for players to see the bigger picture, while at the same time thinking twice before making each move. The player must be acutely aware of the value of each stone, and come up with a creative strategy to connect the stones in order to win

This process of creating something from nothing somewhat resembles how businesses are managed

So could it be a coincidence that baduk is known to be the favorite pastime for many a well-known business tycoon in Korea

The Korea Herald Investigative Team has delved deeper into the topic to learn about the superrich whose business acumen was partially shaped by this game of brains and strategy

Strategy based on knowledge of the situation

There are many baduk enthusiasts in the pan-LG Family, including LG Group chairman Koo Bon-moo and LS Future Center chairman John Koo

The former is known to play the game with professional players at the company’s Gonjiam Resort in Gyeonggi Province from time to time, and the latter is an advanced player with an amateur rank of the 6th Dan

20141208001322_0.jpg

“Baduk is a battle that starts out from a small part of the board and later expands to the entire board,” said John Koo

“You need to make your move while seeing the bigger picture from the very beginning. Business management is the same”

Koo has been making contributions to the domestic baduk industry through several activities such as sponsoring young baduk players since 1997, and establishing in-house baduk tournaments at both LG and LS Groups

He has also promoted activities outside of Korea, such as sponsoring the Baduk Championship in Vietnam since 2011, and hosting the LG Baduk Tournament in Russia

Another person who applied the philosophy of baduk to business management is AhnLab’s former CEO Ahn Cheol-soo, who is now a politician

20141208001323_0.jpg

Ahn wrote of the principles of business management that are reflected in baduk in his book “Spiritual Showdown” (2001)

“Baduk is about focusing on the whole rather than partial benefits. Business or even life, in the end, is a long battle, just like a game of baduk,” said Ahn

“You need to occupy a strategic point before your opponent to win the game. Because I knew the importance of prior occupation, I was able to maintain my status (as a leading IT entrepreneur)”

Reflect upon yourself before striking

In January 2009, former President Lee Myung-bak called on the leaders of local financial circles to invest more in the Korean economy. This was when the national economy was struggling to stay afloat amid a subprime mortgage crisis stemming from the U.S

SK Group chairman Chey Tae-won reacted by referring to one expression in baduk

20141208001321_0.jpg

“The goal that SK Group has in mind is survival,” said Chey at the time

“Just as they say in baduk, reflect upon yourself before attacking the opponent, we need to wait for the right time to invest because the financial world is going through some rough times at the moment”

A single, well-strategized move can determine the winner of the game in baduk, which is why decision-making is crucial at every step of the way

Samsung Group directors on several occasions were urged to sit in on lectures from Jung Soo-hyun, professor in the Baduk Studies Department at Myongji University

“You constantly have to make decisions when placing stones in baduk. In order to make a good decision, you need to have a definite goal, predicting the results for each alternative of your decision-making,” said Jung.

“If you feel threatened by a new enemy, you need to change your strategy”

Samsung Group chairman Lee Kun-hee has also spoken of his business philosophy based on baduk.

20141208001320_0.jpg
“The 21st century we live in is led by a group of geniuses,” said Lee during the presidential board in 2002. “Ten decent baduk players will never win against one great baduk player”

His comments were aimed at emphasizing the importance of attaining and grooming superhigh-caliber talent who could produce satisfactory results in a company

Super Rich
 
Kỳ thủ cờ vây ‘đả bại’ AI hàng đầu thế giới

Kellin Pelrine giành chiến thắng áp đảo trước hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu trong 15 ván cờ vây

Với số trận thắng lên tới 14/15, Kellin Pelrine – một người chơi cờ vây của Mỹ - đã đánh bại AI một cách toàn diện. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Pelrine khai thác “sơ hở” của AI nhờ gợi ý của một chương trình máy tính khác. Chiến thắng này cho thấy ngay cả những hệ thống AI hàng đầu cũng có điểm yếu

Chương trình máy tính nói trên đã điều tra các hệ thống AI để tìm kiếm nhược điểm. Sau đó, Pelrine tận dụng gợi ý để thi đấu với AI. Adam Gleave, CEO FAR AI – hãng nghiên cứu đứng sau chương trình – cho biết trên Financial Times: “Chúng tôi khai thác hệ thống này dễ dàng một cách bất ngờ”. Phần mềm đã chơi hơn 1 triệu ván cờ cùng với KataGo, một trong những hệ thống chơi cờ vây hàng đầu thế giới, để tìm ra “điểm mù” mà con người không thấy được

co-vay-2-499.jpg

Kellin Pelrine đánh bại AI nhờ gợi ý từ một chương trình máy tính

Chiến lược mà phần mềm gợi ý “không tầm thường nhưng cũng không quá khó” để con người học tập và làm theo. Một người chơi hệ trung cấp cũng có thể khai thác để đánh bại AI, theo Pelrine. Anh cũng dùng phương pháp này để đánh bại một chương trình chơi cờ vây hàng đầu khác là Leela Zero

Có thể xem chiến thắng này là màn “phục thù” thành công của con người trước AI. 7 năm trước, AI đã đánh bại con người một cách khó tin trong cờ vây, trò chơi chiến lược được xem là phức tạp nhất lịch sử

Năm 2016, AlphaGo – hệ thống do startup DeepMind của Google phát triển – đã dẫn trước nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Se Dol với tỉ số 4-1. Sedol đã tuyên bố nghỉ hưu 3 năm sau đó vì sự phát triển của AI. Anh cho rằng “không ai có thể đánh bại trí tuệ nhân tạo”. Chương trình bại trận dưới tay Pelrine cũng ngang tài ngang sức với AlphaGo

Khi chơi cờ vây, hai kỳ thủ sẽ cầm quân trắng và đen, bày binh bố trận trên bàn cờ 19x19. Mục tiêu cuối cùng là bao vây lãnh thổ của đối phương nhiều hơn. Số lượt kết hợp của cờ vây nhiều đến nỗi một máy tính cũng không thể phán đoán được hết các nước cờ tương lai

Pelrine sử dụng chiến thuật xâu chuỗi một “vòng” các quân cờ với nhau để bao vây một trong những nhóm cờ của đối thủ, trong khi phân tán sự tập trung của AI bằng các nước đi ở nhiều góc khác nhau trên bàn cờ. AI đã không nhận thấy sơ hở của mình, ngay cả khi vòng vây gần như hoàn tất. “Nếu là con người, sẽ nhìn thấy dễ dàng”, Pelrine nói

Theo Stuart Russell, Giáo sư khoa học máy tính Đại học California, việc tìm ra nhược điểm trong các chương trình chơi cờ vây hàng đầu thế giới bộc lộ điểm yếu căn bản trong hệ thống học sâu đứng sau các AI hiện đại nhất ngày nay. Đó là hệ thống chỉ có thể “hiểu được” các tình huống cụ thể mà chúng đã tiếp xúc trong quá khứ và không thể hiểu một cách khái quát theo cách của con người

“Một lần nữa, nó cho thấy chúng ta đã quá vội vàng khi gán cho máy móc có trí thông minh siêu phàm”, giáo sư chia sẻ

Các nhà nghiên cứu nhận định, nguyên nhân thất bại của chương trình chơi cờ vây có thể vì Pelrine áp dụng phương pháp hiếm, đồng nghĩa AI chưa được đào tạo đủ để nhận ra lỗ hổng. Theo Gleave, người ta thường tìm ra lỗ hổng trong những hệ thống AI bằng phương pháp “tấn công nghịch đảo”. Tuy nhiên, rất ít hệ thống AI triển khai trên quy mô lớn được kiểm tra
 
Top