What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Viện Cờ Vây Vietnam

thinktank.vn

Administrator
Uớc mơ thành lập Viện cờ vây Việt Nam


Lê Kiều Khánh Linh, sinh năm 1994, sang Hàn Quốc tháng 8/2016 sau khi nhận được học bổng toàn phần từ trường Đại học Myongji, ở thành phố Yongin (tỉnh Gyeonggi) cho chương trình học thạc sĩ Khoa Cờ vây học. Trước đó, Linh tốt nghiệp hệ cử nhân tại Đại học Ngoại Thương (Hà Nội, Việt Nam) chuyên ngành Kinh tế Quốc tế vào năm 2016. Linh chia sẻ bạn bắt đầu biết tới và học cờ vây từ năm lớp 5 sau khi tham gia một khóa học hè khoảng ba tháng. Đến năm lớp 11, Linh lại có cơ duyên được học lại môn cờ này. Sau đó, bạn tham gia vào Câu lạc bộ cờ vây Hà Nội, từng thi đấu giải quốc gia và một số giải quốc tế. Ngoài ra, Linh còn tham gia thành lập và hoạt động ở Hiệp hội cờ vây Hàn-Việt

Theo học thạc sĩ ngành cờ vây tại Hàn Quốc, ngoài các lớp luyện kỹ năng chơi cờ, Linh được học rất nhiều môn học khác như lịch sử, văn hóa, tâm lý, marketing, thống kê và tất cả mọi thứ liên quan tới việc phát triển bản thân và tinh thần của cờ vây. Bạn yêu thích và muốn phổ biến môn cờ vây tới nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ. Hiện tại, Linh đang biên dịch và biên soạn một cuốn sách về sử dụng chiến lược cờ vây trong kinh doanh, dự định xuất bản trong năm nay. Toàn bộ số tiền kiếm được từ việc bán sách Linh muốn dùng để tổ chức một giải đấu ở Việt Nam nhằm phát triển phong trào cờ vây. Ngoài ra trong tương lai, Linh muốn có thể thành lập một tổ chức như Viện cờ vây Hàn Quốc, cũng như các khóa học bổ ích cho mọi người

Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng trò chuyện với Khánh Linh, lắng nghe bạn chia sẻ về tình yêu với cờ vây và những trải nghiệm khi học cờ vây tại Hàn Quốc nhé!

210521045915_35.jpg
 
Bỏ đi, bỏ thì thắng

Chướng ngại chủ yếu khiến nhiều kỳ thủ cờ vây mắc kẹt ở trình độ 1-2 kyu và không thể bước lên dan, đó là họ không biết buông bỏ. Họ khăng khăng đuổi giết bằng được đám quân đối phương để rồi bị phản đòn. Họ ngoan cố tìm cách cứu sống một đám quân không quan trọng, để rồi không những vẫn chết, mà còn chết với thiệt hại nặng nề hơn. Họ muốn tất cả trong khi không muốn cho đối phương thứ gì cả. Và khi đã định làm gì đó thì họ không bao giờ chịu dừng

“Bỏ đi, bỏ thì thắng” – họ cần ghi nhớ câu nói kinh điển này

Như vậy thái độ sẵn sàng buông bỏ có vẻ là một phẩm chất đáng ca ngợi của người chơi cờ. Không sai, nhưng cũng không hẳn đúng. Tôi từng chứng kiến hơn một lần trong ván đấu của học trò mình những tình huống đối sát/sống chết mà chỉ cần đi tiếp một nước là họ sẽ thắng hoặc dễ dàng nhìn ra con đường thắng, nhưng họ bỗng nhiên từ bỏ. Khi tôi hỏi, họ nói vì thấy đối thủ vẫn không ngừng lì lợm và mạnh bạo lấn tới, nên đoán rằng tình huống này kiểu gì mình cũng thua. Một kịch bản khác, họ thấy đối thủ đang xây một vùng đất lớn nhưng lại không dám đả nhập, hoặc chỉ đả nhập một nước rồi… thôi, không đi tiếp. Khi tôi hỏi, họ bảo vì nhảy vào chắc kiểu gì cũng chết (họ từng chết trong vài lần thử trước đây), nên thà không làm cho khỏi mất công, cố gắng rồi lại thất vọng

Biết từ bỏ quả thực sẽ giúp bạn vượt qua mốc 1 kyu, nhưng bạn thậm chí sẽ không thể chạm tới 1 kyu nếu không tập làm đến cùng mọi thứ

Đó cũng chính là câu châm ngôn về cờ vây đầu tiên tôi dạy học trò ngay từ buổi đầu lớp nhập môn, và nhắc lại vô số lần trên quãng đường trưởng thành của họ. “Làm gì cũng hãy làm đến cùng”

Thực tế là trong một tình huống giao tranh, người thắng chưa chắc là người đọc cờ tốt hơn, mà đôi khi đơn giản là người gan lì hơn. Dẫu tình thế có vẻ nan giải đến đâu, hãy cứ dấn thêm một bước. Có khi ngay sau một bước đó bạn sẽ nhìn thấy giải pháp. Cũng có khi ngay sau một bước đó đối thủ sẽ mắc sai lầm. Bước tiếp chưa chắc bạn thắng, nhưng từ bỏ thì chắc chắn bạn thua

Tương tự, có thể bạn sẽ thất bại trong lần đả nhập này vào đất đối thủ, nhưng nếu không làm thử chắc chắn bạn sẽ không bao giờ biết cách làm thành công. Đừng dừng lại cho đến khi kết quả ngã ngũ, dù kết quả đó là bạn sống hay chết. Bởi vì bạn đã làm – và làm đến cùng, bạn sẽ rút được tối đa kinh nghiệm cho lần sau. Bởi vì bạn đã làm – và làm thất bại, bạn mới có động lực (chính từ sự thất vọng, tức giận và nuối tiếc) để tự nghiền ngẫm hoặc hỏi ý kiến người khác hòng tìm ra phương pháp thành công

Thái độ cố chấp này thoạt tiên có vẻ mâu thuẫn với phẩm chất sẵn sàng buông bỏ. Nhưng đơn giản là bạn sẽ không bao giờ biết được mình nên từ bỏ thứ gì, và từ bỏ lúc nào – nếu bạn chưa từng làm đến cùng những thứ bạn có thể làm. Khi trình độ còn thấp, chỉ có qua thử nghiệm đến cùng mọi ý tưởng, mọi kĩ thuật, bạn mới nhìn nhận được các giới hạn của năng lực bản thân lẫn giới hạn của tình huống. Và từ sự nắm rõ các giới hạn đó bạn mới biết thứ gì nên bỏ, lúc nào cần buông

Và dẫu bạn chỉ chơi cờ để vui chứ không đặt nặng việc tăng trình độ, thì hãy nhớ lại xem niềm vui ban sơ nhất mình từng có khi mới học cờ là gì? Có phải là khi bạn để ý mấy quân cờ ít khí của đối phương, mò mẫm bao vây chúng và cuối cùng bắt được chúng? Niềm vui của người kì thủ vốn dĩ, và vĩnh viễn nằm trong quá trình tự mình đề ra một ý tưởng, và chọn từng nước đi để hiện thực hóa ý tưởng đó đến cùng

Có rất nhiều phẩm chất mà một người rèn luyện được nhờ cờ vây. Nhưng nếu phải chọn ra chỉ một phẩm chất tiêu biểu, tôi luôn nghĩ rằng nó là Ý chí. Ý chí để dám chọn cho mình một mục tiêu, một lý tưởng, một cách sống… và nỗ lực vì chúng đến cùng, không dễ dàng từ bỏ. Có thể một ngày nhìn lại bạn sẽ thấy những mục tiêu đó chưa sáng suốt, chưa tối ưu, chưa hẳn phù hợp với mình. Một ngày bạn sẽ đủ chín chắn để biết từ chối đúng thứ, biết từ bỏ đúng lúc

Nhưng hãy nhớ rằng sự buông bỏ thông thái ấy chỉ có thể được đắp bồi từ rất nhiều tháng ngày miệt mài, cố chấp và ngây thơ đuổi theo đến tận cùng những điều bạn hằng khát khao và tin tưởng

Trần Việt Hà
 
Top