What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Physics

thinktank.vn

Administrator
Vật lý và Cách mạng công nghiệp

Tôi viết bài này để làm rõ ý: Việt Nam cần có cơ sở tri thức Vật lý tốt hơn để có thể phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị

1. Các cuộc CMCN mà chúng ta đã chứng kiến đều xuất phát từ nhận thức mới về các quy luật vật lý trong thế giới vật chất. Các quy luật vật lý luôn phải kiểm nghiệm thực tế, thông qua các hiệu ứng, là tác động của hệ vật lý trong những điều kiện nhất định, phù hợp với các tiên đoán dựa trên quy luật. Chẳng hạn, sức đẩy của nước vào một vật bị nhúng, gia tốc của vật rơi tự do, dao động của con lắc đơn, đều là những hiệu ứng theo quy luật, và dựa vào đó người ta chế tạo ra các thiết bị thay đổi phương thức sản xuất. Chu kỳ là từ 30-60 năm từ khi thay đổi quan niệm về vật lý tới CMCN

CMCN lần thứ nhất bắt đầu từ Cơ học của Newton dẫn đến phát minh ra thiết bị là máy hơi nước, là cơ sở của Cách mạng cơ khi hoá. CMCN lần thứ hai bắt đầu từ Điện động của Faraday-Maxwell, dẫn tới phát minh ra đèn điện chiếu sáng và động cơ điện, là cơ sở của điện khí hoá. CMCN lần thứ ba bắt đầu từ Cơ học lượng tử, phát minh ra bán dẫn và các thiết bị điện tử (bao gồm cả máy tính là đỉnh cao), là cơ sở của tự động hoá, sản xuất hàng loạt

Có người nói rằng CMCN lần thứ 3 là Kiến trúc máy tính Turing máy tính điện tử và tin học hoá. Tôi không nghĩ như vậy. Một mặt máy tính điện tử là tất yếu khi mọi thiết bị đều được điều khiển bằng điện tử. Tin học hoá là công cụ nâng cao chứ chưa thay đổi phương thức sản xuất. Và chủ yếu Kiến trúc máy tính không phải là quy luật vật lý mới. Mặt khác, không có vật liệu bán dẫn, CPU sẽ không thể có máy tính. Cơ sở của thiết bị là phần cứng

2. Người ta nói nhiều tới CMCN4.0. Cách mạng là một bước nhảy lượng tử trong phát triển, thường có điểm kỳ dị. Tiên đoán Cách mạng đã khó nhưng mô tả nó một cách cụ thể là điều không thể. Tuy vậy theo pattern của các cuộc cách mạng đi trước, chúng ta có thể cố gắng dự báo sự ra đời của thế hệ thiết bị mới và cơ sở vật lý của nó

Cũng có người nói CMCN4.0 sẽ không dựa trên thiết bị mới mà chỉ nâng cấp các máy tính được kết nối và dựa trên AI, Big Data.Sensor, IoT, Robotics, CPS, Mạng xã hội, Cloud....Kinh nghiệm của tôi, khi danh sách dài dằng dặc có nghĩa là ta chưa biết bản chất. Tôi cũng không tin ở các sản phẩm tinh thần như thuật toán, giải pháp có thể gây đột biến. Tôi tin phải có vai trò của thiết bị phần cứng. Theo ý tôi Internet là một bước tiến vĩ đại, trên cơ sở Cáp quang. Dựa trên nguyên lý quang điện lượng tử. Nếu CMCN4.0 thực sự diễn ra, Cáp Quang sẽ có vai trò quan trọng hơn mức nhiều người nhận thức hiện nay. Cáp quang được phát minh từ những năm 1970, với thời gian ra thị trường và trở thành phổ cấp rất ngắn. Nếu công nghiệp điện tử dựa trên Cơ lượng tử của electron, thì Cáp quang bắt nguồn từ cơ lượng tử của photon

3. Cáp quang có thể không phải là thiết bị duy nhất cho CMCN4.0, cũng như bóng đèn không phải là thiết bị duy nhất của cách mạng điện khí hoá. Nhiều người dự báo một thiết bị đang dần chín mùi, và là điểm cạnh tranh giữa các chương trình lớn được chính phủ TQ tài trợ (bao gồm cả Baidu và Alibaba) và các công ty đa quốc gia chủ yếu là của Mỹ. Họ tin rằng người thắng trong cuộc đua công nghệ này sẽ có ưu thế khi cách mạng 4.0 diễn ra. Năm 2017, thị trường Cáp quang cháy chợ, do 60% sản phẩm bị thị trường TQ ngốn sạch. Cũng năm này, chính phủ TQ cam kết đầu tư vào các chương trình Quantum Computing và Quantum Satelite. Họ đã đầu tư 10 tỷ đô la và Viện Vật lý ở Hợp Phì. Alibaba cam kết đầu tư 13 tỷ và Baidu cam kết sẽ đầu tư gấp bội. Nếu máy tính lượng tử ra đời, AI và xử lý dữ liệu sẽ thay đổi. Và nền kinh tế tri thức sẽ có đột biến, CMCN4.0 sẽ rất có khả năng

Công thức dự báo là Quang điện lượng từ dẫn đến Cáp quang và máy tính lượng tử, là cơ sở cho CMCN4.0. Với bức tranh này chúng ta có thể dự báo nhiều điều, nhưng đó không phải điều tôi muốn đề cập

4. Bên cạnh thiết bị, Vật lý là cơ sở để nghiên cứu Vật liệu mới và Năng lượng

Vật liệu tốt sẽ quyết định chất lượng của thiết bị. Ngày nay các vật liệu cơ học, điện, từ, quang điện, gốm sứ, topo, ... vẫn có rất nhiều phát minh mới mở ra các triển vọng mới.
Năng lượng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế: Bên cạnh việc phát triển các nguồn năng lượng mới, việc lưu trữ chuyển tải năng lượng và giải pháp tiết kiệm năng lượng đều đòi hỏi tri thức vật lý


Tuy vậy, vật liệu và năng lượng đòi hỏi đầu tư lớn, đồng bộ, chủ yếu sử dụng trong hạ tầng. Thiết bị gần với thị trường sử dụng hơn và có thể phát triển tương đối độc lập và không đòi hỏi một hạ tầng đồng bộ và phối hợp quá lớn

Ví dụ: Thiết bị y tế, dụng cụ thể thao, dụng cụ gia đình, thiết bị theo dõi thực địa, môi trường, đo kiểm là những lĩnh vực cần rất nhiều tri thức vật lý

Có thể nhớ tới các ứng dụng vật lý để xác định tuổi vàng bằng cân thuỷ ngân của anh Phạm Hồng Dương, bằng tia X của anh Đạt, vua phố Hà Trung. Thiết bị tia X có thể chuyển sang để thử đá quý. Gần đây hơn, các sản phẩm của công ty CADPRO trong giao thông, quân sự đều dựa trên các hiệu ứng vật lý. Chỉ khi dựa trên hiệu ứng vật lý, sản phẩm mới thực sự đặc sắc và có tính cạnh tranh lâu dài

5. Vật lý Việt Nam không thiếu người tài, nhưng không phải là hình thành "tự thân" mà là quà biếu trong gói viện trợ chiến tranh của Liên Xô và Đông Âu cũ, có thời đã đứng đầu Đông Nam Á về số lượng và chất lượng. Nhưng chính vì vậy, vật lý Việt Nam không có vision phát triển, không có liên hệ với công nghiệp, chuyên môn hoá quá dàn trải, cái gì cũng có, mà không cái gì ra đầu đũa, không có trọng tâm và bài toán chung để phối hợp đồng bộ. Đặc biệt, các GS, TS không có kinh nghiệm và động lực vào công nghiệp, không trở thành các kiến trúc sư lãnh đạo cuộc chơi công nghệ và công nghiệp. Kết quả đội ngũ đó đang già đi, có nguy cơ tan rã trước khi làm được những việc cụ thể và hài lòng với các hư danh và một số bài báo không làm khoa học thế giới giàu lên hay nghèo đi. Trong khi đó, nhận thức xã hội ngày càng xa cách vật lý một về cả nhận thức và động lực. Nguy cơ phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát là hiển hiện.

6. Có hai việc có thể làm cho vật lý Việt Nam là "Cải cách đào tạo" và "Chương trình trọng điểm"

Trên thế giới có những chương trình vật lý lớn như "Dự án Manhattan", "Máy va chạm hadron lớn LHC", "LIGO",... tiêu rất nhiều tiền nhưng tác động về phát triển công nghệ rất lớn. Lý do là ngày nay, sản phẩm công nghệ ra đời muốn vào thực tế phải phối hợp rất nhiều công nghệ, tri thức, kỹ năng khác nhau. Môi trường của một trường đại học, Viện nghiên cứu, công ty, dù tốt nhất cũng không thể đảm bảo một môi trường tích hợp đồng bộ như vậy. Trong khi đó các dự án lớn sẽ có môi trường phối hợp các kỹ sư, nhà khoa học, phần cứng, phần mềm, dữ liệu, nhà quản lý, từ đó nảy sinh ra những công nghệ mới như Internet, Sensor, Cáp quang...

Các dự án khổng lồ của TQ thực tế là sao chép mô hình đã thành công của các chương trình nói trên. Như vậy, Việt Nam cũng phải có một chương trình như vậy

Để thực hiện một chương trình như thế và được sự đồng thuận của xã hội, cần có một chương trình đào tạo mới. Trước hết đào tạo vật lý ở trường Đại học khoa học, và các khoa kỹ thuật, và ở trường phổ thông đã lỗi thời do không định hướng công nghiệp. Sau đó việc phổ cập tri thức vật lý cho xã hội, trước hết là các thầy giáo, các nhà công nghệ, thanh thiếu niên cũng hết sức quan trọng và cấp bách

7. Vấn đề của các chương trình nói trên là cơ chế quản lý và định hướng sản phẩm

Cơ chế quản lý là phải tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của chủ nhiệm chương trình đồng thời với giám sát minh bạch thường xuyên dựa trên các KPI cho trước, với mục tiêu cao nhất là sản phẩm cuối cùng. Chủ nhiệm đề tài sẽ phối hợp tối đa năng lực hiện có để thành công

Vấn đề thứ hai là làm gì, Có một nhận thức quan trọng mà ít phổ biến trong giới khoa học công nghệ VN về bản chất của ứng dụng công nghệ trong công nghiệp thực chất là cướp thị trường của các sản phẩm dịch vụ có sẳn bằng các sản phẩm dịch vụ tốt hơn nhờ công nghệ

Vì vậy, chúng ta phải phân tích các thị trường có sẵn, đang phát triển, dựa trên năng lực mà đề ra sản phẩm cụ thể. Sản phẩm này phải chứng minh được ưu thế so với các sản phẩm sẵn có

Như vậy, chúng ta sẽ không thể phát triển một modun, hay linh kiện và phỏng đoán sẽ có ứng dụng trong thị trường ABC mà không cần biết nó có sẽ tích hợp và hoạt động tốt trong điều kiện cụ thể hay không. Chúng ta cần tích hợp cái mà chúng ta phát triển với các modun khác có thể đi mua và chỉ ra hiệu quả phát triển cả về giá thành và tính năng nhờ áp dụng công nghệ và tri thức vật lý mới

Rõ ràng đó là một tư duy mới về nghiên cứu và ứng dụng vật lý và đảm bảo tốt hơn cho việc ra đời một thiết bị được công nghiệp chấp nhận. Ban đầu chúng ta sẽ không cầu toàn, và sẽ cải tiến dần tới chất lượng và giá thành tốt hơn. Nhưng chúng ta phải thấy rõ được lộ trình

Tư duy này là bình thường trong công nghiệp, nhưng còn xa lạ với các nhà khoa học, do đó phải có sự trao đổi để nâng cao nhân thức trước

AiViet Nguyen
 
Top