What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Viettel

thinktank.vn

Administrator
Viettel công bố chiến lược giai đoạn 4.0
Trong chiến lược giai đoạn 4, Viettel xác định đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm tập trung vào nhiều dự án 4.0

Ngày 3/8/2018 tại trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), dưới sự chứng kiến của Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Viettel đã tổ chức Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn



Lễ bàn giao lãnh đạo cấp cao Viettel ngày 3/8/2018

Theo đó,Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel (nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương) bàn giao chiến lược giai đoạn 4 của Viettel và bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng

Như vậy, sau 3 giai đoạn phát triển kéo dài gần 30 năm, từ một Công ty xây lắp (giai đoạn 1989 - 1999) trở thành một công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam (giai đoạn 2000 - 2010) và hiện là một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao (giai đoạn 2010 -2018), Viettel sẽ bước vào giai đoạn thứ tư sớm hơn dự kiến 2 năm


Lễ bàn giao tại Viettel

Chiến lược của Tập đoàn trong giai đoạn tiếp theo 2018 - 2030, đó là duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%, trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông và Công nghiệp công nghệ cao, trở thành top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong đó top 10 về Viễn thông và CNTT; Top 20 về Công nghiệp Điện tử Viễn thông; Top 50 về Công nghiệp an toàn, an ninh mạng. Cơ cấu doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 55%; công nghiệp công nghệ cao chiếm 25%, lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và lĩnh vực truyền thống là 10%


Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Phụ trách Chủ tịch kiêm TGĐ Viettel

Trong chiến lược giai đoạn 4, Viettel xác định đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,… từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống

Viettel cũng tiếp tục duy trì mô hình kiểu mẫu về doanh nghiệp nhà nước, nhận thực hiện các việc khó mang sứ mệnh quốc gia

Được lãnh đạo Bộ Quốc phòng và lãnh đạo, cán bộ nhân viên Viettel tin tưởng, lựa chọn là người thuyền trưởng mới của Viettel, phát biểu tại lễ bàn giao, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel đã thể hiện sự cam kết, tinh thần quyết tâm khi chính thức là người mang trọng trách kế thừa các thành quả công nghệ của giai đoạn Viettel 3.0 và trực tiếp đưa Tập đoàn Viettel bước vào một chương mới của lịch sử giai đoạn 4.0 và kinh doanh toàn cầu

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng nhấn mạnh,“Thừa hưởng thành tựu vẻ vang của Tập đoàn, văn hóa đặc sắc của Viettel, đội ngũ kế cận sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao phó dựa trên việc giữ nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định tập thể nhưng vẫn phải giữ vai trò cá nhân xuất sắc, phải xác định rõ lĩnh vực, sản phẩm mũi nhọn để tập trung đầu tư phát triển, chú ý các chế độ, chính sách về người lao động, phải làm cho người lao động hạnh phúc, yêu mến Viettel”

Thành tựu của Viettel trong giai đoạn 3 (từ 2010 -2018)

- Top 30 nhà mạng lớn nhất thế giới, đầu tư ra 10 nước, tổng dân số 240 triệu dân, duy trì vị thế là nhà mạng số 1 Việt Nam
- Trở thành Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ cao số 1 Việt Nam
- Là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam: Doanh thu tăng trưởng 2,7 lần (từ 92.000 tỷ lên 252.000 tỷ); Lợi nhuận tăng trưởng 2,7 lần (từ 16.000 tỷ lên 44.100 tỷ); Nộp NSNN tăng 4,5 lần (từ 9.200 tỷ lên 41.100 tỷ). Vốn chủ sở hữu tăng 4,5 lần (từ 28.600 tỷ lên 128.000 tỷ); Thu nhập tăng 1,9 lần. Nộp thuế và ngân sách lớn nhất, lợi nhuận lớn nhất và giá trị thương hiệu cao nhất
- Đưa Viễn thông, CNTT vào mọi mặt của đời sống xã hội
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thương mại hoá thành công vũ khí chiến lược và thiết bị quân sự công nghệ cao, thiết bị mạng lưới viễn thông
- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng số 1 tại Việt Nam


Lệ Thanh
 
Giải pháp doanh nghiệp Viettel

photo1539665248018-15396652480181182828602.jpg

Ngày 15/10/2018, Tập đoàn Viettel đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel. Sự ra đời của Tổng công ty thứ 6 chứa đựng rất nhiều tâm huyết của Viettel trong việc ứng dụng công nghệ để phục vụ cho con người

Giấc mơ Viettel 4.0

Thực tế, không phải đến bây giờ mà ngay từ 8 năm trước (2010) khi "cách mạng công nghiệp 4.0" hay "Chính phủ điện tử" còn là một khái niệm mới trên thế giới thì Viettel đã bắt đầu nghiên cứu về Chính phủ điện tử, chính phủ số, hướng đến số hóa nền kinh tế một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, gần gũi nhất, chắc chắn nhất và hiện đại nhất, góp phần trong công cuộc thay đổi diện mạo đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Khát vọng ấy đã được Viettel cụ thể hóa bằng quyết tâm, sự đầu tư bài bản và hành động triệt để trong thời gian qua, được sự ghi nhận và đánh giá cao của Chính phủ và cộng đồng xã hội với các sản phẩm như: Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại tất cả các Bộ, địa phương, Tập đoàn, và Tổng Công ty nhà nước; Hệ thống Một cửa Quốc gia; Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia trong lĩnh vực Y tế; Ứng dụng phần mềm quản lý trường học và mạng xã hội học tập trực tuyến, và nhiều sản phẩm khác trong các lĩnh vực chuyên ngành như Y tế, Giáo dục,…

Viettel cũng đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng thành phố thông minh với 23 Tỉnh, Thành phố trên cả nước, thực hiện triển khai Smartcity cho Phú Thọ và Huế


Với vai trò là một trong những doanh nghiệp tiên phong về công nghệ, Viettel đã xây dựng hạ tầng số hiện đại mà không phải đơn vị nào cũng làm được.
Đó là hạ tầng cáp quang với 500.000 km; hạ tầng 3G & 4G phủ sóng đến 95% dân số; 95% lãnh thổ Việt Nam; 5 Data Center tiêu chuẩn quốc tế Tier 3 có thể chứa đến 150.000 máy chủ; 5.000 trạm NB-IoT, hạ trầng thanh toán tích hợp với 33 ngân hàng và hơn 9.000 điểm giao dịch, hạ tầng logistic với 1.000 bưu cục cùng 5.000 điểm giao dịch, …

Đặc biệt, Viettel sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao với 5.000 kỹ sư công nghệ cao, 10.000 nhân sự kỹ thuật tại 64 tỉnh thành, khoảng 700 huyện, và 11 nước trên thế giới

Trả lời phỏng vấn báo chí, lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao về những giải pháp mà Viettel đã cung cấp cho Bộ Y tế để thực hiện mục tiêu đem công nghệ phục vụ sức khỏe con người

"Phong cách của Viettel là tận tình. Khi có yêu cầu gì, họ đều có hướng tháo gỡ và đưa ra giải pháp rất nhanh chóng

Đặc biệt, do khối lượng khổng lồ của các thông số, thông tin trong hệ thống Y tế nên vấn đề bảo mật là rất quan trọng. Sử dụng dịch vụ của một tập đoàn lớn như Viettel, chúng tôi cảm thấy tin tưởng hơn về việc đảm bảo an toàn cho thông tin y tế của mọi người" – lãnh đạo Bộ Y tế nói

Sự ra đời của Tổng công ty thứ 6

Phát biểu tại sự kiện, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Viettel khẳng định: "GPDN Viettel không chỉ phục vụ mục đích kinh doanh mà còn mang sứ mệnh đồng hành cùng Chính phủ xây dựng thành công một "Chính phủ số", hợp tác cùng các doanh nghiệp và người dân để giải quyết các vấn đề của xã hội, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người và vì một Việt Nam phát triển bền vững"

Từ 2016-2018, kết quả kinh doanh Khối GPDN đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) về doanh thu là 12,6%, 8 tháng đầu năm 2018 đạt 25%, trong đó mảng Giải pháp CNTT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tương đương CAGR là 75,3%

Với những bước chuẩn bị kỹ lưỡng và "chạy đà" thần tốc đó, cho đến nay, Khối GPDN đã hội tụ đủ điều kiện để tách khỏi TCT Viễn thông. Đó là lý do ra đời của Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp vào ngày 15/10/2018

Tại buổi lễ công bố quyết định thành lập, ông Phùng Văn Cường – Tổng Giám đốc của GPDN Viettel một lần nữa khẳng định các mục tiêu của Viettel khi thành lập Tổng công ty thứ 6

Thứ nhất, Viettel sẽ tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng số, hạ tầng 4.0 sẵn sàng trở thành hạ tầng quốc gia, phục vụ mục đích của Quốc gia, để Chính phủ và Doanh nghiệp cùng phát triển trên hạ tầng đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế chung

Thứ hai, Viettel sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, tích hợp và quản lý dịch vụ toàn trình từ tư vấn về chiến lược, kiến trúc, lộ trình thực hiện công cuộc chuyển đổi số, thực hiện tích hợp giải pháp cho các dự án lớn và trọng điểm quốc gia yêu cầu lực lượng trải dài trên toàn quốc; đến cung cấp dịch vụ vận hành khai thác công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và chính phủ với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, quy trình vận hành tiêu chuẩn quốc tế, công cụ vận hành tiên tiến và tự động hóa lên đến 70%


Thứ ba, Viettel đặt mục tiêu phải tham gia tích cực vào Dự án Chính phủ điện tử - chính phủ số, nhanh chóng số hóa các thủ tục hành chính giúp nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

Đồng thời, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp tiếp tục xây dựng các hệ thống một cửa liên thông và dịch vụ công trực tuyến để người dân có những trải nghiệm tốt đẹp hơn trong lương lai

Thứ tư, Viettel tập trung xây dựng giải pháp đô thị thông minh – Smart city với các giải pháp phù hợp với từng tỉnh, thành phố để giải quyết những vấn đề riêng của địa phương đó

Thứ năm, Viettel đặt mục tiêu giúp các doanh nghiệp thông minh hóa các hoạt động nội bộ và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mang đến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ những nền tảng, công cụ phát triển toàn diện từ quản lý, điều hành đến kinh doanh dịch vụ

Trong lĩnh vực sản xuất, với gần 400 khu công nghiệp khắp cả nước, Viettel sẽ triển khai giải pháp quản lý hoạt động sản xuất giám sát tiết kiệm năng lượng và giám sát máy móc, quản lý quy trình sản xuất (vFactory) tới các doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện quy trình vận hành của doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí năng lượng, chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động

Thứ sáu, Viettel đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phong phú, có tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực của cuộc sống; hướng đến triển khai 100% các tiện ích trên nền tảng di động

Đặc biệt, đối với lĩnh vực Giáo dục, Viettel sẽ đẩy mạnh xây dựng Hệ sinh thái giáo dục, nhằm giúp ngành giáo dục có một hệ thống có tính liên thông kết nối; để mỗi học sinh sẽ có một mã số định danh từ lúc bắt đầu đi học, kết thúc THPT cho đến lên đại học

Toàn bộ kết quả và quá trình học tập của học sinh sẽ được số hóa và lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của ngành

Đối với Y tế, Tổng công ty mới này sẽ hoàn thành xây dựng và triển khai toàn quốc hàng loạt các hệ thống quốc gia cho 3 nhóm chính là hệ dự phòng, hệ điều trị, truyền thông y tế. Từ đó hình thành cơ sở dữ liệu lớn ngành y tế, mã số và hồ sơ sức khỏe cho từng người dân

Ngoài ra, Viettel cũng cho ra đời các giải pháp công nghệ thông minh có giá trị nhân văn, thực tiễn cao, giải quyết những vấn đề "nóng" của xã hội như sản phẩm cảnh báo cháy nhanh (SafeOne) và giải pháp giám sát cửa hàng tự động (vSafe) dành cho các hộ kinh doanh cá thể và các hộ gia đình; hệ thống cảnh báo thiên tai, giúp cảnh báo trước các nguy cơ, giúp giảm thiểu ảnh hưởng về con người, tài sản; giải pháp giám sát tàu cá sẽ là công cụ dẫn đường, công cụ liên lạc của các chủ tầu khi mất phương hướng khi đi biển và cũng là công cụ giám sát của cơ quan chức năng,…

Thanh Xuân
 
Dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn

-“Chúng ta hãy cùng coi đây là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số”, Thủ tướng nói và mong muốn14.000 cơ sở y tế trên toàn quốc tổ chức thành công nền tảng được khai trương hôm nay, 18/4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại lễ khai trương nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh (KCB) từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng chống COVID-19 do Bộ TT&TT và Bộ Y tế tổ chức sáng nay, 18/4

Theo Thủ tướng, đây là việc khá mới mẻ ở nước ta, đất nước có nhiều núi non hiểm trở, xa cách. Thủ tướng đánh giá cao ngành TT&TT và ngành y tế đã chủ động cùng phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, “có thể nói chưa bao giờ ứng dụng công nghệ mạnh mẽ như vậy”

Thủ tướng cũng ghi nhận và đánh giá cao các lực lượng, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ, các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã tích cực tham gia trong chiến dịch phòng, chống dịch bệnh COVID-19

“Nhân đây tôi xin chào những chiến sĩ áo trắng dũng cảm, kiên cường, đi đầu trong phòng chống đại dịch COVID-19 ở nước ta”, Thủ tướng nói. Từ nhiều năm nay, ngành y tế đã triển khai một số hoạt động khám bệnh từ xa, phẫu thuật từ xa, bệnh án điện tử. Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thực tiễn đòi hỏi các bệnh viện phải có thêm kênh khám bệnh từ xa nhiều hơn nữa, phổ cập hơn nữa, giúp tư vấn KCB, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận lợi, ít tốn kém và an toàn, nhất là không cần phải đến bệnh viện khi không cần thiết, giúp giảm tải cho bệnh viện, tránh lây bệnh

Thủ tướng đồng ý cho rằng Việt Nam cần có nền tảng công nghệ để giúp các cơ quan, tổ chức nhanh chóng đưa các hoạt động của mình lên môi trường số, từ đó phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu của người dân

Những gì mà chúng ta chứng kiến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy lợi ích rõ ràng của hoạt động KCB từ xa. Người bệnh vẫn được khám bệnh nhưng chỉ phải tới bệnh viện khi cần thiết; bệnh viện tuyến trên có thể hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới hết sức nhanh chóng và thuận lợi. Điều đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã rất chủ động, tích cực đồng hành với Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh và đã cho ra mắt hàng chục ứng dụng phục vụ người dân

Thủ tướng nhấn mạnh việc ra mắt ứng dụng hôm nay hết sức có ý nghĩa, kịp thời cung cấp cho người dân thêm một công cụ để tự bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ cộng đồng. Đây cũng là xu hướng chung mà nhiều nước, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang thực hiện trong phòng chống dịch bệnh

Nhân sự kiện này, Thủ tướng cho rằng việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, KCB trực tuyến từ xa thì hiệu quả nhân đôi, nhân ba. Đó là đáp ứng được yêu cầu chống dịch, bảo đảm công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, giảm lượng giấy tờ

Thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh dựa trên công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở KCB

Phát triển các nền tảng công nghệ cho lĩnh vực y tế như nền tảng hỗ trợ tư vấn KCB từ xa, nền tảng quản trị y tế thông minh. Hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, phối hợp xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Các doanh nghiệp công nghệ cần chú ý bảo mật thông tin cá nhân

Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia để ký ban hành trong tháng 4/2020. Đây là vấn đề quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong mọi mặt xã hội

Bộ TT&TT chỉ đạo, hiệu triệu doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không ngừng sáng tạo, phát triển nhiều nền tảng chuyển đổi số hơn nữa, phát triển nhiều ứng dụng hơn nữa phục vụ nhân dân

Thủ tướng đề nghị Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp tục quyết liệt triển khai hoạt động KCB từ xa, liên tục đánh giá, rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trên toàn quốc triển khai hiệu quả hoạt động này

Thủ tướng lưu ý điều quan trọng là phải có các bác sĩ y khoa chuyên môn cao, đồng thời các bác sĩ này cũng phải là kỹ sư tin học, “chứ đây không thể là câu chuyện thực tập bởi sai một ly, đi một dặm”, cho nên, phải chọn người giỏi, thông thạo chuyên môn

“Chúng ta hãy cùng coi đây là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số”, Thủ tướng nói và chúc 14.000 cơ sở y tế tổ chức thành công nền tảng này tại bệnh viện, cơ sở của mình

Tại lễ khai trương, Thủ tướng đã xem các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn KCB từ xa kết nối với Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) hội chẩn điện tâm đồ và siêu âm từ xa về các bệnh mãn tính cần đi khám; kết nối với Bệnh viện đa khoa TP. Hà Tĩnh hội chẩn CT từ xa đánh giá những trường hợp đột quỵ não để chỉ định điều trị gián tiếp và kết nối trực tiếp với bệnh nhân tại xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) để khám bệnh

Thủ tướng cũng nghe các chuyên gia công nghệ giới thiệu ứng dụng Bluezone, giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE (Bluetooth low energy), ghi nhận sự tiếp xúc gần giữa các smartphone trong khoảng cách 2 m


Đức Tuân
 
Last edited:
Top