What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây kinh tế

Tư duy Cờ Vây - Vòng tròn tăng trưởng

Giám đốc Quốc gia ADB nói với Zing, Việt Nam cần nhiều tập đoàn tư nhân lớn, từ đó cải thiện cuộc sống người dân, tạo "vòng tròn tăng trưởng" để đạt mục tiêu thành nước phát triển

Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045 khi nền kinh tế toàn cầu vẫn chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19. Trao đổi với Zing, ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam - nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia có thể tận dụng cơ hội từ đại dịch

Ông nhấn mạnh Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra "vòng tròn tăng trưởng" để trở thành nước phát triển theo đúng kế hoạch

SUB1.jpg

- Theo ông, dịch Covid-29 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam ?

- Dịch Covid-19 là một vấn đề lớn đối với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Nhưng có một số đất nước có thể tận dụng cơ hội từ đại dịch này, và Việt Nam cũng nằm trong số đó. Vì vậy, về lâu dài, tôi cho rằng dịch Covid-19 sẽ không còn ảnh hưởng tiêu cực mà thậm chí tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam đã xử lý dịch Covid-19 và hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ đại dịch rất tốt. Điều này giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư và du lịch hấp dẫn khi dịch Covid-19 qua đi

Báo cáo mới nhất của ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 1,8% trong năm 2020 và 6,3% vào năm 2021. Tuy nhiên, theo con số được Tổng cục Thống kê công bố hôm 29/9, tăng trưởng GDP quý III/2020 của Việt Nam đạt 2,62%, tăng mạnh so với mức 0,62% của quý II và cao hơn chúng tôi dự đoán

Vì vậy, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay có thể nằm trong khoảng 2-3%, thấp hơn nhiều năm 2019 và năm 2021, nhưng rất cao so với các quốc gia khác

Muc tieu thanh nuoc phat trien anh 1


- Theo ông, những lợi thế và khó khăn của Việt Nam trong việc duy trì tăng trưởng dương giữa đại dịch, và xa hơn trở thành một quốc gia phát triển trong tương lai, là gì ?

- Lợi thế của Việt Nam là các bạn đã ngăn chặn dịch Covid-19 hiệu quả, giúp khu vực kinh tế phi chính thức sớm hoạt động trở lại. Các hoạt động kinh tế có thể chậm lại, thu nhập của người lao động sụt giảm. Tuy nhiên, để so sánh, nền kinh tế ở nhiều quốc gia khác thậm chí gần như tê liệt

Một điểm mạnh khác là Việt Nam có một nền kinh tế vĩ mô ổn định và vững chắc. Các chỉ số như tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đều ổn định, dự trữ ngoại hối lớn

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, sự kết nối chặt chẽ với các quốc gia khác trở thành thách thức lớn. Đối với một quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu như Việt Nam, nếu dịch bệnh tiếp tục tàn phá những nền kinh tế khác, nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu sẽ sụt giảm, dẫn đến doanh thu lao dốc, nhiều người lao động mất việc làm

Khi các hộ gia đình và cá nhân bị giảm thu nhập, họ sẽ ít chi tiêu hơn. Cầu nội địa sụt giảm cũng là một rủi ro đáng chú ý

Đối với mục tiêu trở thành nước phát triển trong dài hạn, Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời đoàn kết vượt qua những thách thức lớn. Vì vậy, khi Chính phủ đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, tôi tin chắc chắn rằng các bạn sẽ đạt được điều đó

HIMP_04519_1.jpg

Như tôi đã đề cập bên trên, Việt Nam có một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, một nền kinh tế đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, năng lực sản xuất và thu hút nhiều đầu tư vào khu vực tư nhân hơn. Vì vậy, việc tiếp tục mở rộng cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như các cảng, hệ thống giao thông đường bộ để vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất khẩu, là rất quan trọng

Một yếu tố quan trọng khác là sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, trong đó chú trọng đến doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu. Theo tôi, không chỉ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đẩy mạnh đầu tư trong nước cũng là động lực quan trọng giúp Việt Nam trở thành nước phát triển

SUB2.jpg

- Vậy ông đánh giá ra sao về mục tiêu trở thành nước phát triển năm 2045 của Việt Nam ?

- Việt Nam sở hữu tiềm năng rất mạnh vì có một môi trường chính trị ổn định và Chính phủ cam kết thực hiện mục tiêu trở thành nước phát triển năm 2045. Theo mục tiêu được đề ra, Việt Nam sẽ thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao năm 2045. Điều này đòi hỏi tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Tôi tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được điều đó

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến rất nhiều công ty đẩy mạnh rời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc và đầu tư vào những khu vực khác, trong đó có Việt Nam. Theo tôi, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ xu hướng này

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật số, giáo dục và tay nghề của người lao động cũng là những động lực rất quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển

QUOTE2_TRAI_PHAI.jpg

- Ông có thể đưa ra một số giải pháp giúp Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2020, năm 2021, cũng như đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045 ?

- Trong năm 2020, cả thế giới đang ở trong "trạng thái bình thường mới" vì đại dịch Covid-19. Vì vậy, tôi cho rằng việc cần thiết trước mắt đối với Chính phủ Việt Nam là tiếp tục đảm bảo an toàn cho người dân, hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp và giảm thu nhập do đại dịch. Chính phủ đang làm tốt việc này

Ngoài ra, cần đẩy mạnh đầu tư công vì đầu tư tư nhân đã sụt giảm vì đại dịch. Dòng tiền đi vào đầu tư cơ sở vật chất và các hoạt động kinh tế sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế

Trong năm 2021 và những năm tới, nền kinh tế toàn cầu được kỳ vọng phục hồi sau đại dịch. Các hoạt động thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc sẽ gia tăng. Việt Nam cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội này, chẳng hạn như tận dụng lợi thế từ hiệp định thương mại tự do mới được ký với Liên minh châu Âu

Trong tương lai gần, Việt Nam cần hỗ trợ các công ty tư nhân trong nước tham gia vào hoạt động thương mại, kết nối mạnh mẽ hơn với những doanh nghiệp và thị trường nước ngoài, từ đó đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng của đất nước. Đây là một điều rất quan trọng

Việt Nam mới đây đã đạt mức thu nhập trung bình. Bước tiếp theo là thu nhập trung bình cao, sau đó mới tới thu nhập cao. Để làm được điều này, yếu tố quan trọng hàng đầu là sự tăng trưởng của các công ty tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 10% nền kinh tế Việt Nam. Để trở thành một nền kinh tế phát triển, khu vực này cần dần dần đạt 20%, 30%, 40% rồi 50%. Điều đó sẽ tạo ra nhiều công việc có kỹ năng cao hơn, giúp người lao động có thu nhập tốt và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Khi đó, họ sẵn sàng chi tiền cho những hoạt động như mua sắm, giải trí, chăm sóc y tế và nhất là giáo dục

Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể nhận nhiều cơ hội hơn, chất lượng người lao động tiếp tục được cải thiện. Đó là một "vòng tròn tăng trưởng" giúp Việt Nam có thể trở thành nước phát triển theo như kế hoạch

SUB3.jpg

- Ông đánh giá thế nào về vai trò của các tập đoàn lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam ?

- Các tập đoàn lớn, ở cả khu vực công và tư nhân, có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Họ tạo ra công ăn việc làm ổn định cho người lao động, xây dựng những dự án lớn như giao thông, cao ốc văn phòng, cơ sở sản xuất, cầu cảng...

Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp có nguồn tài chính khá mạnh và vững chắc, một số khác thì không. ADB đang làm việc với các công ty để giúp họ cải thiện xếp hạng tín nhiệm cũng như đáp ứng những tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Nhờ đó, họ có thể tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn. Việt Nam cũng nên đẩy mạnh đầu tư trong nước để phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Quá trình phát triển kinh tế cần nhiều tập đoàn lớn hơn nữa

Muc tieu thanh nuoc phat trien anh 2


- Ngoài đẩy mạnh đầu tư trong nước, Việt Nam cần lưu ý điều gì khi thu hút làn sóng FDI mới, thưa ông ?

- Việt Nam đã xử lý tốt đại dịch hơn rất nhiều nước trong khu vực và thu hút sự chú ý từ quốc tế. Thêm vào đó, đất nước các bạn có lực lượng lao động trẻ và dân số một trăm triệu người. Tầng lớp trung lưu cũng ngày càng gia tăng và giàu có hơn. Điều này đem đến sức mạnh chi tiêu lớn cho thị trường Việt Nam, từ đó thu hút các công ty trên thế giới

Bên cạnh đó, sự ổn định chính trị cũng là lợi thế lớn của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực

Tuy nhiên, làn sóng FDI mới cũng đem lại một số vấn đề. Chẳng hạn, các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu vật liệu, linh kiện và lắp ráp sản phẩm tại Việt Nam rồi xuất khẩu. Mặt tốt là nó mang lại nhiều việc làm hơn cho người Việt Nam. Tuy nhiên, phần còn lại của đất nước không nhận được nhiều lợi ích

Vì vậy, tôi cho rằng điều quan trọng là gia tăng chất lượng và số lượng các nhà cung cấp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

- Ông nhận xét như thế nào về các chính sách kinh tế hiện tại của Chính phủ Việt Nam, thưa ông ?

- Chính phủ Việt Nam đã rất nhanh chóng đưa ra các gói kích thích kinh tế để giúp nền kinh tế chống đỡ tác động tiêu cực từ đại dịch. Doanh nghiệp cần tiền cứu trợ và những chính sách như giãn nợ, giảm thuế để duy trì hoạt động vượt qua đại dịch. Tuy nhiên, việc giải ngân là một vấn đề. Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cứu trợ này một cách nhanh chóng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng

- Tuy nhiên, việc duy trì tăng trưởng kinh tế giữa đại dịch có gây ra một số rủi ro về kinh tế vĩ mô không ?

- Trên thực tế, các yếu tố cơ bản như tỷ giá hối đoái và lạm phát của Việt Nam vẫn ổn định. Việt Nam cũng còn nhiều dư địa để thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế. Tôi cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng rủi ro đối với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Đất nước của các bạn có thể quản lý được những rủi ro này

Khi nền kinh tế Việt Nam nói chung và toàn cầu nói riêng lao dốc vì dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chậm lại, tiêu dùng sụt giảm, vấn đề lạm phát trở nên bớt đáng lo ngại hơn nhiều. Nếu Việt Nam vẫn ở mức tăng trưởng 7% như năm ngoái và Chính phủ đưa ra những biện pháp kích thích như vậy, lạm phát sẽ xảy ra. Nhưng khi tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm, Việt Nam có thể tránh được lạm phát trong ngắn hạn

Muc tieu thanh nuoc phat trien anh 3


- ADB có thể hỗ trợ gì giúp Việt Nam vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch và đạt mục tiêu trở thành nước phát triển trong tương lai ?

- ADB có quan hệ hỗ trợ và hợp tác lâu dài với Việt Nam. Chúng tôi đã hỗ trợ và tài trợ giúp phát triển đô thị, ổn định tài chính, mở rộng mạng lưới điện và cải cách y tế, giáo dục thông qua các chương trình, dự án với tổng trị giá khoảng 16 tỷ USD

Nhu cầu của Việt Nam đang thay đổi. Các doanh nghiệp Nhà nước đang tìm kiếm những nguồn tài trợ thương mại khác thay vì phụ thuộc vào Chính phủ. Điều này giúp giải phóng ngân sách của Chính phủ cho các ưu tiên khác. ADB có vị thế rất tốt để hỗ trợ Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi này

ADB đang tìm cách mở rộng hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam, đầu tư để cung cấp vốn cho các công ty tư nhân hoặc doanh nghiệp Nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh. Chúng tôi cũng giúp đỡ một số doanh nghiệp cải thiện xếp hạng tín nhiệm nhằm giúp họ có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn

- Ông suy nghĩ gì khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam vào thời điểm đại dịch gây nên biến động kinh tế toàn cầu ?

- Chỉ có một số ít quốc gia trên toàn thế giới đạt tăng trưởng dương trong năm nay. Và Việt Nam là một trong số đó. Nhiều độc giả của Zing đang đọc bài viết này có thể cảm nhận sự khác biệt, có người mất việc làm, có người bị giảm thu nhập. Nhưng tôi muốn nói về nền kinh tế nói chung. Thiệt hại ở những quốc gia khác còn lớn hơn nhiều lần

Tôi đến Việt Nam từ ngày 5/8 và phải thực hiện cách ly bắt buộc trước khi được bắt đầu vào công việc. Quá trình cách ly cực kỳ nghiêm ngặt. Tôi được đưa đến khách sạn để cách ly, chỉ ở trong phòng suốt quãng thời gian đó và được xét nghiệm Covid-19 đến bốn lần

Khi kết thúc đợt cách ly, tôi cảm thấy rất an toàn vì Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những biện pháp cực kỳ nghiêm ngặt. Việt Nam đã ghi nhận gần 30 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Những trường hợp nhiễm Covid-19 từ nước ngoài trở về được cách ly ngay lập tức

Điều này khiến tôi cảm thấy an toàn và thoải mái. Tôi có thể làm việc, đi chơi và ăn uống ở nhà hàng như bình thường. Không giống như những nước khác từng đến, tôi thấy mình rất may mắn khi được sống và làm việc tại đây
 
Thời Covid-19, doanh nghiệp Việt cần chuyển quan hệ từ đối tác sang liên minh kinh doanh

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, thời Covid-19, doanh nghiệp Việt cần liên kết lại, cần phải chuyển quan hệ từ đối tác kinh doanh sang liên minh kinh doanh, để cảm thông trong lúc khó khăn, chia sẻ nguồn cảm hứng sáng tạo, những kinh nghiệm trải qua và chung tay giúp đỡ lẫn nhau

Chu%CC%89%20ti%CC%A3ch%20HDQT%20FPT%20Tru%CC%9Bo%CC%9Bng%20Gia%20Bi%CC%80nh.webp

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT

“Thiên nga đen” Covid-19 đã tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo về triển vọng phát triển kinh tế thế giới của IMF, GDP toàn cầu có thể sụt giảm tới gần 5% trong năm nay, Mỹ và EU thậm chí còn giảm tới 8-10%

Trong bối cảnh này, thúc đẩy và tăng cường hoạt động bán hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp để bù đắp doanh thu, phục hồi vốn lưu động và bắt đà tăng trưởng

Phát biểu tại diễn đàn “Từ sống sót đến thịnh vượng” số thứ hai với chủ đề “Bán hàng thời Covid” do FPT vừ tổ chức, ông Trương Gia Bình cho rằng Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra áp lực kép cho nền kinh tế cũng như mỗi doanh nghiệp

"Không ai đứng ngoài trước thách thức đang đến. Vì vậy, doanh nghiệp Việt cần liên kết lại, cần phải chuyển quan hệ từ đối tác kinh doanh sang liên minh kinh doanh, để cảm thông trong lúc khó khăn, chia sẻ nguồn cảm hứng sáng tạo, những kinh nghiệm trải qua, và chung tay giúp đỡ lẫn nhau”, ông Bình nói

Chủ tịch FPT cũng đưa ra 5 nhóm vấn đề cùng hành động giúp doanh nghiệp đẩy mạnh khả năng bán hàng để thích nghi với những thay đổi trong hành vi khách hàng

Theo ông Bình, nhà quản trị doanh nghiệp phải biến thành người chỉ huy trong thời chiến để bắt kịp các cơ hội, phản ứng nhanh với thay đổi, có tầm nhìn mới về kinh doanh

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thay đổi cách thức bán hàng, sẵn sàng cho thương mại điện tử và xây dựng những trải nghiệm số ưu việt hơn cho khách hàng. Chính sách giá cả phải linh hoạt, tinh gọn, nhấn mạnh vào những giá trị mới

Doanh nghiệp cũng cần đặt trọng tâm vào con người, chiêu mộ, tái đào tạo, biến toàn bộ đội ngũ thành lực lượng bán hàng

Chủ tịch FPT cho rằng đây cũng là thời điểm quan trọng nhất để tái trang bị “vũ khí” - những công cụ số, thúc đẩy chuyển đổi số với trọng tâm là tăng trưởng, làm hài lòng khách hàng, tự động hóa quy trình, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả vận hành và quản trị

Đồng nhất với quan điểm của ông Bình, ông Arnaud Ginolin, Tổng Giám đốc BCG tại Việt Nam cũng đưa ra dự báo Covid-19 sẽ còn kéo dài ảnh hưởng đến ít nhất 12 – 16 tháng nữa. Với bối cảnh đó, chỉ 14% các công ty nhanh nhạy và linh hoạt nhất trở thành “người thắng cuộc”

Nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, đại diện BCG đưa ra một số khuyến nghị chính yếu, trong đó tập trung nhất vào chiến lược phân bổ vốn cũng như thúc đẩy chuyển đổi số

Đây là hai hành động cấp bách và phù hợp nhất mà doanh nghiệp Việt có thể áp dụng ngay để tác động trực tiếp vào chi phí cũng như doanh thu

Ông Arnaud, cùng với ông Hoàng Việt Anh, Phó tổng giám đốc phụ trách chuyển đổi số của FPT, cũng đưa ra một số câu chuyện thực tiễn điển hình về các doanh nghiệp đã tận dụng sức mạnh của công nghệ số để nắm bắt cơ hội, phục hồi và phát triển nhanh hơn trong và sau khủng hoảng

Chẳng hạn, việc sáng tạo các kênh số trải nghiệm sản phẩm như hội thảo trực tuyến, phát trực tiếp video lái thử xe của những người nổi tiếng… đã giúp Tesla lập kỷ lục về doanh số trong quý I tại thị trường Trung Quốc

Hay việc thay đổi phương thức truyền thống thành phương thức số giúp mở rộng thị trường, tạo ra khách hàng mới, tiêu biểu như Viet Capital Bank, nhờ ứng dụng giải pháp định danh khách hàng điện tử eKYC, đã có tỷ lệ đăng ký tài khoản mới tới tháng 8/2020 gấp 3 lần so với tháng 1/2020

Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, lãnh đạo các doanh nghiệp đang dẫn đầu trong cuộc đua đón bắt làn sóng tăng trưởng bền vững và phục hồi sau Covid-19 như Tân Hiệp Phát, Kangaroo, CEN Group, FE Credit… đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm sâu sắc về những thách thức trong thời kỳ khủng hoảng, cùng những hành động thực tiễn đã giúp họ gặt hái quả ngọt ngay trong mùa Covid

Theo ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT CEN Group, Covid-19 đã thúc đẩy doanh nghiệp phát hiện ra xu hướng mua sắm mới, tìm được thị trường ngách và ngay lập tức triển khai tiếp cận thị trường. Trong bối cảnh cả thị trường bất động sản tê liệt, CEN Group vẫn duy trì được đội ngũ gần 3.000 nhân sự, chốt hàng ngàn giao dịch mỗi tháng, doanh số 2020 dự kiến đạt, thậm chí vượt xa năm ngoái

Kangaroo cũng có cách ứng phó tương tự, khi sáng tạo cách thức đưa hàng điện tử, điện gia dụng vào kênh hiệu thuốc, thay đổi chính sách giá để hướng tới phân khúc khách hàng phổ thông

Theo ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kangaroo, việc quản lý tài chính dưới góc độ sinh tồn, cắt giảm chi phí thừa và loại bỏ các khâu trung gian cũng giúp họ dành ngân sách cho việc thúc đẩy bán hàng. Nhờ đó, Kangaroo đã tận dụng được cơ hội “tìm cơ trong nguy” để tăng trưởng tới 210% so với năm 2019

Tập đoàn Tân Hiệp Phát lại chú trọng tới yếu tố con người, thông qua việc truyền thông kêu gọi cắt giảm chi tiêu, đưa ra những đề xuất hiệu quả, tối ưu chi phí cho công ty

Trong khi đó, SmartPay (FE Credit) tập trung vào chiến lược phát triển ứng dụng di động để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, nhờ đó họ đã có hơn 200 ngàn lượt tải ứng dụng mỗi tháng, doanh số giao dịch qua kênh này tăng gấp đôi sau mỗi tháng kể từ tháng 6 đến nay

Ngọc Lưu
 
Bloomberg 'Grab, Gojek tiến gần thỏa thuận sáp nhập'

Các chi tiết cuối cùng trong thỏa thuận sáp nhập đang được lãnh đạo cao nhất của Grab, Gojek và ông chủ SoftBank thảo luận

Theo nguồn tin thân cận của Bloomberg với các cuộc đàm phán, Grab và Gojek đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tìm ra một thỏa thuận để hợp nhất hoạt động kinh doanh

Nguồn tin này cũng cho biết những khác biệt trong quan điểm giữa hai startup này đã được giảm bớt, dù một số chi tiết của thỏa thuận vẫn cần phải được đàm phán. Lãnh đạo cấp cao nhất của mỗi bên cùng ông chủ SoftBank, Masayoshi Son – nhà đầu tư lớn nhất của Grab đang thảo luận các chi tiết cuối cùng

Đồng sáng lập Grab Anthony Tan sẽ trở thành CEO của liên danh sau sáp nhập, trong khi các lãnh đạo Gojek sẽ điều hành liên danh mới ở Indonesia dưới thương hiệu Gojek. Nguồn tin này nói rằng hai thương hiệu có thể vận hành riêng biệt trong một thời gian dài. Việc sáp nhập cuối cùng nhằm mục tiêu đưa liên danh trở thành một công ty đại chúng

Đây có thể là thương vụ sáp nhập hai doanh nghiệp internet lớn nhất tại Đông Nam Á. Nguồn tin của Bloomberg thông tin thêm các cuộc đàm phán vẫn tiến triển, nhưng chưa chắc dẫn đến một giao dịch. Thỏa thuận sáp nhập sẽ cần cơ quan quản lý phê duyệt. Các chính phủ cũng có thể lo ngại về việc chống độc quyền khi hai doanh nghiệp gọi xe hàng đầu khu vực sáp nhập

Đại diện Grab, Gojek và SoftBank đều từ chối bình luận về vấn đề này

grab-1171-1606901267.jpg

Tài xế Grab và Gojek tại Indonesia

Hồi giữa tháng 10, ông chủ SoftBank gây áp lực, giục Grab đình chiến với Gojek. Khi đó, điểm mấu chốt vẫn là hai doanh nghiệp này liệu có hợp nhất toàn bộ hoạt động không, hay Grab chỉ thâu tóm hoạt động kinh doanh của Gojek tại Indonesia

CEO Grab, Anthony Tan thích thương vụ thâu tóm đi theo hướng thứ hai. Điều này cho phép Tan vận hành hoạt động kinh doanh ở Indonesia như một công ty con của Grab. CEO 39 tuổi cũng sẽ ít phải đối mặt với việc bị pha loãng cổ phần. Trong khi đó, cổ đông Gojek đang muốn hai bên sáp nhập hoạt động tại cả khu vực và ông chủ SoftBank cũng đồng quan điểm

Grab và Gojek đã bị kẹt trong một cuộc chiến tốn kém để giành thị phần vài năm qua. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ giảm lượng tiền bị đốt và tạo ra một trong những công ty internet mạnh nhất khu vực. Grab hiện có mặt ở 8 quốc gia, được định giá khoảng 14 tỷ USD. Trong khi, Gojek có giá trị khoảng 10 tỷ USD, hoạt động tại Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
 
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng - Cái tôi của các đại gia Việt lớn lắm !

Không ai chịu nhường ai, không ai chịu chấp nhận ai

Sự liên kết giữa các khu vực doanh nghiệp còn yếu và rời rạc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp mà còn giảm hiệu quả xuất khẩu, tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới

photo1607327566962-1607327567117657952083.jpeg

Doanh nghiệp Việt Nam không thể lớn được

"Tôi rất mong muốn các doanh nghiệp không chỉ Vingroup, Viettel mà các doanh nghiệp Việt Nam mình gắn kết được với nhau để làm việc.", Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ về sự liên kết của doanh nghiệp Việt Nam trong một buổi trò chuyện cách đây vài năm. Ông Vượng lấy ví dụ về các doanh nghiệp Trung Quốc rất gắn kết, hỗ trợ và bảo trợ nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp Hong Kong. Thậm chí họ còn có triết lý "không có doanh nghiệp Hong Kong phá sản", bởi khi một doanh nghiệp gặp khó sẽ có nhiều doanh nghiệp đồng hương cùng quay lại giúp đỡ, gánh vác cùng

"Mình cũng chưa cần phát triển đến mức độ như vậy vì cũng chưa khả thi nhưng ít nhất mức độ nào đấy mình đoàn kết giúp đỡ nhau, mình giảm được cái tôi trong mình. Cái tôi của các đại gia Việt lớn lắm

Ví dụ 2 doanh nghiệp Việt ngồi với nhau không ai chịu nhường ai. Với doanh nghiệp tư nhân kể cả các doanh nghiệp vừa vừa nhỏ nhỏ cũng vậy. "Mình phải làm vua cơ!". Làm kiểu gì thì làm ngồi với nhau nhưng nói chuyện hở ra chỗ nào ngon là ông kia quay về chiến luôn

Thì làm sao mình bỏ qua những chuyện đó vì làm thế không bao giờ mình lớn được. Mọi người chỉ nghĩ đến ngày thịnh mà không nghĩ đến ngày suy, không nghĩ đến lúc trái gió trở trời mình hoàn toàn gặp khó khăn thì lúc đấy ai sẽ giúp mình? Tôi đang ngon thì tôi phải là vua còn các ông yếu kém quên các ông đi. Không ai chịu nhường ai, không ai chịu chấp nhận ai. Nếu như thế tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không thể lớn được.
", ông Vượng đánh giá

Thực tế về điểm yếu trong liên kết của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đã từng được nhiều chuyên gia chỉ ra. Theo Tiến sĩ Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh Asean (ASEAN-BAC) hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung cho lợi ích riêng lẻ, kiểu "mạnh ai người ấy làm" hoặc "làm tất ăn cả", chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình, chứ không thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu cho ngành hàng

Tiến sĩ Khương cho rằng những hạn chế này là những lý do khiến các doanh nghiệp Việt yếu thế, không thể cạnh tranh với các tập đoàn, công ty nước ngoài ngay chính trên sân nhà, đấy là chưa nói đến thị trường thế giới. Những doanh nghiệp lớn mạnh hẳn thì có thể tự lo cho mình, còn hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều hoạt động manh mún, thiếu đoàn kết, và có lúc cạnh tranh không lành mạnh

Khó khăn khi gia nhập vào chuỗi giá trị

Việc thiếu liên kết không chỉ khiến doanh nghiệp tăng trưởng mà còn khiến quá trình hội nhập kinh tế của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn. Tại diễn đàn "Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới" tổ chức hồi tháng 10, thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết quá trình hội nhập kinh tế cho thấy doanh nghiệp nước ta vẫn đang gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu do năng lực cạnh tranh hạn chế

Trong 3 nhóm lý do chính, đáng chú ý nguyên nhân thứ hai theo ông Đông là do các doanh nghiệp Việt còn rất hạn chế hợp tác, hỗ trợ và nâng đỡ nhau để trở thành các đối tác lâu dài, hướng tới mục tiêu phát triển chung

Theo tổng hợp của dự án LinkSME, các công ty Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, mua sắm khoảng 32,4% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương

Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng giềng ví dụ như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%) và Indonesia (40,5%). Trong số các doanh nghiệp cung cấp cho các công ty FDI của Nhật Bản tại Việt Nam, 58,9% các doanh nghiệp đó là các công ty FDI có trụ sở tại Việt Nam. Chỉ có 13% nguồn dịch vụ, sản phẩm đầu mua tại địa phương được cung cấp bởi các doanh nghiệp Việt Nam

Còn theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và DN nước ngoài, giữa các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn là không đáng kể và còn hết sức hạn chế. Ví dụ trong ngành công nghiệp ô tô có 20 doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động, chỉ có 81 nhà cung cấp cấp 1 và 145 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn nhưng quốc gia này có tới 690 nhà cung cấp cấp 1 và 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3

"Sự liên kết giữa các khu vực doanh nghiệp còn yếu và rời rạc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp mà còn giảm hiệu quả xuất khẩu, tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới", thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh
 
Liên minh Hyundai - Apple sẽ ra mắt "mẫu xe beta" từ 2022, sản xuất hàng loạt từ 2024

photo1610358618648-1610358618796271028297.jpg

Thời điểm Apple Car xuất hiện đang gần hơn chúng ta tưởng

Các thông tin về chiếc xe điện Apple Car đang ngày càng chắc chắn hơn khi một báo cáo mới của Reuters dẫn nguồn từ Korea IT News cho biết, thỏa thuận hợp tác giữa Apple và Hyundai sẽ được ký kết vào tháng 3 tới đây

Báo cáo này cho biết, chiếc xe điện của Apple sẽ được các công ty này hợp tác sản xuất ở một nhà máy tại Georgia do Kia Motors, công ty con của Hyundai Motors sở hữu, hoặc sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy mới tại Mỹ với công suất lên đến 400.000 chiếc xe mỗi năm. Báo cáo cũng nhắc đến việc một "phiên bản beta" của chiếc xe điện Apple Car này có thể được ra mắt vào năm 2022

Báo cáo này cũng củng cố thêm một báo cáo trước đó của Reuters về thời điểm bắt đầu sản xuất hàng loạt chiếc xe điện vào năm 2024. Dù vậy, đây cũng là một mốc thời gian được xem là khá tham vọng, khi một báo cáo khác của Bloomberg cho rằng Apple Car "còn cách khá xa mới đến giai đoạn sản xuất" và chỉ có thể sẵn sàng ở giai đoạn đó trong khoảng 5 đến 7 năm nữa

Các tin đồn về việc Hyundai và Apple hợp tác sản xuất xe điện nổi lên từ tuần trước, cho thấy Apple đang lên kế hoạch dựa vào một nhà sản xuất ô tô để ra đời chiếc xe điện của mình và phát triển pin theo công nghệ mới. Các chi phí cao của công nghệ cũng như khả năng sản xuất ô tô có lẽ là nguyên nhân dẫn đến quyết định này

Không lâu sau khi tin đồn xuất hiện, Hyundai đã xác nhận về các cuộc thảo luận hợp tác với Apple trong tuyên bố của mình gửi tới CNBC, nhưng sau đó nó đã được chỉnh sửa lại và không nhắc tới Apple trong tuyên bố của công ty
 
Tư duy Cờ Vây để Huawei thoát gọng kìm của Mỹ

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei cho rằng công ty cần hoạt động theo hình thức phi tập trung, lợi nhuận ổn định và đảm bảo mức lương trong 3-5 năm để vượt qua lệnh cấm của Mỹ

Theo SCMP, đó là chia sẻ của nhà sáng lập Huawei trong bài phát biểu hồi tháng 6/2020. Nó được Huawei công khai vào 22/1, chỉ 2 ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Trong 6 tháng qua, tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Họ bị cấm hợp tác với các công ty Mỹ, phải bán thương hiệu Honor trong khi tìm kiếm cơ hội với các lĩnh vực như dịch vụ đám mây, xe hơi thông minh

Lenh cam cua My doi voi Huawei anh 1

Nhà sáng lập Huawei chia sẻ tầm nhìn để vượt qua lệnh cấm của Mỹ

Trong bài phát biểu, ông Nhậm nói rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đã cản trở kế hoạch toàn cầu hóa của Huawei, khiến công ty phải tự thành lập dây chuyền sản xuất

"Có sự khác biệt lớn giữa khả năng và chiến lược của chúng tôi. Đó là mắt xích yếu, và chúng ta phải bắt đầu lại như học sinh mới vào tiểu học", ông Nhậm chia sẻ

Nhà sáng lập Huawei còn lấy ý nghĩa một câu châm ngôn nổi tiếng của Trung Quốc: "Người nội trợ giỏi nhất cũng không thể nấu ăn nếu thiếu gạo". Ông nói rằng Huawei không phải "người nội trợ giỏi", cũng chẳng là "gạo" để nấu

Bài phát biểu của Nhậm Chính Phi cho thấy phong cách riêng của ông, kết hợp chiến lược của công ty, khái niệm quân sự, lối diễn đạt thơ mộng và ngôn ngữ triết học. Doanh nhân 76 tuổi khẳng định Huawei sẽ không khuất phục trước lệnh cấm của Mỹ

"Đừng thất vọng vì áp lực tạm thời của Mỹ hoặc từ bỏ chiến lược toàn cầu hóa của chúng ta. Sẽ không có tương lai nếu không bước chân ra thế giới", ông Nhậm cho rằng Huawei phải hoạt động như bình thường, tạo động lực cho nhân viên bằng việc không thay đổi chế độ lương trong 3-5 năm tới. Ông còn tiết lộ hàng trăm quản lý tại Huawei đã tình nguyện xuống chức

Ngoài hoạt động như bình thường, Huawei cũng cần tập trung vào kế hoạch nghiên cứu và phát triển (R&D)

"Chúng tôi đầu tư 20 tỷ USD vào hoạt động nghiên cứu mỗi năm, nhưng doanh thu chỉ đạt 40%... Dù vậy, chúng tôi không than vãn vì có thể 'mang ánh sáng' đến mọi người như cách các doanh nghiệp hàng đầu châu Âu, Mỹ, Nhật và Nga từng làm", nhà sáng lập Huawei chia sẻ

"Chúng ta phải chuyển trọng tâm từ doanh thu sang lợi nhuận", ông Nhậm cho rằng Huawei cần tạo ra giá trị, lợi nhuận hợp lý để đảm bảo tăng trưởng ổn định thay vì cố gắng leo lên vị trí số một. Ngoài ra, mục tiêu thay đổi của Huawei nằm ở cách vận hành phi tập trung, quyền quyết định cần được giao cho các chi nhánh, văn phòng địa phương

Cuối cùng, ông Nhậm nói rằng Mỹ chỉ muốn giết chết Huawei. "Lúc đầu, chúng tôi nghĩ đã làm gì sai để xem xét lại, nhưng sau đó là đòn đánh thứ 2 và thứ 3... chúng tôi nhận ra họ (Mỹ) muốn giết chúng tôi. Khát vọng sống đã tạo ra động lực cho công ty", ông cho biết

Nhậm Chính Phi thường không xuất hiện nhiều trước công chúng, nhưng căng thẳng giữa Huawei với Mỹ khiến ông trở thành tâm điểm. Chia sẻ với SCMP năm 2020, nhà sáng lập Huawei bày tỏ mong muốn "uống cà phê trong quán mà không bị để ý"
 
3 nhà mạng Đức bắt tay nhau để xoá “vùng xám”, “vùng trắng”

Sự hợp tác giữa 3 nhà mạng Deutsche Telekom, Vodafone Germany, và Telefonica Deutschland giúp tránh được việc triển khai cơ sở hạ tầng trùng lặp, giảm chi phí, tăng sự lựa chọn cho khách hàng

3 nhà mạng lớn ở Đức gồm Deutsche Telekom, Vodafone Germany, và Telefonica Deutschland vừa ký thỏa thuận chia sẻ mạng di động, nhằm xóa 1.200 khu vực “vùng xám”. “Vùng xám” được hiểu là nơi chưa được phủ sóng 4G bởi tất cả các nhà mạng

Trước đó vào tháng 11/2019, 3 nhà mạng trên ký thỏa thuận phối hợp xây dựng 6.000 điểm phát sóng 4G trên khắp nước Đức, sau đó sử dụng chung. Các điểm này từng được gọi là “vùng trắng” vì không có sóng 4G của bất kỳ nhà mạng nào

3 nhà mạng Đức bắt tay nhau để xoá “vùng xám”, “vùng trắng”
3 nhà mạng lớn ở Đức vừa ký thỏa thuận chia sẻ mạng di động

Sự hợp tác giúp tránh được việc triển khai cơ sở hạ tầng trùng lặp, giảm chi phí cho các nhà mạng. Động thái này diễn ra một phần do sức ép từ cơ quan quản lý chống độc quyền của Đức, vốn đang thúc đẩy 3 nhà mạng lớn nhất đất nước hợp tác để tăng sự lựa chọn cho khách hàng

Câu chuyện gần tương tự cũng diễn ra với mạng Internet cáp quang ở Đức. Deutsche Telekom vừa đồng ý hợp tác với Telefonica, dù trước đó bày tỏ lo ngại mất lợi thế khi phải chia sẻ hạ tầng cáp quang

Cơ quan quản lý của Đức đặt ra mục tiêu phủ sóng cho các nhà mạng di động, đổi lại họ sẽ kéo dài thời gian nhận thanh toán khi cấp giấy phép băng tần 5G. Các nhà mạng Đức hiện nay có thể trả góp thời hạn đến năm 2030 khi mua băng tần 5G

Về kế hoạch phát triển riêng, Telefonica cho biết, họ dự định tắt mạng 3G vào cuối năm, đồng thời chuyển đầu tư từ 4G sang 5G. Mục tiêu của Telefonica là phủ sóng 5G tới 30% hộ gia đình Đức trong năm nay, hướng tới phủ sóng trọn vẹn vào năm 2025
 
Huawei, Xiaomi và 88 công ty Trung Quốc hợp tác làm vật liệu bán dẫn

Theo Bộ Công nghiệp & Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT), đã có tổng cộng 90 công ty công nghệ nội địa nộp đơn đăng ký để hợp tác cùng làm chip, vật liệu bán dẫn, trong đó có nhiều thương hiệu lớn như Huawei, Xiaomi, ZTE, Tencent...

trung-quoc-nang-cao-va-dau-tu-6952-7007-1612447996.png

90 công ty nội địa Trung Quốc đã nộp đơn đăng ký cùng hợp tác làm chip, vật liệu bán dẫn

Mục đích đằng sau sự hợp tác này là nhằm điều phối các ngành công nghiệp yếu kém và thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa mạch tích hợp và tăng cường xây dựng đội ngũ tiêu chuẩn hóa

Được biết, linh kiện bán dẫn là một trong những mắt xích thiết yếu trong sản xuất smartphone nói riêng, và đồ điện tử nói chung. Tuy nhiên, các tập đoàn Trung Quốc trong năm vừa qua đã gặp nhiều khó khăn khi bị thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn từ các tập đoàn nước ngoài

Nổi bật trong bức tranh là lệnh cấm của Mỹ dành cho Huawei và ZTE đã cho thấy lỗ hổng của thị trường chip nội địa tại Trung Quốc. Trong đó, ngay cả các công ty chuyên về bán dẫn tại Trung Quốc như SMIC cũng đã bị ngăn cản tiếp cận các đối tác từ Mỹ

Do vậy, các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ hoặc yếu về công nghệ hiểu rằng họ cần hợp tác theo nhóm để liên tục hỗ trợ nhau cùng phát triển

Trước mắt, các công ty sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn liên quan để đánh giá các sản phẩm mạch tích hợp, bao gồm cả việc tiến hành nghiên cứu các yêu cầu đánh giá của chip trần mạch tích hợp và tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn liên quan

Bên cạnh đó, họ cũng sẽ theo dõi sự phát triển của các công nghệ đóng gói mới nổi, tiến hành nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất

Họ cũng sẽ tiến hành hệ thống các thông số và nghiên cứu yếu tố đảm bảo chất lượng, xây dựng các thông số kỹ thuật chi tiết. Qua đó, tạo cơ sở cho các sản phẩm mạch tích hợp và đảm bảo các chỉ số thông số sản phẩm có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hiệu suất, bảo mật của mạch tích hợp

Một trong những điểm khác cũng được nhấn mạnh, đó là cải thiện hệ thống tiêu chuẩn về phương pháp thử nghiệm và môi trường để đảm bảo rằng việc thử nghiệm và kiểm tra các chỉ tiêu thông số khác nhau phải tuân theo các tiêu chuẩn chung của quốc tế
 
Đồng nghiệp cũ thành đối thủ hàng đầu của Elon Musk

Theo Forbes, Musk không chỉ cách mạng thị trường xe điện mà còn tạo ra những đối thủ trị giá hàng tỷ USD của riêng mình

Hiện nay, một loạt nhân viên, đồng nghiệp cũ của Musk đã thành lập các công ty từ xe điện đến pin, chủ yếu ở California. Forbes đánh giá những người cũ của Tesla này đã sẵn sàng tác động đến ngành công nghiệp ôtô trị giá 6.000 tỷ USD trong những thập kỷ tới

"Tesla không thể đi một mình", Peter Rawlinson, người từng là kỹ sư trưởng của Model S Tesla, hiện là CEO startup xe điện Lucid cho hay. Ông nói rằng Musk "cần một số đối thủ cạnh tranh"

"Đây là cộng đồng tốt để trở thành một phần của nó. Tôi thực sự hài lòng khi thấy một số đồng nghiệp cũ thành công và ảnh hưởng thế nào trong các lĩnh vực", Sterling Anderson, đồng sáng lập hãng xe tự lái Aurora – người rời Tesla năm 2016 nói

Rawlinson, Anderson và 3 cựu nhân viên khác của Tesla đang sẵn sàng cạnh tranh, cũng như hỗ trợ Tesla thúc đẩy điện khí hóa và tự động hóa ngành công nghiệp ôtô. Các doanh nghiệp của họ có tổng giá trị hơn 30 tỷ USD. Con số này bằng phần nhỏ vốn hóa 780 tỷ USD của Tesla nhưng cũng chỉ mới là khởi đầu

Sterling Anderson, Đồng sáng lập, kiêm Giám đốc sản phẩm Aurora Innovation

Sterling-Anderson-8180-1614596853.jpg

Sterling Anderson

Anderson đến Tesla năm 2013. Ông phát triển mẫu Model X và giúp Tesla ra mắt công nghệ xe tự lái khi dẫn dắt việc phát triển tính năng Autopilot. Anderson nhớ về quãng thời gian ở Tesla: "Tôi thấy như cùng nhau làm việc chung chiến hào. Bạn đã xây dựng được mối quan hệ thực sự trong một trường áp lực như vậy"

Đến năm 2016, ông rời Tesla để đồng sáng lập Aurora Innovation cùng cựu giám đốc mảng xe tự lái của Google Chris Urmson và Chris Urmson, nhà nghiên cứu AI tại Đại học Chris Urmson. Aurora đã gọi vốn được hơn 1 tỷ USD. Tháng 12/2020, họ thâu tóm mảng xe tự lái của Uber, giúp tăng khả năng trở thành một tay chơi lớn trong lĩnh vực này. Đến nay, Aurora đã có mối quan hệ đối tác với Uber, nhà sản xuất xe tải Paccar và Toyota. Startup này đang được định giá khoảng 10 tỷ USD

Gene Berdichevsky, Đồng sáng lập, kiêm CEO Sila Nanotechnologies

Gene-Berdichevsky-1626-1614596853.jpg

Gene Berdichevsky

Berdichevsky là nhân viên thứ 7 của Tesla khi gia nhập năm 2004. Ông làm kỹ sư chính cho pin mẫu Roadster – nỗ lực đầu tiên của Tesla về một chiếc xe điện cho thị trường phổ thông. Sau đó, ông quan tâm nhiều hơn đến việc làm cho pin lithium-ion rẻ hơn và hiệu suất cao hơn. "Sau khi Roadster ra mắt, tôi đứng trước lựa chọn ở lại để phát triển dự án Model S hay ra đi để xây dựng công ty riêng", Berchidevsky cho hay. Cuối cùng, ông đã rời Tesla năm 2008 và xây dựng Sila Nano 3 năm sau đó

Sila Nano đã phát triển được một cực dương bằng silicon thay thế than chì đắt tiền. Vật liệu này có thể làm pin được sử dụng bởi Tesla và các hãng xe điện khác, giúp hiệu quả hơn tối thiểu 20% và cải thiện hiệu suất 50%. Công ty này đã huy động được 930 triệu USD và được định giá khoảng 3,3 tỷ USD. Nhà máy quy mô lớn đầu tiên của Sila Nano dự kiến hoạt động vào năm 2024

Henrik Fisker, Đồng sáng lập, kiêm CEO Fisker

Henrik-Fisker-7637-1614596853.jpg

Henrik Fisker

Fisker là nhà thiết kế nổi tiếng tạo kiểu cho BMW, lãnh đạo bộ phận thiết kế của Aston Martin. Ông từng làm cố vấn thiết kế cho Model S. Tuy nhiên, Musk không thích thiết kế của Fisker và từng kiện ông vi phạm hợp đồng năm 2008

Nỗ lực cạnh tranh đầu tiên của Fisker với đối thủ Teska là chiếc xe hybrid hạng sang Karma. Tuy nhiên, Fisker đã thất bại do một loạt sự cố phức tạp. Ông phải đóng Fisker Automotive năm 2014

Hiện tại, ông đã trở lại với Fisker và sẵn sàng bán chiếc Ocean. Mẫu xe điện crossover này có giá từ 37.500 USD được sản xuất cùng đại gia xe điện Magna để cạnh tranh trực tiếp với Model Y. Hãng xe của Fisker đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Dù còn 1 năm nữa mới bắt đầu sản xuất thương mại, công ty này hiện đã có vốn hóa 4 tỷ USD và khoảng 1 tỷ USD tiền mặt để phát triển sản phẩm

"Ngành công nghiệp ôtô thực sự không phải lĩnh vực Thung lũng Silicon nên hay muốn đầu tư vào. Elon Musk có rất nhiều tiền từ PayPal khi ông gia nhập Tesla. Điều này giúp Tesla sớm IPO năm 2010. Còn chúng tôi không được như vậy.", Fisker kể về những vấn đề tiền bạc với Fisker Automotive

Peter Rawlinson, Đồng sáng lập, kiêm CEO Lucid Motors

Peter-Rawlinson-1399-1614596853.jpg

Peter Rawlinson

Cựu nhân viên của Jaguar gia nhập Tesla năm 2009. Rawlinson và Musk đã nhanh chóng tâm đầu ý hợp. "Chúng tôi đều ám ảnh về việc vươn tới các vì sao với công nghệ", Rawlinson nói. Ông là kỹ trưởng của Tesla Model S – mẫu sedan đã định nghĩa lại những chiếc xe chạy pin có thể tốt thế nào năm 2012

Cùng năm đó, ông rời Tesla để chăm sóc mẹ già sau một số bất đồng với Musk về dự án Model X. Hiện ông làm CEO Lucid Motors – một startup xe điện có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD từ Saudi Arabia. Từ mùa xuân này, hãng sẽ bán mẫu xe điện cao cấp Air sedan với giá 169.000 USD, đi được hơn 500 dặm mỗi lần sạc

"Tôi không cạnh tranh với Tesla. Tôi đang cạnh tranh với Mercedes-Benz", Rawlinson cho hay

JB Straubel, Sáng lập, kiêm CEO Redwood Materials

JB-Straubel-7921-1614596853.jpg

JB Straubel (giữa)

Giống Musk, Straubel là một trong những nhà sáng lập Tesla và làm giám đốc công nghệ từ những ngày đầu tiên cho đến năm 2019. Giấc mơ ban đầu của ông là tạo ra xe điện để giảm ô nhiễm

Hiện tại với Redwood Materials, ông tập trung vào việc tái chế pin để đảm bảo pin qua sử dụng của Tesla cũng như các hãng xe khác không chất đống ở bãi rác. JB Straubel đã huy động được 40 triệu USD trong vòng gọi vốn tháng 9 năm ngoái khi bắt đầu hợp tác các dự án tái chế cùng Panasonic và Amazon
 
Thế Giới Di Động muốn bắt tay với 30.000 cửa hàng toàn quốc

Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam muốn cộng tác với hàng chục ngàn cửa hàng trên toàn quốc, thuyết phục họ trở thành đại lý bán hàng của chuỗi này

Thế Giới Di Động vừa tuyên bố chính sách cộng tác viên dành cho các cửa hàng nhỏ lẻ trên toàn quốc. Theo đó, các cửa hàng có thể cộng tác bán hàng cho Thế Giới Di Động để nhận lại hoa hồng


Một cửa hàng Thế Giới Di Động

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh, cho biết chuỗi này đang chiếm khoảng 50% thị phần bán lẻ hàng công nghệ toàn quốc. Phần còn lại do các chuỗi lớn (30%) và các cửa hàng nhỏ (20%) nắm giữ

Tại các khu vực vùng sâu vùng xa nơi Thế Giới Di Động không tiếp cận được, chuỗi này sẽ chọn hợp tác với các cửa hàng nhỏ để bán hàng. Việc bắt tay có thể giúp Thế Giới Di Động tiếp cận với khoảng 20% thị phần còn lại

Thông thường tại các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ không đa dạng hàng hoá. Trong khi đó, Thế Giới Di Động đang bán rất nhiều chủng loại sản phẩm. Các cửa hàng cộng tác viên có thể giới thiệu khách mua hàng của Thế Giới Di Động để được nhận hoa hồng. Với mỗi món bán được, đại lý có thể nhận 5-20% chiết khấu

Theo cách này, các cửa hàng đang bán điện thoại có thể bán thêm hàng điện máy và ngược lại, cửa hàng điện máy nhỏ lẻ có thể bán thêm điện thoại hay bất kỳ sản phẩm nào Thế Giới Di Động đang kinh doanh

Sau khi trở thành đại lý, các cửa hàng sẽ được cấp tài khoản bán hàng. Khi khách chọn một món hàng trên website Thế Giới Di Động, đại lý sẽ đặt mua, và nhìn thấy rõ mức chiết khấu trên từng món hàng. Khi đại lý đặt mua xong, mọi khâu giao hàng, nhận tiền,... đều do Thế Giới Di Động đảm nhiệm

Khách mua hàng qua đại lý cũng nhận toàn bộ các ưu đãi như khi mua hàng trên Thế Giới Di Động

Cạnh tranh với công ty phân phối

Thông thường các cửa hàng nhỏ lẻ không trữ hàng mà hàng hoá sẽ nằm tại kho nhà phân phối. Khi có khách đặt mua, cửa hàng sẽ gọi điện để nhà phân phối giao sản phẩm tới

Trong mô hình cộng tác viên, Thế Giới Di Động đóng vai trò tương tự như nhà phân phối

Ông Hiểu Em cho biết, Thế Giới Di Động đang có lợi thế so với nhà phân phối ở mạng lưới cửa hàng và mức chiết khấu. Trên toàn quốc, chuỗi này đang có khoảng 2.500 cửa hàng, lớn hơn so với công ty phân phối

Bên cạnh đó, do chiếm thị phần lớn nên Thế Giới Di Động nhận được chính sách ưu đãi rất tốt từ các hãng, do đó mức chiết khấu chuỗi này nhận được rất cạnh tranh so với các bên

Do đó, chiết khấu chuỗi này dành cho phía cửa hàng cộng tác viên cũng cạnh tranh so với mức hiện tại họ mua từ nhà phân phối

Nếu mô hình này thành công, rõ ràng miếng bánh của nhà phân phối sẽ nhỏ lại. Về cơ bản, Thế Giới Di Động đang đặt một chân vào mảng bán sỉ

“Hiện nay chúng tôi vẫn dừng lại ở mô hình cộng tác viên. Về lý thuyết chúng tôi hoàn toàn có thể trở thành nhà phân phối, tuy nhiên Thế Giới Di Động chưa có kế hoạch cho việc này”, ông Hiểu Em trả lời ICTnews

Tiếp cận 6.000-7.000 xã phường

CEO Thế Giới Di Động ước tính Việt Nam có khoảng 6.000-7.000 xã, phường. Trong khi đó, hết năm nay chuỗi này mới chỉ đạt 3.000 cửa hàng, dư địa còn rất lớn. Chỉ các cửa hàng nhỏ với chi phí thấp mới có thể duy trì tại khu vực nông thôn, ngoại thành. Do đó việc bắt tay với các cửa hàng truyền thống này sẽ giúp chuỗi bán lẻ mở rộng thị phần

Trên website Thế Giới Di Động hiện đã mở mục để các đại lý có thể tìm hiểu về việc trở thành cộng tác viên. Khi nhận được yêu cầu, phía công ty này sẽ xác thực vị trí của cửa hàng đại lý để đảm bảo vị trí cửa hàng không chồng lấn với cửa hàng Thế Giới Di Động đang kinh doanh. Sau đó, quá trình phê duyệt sẽ thực hiện trong vòng 2 ngày

Một số người lo ngại sau khi có được mức chiết khấu cao, các cửa hàng có thể chấp nhận cắt một phần lợi nhuận của mình để giảm giá sản phẩm so với giá niêm yết của Thế Giới Di Động nhằm hút khách

Ông Hiểu Em cho biết, không can thiệp vào chính sách kinh doanh của đại lý, các cửa hàng có thể tự quyết định giá bán của họ. Thế Giới Di Động khi thực hiện mô hình này cũng đã chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận để mở rộng thị trường

“Thực tế chúng tôi không mất gì cả. Doanh thu, lợi nhuận vẫn vậy. Khi có mạng lưới bán hàng rộng hơn, chúng tôi sẽ gia tăng doanh thu, mở rộng thị trường”, ông Hiểu Em giải thích

Mô hình này của Thế Giới Di Động giúp các cửa hàng nhỏ lẻ có thêm đối tác cung cấp hàng, với mức chiết khấu cao và hệ thống giao hàng rộng khắp. Tuy vậy, các cửa hàng vẫn không có được hàng hoá trữ sẵn tại chỗ để hút khách, mà vẫn phải cho khách lựa chọn thông qua website và chờ được giao hàng

Một chuyên gia trong ngành cho rằng, việc bắt tay với Thế Giới Di Động sẽ có hai luồng ý kiến. Một nhóm đại lý cảm thấy hài lòng vì làm việc và bán hàng cho một đối tác uy tín. Tuy nhiên nhóm khác có thể nghi ngại vì đang chỉ bán hàng giúp Thế Giới Di Động, việc giao hàng và thanh toán đều phụ thuộc chuỗi này, bản thân cửa hàng của họ không đóng vai trò chủ động

Quy mô thị trường bán lẻ điện thoại di động khoảng 10 tỷ USD và đang không tăng trưởng. Do đó các chuỗi lớn đang tìm cách mở rộng thị phần bằng mọi cách để đảm bảo tăng trưởng. Sau khi mở rộng ngành hàng mới như đồng hồ, mở chuỗi điện máy siêu nhỏ, mở chuỗi điện thoại giá rẻ, nay Thế Giới Di Động quyết định thử nghiệm mô hình cộng tác viên

“Mô hình này vẫn là bước thử nghiệm của chúng tôi như rất nhiều thử nghiệm khác”, ông Hiểu Em khẳng định. Do đó ông chưa đưa ra dự đoán nào về kỳ vọng doanh thu hay số lượng đại lý cho mô hình mới

Hải Đăng
 
Viettel, Vinaphone và Mobifone 'bắt tay' dùng chung mạng 5G

Các nhà mạng đang triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ mạng di động 5G tại Việt Nam là Viettel, Vinaphone và Mobifone vừa tổ chức lễ ký kết thỏa thuận triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G

Tính đến hết tháng 5/2021, các nhà mạng đã triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ 5G tại 6 tỉnh/thành là Hà Nội, TP. HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước và Thừa Thiên Huế với tốc độ trung bình hiện đạt từ 500-600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập của mạng 4G

Theo đại diện Cục Viễn thông, với đặc điểm sử dụng băng tần có bước sóng milimet, vùng phủ sóng của các trạm BTS 5G đạt vài trăm mét so với bán kính vùng phủ từ 2-3km của các trạm 2G/3G/4G như trước đây; đòi hỏi cần triển khai, lắp đặt số lượng trạm BTS 5G nhiều

Ngoài các trạm 5G Massive MIMO loại lớn, lắp trên cột anten ngoài trời thì mạng 5G dùng rất nhiều các loại trạm small cell có kích thước vật lý nhỏ, thường lắp trên thân cột đèn, trên tường nhà, hành lang… vì vậy việc triển khai dùng chung hạ tầng/vị trí lắp trạm 5G là rất cần thiết đồng thời cũng đặt ra những bài toán mới cả về kỹ thuật công nghệ và cơ chế phối hợp sử dụng chung

Trên cơ sở đó, qua quá trình nghiên cứu, thỏa thuận, 3 doanh nghiệp gồm Viettel, Vinaphone và Mobifone đã thống nhất và tổ chức buổi ký kết thỏa thuận triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G. Nội dung thỏa thuận tập trung vào hai giải pháp quan trọng là thử nghiệm chuyển vùng di động roaming và thử nghiệm chia sẻ mạng truy nhập vô tuyến đa mạng (MORAN)

2021528-u3.webp

Các nhà mạng ký kết ghi nhớ phối hợp thử nghiệm dùng chung mạng 5G

Nếu như các thỏa thuận chia sẻ, sử dụng hạ tầng viễn thông từ trước đến nay giữa các doanh nghiệp tập trung vào hạ tầng thụ động (nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn…) thì đây là lần đầu tiên tại Việt Nam triển khai tiến hành thử nghiệm việc chia sẻ hạ tầng viễn thông ở lớp cao hơn như hạ tầng tích cực, thiết bị mạng truy nhập vô tuyến 5G…

Việc triển khai thử nghiệm này sẽ góp phần đánh giá tổng thể các nội dung cần thiết cả về kỹ thuật và cơ chế phối hợp liên mạng để triển khai mạng 5G; thỏa thuận này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy việc triển khai mạng 5G trên phạm vi toàn quốc, xét trên bình diện khu vực và quốc tế, đây là một trong các thỏa thuận đầu tiên về thử nghiệm dùng chung hạ tầng mạng 5G

Trước đó, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV năm 2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã từng nhấn mạnh Việt Nam triển khai 5G với tinh thần dùng chung cơ sở hạ tầng. Do đó, Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các doanh nghiệp xây dựng phương án và sẽ ra quy định về dùng chung cơ sở hạ tầng 5G, kể cả dùng chung thiết bị

Hồi tháng 6/2020, các nhà mạng tại Việt Nam cũng đã ký kết thỏa thuận dùng chung cơ sở hạ tầng các trạm thu phát sóng (BTS). Theo thỏa thuận này, các nhà mạng sẽ dùng chung khoảng 1.300 trạm BTS

Việc ký kết thỏa thuận này là cơ sở để các doanh nghiệp triển khai hạ tầng, giảm chi phí đầu tư phát triển hạ tầng, đồng thời sẽ là mô hình tốt để các doanh nghiệp viễn thông, các địa phương tham khảo và cùng triển khai
 
Amazon có thể bị ép bán bộ phận logistics

photo1624360775240-1624360775321373167610.jpg

Nhân viên làm việc tại trung tâm fulfillment của Amazon ngày 21/6

Theo dự luật chống độc quyền của bang Seattle, Amazon có thể bị ép bán bộ phận logistics giá trị, bao gồm mạng lưới nhà kho, trung tâm vận chuyển trên toàn quốc

Dự luật của bà Jayapill trình lên hôm 11/6 và sẽ được Ủy ban Hạ viện Mỹ đặc trách về Tư pháp xem xét cùng với 5 dự luật cải cách chống độc quyền khác vào ngày 23/6.Nghị sỹ Pramila Jayapal trình dự luật nhằm ngăn chặn Amazon lôi kéo người bán hàng sử dụng dịch vụ logistics của mình để đổi lấy ưu đãi trên sàn thương mại điện tử. Hiện nay, gần 85% người bán hàng lớn nhất của Amazon đang dùng dịch vụ fulfillment (hoàn tất đơn hàng) của sàn này, trả phí để lưu trữ kho bãi, đóng gói và vận chuyển sản phẩm

Dù dự luật có thể không bao giờ được thông qua song đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy các nhà lập pháp đang sẵn sàng kìm chế sức mạnh thị trường của Amazon, gã khổng lồ thương mại điện tử của nước Mỹ. Năm nay, người dân Mỹ đã chi 386 tỷ USD cho Amazon, tương ứng mỗi USD chi tiêu trên mạng có 41 cent đổ về Amazon

Cam kết giao hàng nhanh giúp Amazon thống trị thị trường bán lẻ trực tuyến Mỹ. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ năm 2020, bộ phận logistics của Amazon có thể trị giá 230 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn cả Coca Cola

Theo dự luật, các nền tảng thống trị như Amazon phải thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh, chẳng hạn fulfillment vì nó cho phép họ ưu tiên dịch vụ riêng của mình. Nhiều người bán hàng khác cho biết họ không có lựa chọn nào ngoài sử dụng dịch vụ fulfillment của Amazon để bán được sản phẩm

Tăng trưởng nhanh chóng của Amazon trong ngành logistics còn đe dọa các hãng chuyển phát truyền thống như UPS, FedEx. Amazon cũng dần giảm lệ thuộc vào Bưu chính Mỹ

Hơn một nửa sản phẩm bán trên Amazon đến từ các nhà bán hàng độc lập. Họ sẽ trả phí cho mỗi giao dịch thành công. Họ có thể chọn tự đóng gói và giao hàng nhưng một số người cho biết khi dùng dịch vụ Amazon, họ sẽ có chỗ đẹp hơn trên sàn, tăng doanh số, doanh thu từ dịch vụ người bán bên thứ ba của Amazon, bao gồm hoa hồng và logistics, vượt 80 tỷ USD năm 2020, cao gần gấp đôi doanh thu từ bộ phận điện toán đám mây Amazon Web Services
 
AirAsia mua lại Gojek Thái Lan

Hãng hàng không AirAsia xác nhận sẽ mua lại mảng kinh doanh của ứng dụng gọi xe Gojek tại Thái Lan


AirAsia mua lại Gojek Thái Lan

Theo thỏa thuận mới đạt được của AirAsia và Gojek, Gojek sẽ nắm cổ phần không xác định trong bộ phận “siêu ứng dụng” riêng của AirAsia. Mảng này giá trị khoảng 1 tỷ USD. Thỏa thuận cho thấy AirAsia đang muốn gia nhập hàng ngũ các siêu ứng dụng Đông Nam Á cùng với Grab và GoJek

Theo CEO AirAsia Tony Fernandes, thông qua mua lại mảng kinh doanh tại Thái Lan của Gojek, họ có thể tăng tốc tham vọng trở thành siêu ứng dụng dẫn đầu Đông Nam Á

Thương vụ cũng thể hiện Gojek đang định hình lại việc kinh doanh trong khu vực khi chuẩn bị sáp nhập với nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia, Tokopedia thành GoTo. CEO Gojek Kevin Aluwi cho biết AirAsia và Gojek có chung mục tiêu mang đến dịch vụ tốt hơn cho người dùng, đồng thời cải thiện sinh kế của tài xế và đối tác. “Cùng lúc này, thỏa thuận giúp chúng tôi tập trung vào Việt Nam và Singapore - các thị trường cung cấp lợi tức đầu tư và cơ hội tăng trưởng chiến lược hấp dẫn nhất”

Ông Fernandes trước đây từng công khai tham vọng cạnh tranh với Gojek và Grab. AirAsia Digital bao gồm các mảng kinh doanh phi hàng không, hiện sở hữu dịch vụ như giao đồ ăn, đồ tươi sống, dịch vụ vận chuyển, nền tảng thương mại điện tử, cổng thanh toán nhưng chưa có gọi xe

AirAsia hoạt động trên thị trường hàng không Thái Lan từ năm 2003 thông qua Thai AirAsia. Công ty đang có mặt tại Malaysia, Singapore, còn công ty vận tải Teleport hiện diện tại các nước lớn của Đông Nam Á

GoTo vẫn đi sau các đối thủ khi nói tới thị trường quốc tế. Tokopedia chỉ hoạt động tại Indonesia, còn Gojek kinh doanh tại Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Indonesia. Grab hoạt động tại 8 nước Đông Nam Á,còn Sea tại 6 nước trong khu vực, ngoài ra còn tại Đài Loan và 4 nước Nam Phi

Thị trường siêu ứng dụng Thái Lan đặc biệt sôi động khi có sự tham gia của nhiều tập đoàn địa phương. Gã khổng lồ bán lẻ Central Group đầu tư 200 triệu USD vào chi nhánh Grab Thái Lan năm 2019, trong khi tập đoàn Chareon Pokphand lớn nhất cả nước đang nỗ lực bồi dưỡng ứng dụng nội dung TrueID thành một siêu ứng dụng

Theo nghiên cứu của hãng tư vấn Momentum Works về thị trường giao đồ ăn, thị phần của Gojek tại Thái Lan và Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với Grab và Sea năm 2020. GrabFood chiếm 50% thị phần giao đồ ăn Thái Lan xét về tổng giá trị hàng hóa, còn Foodpanda và Lineman nắm 23% và 20%. Gojek sở hữu 7% còn lại
 
Đại học Harvard giải mã bí quyết thành công của Xiaomi

Chiến lược của Xiaomi được gọi là "Coalescene" - tạm dịch là cùng phát triển. Xiaomi cùng phát triển với người dùng, cùng phát triển với đối tác của họ - gần như khác biệt hoàn toàn với phần lớn công ty công nghệ hiện nay

Khi Xiaomi lần đầu gia nhập thị trường smartphone đầy cạnh tranh vào năm 2010, họ thậm chí chưa có nổi một chiếc smartphone. Công ty này chỉ cung cấp một hệ điều hành tuỳ biến dựa trên Android mang tên MIUI

Sau 11 năm, họ trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Samsung. Tuy nhiên, đó chưa phải điều đáng kinh ngạc duy nhất. Xiaomi đang là nhà sản xuất thiết bị IoT lớn nhất thế giới với doanh thu vượt mốc 37 tỷ USD trong năm 2020, với hơn 210 triệu thiết bị IoT bán ra (không tính laptop và smartphone) tại 90 quốc gia


Harvard Business Review đã dành hơn 100 giờ trò chuyện với các chuyên gia, CEO, hãng nghiên cứu thị trường, nhà phân phối vv…, xem xét hơn 5.000 tài liệu của Xiaomi cũng như tham khảo 470 báo cáo và dữ liệu từ bên ngoài để tìm hiểu về công thức phát hiện của công ty được coi là "Apple Trung Quốc" này

Họ phát hiện ra "bí quyết" của Xiaomi nằm ở thuật ngữ được gọi là "chiến lược coalescene". Từ "coalesce" có nguồn gốc từ chữ Latin gồm co (cùng nhau) và alescene (phát triển)

"Cùng phát triển" với người tiêu dùng

Xiaomi gia nhập thị trường đầu tiên – Trung Quốc – bằng cách cung cấp hệ điều hành smartphone. Tại thời điểm đó, thị trường chứng kiến một vài nhà sản xuất nội địa khổng lồ như Huawei, Lenovo cũng như đối thủ quốc tế như Apple Samsung chiếm lĩnh thị trường. Hầu hết nhà sản xuất Trung Quốc khác chỉ tìm cách tạo ra các phiên bản nhái của iPhone, điện thoại Samsung

Thay vì "đâm đầu vào tường", Xiaomi chọn cách tìm đến những người dùng thực sự yêu công nghệ bằng cách cung cấp cho họ một hệ điều hành tuỳ biến rất sâu, đồng thời xây dựng cộng đồng xung quanh hệ điều hành đó, đón nhận ý kiến của họ về các tính năng của hệ điều hành để cải thiện và phát triển. Nhóm người dùng này đặc biệt thích thú khi có một hãng công nghệ lớn tỏ ra "chăm lo" đến họ như vậy

Xiaomi tung ra bản cập nhật cho MIUI đều đặn chiều thứ 6 hàng tuần, dành cho những người yêu công nghệ 2 ngày cuối tuần để "vọc vạch" các tính năng mới. Các kỹ sư của Xiaomi thường lắng nghe ý kiến người dùng, phản hồi họ để cùng nhau giải quyết các vấn đề. Chiến lược cùng phát triển này giúp Xiaomi gây dựng thương hiệu và chuẩn bị cho việc ra mắt smartphone Xiaomi mà không tốn nhiều chi phí marketing theo phương thức truyền thống

Khi giới thiệu smartphone đầu tiên vào tháng 8/2011, Xiaomi định vị sản phẩm của mình là "chất lượng cao ở tầm giá hợp lý". Họ bán sản phẩm trực tiếp cho người dùng, thông qua website với tỉ suất lợi nhuận là 5% - thấp nhất trong ngành công nghiệp smartphone. Điện thoại của họ rẻ hơn bất cứ đối thủ nào cùng cấu hình

Xiaomi cũng thực hiện chiến lược bán hàng không giống ai khi chỉ mở website đặt mua sản phẩm 1 lần/tuần với số lượng nhất định. Thông thường, các sản phẩm của họ sẽ cháy hàng chỉ sau ít phút mở bán. Những lượt cháy hàng liên tục khiến cái tên Xiaomi gây bão trên truyền thông, từ trong nước đến quốc tế

Sau khi có chỗ đứng trong cộng đồng những người yêu công nghệ, Xiaomi vươn rộng hơn đến nhóm người dùng phổ thông. Đây cũng là lúc họ buộc phải xây dựng kênh bán hàng truyền thống, mở hàng trăm cửa hàng tại các ga tàu điện và thành phố nhỏ ở Trung Quốc

Khác với các hãng smartphone khác, vốn thích mở cửa hàng ở những phố công nghệ (thường hợp tác với các nhà mạng), Xiaomi chọn những điểm có nhiều người đi bộ như các trung tâm mua sắm. Các địa điểm họ chọn cũng sẽ là nơi có nhiều cửa hàng "chất lượng cao giá rẻ" – giúp định vị thêm thương hiệu

Về cơ bản trong giai đoạn đầu, Xiaomi tập trung vào nhóm người dùng quan tâm đến giá trị sử dụng. Đây cũng là những khách hàng tích cực mua sắm các sản phẩm IoT

Công thức hợp tác không tìm thấy ở bất cứ công ty nào khác

Xiaomi coi smartphone là thiết bị điều khiển trung tâm và bắt đầu cho ra mắt hàng loạt thiết bị kết nối với di động (như TV, điều hoà, lọc không khí, đèn thông minh). Ngoài việc tự phát triển, họ tìm kiếm các đối tác để giúp họ nhanh chóng mở rộng danh mục sản phẩm IoT. Tất cả sản phẩm này đều có thể kết nối thành một hệ sinh thái. Do đó, những người mua sản phẩm đầu tiên của Xiaomi thường có xu hướng mua thêm nhiều sản phẩm khác. Nói cách khác, đối thủ rất khó để giành lấy khách hàng của Xiaomi, một khi họ đã gia nhập hệ sinh thái của hãng này

Để tạo hiệu ứng nhận diện tốt hơn, cũng như thói quen cho khách hàng, tất cả sản phẩm của Xiaomi, gồm cả sản phẩm từ đối tác đều có ngôn ngữ thiết kế chung. Chúng tạo sự kết nối từ bên trong cho đến bên ngoài

Một điểm cần chú ý là với các sản phẩm IoT, tỷ suất lợi nhuận thu về lớn hơn so với smartphone, cho phép Xiaomi mở nhiều cửa hàng offline hơn để bán hàng loạt sản phẩm, thay vì chỉ riêng smartphone. Nhiều sản phẩm hơn, vòng đời sản phẩm ngắn (chẳng hạn các sản phẩm như vòng đeo thông minh, bóng đèn thông minh) khiến người dùng ghé thăm các cửa hàng nhiều hơn – đồng nghĩa tỷ lệ bán được hàng cũng cao hơn

Ít người biết, các đối tác sản xuất thiết bị IoT cho Xiaomi đều được chọn trực tiếp bởi người sáng lập Lei Jun hoặc các lãnh đạo cao cấp, thông qua mối quan hệ cá nhân của họ. Nhờ đó, họ có hiểu biết sâu về các đối tác đó. Họ hiểu về khả năng của nhà sản xuất, năng lực đội ngũ lãnh đạo, giúp việc hợp tác thuận lợi hơn

Nó cũng giúp Xiaomi duy trì mới quan hệ thân thiết hơn với đối tác. Tuy nhiên, điều này cũng có một hạn chế là Xiaomi sẽ khó chọn được đối tác hơn. Với Xiaomi, lãnh đạo của họ tin rằng cách làm này lợi nhiều hơn hại

Xiaomi cũng sẽ đầu tư vào các công ty này, nhưng không nắm quyền khống chế hoạt động. Điều này tạo ra sự tin tưởng. Họ cũng đồng thời tiếp cận sâu được về cấu trúc hoạt động và chi phí sản xuất của các đối tác, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý hơn

Những đối tác được chọn này đa phần là một nhóm nhỏ, hoặc công ty startup. Họ sẽ chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ sản phẩm, từ đó có sự tập trung cho sản phẩm được duy trì tuyệt đối. Xiaomi sẽ đóng vai trò là "vườn ươm" đối với họ: hỗ trợ R&D bằng cách gửi đội ngũ kỹ sư của hãng sang, giúp đối tác tìm kiếm nhà cung cấp và đàm phán hợp đồng. Danh tiếng của Xiaomi đủ để tạo niềm tin với các nhà cung cấp, thay vì hợp tác với 1 hãng khởi nghiệp vô danh

HBR kết luận, chiến lược của Xiaomi khó tìm thấy ở bất cứ công ty nào, nơi họ vừa có thể thắt chặt chi phí sản xuất, vừa gắn bó với tối tác, người dùng, lại tạo được sự khác biệt lớn về danh mục sản phẩm. Nhờ đó, chỉ sau khoảng hơn 10 năm phát triển, Xiaomi trở thành một đế chế thực sự trong ngành di động cũng như thiết bị IoT như ngày nay
 
Last edited:
Saudi Aramco và Reliance đàm phán về thỏa thuận trị giá 25 tỷ USD

Dựa trên định giá thị trường của Saudi Aramco là khoảng 1.900 tỷ USD, giao dịch trên sẽ mang lại cho Reliance khoảng 1% cổ phần tại tập đoàn năng lượng quốc doanh Vùng Vịnh


Saudi Aramco va Reliance dam phan ve thoa thuan tri gia 25 ty USD hinh anh 1
Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia

Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia đang tiến hành các cuộc đàm phán về việc mua lại 20% cổ phần trong hoạt động kinh doanh hóa chất và lọc dầu của Reliance Industries Ltd (Ấn Độ) bằng lượng cổ phiếu trị giá khoảng 20-25 tỷ USD của mình

Nguồn tin cho hay các bên có thể đạt được một thỏa thuận trong những tuần tới. Các bên vẫn đang đàm phán những chi tiết cụ thể của giao dịch. Song nguồn tin cũng lưu ý vẫn có khả năng các cuộc đàm phán có thể kéo dài hơn hoặc đổ vỡ

Hồi năm 2019, Reliance đã thông báo bán 20% cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ và hóa chất của mình cho Saudi Aramco với giá 15 tỷ USD

Song thỏa thuận này đã bị đình trệ khi giá dầu lao dốc và nhu cầu sụt giảm mạnh vào năm ngoái do tác động của đại dịch COVID-19

Thị trường năng lượng đã phục hồi kể từ đó, với giá dầu thô tăng khoảng 35% tính từ đầu năm tới nay lên gần 70 USD/thùng

Trong tuần trước, Saudi Aramco cho biết đang tiến hành quá trình thẩm định thỏa thuận với Reliance

Vào cuối tháng Sáu, Chủ tịch Mukesh Ambani của Reliance cho biết ông hy vọng sẽ chính thức hóa quan hệ đối tác với Saudi Aramco trong năm nay

Khi đó, Chủ tịch Yasir Al-Rumayyan của Saudi Aramco sẽ tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn năng lượng Ấn Độ với tư cách là một giám đốc độc lập

Nếu thành công, giao dịch này sẽ thúc đẩy doanh số bán dầu thô của Saudi Aramco sang Ấn Độ

Đối với Reliance, nó sẽ giúp đảm bảo nguồn cung cấp dầu ổn định cho các nhà máy lọc dầu khổng lồ của họ và đưa tập đoàn Ấn Độ này trở thành cổ đông của Saudi Aramco

Dựa trên định giá thị trường của Saudi Aramco là khoảng 1.900 tỷ USD, một giao dịch như trên sẽ mang lại cho Reliance khoảng 1% cổ phần tại tập đoàn năng lượng quốc doanh Vùng Vịnh
 
Hai gã khổng lồ Nhật Bản Sony và Honda hợp tác để cùng sản xuất xe điện

Tesla có thể sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh cực kỳ đáng gờm

Sony và Honda là hai công ty hàng đầu của Nhật Bản, về lĩnh vực công nghệ và sản xuất xe. Mới đây, Sony và Honda cho biết đang có kế hoạch hợp tác để thành lập một công ty mới, cùng nhau sản xuất và bán xe điện. Công ty mới chưa được đặt tên, nhưng dự kiến sẽ chính thức thành lập trong năm nay, mẫu xe điện đầu tiên có thể ra mắt vào năm 2025

Honda sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, sản xuất và phân phối mẫu xe điện đầu tiên. Trong khi đó, Sony chịu trách nhiệm phát triển nền tảng công nghệ cho chiếc xe. Liên minh này nhằm kết hợp chuyên môn và kinh nghiệm của Honda trong lĩnh vực sản xuất và bán xe ô tô, cùng với lĩnh vực cảm biến hình ảnh, công nghệ và giải trí của Sony

CEO Kenichiro Yoshida của Sony cho biết “Thông qua liên minh mới với Honda, Sony có thể đạt được nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực sản xuất ô tô, để tiếp tục phát triển những tiến bộ mang tính cách mạng trong lĩnh vực xe điện”

CEO Toshihiro Mibe của Honda cũng cho biết “Công ty mới sẽ đặt mục tiêu đi tiên phong trong sự đổi mới, phát triển và mở rộng phương tiện EV trên toàn thế giới. Mặc dù Sony và Honda là hai công ty có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa, nhưng lĩnh vực chuyên môn của chúng tôi rất khác nhau. Do đó, tôi tin rằng liên minh sẽ hội tụ thế mạnh của hai công ty”

Trước đó tại sự kiện CES 2020, Sony đã công bố ý tưởng về mẫu xe điện Vision-S của riêng mình. Đến sự kiện CES 2022 vừa qua, Sony lại tiếp tục trình làng mẫu xe điện Vision-S 02. Đồng thời, Sony cũng công bố kế hoạch thành lập công ty con Sony Mobility để chuyên phát triển và sản xuất xe điện

Việc hợp tác với Honda, một gã khổng lồ khác của Nhật Bản, càng khẳng định thêm tham vọng của Sony trong lĩnh vực xe điện. Các nhà sản xuất xe điện khác, đặc biệt là Tesla, hứa hẹn sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh cực kỳ đáng gờm
 
MoMo và Gojek công bố hợp tác chiến lược

Gojek và MoMo sẽ kết hợp sức mạnh về công nghệ và hệ sinh thái đông đảo của 2 bên để cùng nhau nâng cao mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Việt Nam

MoMo-5.webp

Ví MoMo được tích hợp trên ứng dụng Gojek

Ngày 14/3, ví điện tử MoMo và ứng dụng gọi xe công nghệ Gojek đã chính thức công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, MoMo trở thành ví điện tử đầu tiên được tích hợp trên ứng dụng Gojek tại Việt Nam

Cụ thể, MoMo sẽ hỗ trợ người dùng của Gojek đang sử dụng các dịch vụ gọi xe công nghệ trực tuyến GoRide (xe máy), GoCar (ô tô), giao đồ ăn trực tuyến GoFood và giao hàng GoSend, mang tới cho khách hàng Gojek lựa chọn thanh toán qua ví điện tử, bên cạnh thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và tiền mặt

Thông qua Gojek, MoMo có cơ hội kết nối với khoảng 200.000 đối tác tài xế và hàng chục nghìn nhà hàng. Ngược lại, Gojek sẽ có cơ hội tiếp cận với hệ sinh thái hơn 31 triệu người dùng của MoMo

Hình thức thanh toán qua ví điện tử phát triển nhanh những năm gần đây tại Việt Nam nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm. Việc thanh toán không tiếp xúc cũng giúp đảm bảo an toàn tốt hơn cho người dùng trong các giao dịch, đặc biệt đối với các giao dịch có tần suất lặp lại cao như ăn uống, đi lại, giao nhận hàng

Lãnh đạo MoMo bày tỏ thông qua việc hợp tác có thể phần nào hỗ trợ những tài xế công nghệ và các đối tác của Gojek cũng như MoMo tiếp cận thêm nhiều khách hàng, gia tăng doanh số và nhanh chóng phục hồi sau đại dịch

Đại diện Gojek thì cho biết cùng với MoMo, ứng dụng này có thể tăng cường đóng góp vào việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, thông qua việc tác động để thay đổi thói quen người dùng và không ngừng mở rộng hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số
 
Logistics ở Việt Nam cực kỳ kém hiệu quả, rất tệ

photo1653490466683-16534904668891077703601.png

"Ai có sức mạnh xây dựng một công ty logistics tới nơi tới chốn ở Việt Nam chắc người đó sẽ thắng", Chủ tịch Thế Giới Di Động nhận định

Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã tổ chức họp nhà đầu tư tổng kết quý 1/2022. Tại buổi họp, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã chia sẻ về cách Bách Hóa Xanh vận hành mảng giao hàng và góc nhìn về ngành logistics của Việt Nam

Theo ông Tài, hàng tiêu dùng thì khi mua online cần độ tin cậy và thời gian giao hàng nhanh. Một bà nội trợ khi hết dầu ăn, đặt mua online thì không thể đợi 3 ngày mới giao. "Chúng tôi ý thức ngành này khác rất nhiều so với mua một chiếc đầm, một đôi giày. Những cái đó có thể đợi 3 ngày, khi nào tiện thì giao, nhưng những đồ mà chúng tôi kinh doanh thì người ta không chấp nhận điều kiện giao hàng như vậy đâu", Chủ tịch Thế Giới Di Động nói

Thế Giới Di Động hiện nay đang chủ đích xây dựng một mô hình kinh doanh online khác biệt, đó là online với tính chính xác cao, hứa gì làm nấy. Nếu khách hàng nói rằng chỉ có thể nhận hàng từ 10h-12h, thì hàng sẽ được giao đúng vào thời gian đó

Không những vậy, ông chủ Thế Giới Di Động còn hướng tới xây dựng dịch vụ giao hàng peer-to-peer, có nghĩa là 1 giao 1. Ví dụ, nếu khách hàng cần 1kg thịt rất gấp, thì trong vòng 60 phút, một bạn nhân viên giao hàng sẽ lấy hàng để giao thẳng tới nhà khách hàng, tức là giao hàng 1-1 để đảm bảo tốc độ


Đội ngũ giao hàng của Bách Hóa Xanh

Trả lời câu hỏi về khác biệt của dịch vụ giao hàng Bách Hóa Xanh, ông Tài cho biết, khác biệt nằm ở chỗ công ty không sử dụng dịch vụ giao hàng của bên thứ ba. Theo ông, dịch vụ giao hàng của bên thứ ba chỉ làm việc là cầm hàng và gom các đơn hàng, rồi đi giao, với mô hình là đi giao tuần tự, không có bất kỳ cam kết gì về thời gian giao hàng

Trong khi đó, Thế Giới Di Động có riêng một công ty con quản lý việc giao hàng cho Bách Hóa Xanh. Ở TPHCM, có 10 kho để lấy hàng giao online. Khi khách hàng đặt 1 đơn hàng, thì người ở kho gần đó lập tức đứng lên lấy đơn hàng. Nếu khách muốn lấy hàng 10h-12h sáng hôm sau, thì trước thời điểm đó việc chuẩn bị đơn hàng đã được diễn ra và hoàn tất

Sau đó, có một đội ngũ sẽ đến kho để lấy hàng, và đội ngũ đó trực thuộc tập đoàn, chứ không phải bên thứ ba. Đội ngũ đó cầm 10 đơn hàng đi giao 1 vòng và chắc chắn trong 2 tiếng họ sẽ hoàn tất giao 10 đơn hàng đó. 10 kho chia cho hơn 20 quận huyện, thì mỗi kho chỉ phục vụ có 2 quận và sẽ đạt tốc độ yêu cầu

Với mô hình này, ông Tài tự tin sau này, chính sách giao hàng peer-to-peer cũng sẽ rất đơn giản với mô hình mà ông đang xây dựng

Nói về ngành logistics, ông Nguyễn Đức tài cho biết: "Logistics là một ước mơ". Ước mơ của ông Tài là có ai đó làm logistics ngon lành để công ty ông có thể thuê và chỉ còn phải tập trung vào việc mua và bán, vì đó là sức mạnh của bán lẻ

"Chúng tôi đã thử vài lần, và sắp tới không biết có nên nỗ lực tiếp hay không vì có những lùng bùng trong đó. Logistics là kho vận, từ quản lý hàng hóa đến vận tải hàng hóa từ điểm nhận cho đến điểm siêu thị. Ở Việt Nam, nói thì hay chứ chưa có ai làm được ra hồn. Tôi hy vọng có bạn nào làm được cái đó tương đối bài bản

Tôi biết rằng ở nước ngoài, họ dựa vào bên thứ ba. Chúng tôi cũng đã đi sang Nhật, Châu Âu để trao đổi với những đối tác kinh doanh ngành của mình và đúng là họ dùng dịch vụ của bên thứ ba. Nhà cung cấp chỉ giao hàng đến kho thôi và kho đó do bên thứ ba quản lý. Bên thứ ba đó nhận lệnh giao hàng đến những shop và họ tự thu xếp lấy hàng, giao hàng, đảm bảo giờ giấc

Đó là ước mơ tôi mong ở Việt Nam có ai đó làm được, nhưng đến nay tôi cảm thấy cũng chưa có ai có thể làm được. Chúng tôi mới chỉ làm một vài dịch vụ liên quan đến vận tải và sau vài ba tháng cảm thấy lỗi thời chúng tôi cũng đầu hàng. Chúng tôi nói với một người trong nghề: 'Ông ở trong nghề mười mấy năm mà sao tôi làm 2-3 năm còn đi xa hơn ông cả khúc như vậy?'. Đó là những thứ đang diễn ra ở Việt Nam
"


Trong bối cảnh đó, Thế Giới Di Động đang không biết phải outsource cho ai, khi công ty không quá chuyên về logistics mà những thứ làm ra còn sâu sắc, chắc chắn hơn những doanh nghiệp trong ngành. "Tôi không hiểu tại sao thị trường vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng đó sau mấy chục năm như vậy", ông Tài cảm thán

Ông Tài khẳng định: "Logistics ở Việt Nam cực kỳ underdeveloped, cực kỳ kém hiệu quả, rất tệ hại". Đây là cơ hội rất lớn cho những doanh nghiệp nào ở nước ngoài có sức mạnh về logistics. "Ai có sức mạnh xây dựng một công ty logistics tới nơi tới chốn ở Việt Nam chắc người đó sẽ thắng. Còn Thế Giới Di Động tập trung làm bán lẻ nên không dành thời gian cho lĩnh vực đó", Chủ tịch Thế Giới Di Động kết luận
 
Xiaomi sắp hợp tác với BAIC để sản xuất ôtô điện

Công ty công nghệ Trung Quốc Xiaomi cân nhắc bắt tay cùng hãng xe Beijing Automotive để đẩy nhanh tiến độ phát triển ôtô điện

Xiaomi đang cân nhắc liên kết với Beijing Automotive Group (BAIC) để sản xuất ôtô điện. Lý do của sự hợp tác này được cho là hệ quả từ những khó khăn và chậm trễ trong việc xin giấy phép sản xuất ôtô điện, theo Bloomberg News

Theo thỏa thuận ban đầu, các xe điện do Nio phát triển và sản xuất sẽ phải mang thương hiệu JAC. Tuy nhiên hai công ty đã ngồi lại với nhau và đồng ý loại trừ điều khoản nói trên, đổi lại là các khoản phí được thêm vào trong nội dung thỏa thuận

Xiaomi và BAIC đang xem xét nhiều lựa chọn khác nhau, bao gồm cả khả năng hãng công nghệ Xiaomi mua lại cổ phần của nhà máy Hyundai số 2 tại Bắc Kinh, vốn là thành quả từ liên doanh giữa BAIC và Hyundai và được xây dựng từ năm 2008

Sự hợp tác này có thể cung cấp cho thị trường những chiếc EV được sản xuất bởi BluePark New Energy Technology - đơn vị phát triển xe điện của BAIC - đồng thời chia sẻ thương hiệu với Xiaomi, báo cáo của Bloomberg News cho biết

Ở thời điểm hiện tại, cả Xiaomi và BAIC đều từ chối bình luận về thông tin trên

Một chuyên viên làm việc tại đơn vị EV của BAIC trả lời Reuters rằng ông không biết gì về những cuộc đàm phán diễn ra giữa BAIC và Xiaomi. Người này đồng thời từ chối cho biết tên vì lo ngại những rắc rối có thể xảy ra

Trong khi đó, người phát ngôn của Hyundai khẳng định những tuyên bố có liên quan đến hãng ôtô Hàn Quốc trong báo cáo nói trên là “vô căn cứ”

Beijing Hyundai, liên doanh giữa Hyundai Motor và BAIC, hiện sở hữu ba nhà máy sản xuất ôtô đặt tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

Xiaomi hop tac BAIC anh 4

CEO Xiaomi cam kết đầu tư khoảng 10 tỷ USD trong vòng 10 năm để sản xuất ôtô mang thương hiệu Xiaomi

Xiaomi đã bắt đầu xây dựng nhà máy ôtô điện đầu tiên tại Bắc Kinh hồi đầu năm nay, sau tuyên bố nhấn mạnh tham vọng của mình trong lĩnh vực xe điện đầy cạnh tranh và thách thức

Theo các thông tin được hé lộ, nhà máy của Xiaomi có thể đáp ứng công suất hàng năm lên đến 300.000 xe

Trước đó, Xiaomi đã đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt mẫu xe điện đầu tiên của mình vào năm 2024
 
Đức cân nhắc lập quỹ quốc gia hỗ trợ mua nguyên liệu thô chiến lược

Chính phủ Đức đang xem xét thành lập một quỹ do nhà nước hậu thuẫn để giúp đảm bảo và đa dạng hóa nguồn cung các nguyên liệu thô chiến lược cần thiết cho tiến trình chuyển đổi sang năng lượng sạch như lithium, cobalt, nickel… Berlin xem đây là vấn đề cấp bách trong bối cảnh cuộc chiến Nga- Ukraine kích hoạt một cuộc cạnh tranh toàn cầu về an ninh tài nguyên

Anh-bai-30-1.jpg

Các công nhân lắp ráp xe điện VW ID.3 tại nhà máy của hãng xe Volkswagen ở Zwickau, Đức. Các nguyên liệu thô như lithium, cobalt, nickel là rất cần thiết đối với pin xe điện

Quỹ này là một phần quan trọng trong một cuộc cải tổ rộng lớn hơn trong chiến lược tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, theo một tài liệu của chính phủ Đức

Đức ngày càng lo ngại về nguồn cung các nguyên liệu quan trọng bao gồm các kim loại cần thiết đối với nhiều công nghệ quan trọng trong tiến trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch

Mục đích của việc thành lập quỹ quốc gia là tìm các nhà cung cấp thay thế cho Trung Quốc, một sáng kiến được phát động bởi Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, nhà chính trị của đảng Xanh, người chỉ trích mạnh mẽ chính sách kinh tế của đất nước đối với Trung Quốc. Các cuộc thảo luận nhằm giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh cũng đang diễn ra ở Liên minh châu Âu (EU) và Ủy ban châu Âu (EC) đã lên kế hoạch giới thiệu đạo luật về nguyên liệu thô quan trọng trong quí đầu tiên của năm 2023

Theo một nghiên cứu của hãng kiểm toán Ernst & Young (EY) được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Kinh tế Đức, Đức phải nhập khẩu 39 trong tổng số 46 nguyên liệu thô chiến lược mà nước này cần để đạt các mục tiêu trong chính sách năng lượng và công nghiệp. EY cho biết Trung Quốc là nhà cung cấp đang nắm quyền chi phối 23 nguyên liệu chiến lược trong số này

Hơn 90% khoáng sản đất hiếm mà Đức sử dụng là đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc đang xấu đi trong những tháng gần đây do cuộc chiến ở Ukraine, căng thẳng ở eo biển Đài Loan và những lo ngại lớn hơn của các nước phương Tây về sự thống trị kinh tế của Trung Quốc cũng như sự thâm nhập của nước này vào các lĩnh vực chiến lược. Nhiều nguồn tài nguyên mà Đức phụ thuộc vào nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với các công nghệ chuyển đổi năng lượng, bao gồm các nguyên liệu để sản xuất tấm pin mặt trời, tuốc-bin gió và pin

Franziska Brantner, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và khí hậu Đức, nói: “Để tiến trình chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa với carbon thành công, chúng ta phải đảm bảo khả năng tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng trong dài hạn”. Bà nhấn mạnh, cuộc chạy đua tranh giành nguồn cung nguyên liệu thô chiến lược trên toàn cầu đang diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết, vì vậy Đức không được phép tụt lại đằng sau

Franziska Brantner, người đang tháp tùng Thủ tướng Olaf Scholz trong chuyến công du châu Á cuối tuần này, muốn phát triển một chính sách nguyên liệu thô quốc gia chủ động hơn

Nghiên cứu của EY cho biết mục tiêu của quỹ quốc gia thu mua nguyên liệu thô với sự tham gia hỗ trợ của khu vực tư nhân là giúp giảm rủi ro nguồn cung thông qua “cấu trúc tài trợ thay thế”

Theo EY, quỹ quốc gia sẽ tài trợ mua nguyên liệu thô và hỗ trợ các dự án thăm dò khoáng sản ở trong và ngoài nước bằng cách phát hành các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh. Quỹ này cũng có thể giúp các công ty mua cổ phần trong các công ty khai khoáng hoặc thực hiện các nghiệp vụ phòng chống rủi ro trên thị trường hàng hóa

Chính phủ Đức đã cung cấp bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty kinh doanh hàng hóa để giúp họ mua các mặt hàng năng lượng và kim loại quan trọng. Trafigura Group, công ty kinh doanh đồng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Singapore, đã đồng ý cung cấp các kim loại màu không phải của Nga cho các khách hàng Đức trong 5 năm tới dựa vào 800 triệu đô la Mỹ tín dụng ngân hàng được chính phủ Đức bảo lãnh

Nghiên cứu của EY khuyến nghị chính phủ Đức thành lập một cơ quan quản lý tài nguyên để xây dựng các liên minh và điều phối các chính sách, đồng thời thiết lập một kho dự trữ quốc gia đối với các nguyên liệu thô quan trọng

EY cho biết giá nguyên liệu thô ở các nước có chính sách nguyên liệu thô chủ động như Hàn Quốc hay Nhật Bản là thấp hơn so với ở châu Âu trong 10 năm qua. Các cơ quan nhà nước quản lý chính sách nguyên liệu thô ở Hàn Quốc và Nhật Bản chủ động tham gia hỗ trợ mua và thăm dò nguyên liệu thô. Ngoài ra, hai nước này cũng có các kho dự trữ nguyên liệu thô lớn mà các công ty có thể dựa vào trong trường hợp nguồn cung bị tắc nghẽn hoặc giá trên thị trường quốc tế bị đẩy lên cao

Nghiên cứu của EY sẽ được chính phủ Đức sử dụng để cập nhật chiến lược tài nguyên quốc gia
 
Top