What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Huawei

thinktank.vn

Administrator
Huawei lần đầu vượt mốc doanh số 100 tỷ USD
Tập đoàn Trung Quốc vừa công bố kết quả kinh doanh tươi sáng bất chấp sức ép từ Mỹ thời gian qua...

shutterstock1025317153-1553835873191466158060-crop-155383588195413555896.jpg

Huawei hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là thương hiệu smartphone hàng đầu với tăng trưởng nhanh hơn Samsung và Apple

Ngày 29/3, Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc công bố kết quả kinh doanh năm 2018, trong đó doanh thu đạt khoảng 721 tỷ Nhân dân tệ (107 tỷ USD), tăng 19,5%, vượt mức dự báo được công ty này đưa ra hồi đầu năm. Đây là lần đầu tiên Huawei vượt qua mốc doanh số 100 tỷ USD, bất chấp những rắc rối liên quan tới chính trị thời gian qua

Năm ngoái, lợi nhuận của Huawei đạt 59,3 tỷ Nhân dân tệ (8,8 tỷ USD), giảm nhẹ so với mức tăng 28% của năm trước

Huawei hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là thương hiệu smartphone hàng đầu với tăng trưởng nhanh hơn Samsung (Hàn Quốc) và Apple (Mỹ)

Mảng kinh doanh hàng tiêu dùng và smartphone tiếp tục đạt tăng trưởng mạnh nhất và đóng góp 48% vào tổng doanh thu của tập đoàn Trung Quốc. Năm ngoái, doanh số smartphone của Huawei đạt hơn 200 triệu chiếc, đẩy doanh thu mảng tiêu dùng lên khoảng 349 tỷ Nhân dân tệ (51,8 tỷ USD), tương đương mức tăng hơn 45%

Richard Yu, CEO mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, hồi đầu năm tuyên bố hãng này sẽ vượt Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020

Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, năm ngoái, tuy Huawei bán được ít smartphone hơn so với Samsung và Apple, nhưng lại là nhà sản xuất điện thoại duy nhất báo tăng trưởng doanh số. Doanh số điện thoại của Huawei tăng 33% trong năm ngoái, so với mức giảm 8% của Samsung và 3% của Apple

Huawei hiện vẫn phải đối mặt với sức ép lớn về chính trị. Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo rằng các thiết bị mạng 5G của hãng này có thể là "sân sau" gián điệp cho bắc Kinh, đe dọa tới an ninh quốc gia. Nước này kêu gọi các nước đồng minh ra lệnh hạn chế hoặc cấm sử dụng các thiết bị của Huawei trong mạng 5G của mình. Một số quốc gia như Australia, Anh cũng đã có những động thái thận trọng hơn đối với sản phẩm của Huawei

Trong khi đó, Huawei phủ nhận mọi cáo buộc sản nói rằng sản phẩm của công ty đe dọa an ninh quốc gia. Đầu tháng 3, công ty này đâm đơn kiện Chính phủ Mỹ vì đã cấm các cơ quan liên bang sử dụng sản phẩm của hãng

Phương Linh
 
CEO Huawei nói công nghệ của Mỹ là 'thượng nguồn'
Người đứng đầu Huawei Nhậm Chính Phi cho rằng công nghệ của Mỹ đã đi trước Trung Quốc hàng trăm năm và đất nước ông đang cố gắng bắt kịp

"Mỹ đã phát triển công nghệ của mình từ cách đây 100 đến 200 năm và có nền tảng vững chắc về sáng tạo, trong khi Trung Quốc đang gắng bắt kịp. Mỹ giống như nước thượng nguồn, chảy về hạ nguồn", CEO Huawei Technologies Nhậm Chính Phi cho biết trong chương trình "A Coffee With Ren" ở Thâm Quyến (Trung Quốc) hôm qua 17/6


Ren-Zhengfei-Huawei-900x540-4718-1560852351.jpg

CEO Huawei Nhậm Chính Phi

Tuy nhiên, đồng sáng lập kiêm CEO Huawei cho rằng sẽ không có ai được lợi khi "dòng sông" công nghệ gặp sự cố. "Không có nước ở thượng nguồn, hạ lưu sẽ cạn. Nhưng nếu không có hạ lưu, thượng nguồn cũng gặp nhiều vấn đề", ông Nhậm nói tiếp

Theo ông Nhậm, sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc "chiến tranh lạnh công nghệ" giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời, ông chủ Huawei muốn hai nước hợp sức lại để cùng phát triển thay vì đối đầu nhau

CEO Huawei cho biết công ty đã làm chủ và đang dẫn đầu công nghệ 5G nhưng không tự mãn về điều đó. "Chúng tôi muốn giao tiếp cởi mở với thế giới", ông Nhậm nhấn mạnh

Trong cuộc họp cùng ngày tại trụ sở ở Thâm Quyến, ông Nhậm cũng thừa nhận đã đánh giá thấp lệnh cấm của Mỹ, đồng thời dự báo số smartphone Huawei bán ra trên thị trường quốc tế có thể giảm tới 40%. Đây là lần đầu tiên Huawei ước tính ảnh hưởng từ các động thái của Mỹ lên hoạt động của công ty

Ngày 15/5, Nhà Trắng đã đưa Huawei và 68 doanh nghiệp khác vào danh sách "gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia". Bộ Thương mại Mỹ xếp Huawei cùng 68 công ty Trung Quốc khác vào danh sách theo dõi. Để chuẩn bị cho tương lai không phụ thuộc công nghệ Mỹ, Huawei được cho là đã tự tạo hệ điều hành mới, hủy đơn hàng từ các nhà cung cấp linh kiện lớn, thậm chí yêu cầu nhân viên quốc tịch Mỹ rời khỏi công ty

Như Phúc
 
Huawei với chiến lược cờ vây công nghệ 5G

Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi khẳng định chỉ với một khoản phí trả một lần, người mua sẽ có quyền tiếp cận vĩnh viễn đối với các bằng sáng chế, giấy phép, mã nguồn, thiết kế kỹ thuật và "bí quyết làm 5G" của Huawei


Huawei chơi chiêu bán phá giá công nghệ 5G - Ảnh 1.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi

Theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 12-9, lời kêu gọi được ông Nhậm đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn dài hơn hai giờ với báo The Economist cách đây 2 ngày. Phía Huawei đã xác nhận nội dung những gì ông Nhậm nói

Nhà sáng lập Huawei đã dành thời gian đáng kể để nói về quyết định "sẵn sàng chia sẻ công nghệ với các đối tác tiềm năng đến từ phương Tây"

Đáng chú ý, người mua sẽ được phép sửa đổi mã nguồn, nghĩa là cả Huawei và Chính phủ Trung Quốc về lý thuyết thậm chí sẽ không thể kiểm soát bất kỳ hệ thống viễn thông nào được xây dựng bằng thiết bị do công ty mới sản xuất

Vị tỉ phú Trung Quốc cho rằng việc Huawei sẵn sàng bán lại công nghệ 5G với mã nguồn mở cho thấy tập đoàn của ông chấp nhận sẽ có đối thủ cạnh tranh. Nhưng có như vậy thị trường 5G mới trở nên cân bằng hơn

Bởi theo ông Nhậm, nếu chỉ có Huawei là người duy nhất mạnh về 5G, sẽ có những mối lo thao túng an ninh xuất hiện. Để một hay nhiều công ty khác làm 5G, tất nhiên, với công nghệ mua của Huawei, mối lo đó sẽ giảm đi nhiều lần

“Một sự phân phối lợi ích cân bằng sẽ có lợi cho sự sống còn của Huawei”, ông Nhậm khẳng định

Đề xuất được ông Nhậm đưa ra trong bối cảnh gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã trở thành đối tượng bị "trù dập" trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

Lấy lý do các thiết bị của Huawei có cổng hậu, cho phép tình báo Trung Quốc truy cập, đánh cắp dữ liệu và kiểm soát thông tin, Mỹ đã vận động nhiều nước nói không với Huawei khi xây dựng mạng 5G

Đến thời điểm hiện tại, Washington vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm các công ty công nghệ làm ăn với Huawei

Bản thân tập đoàn của Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định đang đi đầu về công nghệ 5G và nỗ lực chứng minh vẫn có thể "sống tốt" nếu không có công nghệ Mỹ và thị trường Mỹ

Theo tuyên bố của Huawei, đến giờ tập đoàn này vẫn là nhà cung cấp mạng 5G lớn nhất thế giới, với hơn 50 hợp đồng được ký kết, phần lớn tại châu Âu

Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc ông Nhậm đưa ra lời kêu gọi lần này được xem là lời đề nghị táo bạo nhất

Kể từ khi bị Mỹ liệt vào danh sách hạn chế làm ăn, gần như đều đặn mỗi tháng ông Nhậm đều dành thời gian để trả lời phỏng vấn báo chí phương tây, điều mà ông rất ít khi làm trước đây

Bảo Duy
 
Chiến lược điện toán AI của Huawei

Huawei đã công bố một chiến lược điện toán mới có thể làm thay đổi không chỉ tương lai của công ty mà cả cách thức thế giới nhìn nhận về thương hiệu gây tranh cãi này

Nếu triển khai thành công, chiến lược điện toán AI sẽ mở ra triển vọng lớn cho Huawei vượt qua vòng kiềm tỏa, ngăn chặn hiện nay của Mỹ ở lĩnh vực viễn thông /// BTC
Nếu triển khai thành công, chiến lược điện toán AI sẽ mở ra triển vọng lớn cho Huawei vượt qua vòng kiềm tỏa, ngăn chặn hiện nay của Mỹ ở lĩnh vực viễn thông

Công khai tham vọng trở thành nhà cung cấp giải pháp nền tảng cho ngành ICT toàn cầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), hôm 18.9, Huawei đã công bố một chiến lược điện toán mới có thể làm thay đổi không chỉ tương lai của công ty mà cả cách thức thế giới nhìn nhận về thương hiệu gây tranh cãi này

Phát biểu tại Thượng Hải trước 2.000 khách mời trong khuôn khổ sự kiện thường niên dành cho cộng đồng ICT quốc tế, Media Connect 2019, Phó chủ tịch Huawei Ken Hu tiết lộ những nét chính của kế hoạch hành động nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Huawei ra khỏi mảng thiết bị viễn thông truyền thống, hiện là đối tượng của lệnh cấm khắc nghiệt từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump

“Bóng ma lệnh cấm” vẫn còn đó, câu hỏi đầu tiên dành cho ông Hu tại cuộc họp báo là về những khó khăn trong việc triển khai mạng 5G tại các thị trường quốc tế, tuy nhiên Phó chủ tịch Huawei nhanh chóng gạt qua một bên: “Các cáo buộc về đe dọa an ninh đối với mạng 5G của Huawei là vô căn cứ và dựa vào tin đồn”; "từ vài tháng nay, tôi không còn quan tâm đến số lượng hợp đồng 5G đã ký kết”. Theo nguồn chính thức từ công ty có trụ ở Thâm Quyên, tính đến tháng 9.2019, đã có trên 50 nhà mạng châu Á, châu Âu, Nam Mỹ… hợp tác với Huawei để xây dựng mạng di động thế hệ mới

Thách thức với Huawei, theo ông Ken Hu, nằm ở chỗ khác, đó là thị trường điện toán AI được ước tính lên tới 2.000 tỉ USD. Một đại dương xanh mà Huawei đang hướng tới, với những đề xuất hợp tác mở cho các nhà phát triển phần mềm và đối tác thương mại. Điện toán AI được Ken Hu giải thích đơn giản: kể từ khi khái niệm điện toán ra đời, tất cả những gì lập trình viên cần làm là đưa ra một bộ quy tắc và các tham số, máy tính đưa ra kết quả. Mô hình điện toán này chạy tốt cho các bài toán như phân tích số liệu điều tra dân số hay tính toán quỹ đạo của một vật thể. Nhưng thực tiễn có những bài toán kiểu khác mà người ta không thể đặt ra các quy tắc định trước, ví dụ như nhận diện giọng nói hay nhận diện hình ảnh. Để giải quyết các bài toán này, các nhà khoa học phát minh ra mô hình điện toán thống kê, hay điện toán AI. Điện toán AI ước tính sẽ chiếm 80% toàn bộ năng lực tính toán của toàn thị trường. Và đó là tương lai của Huawei

Chiến lược điện toán AI của Huawei hướng tới 'vượt trên ngăn chặn' - ảnh 1

Phó chủ tịch Huawei Ken Hu tiết lộ những nét chính của kế hoạch hành động nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Huawei ra khỏi mảng thiết bị viễn thông truyền thống

Chiến lược điện toán AI của Huawei được công bố trước hết bao gồm tham gia đổi mới kiến trúc của các bộ vi xử lý. Dự án Da Vinci của Huawei ra mắt từ năm ngoái được hứa hẹn là kiến trúc duy nhất thế giới hỗ trợ tất cả các kịch bản trí tuệ nhân tạo trên mọi thiết bị và đám mây. Thứ hai, Huawei bắt đầu chế tạo nhiều dòng chip phục vụ các nhu cầu khác nhau như dòng Ascend tích hợp trí tuệ nhân tạo, dòng Kirin dành cho thiết bị cầm tay và Hongho dành cho màn hình thông minh. Đáng chú ý là chiến lược kinh doanh các sản phẩm của Huawei, theo đó nhà sản xuất này sẽ mở các thiết bị phần cứng như server AI cho đối tác, cho phép đối tác tích hợp điện toán AI của Huawei vào các thiết bị và giải pháp của riêng họ. Các phần mềm của Huawei cũng sẽ có mã nguồn mở, bao gồm server, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu. Thứ tư, nhằm tạo ra hệ sinh thái mở, Huawei cam kết đầu tư 1,5 tỉ USD cho chương trình hỗ trợ các nhà phát triển, lên tới khoảng 5 triệu lập trình viên trên toàn cầu, để phát triển các ứng dụng và giải pháp thông minh thế hệ mới

Nếu triển khai thành công, chiến lược điện toán AI sẽ mở ra triển vọng lớn cho Huawei vượt qua vòng kiềm tỏa, ngăn chặn hiện nay của Mỹ ở lĩnh vực viễn thông. Khi ấy Huawei sẽ trở thành nhà cung cấp giải pháp cho các ứng dụng AI, được dự đoán có mặt ở mọi ngành kinh tế, mọi lĩnh vực của cuộc sống - một cuộc tái định vị triệt để toàn bộ thương hiệu hiện nay

Chiến lược điện toán AI của Huawei hướng tới 'vượt trên ngăn chặn' - ảnh 2

Chiến lược điện toán AI của Huawei hướng tới 'vượt trên ngăn chặn' - ảnh 3

Khách tham quan tại Media Connect 2019

Quan trọng không kém, nó cho phép Huawei tham gia sâu vào nghiên cứu cơ bản, đặt nền tảng cho những thay đổi công nghệ định hình tương lai của thế giới trong vài chục năm tới. Một ví dụ là dự án thiên văn SKA (Square Kilometer Array), dự án nghiên cứu quốc tế trị giá hàng tỉ đô la, nhằm mục đích tạo ra kính thiên văn lớn nhất từ trước đến nay. Các nhà khoa học đã đặt hàng nghìn anten nhỏ ở Nam Phi và Úc, sử dụng siêu máy tính để tổng hợp dữ liệu tạo thành “bức ảnh bầu trời” chi tiết chưa từng có. Trung Quốc là một trong 20 quốc gia tham gia dự án, trong đó Huawei cung cấp Atlas 900, cụm đào tạo trí tuệ nhân tạo nhanh nhất thế giới. Để quét 200.000 ngôi sao nhìn từ Nam bán cầu và tìm ra một thiên thể với những đặc điểm cụ thể nào đó, trước đây các nhà khoa học phải mất 169 ngày làm việc liên tục. Nhờ sức mạnh AI của Atlas 900, việc này giờ đây chỉ mất 10 giây

Sau 40 năm cải cách mở cửa, đến nay Trung Quốc đã có tiền để đầu tư cho nghiên cứu cơ bản. Đó là điều Giáo sư Gao Wen, Giám đốc Phòng nghiên cứu Peng Cheng thuộc Trường đại học Bắc Kinh thẳng thắn chia sẻ. Không chỉ là vấn đề vị thế quốc tế của Trung Quốc, việc đi đầu trong công nghệ AI - nơi nghiên cứu cơ bản rất nhanh chóng biến thành ứng dụng, còn tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp như Huawei nắm bắt cơ hội nghìn tỉ ở phía trước, cả ở thị trường nội địa và quốc tế. Tại cuộc triển lãm bên cạnh Huawei Connect 2019, hàng loạt doanh nghiệp cũng trưng bày những giải pháp đa dạng về "thành phố thông minh", "sân bay thông minh","đường sắt thông minh", "đại học thông minh", "tài chính thông minh"..., tổng cộng khoảng 500 dự án đã triển khai. Một tương lai đã thành hình trong đó Huawei đóng vai trò cung cấp nền tảng công nghệ bao gồm điện toán đám mây - AI - 5G - Internet vạn vật cho thế giới
 
CEO Huawei muốn 'dẫn đầu thế giới' về phần mềm

Ông Nhậm Chính Phi kêu gọi các nhân viên Huawei "dám dẫn đầu thế giới" trong lĩnh vực phần mềm nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ

Theo bản ghi nhớ nội bộ với nhân viên, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm CEO Huawei, nhấn mạnh rằng công ty đang tập trung vào phần mềm do đây là lĩnh vực "về cơ bản nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ", đồng thời sẽ giúp Huawei "có được sự độc lập và tự chủ lớn hơn"

adb1a6eec9859176d4e44e062b9cca-8551-7866-1621912622.jpg

Người sáng lập kiêm CEO Huawei Nhậm Chính Phi

Trong bản ghi nhớ, ông Nhậm cho rằng việc thúc đẩy phát triển ở lĩnh vực phần mềm sẽ phụ thuộc nhiều vào quá trình tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp. Theo ông, công ty nên áp dụng cách tiếp cận mã nguồn mở, kêu gọi nhân viên nên "chọn lọc tinh hoa" thông qua các cộng đồng nguồn mở

Ông Nhậm nhấn mạnh, Huawei sẽ củng cố vị thế của mình tại quê nhà Trung Quốc, đồng thời xây dựng hệ thống đủ lớn mạnh để vượt qua Mỹ trong tương lai. Châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và châu Phi sẽ là thị trường được Huawei nhắm tới

Ngoài ra, bản ghi nhớ cũng cho biết Huawei đang phải chịu tác động lớn từ các lệnh cấm của Mỹ nên sẽ khó có thể sản xuất phần cứng tiên tiến trong ngắn hạn. Do đó, công ty sẽ tập trung vào việc xây dựng hệ sinh thái phần mềm, chẳng hạn như hệ điều hành HarmonyOS, hệ thống đám mây Mindspore dựa trên AI và các sản phẩm công nghệ thông tin khác

Huawei hiện gặp khó về sản xuất phần cứng, đặc biệt là mảng bán dẫn do các lệnh cấm của Mỹ từ tháng 5/2019 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Cho đến nay, Chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden cũng chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy sẽ đảo ngược các lệnh trừng phạt của Trump

Huawei gần đây dần chuyển sang lĩnh vực ôtô điện và các sản phẩm phần mềm. Theo báo cáo doanh thu thường niên, công ty đạt 138,70 tỷ USD chỉ riêng mảng phần mềm trong 2020

Bảo Lâm
 
Top