What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Saudi Arabia ThinkTank

thinktank.vn

Administrator
Saudi Arabia đổ "núi tiền" xây dựng siêu thành phố
Truyền thông Trung Đông ngày 17/1 cho biết, Saudi Arabia sẽ bắt đầu xây dựng các khu vực đô thị đầu tiên trong dự án phát triển “siêu thành phố” NEOM trị giá khoảng 500 tỉ USD

Ủy ban phát triển thành phố do Thái tử Mohammed bin Salman đứng đầu đã thông qua kế hoạch tổng thể của khu đô thị đầu tiên NEOM Bay

Dự án bao gồm hệ thống nhà ở, các cơ sở du lịch và trung tâm phát triển sáng tạo. Kế hoạch phát triển khu đô thị này sẽ tập trung vào phong cách sống hạng sang và bao gồm các khách sạn và khu biệt thự cao cấp nhằm hướng tới các đối tượng khách hàng khu vực và quốc tế


2019-1234-1-1547880657766.jpg

Saudi Arabia bắt đầu xây dựng dự án NEOM

Không những vậy, NEOM Bay sẽ được trang bị các công nghệ thế hệ mới, tạo ra một hệ sinh thái đô thị thông minh với cơ sở hạ tầng tiên tiến

Được biết, quá trình chuẩn bị và bắt đầu xây dựng đô thị này sẽ diễn ra ngay trong quý I năm nay. Hàng loạt cơ sở vật chất trọng yếu dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019 và giai đoạn một của NEOM Bay sẽ được hoàn tất vào năm 2020

Dự án NEOM cũng sẽ bao gồm các đô thị kinh doanh khác, được xây dựng theo từng năm, bắt đầu khởi động từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025

Nadhmi Al-Nasr, -Giám đốc điều hành dự án NEOM - cho biết, 2019 sẽ là năm bản lề của hành trình phát triển dự án NEOM

Saudi Arabia đã sẵn sàng cho sự phát triển của khu đô thị đầu tiên NEOM Bay, đem lại một tiêu chuẩn sống hoàn toàn mới với bốn điểm chính là cung cấp những trải nghiệm sống lý tưởng cho các gia đình; tạo ra một điểm thu hút khách du lịch thời thượng và sang trọng; hỗ trợ các trung tâm phát triển và sáng tạo để đạt được các mục tiêu kinh tế trong dài hạn của dự án NEOM

Giới phân tích kinh tế cho rằng, sự khởi động của đô thị đầu tiên NEOM Bay sẽ đem lại các cơ hội lớn cho Saudi Arabia, kích thích động lực tăng trưởng mới và hiện thực hóa “Tầm nhìn 2030” của quốc gia vùng Vịnh này nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ
 
Arab Saudi ra mắt nền tảng vũ trụ ảo cấp quốc gia đầu tiên trên thế giới

Bộ Văn hóa Ả Rập Xê Út giới thiệu một nền tảng metaverse để trưng bày, bảo tồn di sản văn hóa quốc gia, coi nó là một khoảnh khắc biến đổi, cuộc cách mạng văn hóa

Mới đây, Ả Rập Xê-út đã thực hiện một bước quan trọng trong lĩnh vực công nghệ, bằng cách ra mắt nền tảng Metaverse (vũ trụ ảo) cấp quốc gia đầu tiên trên thế giới. Lĩnh vực kỹ thuật số đổi mới này kết hợp thế giới ảo và thực, mang đến trải nghiệm 3D sống động được chia sẻ giữa tất cả người dùng. Sự xuất hiện của Metaverse ở Ả Rập Xê-út nhằm mục đích cách mạng hóa các lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh và giáo dục đến chăm sóc sức khỏe và du lịch

Ả Rập Xê-út ra mắt nền tảng vũ trụ ảo cấp quốc gia đầu tiên trên thế giới- Ảnh 1.
Bộ Văn hóa Ả Rập Xê-út đã giới thiệu một nền tảng metaverse để trưng bày, bảo tồn di sản văn hóa quốc gia, coi metaverse là một khoảnh khắc biến đổi, cuộc cách mạng văn hóa

Theo Gulf News và Bộ Văn hóa Ả Rập Xê-út, nền tảng “Metaverse” cấp quốc gia đầu tiên trên thế giới này được hỗ trợ bởi công nghệ “Generative Media Intelligence” (GMI) tiên tiến, được xây dựng dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) Hyperledger Fabric 2.5 của Oracle, cùng các hệ thống thông minh cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khác

Nền tảng vũ trụ ảo này ra đời nhằm mục đích tích hợp các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật vào quá trình đổi mới kỹ thuật số. Nền tảng cũng giới thiệu những thành tựu của âm nhạc, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa nấu ăn và thủ công của quốc gia Ả Rập Xê-út. Bên cạnh đó, nó cũng có các trò chơi điện tử mini và trung tâm biểu diễn ảo, buổi hòa nhạc giao hưởng ảo.v.v.v…

Ngoài ra, nó còn có một “khu lịch sử và văn hóa” được thiết kế để khuyến khích khán giả toàn cầu khám phá di sản và văn hóa của Ả Rập Xê-út. Người dùng có thể truy cập nền tảng “Metaverse” quốc gia này thông qua điện thoại di động, kính VR, máy tính và các thiết bị khác. Hàng triệu người có thể truy cập nền tảng “Metaverse” này bất kể họ ở đâu hoặc sử dụng công nghệ nào. Với điều này, họ có thể dễ dàng tham gia và trải nghiệm văn hóa của Ả Rập Xê-út

Các chuyên gia nhận định, nền tảng Metaverse của Ả Rập Xê-út mang đến cơ hội mới để tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra nguồn doanh thu mới, và thúc đẩy sự đổi mới công nghệ. Với ngành công nghệ đang phát triển nhanh chóng và dân số am hiểu công nghệ ngày càng tăng, Ả Rập Xê-út có vị thế tốt để tận dụng xu hướng công nghệ mới nổi này

Nền tảng cũng nằm trong Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của đất nước, nhằm mục đích đa dạng hóa nền kinh tế và tạo việc làm mới. Ngoài ra, Metaverse sẽ tác động đến các ngành truyền thống như bán lẻ, bất động sản và giải trí. Trải nghiệm mua sắm ảo, bất động sản ảo và sự kiện ảo đang định hình lại các lĩnh vực này, đòi hỏi phải có sự thích ứng để duy trì tính cạnh tranh trong nền kinh tế kỹ thuật số

Metaverse cũng mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp tự đổi mới chính mình, mang đến cơ hội khai thác các thị trường mới, thông qua trải nghiệm phong phú và chiến lược quảng cáo sáng tạo. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp định hình lại cách mọi người tiến hành kinh doanh trên quy mô quốc gia ở Ả Rập Xê-út
 
Saudi Arabia và kế hoạch trở thành nước đầu tư AI lớn nhất thế giới

Chính phủ Saudi Arabia đang có kế hoạch thành lập một quỹ trị giá khoảng 40 tỉ đô la Mỹ để đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), tờ New York Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết hôm 19-3. Động thái này sẽ đưa vương quốc dầu mỏ ở Trung Đông trở thành “tay chơi” lớn nhất trên thị trường AI đang nóng bỏng

Global-AI-Summit.jpg

Các đại biểu trải nghiệm sản phẩm công nghệ mới tại Hội nghị thượng đỉnh AI toàn cầu ở Riyadh, Saudi Arabia hồi tháng 9-2022

Lập quỹ khổng lồ để đầu tư các startup về AI

Các nguồn tin cho biết, trong những tuần gần đây, các lãnh đạo ở Quỹ đầu tư công (PIF) của Saudi Arabia đã tiến hành đàm phán về mối quan hệ hợp tác tiềm năng với Andreessen Horowitz, một trong những công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu ở Thung lũng Silicon và các nhà tài chính khác

PIF, nơi đang nắm giữ hơn 900 tỉ đô la tài sản, có ý định thành lập quỹ đầu tư AI với ngân sách khoảng 40 tỉ đô la. Andreessen Horowitz và các nhà đầu tư mạo hiểm khác cũng có thể tham gia vào quỹ đầu tư AI này, theo các nguồn tin tiết lộ

Con số 40 tỉ đô la vượt xa những khoản tiền thông thường mà các công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ huy động được và chỉ kém quy mô của SoftBank (Nhật Bản), từ lâu đã là nhà đầu tư lớn nhất thế giới vào các công ty khởi nghiệp (startup)

Quỹ AI nói trên sẽ đưa Saudi Arabia trở thành nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong lĩnh vực AI. Việc thành lập quỹ này cũng thể hiện tham vọng kinh doanh toàn cầu cũng như nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế của vương quốc giàu dầu mỏ này. Theo các nguồn tin, các lãnh đạo của PIF đã thảo luận về vai trò mà Andreessen Horowitz, vốn là nhà đầu tư tích cực vào AI, có thể đóng góp cho quỹ này, cũng như cách vận hành quỹ

Theo các nguồn tin, các đại diện của PIF đã trao đổi với các đối tác tiềm năng rằng, Saudi Arabia đang tìm cách hỗ trợ một loạt công ty khởi nghiệp công nghệ liên quan đến AI, bao gồm các nhà sản xuất chip và các trung tâm dữ liệu khổng lồ ngày càng cần thiết để cung cấp năng lượng cho thế hệ điện toán tiếp theo. Thậm chí, PIF còn cân nhắc thành lập các công ty AI riêng

Ben Horowitz, người đồng sáng lập quỹ Andreessen Horowitz và Yasir al-Rumayyan, Thống đốc PIF, đã thảo luận về khả năng Andreessen Horowitz mở văn phòng tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia

Quỹ đầu tư AI của Saudi Arabia, dự kiến được thành lập với sự hỗ trợ của các ngân hàng ở Phố Wall, sẽ là đối thủ tiềm năng mới nhất tham gia vào một lĩnh vực đang tràn ngập tiền mặt. Cơn sốt toàn cầu xoay quanh AI đã đẩy mức định giá của các công ty tư nhân và niêm yết tăng vọt khi giới đầu tư chạy đua tìm kiếm hoặc xây dựng Nvidia hoặc OpenAI tiếp theo

Chẳng hạn, Anthropic (Mỹ), startup đang phát triển tập hợp mô hình ngôn ngữ lớn có tên gọi Claude, đã huy động được hơn 7 tỉ đô la. Đây một lượng tiền khổng lồ huy động nhanh chưa từng thấy trong thế giới đầu tư mạo hiểm

Chi phí cho các các dự án AI đòi hỏi những con số đầu tư rất lớn. Sam Altman, CEO của OpenAI, được cho là đang tìm kiếm một khoản tiền đầu tư từ chính phủ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để khởi động các dự án sản xuất chip cung cấp năng lượng cho công nghệ AI

Tham vọng trở thành trung tâm AI của thế giới

Từ lâu, PIF nuôi tham vọng lớn ở lĩnh vực công nghệ nhưng các khoản đầu tư của quỹ này cho đến nay không mang lại nhiều thành công. Năm 2016, PIF rót 3,5 tỉ đô la vào Uber, PIF cũng góp 45 tỉ đô la vào SoftBank để thành lập quỹ đầu tư công nghệ Vision Fund trị giá 100 tỉ đô la

Sau đó, Vision Fund đã ồ ạt rót tiền vào hàng chục công ty công nghệ, bao gồm cả nhà cung cấp không gian làm việc chung WeWork (hiện đã phá sản) và các công ty khởi nghiệp thất bại khác. Chẳng hạn như Zume, công ty sử dụng robot để làm bánh pizza

Tại một sự kiện ở thành phố Miami (Mỹ) hồi tháng trước, ông Yasir al-Rumayyan đánh giá Saudi Arabia là một trung tâm tiềm năng cho hoạt động phát triển AI bên ngoài Mỹ nhờ nguồn năng lượng dồi dào và năng lực tài chính của nước này. “AI sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng và chúng tôi là công ty dẫn đầu toàn cầu về năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch cũng như năng lượng tái tạo”, ông nói

Nhận xét của ông báo hiệu rằng, các trung tâm dữ liệu có thể là một phần cốt lõi trong chiến lược của Riyadh nhằm tận dụng nhu cầu đang bùng nổ về công nghệ AI tạo sinh, vốn đòi hỏi sức mạnh điện toán khổng lồ

Công nghệ AI sử dụng cụm hàng ngàn chip trong các trung tâm dữ liệu để huấn luyện các thuật toán hoàn thành các tác vụ. Chi phí điện và điện toán của các công ty công nghệ đã tăng vọt khi họ cạnh tranh để xây dựng các mô hình AI ngày càng phức tạp và tung ra các sản phẩm có tính sáng tạo cho hàng tỉ người dùng

Rumayyan cho biết thêm, Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới cũng có “ý chí chính trị” mạnh mẽ để thực hiện các dự án AI và có nguồn vốn dồi dào để triển khai nhằm nuôi dưỡng các nhà phát triển công nghệ này

Ông tiết lộ, PIF đang phân bổ hơn 70% nguồn vốn cho các dự án và khoản đầu tư trong nước và nhắm mục tiêu phân bổ vốn cho thị trường quốc tế từ 20-25%. Cũng theo người đứng đầu PIF, quỹ này đang đang triển khai đầu tư 40-50 tỉ đô la hàng năm và con số sẽ tăng lên 70 tỉ đô la mỗi năm trong giai đoạn 2025-2030
 
Các quỹ đầu tư Trung Đông đang rót hàng tỉ USD vào startup AI

108022030-1724069776542-gettyimages-2013768242-cfoto-illustra240219_npao9_251527205.jpeg

Số tiền đầu tư vào các startup A.I từ các quỹ Trung Đông đã tăng gấp 5 lần trong năm qua

Các quỹ đầu tư Trung Đông đang nổi lên như những nhà đầu tư lớn vào các startup AI tại Thung lũng Silicon, nhằm đa dạng hóa nền kinh tế

Các quỹ tài sản có chủ quyền từ Trung Đông đang trở thành những nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (A.I) tại Thung lũng Silicon. Các quốc gia giàu dầu mỏ như Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait và Qatar đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình, và đầu tư vào công nghệ được xem như một biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng như nâng cao hiệu suất kinh tế. Theo dữ liệu từ Pitchbook, số tiền đầu tư vào các startup A.I từ các quỹ Trung Đông đã tăng gấp 5 lần trong năm qua

Một trong số đó là MGX, quỹ đầu tư mới của UAE, đã tham gia vào vòng huy động vốn gần đây của OpenAI với mức định giá công ty lên đến 150 tỉ USD

Rất ít quỹ đầu tư mạo hiểm có đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh với những khoản đầu tư hàng tỉ USD từ các “gã khổng lồ” như Microsoft và Amazon. Tuy nhiên, với việc đầu tư thay mặt cho chính phủ và sự hỗ trợ từ nguồn tài nguyên năng lượng phong phú, các quỹ này không gặp khó khăn trong việc đầu tư vào lĩnh vực A.I. Theo dự báo của Goldman Sachs, tổng giá trị tài sản của các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) sẽ tăng từ 2,7 nghìn tỉ USD lên 3,5 nghìn tỉ USD vào năm 2026

Quỹ Đầu tư Công (PIF) của Ả Rập Saudi hiện đã vượt ngưỡng 925 tỉ USD và đang tiếp tục mở rộng đầu tư theo sáng kiến "Tầm nhìn 2030" của Thái tử Mohammed bin Salman. PIF đã đầu tư vào nhiều công ty lớn như Uber, đồng thời chi mạnh tay cho giải đấu golf LIV và bóng đá chuyên nghiệp


screenshot-2024-09-25-at-15.33.14_251533127.png


Quỹ Mubadala của UAE quản lý khối tài sản 302 tỉ USD, trong khi Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi (ADIA) quản lý 1 nghìn tỉ USD. Quỹ Đầu tư Qatar có giá trị 475 tỉ USD, còn quỹ của Kuwait đã vượt ngưỡng 800 tỉ USD

MGX gần đây đã tham gia vào một liên minh A.I với BlackRock, Microsoft và Global Infrastructure Partners, với mục tiêu huy động tới 100 tỉ USD cho các trung tâm dữ liệu và đầu tư cơ sở hạ tầng khác. MGX được thành lập vào tháng 3 năm nay như một quỹ A.I chuyên biệt, được hợp tác bởi Mubadala và công ty A.I G42 của Abu Dhabi

Mubadala của UAE cũng đã đầu tư vào Anthropic, một đối thủ của OpenAI, và là một trong những nhà đầu tư mạo hiểm tích cực nhất với tám thương vụ A.I trong bốn năm qua, theo Pitchbook. Tuy nhiên, Anthropic đã từ chối nhận vốn từ Ả Rập Saudi trong vòng huy động vốn gần đây do lo ngại về an ninh quốc gia

PIF của Ả Rập Saudi hiện đang trong quá trình đàm phán để tạo ra một quỹ liên doanh trị giá 40 tỉ USD với công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz của Mỹ. Quỹ cũng đã ra mắt công ty A.I có tên Công ty A.I Saudi (SCA.I)

Không chỉ có Trung Đông, các quỹ tài sản chủ quyền từ Pháp (Bpifrance) và Singapore (Temasek và GIC) cũng đã có những bước đầu đầu tư vào lĩnh vực A.I và học máy. Quỹ Bpifrance đã thực hiện 161 thương vụ A.I và học máy trong bốn năm qua, trong khi Temasek của Singapore đã hoàn thành 47 thương vụ, theo Pitchbook. GIC, một quỹ khác của Singapore, đã thực hiện 24 thương vụ

Đối với Mỹ, việc các quỹ tài sản chủ quyền đầu tư vào các startup Mỹ, thay vì vào các đối thủ toàn cầu như Trung Quốc, là một ưu tiên địa chính trị. “Có một lượng vốn không cân xứng đến từ các quốc gia như Ả Rập Saudi và UAE, và họ sẵn lòng triển khai nó trên toàn thế giới. Có thể xem đây là những quốc gia xoay trục địa chính trị”, ông Jared Cohen của Viện Toàn cầu Goldman Sachs cho biết
 
Top