What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tương lai của thế giới là ở Vietnam

thinktank.vn

Administrator
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỷ USD

Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD

Trong chuyến thăm Việt Nam, chiều 25-8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự lễ ký thỏa thuận về địa điểm trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 đến 26-8 theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Bà Harris là Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam

Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 1.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh dự lễ ký thỏa thuận thuê đất để xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội

Chiều 25-8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự lễ ký thỏa thuận thuê đất để xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng dự sự kiện này

Chịu trách nhiệm về kiến trúc: EYP Architecture & Engineering

Ngân sách dự án: 1,2 tỉ USD

Diện tích khu đất: 3,2 héc-ta

Quy mô xây dựng: 39.000 m2

Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ dự kiến nằm ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội, một khu vực thương mại và dân cư đang phát triển, gần các trường đại học uy tín như Đại học Quốc gia Hà Nội

Phía Mỹ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về địa điểm hiện tại cho trụ sở mới của Đại sứ quán vào năm 2019. Đầu năm 2021, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho Mỹ thuê địa điểm và ban hành Quyết định Cho thuê đất. Lễ ký hợp đồng thuê đất ngày hôm nay là kết quả của những cam kết này giữa hai quốc gia

Việc ký thỏa thuận cho thuê đất ngày hôm nay là một bước đi quan trọng hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu thiết lập một trụ sở Đại sứ quán mới ở Hà Nội. Hiện nay, quá trình lựa chọn và quy hoạch địa điểm đã hoàn thành, dự án đang trong quá trình thiết kế. Lễ động thổ sẽ diễn ra vào một thời gian phù hợp trong tương lai

Trụ sở Đại sứ quán mới sẽ là minh chứng cho sự tiên phong về tính bền vững môi trường và khả năng thích ứng với khí hậu. Các trang thiết bị nội thất sẽ đảm bảo yếu tố có lợi cho sức khỏe và tiết kiệm năng lượng thông qua sử dụng các chất liệu bền vững có tỉ lệ thành phần vật liệu tái chế cao, ít phát thải các-bon và lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) thấp. Vụ Điều hành các Trụ sở ở Nước ngoài (OBO) và Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn cao về môi trường và tính bền vững ở Hà Nội và trên khắp thế giới, phát huy các thành tựu trong lĩnh vực này trong nhiều thập kỷ qua

Các chuyên gia từ Vụ Điều hành các Trụ sở ở Nước ngoài (OBO) trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ chịu trách nhiệm giám sát việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, di chuyển và quản lý cơ sở đối với Đại sứ quán. Tập đoàn EYP Architecture & Engineering có trụ sở tại Washington, D.C., là đơn vị phụ trách kiến trúc, cùng phối hợp với một đội ngũ các chuyên gia đa dạng để cung cấp những giải pháp thiết kế và kỹ thuật tiên tiến nhất. Mục tiêu quan trọng của đội ngũ thiết kế là kết hợp chặt chẽ các yếu tố thiết kế từ cả Mỹ và Việt Nam, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Mỹ, Việt Nam và người Mỹ gốc Việt

Thiết kế tòa nhà lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long, và thể hiện cách tiếp cận hướng về tương lai, năng động, thích ứng và minh bạch trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Thiết kế cảnh quan của Khu phức hợp Đại sứ quán lấy cảm hứng từ truyền thống nông nghiệp trồng trọt và sản xuất lúa gạo, như địa hình của đồng bằng sông Mê Kông và đồng bằng sông Hồng, và có sự kết nối với lịch sử vốn có của khu vực mà Khu phức hợp tọa lạc, nơi vốn một cánh đồng lúa hồi đầu những năm 2000

"Thiết kế của Đại sứ quán sẽ trở thành một biểu tượng vững chắc của mối quan hệ quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam"- Đại sứ quán Mỹ khẳng định

Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 3.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh dự sự kiện


Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 4.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 5.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 6.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 7.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 8.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 9.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 10.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 11.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 12.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 13.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 14.
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD - Ảnh 15.
 
Last edited:
Ngoại trưởng Pompeo "Mỹ đang hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy kinh tế toàn cầu"

Trả lời Reuters, các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy một sáng kiến để đưa các chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu khỏi Trung Quốc

“Chúng tôi đã bàn về việc giảm sự phụ thuộc trong các chuỗi cung ứng của chúng tôi vào Trung Quốc trong vài năm qua và đang đẩy nhanh sáng kiến đó”, Keith Krach, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, nói. “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải hiểu nơi nào là khu vực quan trọng, nơi nào tồn tại các nút thắt cổ chai quan trọng”

Theo Krach, đây là vấn đề then chốt với an ninh Mỹ và Washington có thể sớm thông báo hành động mới

Mỹ đang thúc đẩy thành lập một liên minh “các đối tác tin cậy” có tên “Mạng lưới Kinh tế Thịnh vượng”, một quan chức Mỹ nói. Mạng lưới này sẽ bao gồm các công ty, tổ chức dân sự xã hội đang hoạt động với cùng tiêu chuẩn trong mọi vấn đề, từ kinh doanh số, năng lượng và hạ tầng đến nghiên cứu, thương mại, giáo dục và thương mại

Chính phủ Mỹ hiện phối hợp với Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để “thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiến về phía trước”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói ngày 29/4

Bộ Thương mại Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ và các cơ quan khác xem xét các cách để thúc đẩy doanh nghiệp Mỹ chuyển nguồn cung ứng và sản xuất khỏi Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ đương nhiệm và đã về hưu tiết lộ trong số các biện pháp được cân nhắc có ưu đãi thuế và trợ giá cho doanh nghiệp quay về quê nhà

“Đây là một nỗ lực của toàn chính phủ Mỹ”, một quan chức cho biết. Các cơ quan đang đánh giá xem hoạt động sản xuất nào được coi là “thiết yếu” và cách sản xuất hàng hóa ngoài Trung Quốc

Trung Quốc soán ngôi quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới của Mỹ hồi năm 2010 và tạo ra 28% sản lượng toàn cầu năm 2018, theo số liệu Liên Hợp Quốc

Tổng thống Trump từ lâu đã cam kết sẽ đưa sản xuất từ nước ngoài quay trở lại Mỹ. Sau khi nhậm chức hồi đầu năm 2017, ông liên tục gây sức ép lên Trung Quốc, dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, gây ảnh hưởng đến thị trường thế giới

Mỹ đã áp thuế với khoảng 370 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Gần đây, ông chủ Nhà Trắng tiếp tục cảnh báo có thể áp thêm thuế với Trung Quốc liên quan đến cách nước này ứng phó đại dịch Covid-19

Các quốc gia Mỹ Latinh cũng có thể góp sức. Đại sứ Colombia tại Mỹ Francisco Santos hồi tháng 4 cho biết ông đã trao đổi với Nhà Trắng, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ và Phòng Thương mại Mỹ về cách khuyến khích doanh nghiệp Mỹ chuyển chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc về gần quê nhà hơn

Như Tâm
 
Last edited:
Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong tương lai của thế giới

- VietnamFinance trân trọng giới thiệu bài viết thể hiện nhận định của ông Chris Freund, nhà sáng lập và Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Mekong Capital sau những nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19

Chris-Freund.webp

Ông Chris Freund, nhà sáng lập và Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Mekong Capital

"Việt Nam đã khống chế thành công dịch COVID-19 với 270 ca nhiễm, 0 ca tử vong, và không có thêm ca nhiễm trong cộng đồng suốt hai tuần qua, trở thành quốc gia đông dân đầu tiên đánh bại đại dịch COVID-19

Việt Nam đạt được thành tích này là nhờ tài lãnh đạo sáng suốt và phối hợp nhịp nhàng từ các cấp chính quyền. Ngay khi khủng hoảng bắt đầu manh nha tại Trung Quốc từ tháng 1, Việt Nam đã nhanh chóng hành động bằng cách đóng cửa trường học từ đầu tháng 2, hạn chế đi lại và cấp thị thực, cách ly người từ nước ngoài về nước và đỉnh điểm là đóng cửa biên giới. Việt Nam thực hiện biện pháp theo dõi những người có tiếp xúc với các ca nhiễm và cách ly nghiêm ngặt những ai có nguy cơ phơi nhiễm. Việt Nam còn cung cấp thông tin minh bạch về các ca bệnh, chi tiết về địa chỉ, nơi làm việc của những bệnh nhân mắc COVID-19. Việt Nam cũng thực hiện xét nghiệm trên diện rộng. Với tỉ lệ cứ 650 xét nghiệm là có 1 ca nhiễm, Việt Nam là nước có tỉ lệ xét nghiệm trên số ca nhiễm cao nhất thế giới. Nhờ chủ trương hành động sớm và quyết liệt, Việt Nam đã chiến thắng COVID-19

Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên có thể mở cửa đất nước một cách an toàn, trong bối cảnh hầu hết các quốc gia khác có thể phải đợi đến nhiều tháng sau. Chỉ số GDP của Việt Nam vẫn được dự báo tăng khoảng 4,9% trong năm 2020. Ngược lại, Mỹ hiện đã có hơn 1.100.000 ca nhiễm và còn tiếp tục tăng nhanh. Tình hình này khiến cho các chuyên gia ước tính cứ mỗi tháng nước này kéo dài biện pháp phong tỏa một phần, GDP sẽ giảm 5%. Thế nên, giả sử Mỹ thực hiện phong tỏa trong 3 tháng, GDP sẽ giảm 15%

Để hiểu rõ vì sao Việt Nam có thể ứng phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng này, và quan trọng hơn, làm thế nào để Việt Nam có được kinh nghiệm, tư duy, giá trị và khả năng để trở thành một đất nước có vai trò quan trọng trong tương lai của thế giới, ta hãy cùng nhau khám phá Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại và tương lai

Lần đầu tôi đến Việt Nam là vào năm 1992 khi đi du lịch bụi. Tôi những tưởng Việt Nam sẽ trông giống như chiến trường, một đất nước nghèo nàn bị khói lửa chiến tranh tàn phá. Tôi những tưởng người dân nơi đây sẽ ghét tôi vì tôi là người Mỹ. Nhưng không, điều tôi tìm thấy là sự cởi mở, suy nghĩ cầu tiến, lạc quan, những con người đề cao các mối quan hệ và sự gắn kết, một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Tôi bị choáng ngợp bởi tính thân thiện, cởi mở và hiếu khách của những người tôi gặp qua. Đến cả những người sống ở nơi từng là chiến trường hay có người thân chiến đấu ở cả hai bờ chiến tuyến đều cực kỳ thân thiện, cởi mở, thích giao lưu kết bạn, thậm chí là với các cựu thù. Đất nước này thật lạ kỳ ?

Tỉ lệ nghèo giảm nhanh và sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu

Như chim phượng hoàng trỗi dậy từ tro tàn của 100 năm thê lương, Việt Nam tái thiết, tái thiết và tái thiết. Ngày nay, Việt Nam là một đất nước hòa bình, sôi động và ổn định, trở thành một trong những nước đang phát triển thành công nhất ở nửa sau thế kỷ 20

Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nghèo giảm nhanh nhất thế giới. Năm 1992 toàn quốc có 94% dân số sống trong nghèo đói, đến năm 2018, con số này chỉ còn 29%. Cùng lúc đó, tầng lớp trung lưu mạnh mẽ của Việt Nam xuất hiện: 91% dân số Việt Nam sở hữu nhà riêng, và đại đa số không vay thế chấp. Điều này biến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ người dân sở hữu nhà cao nhất thế giới, đặc biệt là tỉ lệ sở hữu nhà không vay vốn. Việc sở hữu nhà và quyền được tiếp cận nền giáo dục cao cấp hình thành nên một tầng lớp trung lưu mạnh mẽ. Mặc dù có một bộ phận người Việt giàu có đang nổi lên gần đây, chẳng hạn như giới doanh nhân khởi nghiệp thành công, nhưng sự phát triển của Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy ngày càng nhanh

Cam kết hòa bình và trung lập

Việt Nam đã chuyển mình trở thành một quốc gia luôn nhìn về phía trước và yêu chuộng hòa bình. Ngay sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam liền gia nhập Phong trào Không liên kết vào năm 1976. Phong trào Không liên kết là một diễn đàn gồm 125 quốc gia đang phát triển không liên kết hay chống lại bất kỳ một khối cường quốc nào

Mục đích của Phong trào Không liên kết là nhằm giúp các quốc gia thành viên duy trì độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là khi bị đe dọa bởi chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc, bị nước ngoài xâm lược hoặc can thiệp, cũng như hỗ trợ lẫn nhau để tránh bị cuốn vào vấn đề chính trị của các siêu cường như Mỹ, Nga và Trung Quốc

Với quan điểm tôn trọng độc lập, tự do của các quốc gia yếu thế hơn và quyền miễn can dự vào vấn đề địa chính trị của các siêu cường quốc, Việt Nam đã duy trì việc đối thoại, gắn kết và quan hệ ngoại giao thân thiện với tất cả các nước mà không chọn phe, hoặc không bị cuốn vào các khối cường quốc chính trị. Theo đó, Việt Nam xây dựng mối quan hệ hữu hảo không chỉ với Mỹ, mà còn với Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba và Palestine

Tính trung lập và cởi mở của Việt Nam cũng được thể hiện qua số lượng lớn các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết, ví dụ

• Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

• Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA)

• Hiệp định thương mại song phương Mỹ-Việt

• Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản — Việt Nam

• Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Việt Nam

• EU-Việt Nam (thỏa thuận thương mại duy nhất giữa Liên minh Châu Âu và một quốc gia đang phát triển ở châu Á)

• Hiệp định toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó Việt Nam là quốc gia thành viên kém phát triển nhất và là nước hưởng lợi nhiều nhất

Vai trò lãnh đạo của phụ nữ tại Việt Nam

Cùng với New Zealand và Bắc Âu, Việt Nam đặt ra một tiêu chuẩn toàn cầu cho các nhà nữ lãnh đạo, đặc biệt là ở châu Á. 27% thành viên Quốc hội Việt Nam là nữ. Tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động tại Việt Nam là 72,5%, thuộc hàng cao nhất thế giới. Khoảng 25% giá trị của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là các công ty do các nữ CEO lãnh đạo, và các công ty này thường vượt trội so với các công ty có CEO nam. Một số công ty niêm yết nổi tiếng tại Việt Nam có phụ nữ đảm nhiệm vị trí CEO hoặc Chủ tịch bao gồm Vinamilk, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, VietJet, REE, Dược phẩm Hậu Giang, Traphaco, và nhiều công ty khác

Việt Nam cam kết với các mục tiêu phát triển bền vững

Năm 2015, Việt Nam đã ký vào thỏa thuận Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc. Mười bảy Mục tiêu Phát triển Bền vững toàn cầu đã được sửa đổi thành 115 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam (VSDG), thuộc “Kế hoạch hành động quốc gia trong Chương trình Phát triển Bền vững 2030”, dựa trên bối cảnh và ưu tiên phát triển của Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam là một trong 46 quốc gia tiến hành đánh giá tự nguyện về tiến trình hướng đến Mục tiêu Phát triển Bền vững mà quốc gia đó đã cam kết

Lượng carbon thải ra môi trường ít hơn

Tuy còn nhiều việc phải làm để đưa mức thải carbon xuống con số 0, Việt Nam hiện vẫn có lượng khí thải carbon tương đối ở mức 1,8 tấn/người mỗi năm. Trong khi đó, con số này ở Trung Quốc là 7,5 tấn và ở Mỹ là 16,5 tấn. Dẫu vậy, trồng rừng vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với Việt Nam và đây là một trong những lĩnh vực mà Việt Nam có thể đóng vai trò lãnh đạo trên thế giới

Phật giáo và chánh niệm

Tình yêu dành cho giáo lý nhà Phật vốn đã tồn tại ở Việt Nam suốt gần 2.000 năm qua. Ngày nay, Việt Nam sản sinh ra nhiều giảng sư, thiền sư nổi bật như Thích Nhất Hạnh, người đã truyền cảm hứng cho hàng chục triệu người trên khắp thế giới thực hành chánh niệm và biết yêu thương từng khoảnh khắc sống. Biết cách chấp nhận cuộc sống, thực hành chánh niệm là những phương pháp nhẹ nhàng, không hề ép buộc người học phải đạt được mục tiêu ra sao. Nó đơn giản chỉ là một lời mời. Tư tưởng nhẹ nhàng, biết nâng niu từng phút giây của hiện tại đã thấm nhuần vào văn hóa Việt Nam

Ẩm thực ngon miệng và tốt cho sức khỏe

Ẩm thực Việt Nam cùng với ẩm thực Nhật Bản là một trong những nền ẩm thực cung cấp chế độ ăn uống tốt nhất cho sức khỏe. Người Việt sử dụng rất nhiều rau tươi và hải sản nuôi trồng. Không chỉ vậy, món ăn Việt Nam còn cực kỳ ngon miệng, phong phú với hàng ngàn món ngon để khám phá. Với tỉ lệ béo phì là 2,1%, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới

Thiên tai và hiện tượng nóng lên toàn cầu

Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự nóng lên toàn cầu, Việt Nam cũng đang đối mặt với một số mối đe dọa nghiêm trọng. Với đặc điểm đường bờ biển dài, sở hữu vùng châu thổ và bãi bồi rộng lớn, cộng với vị trí địa lý nằm trên đường đi của nhiều cơn bão nhiệt đới, Việt Nam bị xếp vào nhóm có nguy cơ chịu ảnh hưởng cao. Mực nước biển dâng cao khiến ngày càng nhiều đất nông nghiệp ở Việt Nam bị ngập mặn. Hạn hán đang trở nên phổ biến hơn, và hiện tại đồng bằng sông Mekong đang gánh chịu một đợt hạn hán tàn khốc. Miền trung Việt Nam luôn đối mặt với nguy cơ lũ lụt, và nguy cơ này ngày một tăng do sự nóng dần lên của Trái Đất khiến bão xuất hiện ngày càng nhiều

Việt Nam sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới

Lịch sử đau buồn với chiến tranh, thiên tai và kinh nghiệm đối phó với SARS, H1N1 đã giúp cho Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ càng để ứng phó nhanh chóng, quyết liệt trước các tình huống khẩn cấp tầm cỡ quốc gia và các mối đe dọa toàn cầu. Khả năng lãnh đạo của Việt Nam đã được chứng minh bằng chiến thắng chóng vánh trước COVID-19

COVID-19 chỉ là một hiệu ứng nhỏ, kết quả từ việc con người gây hại đến thiên nhiên. Trong tương lai sẽ còn nhiều đại dịch xảy ra nữa. Sẽ ngày càng có nhiều đất nông nghiệp bị nước biển nhấn chìm. Hạn hán và lũ lụt sẽ xảy ra nhiều nơi, thời tiết sẽ thay đổi thất thường. Sẽ có thêm nhiều loài động thực vật tuyệt chủng. Và khi mức độ đa dạng sinh thái tiếp tục suy giảm, khi con người ngày càng mất kết nối với thiên nhiên, thế hệ con cháu của chúng ta sẽ phải gánh chịu chất lượng cuộc sống ngày một tồi tệ

Việt Nam có thể giải quyết vấn đề này. Bằng chứng là Việt Nam đã luôn tuân thủ Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc và có những tiến bộ đáng kể trên con đường hoàn thành các mục tiêu trên. Việt Nam đã từng bước khẳng định mình, trở thành hình mẫu phát triển bền vững cho các nước đang phát triển và là quốc gia ủng hộ nhiệt thành hợp tác quốc tế

Sau cuộc khủng hoảng COVID-19, các tổ chức toàn cầu sẽ càng có vai trò quan trọng hơn trong việc chia sẻ các mục tiêu chung nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế, gồm: y tế thế giới, hòa bình thế giới, bình đẳng giới, tình trạng nóng lên toàn cầu và khả năng duy trì sinh thái. Việt Nam có vai trò quan trọng trong các vấn đề này

Thế giới cần Việt Nam đóng vai trò lớn hơn trong việc dẫn dắt thế giới đến một tương lai bền vững

Đề cao khoa học và nâng tầm ảnh hưởng của khoa học là một mô hình tuyệt vời ở Việt Nam mà thế giới cần học tập. Trong các trường hợp khẩn cấp quốc gia, Việt Nam dùng kiến thức khoa học và tư duy giải quyết vấn đề thực tế làm kim chỉ nam chứ không phải lợi ích chính trị hay tôn giáo. Do đó, Việt Nam cần phải đưa các dữ liệu, tư duy dựa trên cơ sở khoa học và cách giải quyết vấn đề thực tế vào các cuộc đối thoại bàn về phương pháp đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trên toàn cầu

Cách Việt Nam gìn giữ môi trường thiên nhiên cũng có thể là hình mẫu của thế giới. Việt Nam có thể là nước tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, sử dụng nước và kiểm soát ô nhiễm. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với hệ sinh thái phong phú, và chúng ta có thể bảo vệ nó

Cũng giống như các quốc gia khác được lãnh đạo bởi các “nữ tướng” và hoàn thành xuất sắc cuộc chiến chống COVID-19, Việt Nam sở hữu các “nữ tướng” đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo đất nước tiến đến tương lai mà họ cam kết. Điều này có thể truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ dám dấn thân vào vị trí lãnh đạo trên thế giới, đóng góp vào hòa bình và bền vững toàn cầu. Hẳn nhiên thế giới sẽ bình yên, bền vững và hợp tác nhiều hơn nếu ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo ở các cấp cao nhất của chính phủ và các tổ chức toàn cầu

Giống như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người Việt có thể tạo cảm hứng cho thế giới, mời thế giới đến với cuộc sống thực hành chánh niệm, nâng niu thiên nhiên, vui sống trong hiện tại với những người xung quanh và chọn lấy hạnh phúc

Để khép lại bài viết này, tôi xin trích dẫn một đoạn văn của Hoài Sơn, một học sinh lớp 4, được sáng tác vào năm 1965, trong giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ. Mặc dù không sinh ra ở Việt Nam nhưng tôi đã dành nửa đời người sống ở mảnh đất này, hai cô con gái của tôi cũng là người Việt. Tôi rất quý mến tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên của người Việt

Tôi là một người dân Việt, sinh giữa lòng của đất nước tổ tiên tôi

Nước tôi là một nước bé nhỏ ở ven bờ bể cả, có núi lớn làm thành, sông sâu làm lũy, có những danh lam thắng cảnh trang hoàng

Dân tôi là một giống dân hiền lành nhưng quả cảm, kiên nhẫn và kiêu hùng, một giống dân giàu tình cảm và nhân đạo

Tôi yêu nước tôi, tôi mến dân tộc tôi, lòng yêu mến của tôi vô lượng vô biên, thiêng liêng cao cả. Vì nước tôi là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, vì dân tôi đã biết giữ gìn đất nước tôi

Tôi sống trên mảnh đất tổ tiên tôi đã sống, tôi thở không khí của tổ tiên tôi đã thở; những đồi núi sông ngòi, những cỏ cây hoa lá, đâu đâu cũng phảng phất in hình dấu vết tổ tiên tôi


Tôi tin rằng đã đến lúc phải xem xét lại định nghĩa thế nào là một quốc gia “siêu cường” trên thế giới. Việt Nam có thể là một siêu cường mới, không dựa trên sức mạnh quân sự, quy mô hay tăng trưởng kinh tế bất bền vững, mà dựa vào cam kết hợp tác và gắn kết toàn cầu, hòa hợp với thiên nhiên, nâng cao tiêu chuẩn y tế và giáo dục, khai mở sức mạnh của nữ giới trong đội ngũ lãnh đạo, đề cao hòa bình và sống cho hiện tại"

Hồ Mai
 
Mỹ mời Việt Nam đối thoại với "Bộ tứ kim cương" để tái cấu trúc chuỗi cung ứng

Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương"(Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand

photo1589271326615-1589271327148420743439.jpg

Thời gian gần đây, nhóm 4 quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã chính thức nối lại cuộc đối thoại 4 bên sau 10 năm gián đoạn, nhóm đã nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng. Vào ngày 20/3, nhóm "Bộ tứ kim cương" đã mời thêm 3 quốc gia khác gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng thảo luận, nhóm mới này được tờ India Times gọi là "Bộ tứ mở rộng" (QUAD Plus)

Các quan chức ngoại giao từ các quốc gia đã tập trung thảo luận về vấn đề nóng nhất: COVID-19, cũng như bàn thảo phương thức chống lại sự lây lan của đại dịch. Trên trang chủ của tổ chức Heritage (chuyên đăng tải các cuộc đối thoại ngoại giao của Mỹ), nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh về COVID-19, nhưng các phóng viên thạo tin của Reuters (Anh) và Đài Truyền hình CGTV (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng, "giảm thiểu tác động lên kinh tế toàn cầu" mới chính là vấn đề mấu chốt của cuộc đối thoại Bộ tứ mở rộng

Để khẳng định cho nguồn tin này, Reuters dẫn lời phát biểu của ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ, trên sóng truyền hình CNN về việc mở rộng thành viên đối thoại: "Chúng tôi đang làm việc cùng những người bạn để thúc đẩy phát triển chung kinh tế toàn cầu"

Động thái của Mỹ và nhóm Bộ tứ mở rộng khiến truyền thông thế giới dậy sóng. Reuters hàm ý, Mỹ đang hướng đến việc xây dựng nhóm quốc gia "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng", còn Đài Truyền hình CGTV của Trung Quốc cho rằng, Mỹ đang đặt ra mục tiêu chuyển dịch chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc càng nhanh càng tốt

Reuters nhận định, chưa rõ những quốc gia nào sẽ nằm trong Mạng lưới kinh tế thịnh vượng, tuy nhiên, theo ông Pompeo đề cập, chính quyền Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Nhận Bản, thì đây sẽ là những quốc gia được Mỹ hướng đến nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

Từ trước đến nay, các chuỗi cung ứng như nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, các thiết bị y tế, thiết bị điện tử... của Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tờ Wall Street Journal chỉ ra rằng, COVID-19 đã phơi bày việc lệ thuộc của Mỹ vào nguồn cung ứng dược liệu thuốc, khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa, thì thị trường dược phẩm của Mỹ rơi vào tình trạng đóng băng. Do đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần phải nhanh chóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc

Bản tin kinh tế ngày 4/5 của Reuters cũng nhấn mạnh, Mỹ đang thúc đẩy các sáng kiến rút chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Reuters dẫn lời một nhà phân tích giấu tên, Mạng lưới kinh tế thịnh vượng là phương án đa phương đầy bất ngờ của Mỹ

Trước động thái của Mỹ, CGTV đăng tải bài góc nhìn của Chuyên gia phân tích chính trị Andrew Korobko (Nga) vào ngày 4/5: "COVID-19 chỉ là cái cớ để Mỹ thực hiện cuộc dịch chuyển, và là cơ sở để Mỹ thúc đẩy kế hoạch xây dựng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng. Kế hoạch "Mỹ và những người bạn" như ông Pompeo phát biểu là tín hiệu cho cuộc chuyển dịch bắt đầu

Trong khi đó, Nikkei đăng tin độc quyền về việc Apple sẽ sản xuất khoảng 3 đến 4 triệu tai nghe không dây (Airpods) tại Việt Nam ngay trong quý 1/2020. Phải chăng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng đã bắt đầu được kích hoạt ?

QUAD – gọi tắt của Đối thoại an ninh bốn bên, gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vào năm 2007. QUAD tập trung thảo luận hợp tác các vấn đề kinh tế, quân sự và được giới phân tích nhận định, làm đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc
 
Thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng các cơ chế, chính sách, tiêu chí hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế, các giải pháp nhằm nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó thường trực; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó

Các thành viên Tổ công tác bao gồm lãnh đạo các bộ, cơ quan Văn phòng Chính phủ; Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách, tiêu chí, chuẩn mực hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế và các giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới

Bằng các biện pháp linh hoạt, phù hợp, Tổ công tác chủ động tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị (chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối) nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi

Bên cạnh đó, Tổ công tác thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các dự án có chất lượng; quy mô vốn lớn; công nghệ cao; đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực

Tổ công tác nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam

Ngoài ra, Tổ công tác tổ chức điều phối liên ngành, liên cấp và liên vùng để thúc đẩy việc hình thành các chuỗi dự án liên kết và hỗ trợ, triển khai thuận lợi, hiệu quả; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao; định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác đầu tư

Quyết định cũng nêu rõ, Tổ công tác có quyền đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các chính sách, quy định, các gói ưu đãi, hỗ trợ cũng như đặt ra các yêu cầu đối với từng dự án đảm bảo hợp tác đầu tư hai bên cùng có lợi

Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin, hợp tác trong hoạt động xúc tiến, triển khai các dự án đầu tư

Tổ trưởng Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực và Tổ phó Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
Last edited:
Trụ sở đại sứ quán Mỹ mới sẽ lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long

Chiều 25/8, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris chứng kiến lễ ký thoả thuận thuê đất phục vụ việc xây khu phức hợp đại sứ quán Mỹ mới, để tạo nên một biểu tượng cho quan hệ đối tác hai nước

Khuôn viên Đại sứ quán Mỹ mới sẽ nằm ở quận Cầu Giấy, có diện tích 39.000m2, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, do hãng EYP Architecture & Enginerring thiết kế

Đươc coi như biểu tượng cho quan hệ Việt – Mỹ, khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long, thể hiện cách tiếp cận hướng về tương lai, năng động, thích ứng và minh bạch trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Thiết kế cảnh quan của khu phức hợp lấy cảm hứng từ truyền thống nông nghiệp trồng trọt và sản xuất lúa gạo, như địa hình của đồng bằng sông Mekong và đồng bằng sông Hồng, có sự kết nối với lịch sử vốn có của khu vực sẽ xây khu phức hợp, nơi vốn là một cánh đồng lúa hồi đầu những năm 2000, Đại sứ quán Mỹ cho biết

Sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào năm 1995, Chính phủ Việt Nam đã cam kết dành cho Mỹ một địa điểm xây khu phức hợp Đại sứ quán tại Hà Nội. Đến năm 2019, hai bên đạt được thoả thuận về địa điểm hiện tại cho trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ

Đầu năm nay, UBND TP Hà Nội chấp thuận cho Mỹ thuê địa điểm này và ban hành quyết định cho thuê đất. Lễ ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội hôm nay là kết quả của những cam kết giữa hai quốc gia

Dự án đang trong giai đoạn thiết kế nhằm kết hợp chặt chẽ các yếu tố về kiến trúc, an toàn và yêu cầu về quy mô. Mục tiêu của nhóm thiết kế là kết hợp chặt chẽ các yếu tố thiết kế từ cả Mỹ và Việt Nam, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Mỹ, Việt Nam và người Mỹ gốc Việt. Lễ động thổ sẽ diễn ra vào thời gian phù hợp trong tương lai
 
Last edited:
Hôm nay, hàng loạt 'gã khổng lồ' Mỹ 'đổ bộ' Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn

untitled-5-3980.jpg

Theo kế hoạch, từ ngày 21 đến ngày 23-3, 50 doanh nghiệp lớn của Mỹ sẽ đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư, kinh doanh

Đoàn doanh nghiệp FDI có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Đoàn doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam lần này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay với 50 doanh nghiệp, hoạt động trên lĩnh vực, từ quốc phòng, dược phẩm, công nghệ, bán dẫn, tài chính, năng lượng, giải trí. Trong đó, có những tên tuổi lớn đã đầu tư sản xuất tại Việt Nam như: Coca-Cola, PepsiCo, Apple, Intel, General Electric, Visa, Citi Group...


Apple Park được đánh giá là một trong những công trình đắt tiền nhất thế giới

Đáng chú ý, danh sách đoàn doanh nghiệp Mỹ lần này còn có sự góp mặt của những "gã khổng lồ" như: Boeing, SpaceX, Netflix, Pfizer, Abbott, Meta, Amazon

Theo kế hoạch, đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh theo chương trình của Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tổ chức tại Hà Nội

Ông Vũ Tú Thành, đại diện USABC, cho biết một số công ty đánh giá Việt Nam là một trung tâm sản xuất và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng ngày càng phát triển với mức tăng trưởng kinh tế đạt hơn 8% năm 2022


Trong số này có SpaceX, công ty đang tìm kiếm thị trường dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Hay công ty cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix cũng đang có kế hoạch mở văn phòng tại Việt Nam

Mới đây, trong cuộc họp mới đây với lãnh đạo TPHCM, ông James Ollen, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ (AmCham) tại TPHCM, cho biết các doanh nghiệp Mỹ tại TPHCM đều có cái nhìn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế liên tục trong năm 2023 và trong thời gian tới

Điểm sáng đầu tư của châu Á

"Trong mắt các nhà đầu tư Mỹ, Việt Nam là điểm đến hàng đầu của các công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ở đây còn có một thị trường tiêu dùng bùng nổ, với thị trường hạng sang và tầng lớp trung lưu rộng tăng nhanh, sẵn sàng chi tiêu cao. Đây cũng là một điểm đến hàng đầu của du khách và nhiều thành phố đang trên đà trở thành trung tâm khởi nghiệp năng động nhất châu Á", ông James Ollen chia sẻ

Có mặt tại TP.HCM những ngày đầu tháng 3-2023, ông Lawrence D. Bushnell, Chủ tịch tập đoàn Gratia Dei Seafoods (bang Alaska) - cho biết chưa bao giờ các doanh nghiệp Mỹ dành sự quan tâm nhiều cho Việt Nam như hiện nay


"Những năm trước đây, doanh nghiệp Mỹ thường tìm kiếm cơ hội tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Nhưng hiện nay Việt Nam là thị trường được đánh giá nhiều tiềm năng nhất với sự phát triển kinh tế ổn định. Với thị trường 100 triệu dân, thu nhập người dân ngày càng cải thiện, thị trường tiêu dùng nội địa là mục tiêu chinh phục của bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào", ông Lawrence D. Bushnell cho biết

Đại diện của AmCham cũng nhận định các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. Đến nay, đã có hàng tỷ USD từ Mỹ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực điện khí, hạ tầng cảng biển, logistics…

Quy mô đầu tư không ngừng gia tăng

Tính đến 20-12-2022, tổng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam đạt 11,42 tỷ USD với 1.216 dự án, Mỹ hiện xếp thứ 11 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam

Một trong những điển hình thành công khi đầu tư vào Việt Nam là Intel với nhà sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới (tổng vốn gần 1,5 tỷ USD). Hiện Intel Products Việt Nam là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong mạng lưới Intel toàn cầu và là một trong 10 cơ sở sản xuất của Intel trên toàn thế giới


Năm 2022, Coca-Cola công bố sẽ đầu tư xây dựng nhà máy thứ tư với tổng cộng 136 triệu USD (tương đương hơn 3.100 tỷ đồng) tại Long An. Đây cũng là nhà máy lớn nhất của Coca-Cola tại Việt Nam, áp dụng mô hình nhà máy thông minh, các kỹ thuật hiện đại

Chia sẻ với báo chí về sự kiện này, đại diện Bộ Công Thương, cho biết đoàn doanh nghiệp Mỹ sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ để bàn thảo các nội dung và triển vọng thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, năng lượng...

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng bên cạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tiềm năng hợp tác giữa 2 nước trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số và hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng sạch và bền vững cũng rất có triển vọng trong tương lai

Theo Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM, năm 2023, Việt Nam và Mỹ chào mừng 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện. Thương mại nông nghiệp song phương của 2 quốc gia đã tăng gấp đôi từ hơn 4 tỷ USD năm 2011 lên gần 10 tỷ USD năm 2022 và đang tiếp tục ghi nhận những dấu mốc mới.
 
Apple đặt nguồn lực phát triển mẫu iPad mới tại Việt Nam

Các nguồn tin của báo Nikkei Asia cho biết Apple đang chuyển dịch các nguồn lực cho việc phát triển mẫu iPad mới đến Việt Nam


Một mẫu iPad của Apple được trưng bày tại cửa hàng ở thành phố New York, Mỹ tháng 3-2022

Ngày 8-12, báo Nikkei Asia dẫn nguồn thạo tin cho biết Apple lần đầu tiên phân bổ các nguồn lực cho việc phát triển sản phẩm iPad tại Việt Nam

Theo đó, Apple đang làm việc với BYD (Trung Quốc) - một bên gia công chủ lực sản phẩm iPad - nhằm chuyển các nguồn lực cho quá trình phát triển sản phẩm mới (NPI) qua Việt Nam

Quá trình NPI là sự hợp tác giữa một công ty công nghệ (như Apple) cùng một số nhà cung cấp về thiết kế và phát triển sản phẩm, nhằm đảm bảo bản thiết kế của sản phẩm mới có tính khả thi

NPI yêu cầu nguồn lực đáng kể từ cả công ty công nghệ và các nhà cung cấp, như đội ngũ kỹ sư và đầu tư vào phòng thí nghiệm cho việc thử nghiệm các tính năng và chức năng mới của sản phẩm

Theo Nikkei, đây là lần đầu tiên Apple chuyển các nguồn lực NPI cho một sản phẩm cốt lõi như iPad về Việt Nam

Nguồn tin cho biết quá trình xác minh kỹ thuật để sản xuất thử nghiệm mẫu iPad mới sẽ bắt đầu vào giữa tháng 2-2024. Mẫu iPad này sẽ có mặt trên thị trường vào nửa cuối năm 2024

Trước đó vào năm 2022, BYD cũng là bên giúp Apple chuyển dây chuyền lắp ráp iPad về Việt Nam lần đầu tiên

Hầu hết quá trình NPI của Apple được thực hiện tại Trung Quốc, trong sự tham gia của các kỹ sư ở thành phố Cupertino, bang California, Mỹ (trụ sở của Apple), nhằm tận dụng lợi thế sản xuất phần cứng trong hàng chục năm qua của quốc gia này

Tuy nhiên, các căng thẳng địa chính trị gần đây đã khiến Apple phải xem xét lại hướng tiếp cận và chuyển hướng một số quy trình NPI của iPhone qua các quốc gia khác như Ấn Độ

Dữ liệu từ IDC cho thấy Apple là nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới, với thị phần 36,6% trong ba quý đầu năm 2023. Theo Counterpoint Research, chỉ có khoảng 10% tổng số iPad của Apple được sản xuất tại Việt Nam trong năm nay, việc sản xuất phần lớn vẫn ở Trung Quốc

Tuy nhiên, theo nhận định của báo Nikkei, Việt Nam nổi lên như một trung tâm gia công công nghệ quan trọng nhất của Apple ngoài Trung Quốc

Hãng này đã yêu cầu nhiều nhà cung cấp xây dựng khả năng sản xuất mới cho gần như mọi sản phẩm tại Việt Nam, từ AirPod, MacBook, đến đồng hồ thông minh Apple Watch và iPad - chỉ trừ iPhone

Các chuyên gia trong ngành nhận định việc Apple đặt các nguồn lực NPI ở một số nước bên ngoài Trung Quốc đồng nghĩa với việc các khu vực này sẽ sớm trở thành các trung tâm sản xuất thay thế

Ivan Lam, nhà phân tích công nghệ tại Counterpoint Research, cho biết: "Việt Nam luôn có vai trò quan trọng và chiến lược trong sản xuất, đóng vai trò là một trung tâm sản xuất và có khả năng trở thành một trong những trung tâm sản xuất toàn cầu tiếp theo"

"Bản đồ chuỗi cung ứng gần đây của Apple đã cho thấy khả năng của các cơ sở tại Việt Nam trong việc sản xuất iPad và mở rộng quy mô sản xuất", ông Lam nói

"Với điều kiện sản xuất hoàn thiện và mức độ khó khăn trong việc sản xuất iPad hiện nay đã giảm bớt, bao gồm việc mô đun hóa và NPI trong bối cảnh nội địa Việt Nam, chỉ là vấn đề thời gian để điều này có thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên, Việt Nam ban đầu sẽ ưu tiên sản xuất các sản phẩm không ở phân khúc cao cấp", ông Lam nói thêm

Bryan Ma, phó chủ tịch bộ nghiên cứu thiết bị khách hàng của IDC, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi từ nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của ngành thiết bị công nghệ, không chỉ với các sản phẩm máy tính bảng mà còn cả máy tính cá nhân

"Việc toàn bộ hệ sinh thái dịch chuyển cùng các bên lắp ráp là điều quan trọng, đặc biệt đối với máy tính xách tay, thiết bị này có nhiều bộ phận riêng biệt hơn", ông Ma nói
 
Chủ tịch WEF: Việt Nam sẽ là cường quốc kinh tế hàng đầu 20-30 năm tới

GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tin rằng quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể đạt giá trị 2.000 tỷ USD vào năm 2050


wef_1.jpeg

GS Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF chia sẻ tại buổi talkshow sáng 6/10 ở TP.HCM

Sáng 6/10, UBND TP.HCM phối hợp cùng Đại học Hoa Sen tổ chức Talkshow "Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ"

Chương trình có sự tham gia của GS Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, cùng khoảng 1.200 người là lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp sáng tạo, công dân trẻ tiêu biểu... trên địa bàn TP.HCM

Phát biểu mở đầu buổi đối thoại, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch TP.HCM cho biết TP đang trong giai đoạn tái cấu trúc để chuyển đổi nền kinh tế, trên cơ sở phát huy yếu tố khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức. Do đó, chủ đề đối thoại rất thiết thực, hữu ích cho TP.HCM

"Buổi đối thoại này sẽ gợi ý cho TP những định hướng đúng, giải pháp đúng và những người trực tiếp tham dự đối thoại cũng là những người đóng góp cho xây dựng, phát triển TP", ông nói

Chia sẻ trong buổi đối thoại, GS Klaus Schwab nhận định thế giới đang trải qua một giai đoạn căng thẳng. Xu hướng đa dạng hóa theo đó nổi lên, và Việt Nam là một thành tố rất quan trọng

"20-30 năm nữa, chắc chắn Việt Nam sẽ là một trong 40 cường quốc kinh tế quan trọng nhất thế giới. Việt Nam sẽ khiến thế giới ngạc nhiên về năng lực đổi mới của mình", Chủ tịch WEF nhấn mạnh

GS Klaus Schwab cho rằng sự phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong vài thập kỷ qua là minh chứng cho khả năng phục hồi, sự linh hoạt và quá trình hoạch định chính sách có chiến lược

Theo ông, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đã và đang định vị mình là một nhân tố quan trọng trong thương mại và sản xuất toàn cầu

Nhà sáng lập WEF nhận định quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể đạt giá trị 2.000 tỷ USD vào năm 2050. Điều này dựa vào các yếu tố thực tế là quy mô thị trường lớn với hơn 100 triệu dân, GDP năm 2024 dự kiến đạt 430 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP dao động 6-7% và độ tuổi trung vị của dân số chỉ hơn 30 tuổi

Giáo sư Klaus Schwab nhìn nhận tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện chủ yếu phụ thuộc vào các ngành công nghiệp và xuất khẩu, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử, sản xuất

"Tuy nhiên, đến năm 2050, cấu trúc kinh tế và xã hội sẽ thay đổi đáng kể với sự chuyển đổi từ thời đại công nghiệp sang Kỷ nguyên Trí tuệ", Chủ tịch WEF bổ sung
 
Top